1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả chương trình"3 giảm, 3 tăng" đối với cây lúa ở tỉnh An Giang

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 26,79 MB

Nội dung

Trong những năm qua tỉnh đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác lúa nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA KINH TE

ĐẠI HOC NÔNG LAM TP HCM

THU VIỆN |{

{ i

— |

pANH GIA HIEU QUA CHUONG TRINH

“3 GIẢM, 3 TANG” DOI VỚI CAY LUA

O TINH AN GIANG

LUAN VAN CU NHAN NGANH PHAT TRIEN NONG THON

~

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Th.s NGUYEN VĂN NAM Tên: TRINH THỊ NGỌC

Khoá: 28

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2006

Trang 2

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

NONG LAM UNIVERSITY- HO CHI MINH CITY

FACULTY OF ECONOMICS

EVALUATION THE EFFECT OF THE PROGRAM

“3 REDUCTION, 3 GAINS” FOR RICE PRODUCTION

IN AN GIANG PROVINCE

Bachelor’s Dissertation

MAJOR: RURAL DEVELOPMENT

Instructor: Student

Master Name: TRINH THI NGOC

NGUYEN VAN NAM Course: 28

Ho Chi Minh City July/2006

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệu quả chương trình “3 giảm, 3 tăng” đối với cây lúa ở tỉnh An Giang” do Trinh Thi

Ngọc, sinh viên khoá 28, chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành

công trước hội đông vào ngày

NGUYÊN VĂN NĂM

Người hướng dẫn

Ký tên, ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày thang năm Ký tên,ngày tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên tôi xin kính gửi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi đã hết lòng nuôi nắng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện về tỉnh thần cũng như vật chất cho

tôi suốt những năm qua

Xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô trong Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, những người đã hết lòng truyền đạt những

kiến thức quý báu cho tôi trong những năm học qua

Đặc biệt gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Năm, người đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn

tốt nghiệp

Xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú ở Trung TâmKhuyến Nông Quốc Gia - Khu vực phía Nam đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện

luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh, Chị ở Chi

Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang cùng toàn bộ các cán bộ ở các cơ quan ban

ngành có liên quan đã tận tình chỉ bảo, cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi hoànthành tốt công việc khi tôi đến địa phương nghiên cứu

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người bạn của tôi, những người đã luôn sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện

luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm on.

TP.HCM, tháng 07 năm 2006

Sinh viên Trịnh Thị Ngọc

Trang 5

NỘI DUNG TOM TAT

TRINH THI NGOC, Khoa Kinh Tế, Dai Học Nông Lâm Thành Phố HồChí Minh Tháng 07 năm 2006 Đánh giá hiệu quả chương trình “3 giảm 3 tăng”

đối với cây lúa ở tỉnh An Giang

An Giang là vựa lúa lớn nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm qua tỉnh đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

trong canh tác lúa nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời giảm ô

nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Đề tài “Đánh giá hiệu quả chương trình “3 giảm, 3 tăng” đối với cây lúa ở

tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả chương trình, kết quả về

mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội Đề tài tiến hành điều tra 90 hộ trong tỉnh, thu thập

số liệu thứ cấp từ các phong ban của UBND, Chỉ cục BVTV

Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tham gia áp dựng

chương trình 3G3T trên địa bàn tỉnh.

Đề tài cũng tìm hiểu nhận thức, nhu cầu của bà con nông dân đối với

chương trình.

Trang 6

TRINH THỊ NGOC, Faculty of Economics, Nong Lam University - HoChi Minh City 07 06 Evaluation the effect of the program “3 reduction 3 gains”for rice production in An Giang Province.

An Giang is the largest granary of The Mekong Delta In last year, An

Giang Province apply technology progresses in planting rice to increase the

capacity, the quality and efficiency, reduce environmental pollution and protect

public healthy.

The subject “Evaluation the effect of the program “3 reduction, 3 gains” for rice production in An Giang Province” is done to evaluate the effect of the program, result about economic, technology and knowledge of the rice farmers

about environment and socialite in preventing pests.

The subject analyses 90 households in An Giang province, collect data in offices of community of Department, The Department of Plant Protection,

Therefrom, we give the remark, the evaluation the effect of the program to widen the participation of rice farmer in An Giang province.

The subject also study the knowledge and demand of rice farmer about the

program “ 3 reduction, 3 gains”.

Trang 7

1.1 Sự cần thiết của đề tài |

1.2 Mục đích nghiên cứu 31.3 Nội dung nghiên cứu 21.4 Pham vi nghiên cứu 2

1.5 Cấu trúc đề tài 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm về quy luật cân bằng sinh thái đồng ruộng 4

2.1.2 Tổng quan chương trình “3 giảm, 3 tăng” 5

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 10

2.2.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu 10

2.2.2 Phương pháp mô tả 102.2.3 Phương pháp phân tích so sánh 10

2.3 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp 102.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 11

CHƯƠNG 3 TONG QUAN 13

3.1 Điều kiện tự nhiên 13

3.1.2 Khí hậu và thời tiết 133.1.3 Nguồn nước và thuỷ văn 143.1.4 Địa hình - thổ nhưỡng 15

vi

Trang 8

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân số và lao động 3.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh 3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 3.2.4 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 3.2.5 Cơ sở hạ tầng

3.2.6 Hệ thống khuyến nông

3.2.7 Văn hoá - giáo dục - y tế

3.2.8 Thuận lợi và khó khănCHƯƠNG 4 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

ở tỉnh An Giang

4.3.1 Tiến trình “3 giảm, 3 tăng”

4.3.2 Tình hình thực hiện chương trình “3 giảm, 3 tăng”

4.3.3 Thông tin tuyên truyền 4.4 Đặc điểm các hộ điều tra

4.4.1 Mô tả lượng mẫu điều tra 4.4.2 Trình độ học vấn

4.4.3 Quy mô sản xuất

4.4.4 Cơ cấu các loại giống của các hộ điều tra

4.4.5 Lịch thời vụ sản xuất lúa

4.5 Kết quả hoạt động chương trình

4.5.1 Kết quả về mặt kỹ thuật

17 17

18

19

21 21

22 23

32

35 35

41

42

42

Trang 9

4.5.2 Hiéu qua vé kinh té4.5.3 Kết qua sản xuất

CỬ

4.5.4 Ý kiến của nông dân về chương trình “3 giảm, 3 tang’

4.5.5 Ảnh hướng đối với môi trường và sức khoẻ

4.5.6 Hiệu quả của chương trình “3 giảm, 3 tăng” đối với

tình hình sâu bệnh hiện nay

4.5.7 Nhu cầu và nguyện vọng của hộ sản xuất lúa

4.5.8 Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình

52

55

58 Bie,

60 64 64 65

66

Trang 10

Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đơn VỊ Tính Hợp Tác Xã

Lợi Nhuận/Tổng Chi PhiNông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Trang 11

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bảng 1 Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính và Phân Theo Khu Vực

Thành Thị, Nông Thôn

Bảng 2 Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Độ Tuổi

Bang 3 Cơ Cầu Dat Đai Tinh Năm 2004

Bảng 4 Tình Hình Sử Dụng Dat Nông Nghiệp Năm 2004

Bảng 5 Thống Kê Các Đơn Vị Trường Học, Học Sinh Ở Cấp Giáo Dục

Phổ Thông Tinh An Giang năm 2005

Bảng 6 Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Vật Chất Khám Chữa Bệnh của Tỉnh

Bảng 9 Diện Tích, Năng Suất, San Lượng Lúa Vu Đông Xuân Tinh

An Giang Giai Doan 2001 — 2006

Bảng 10 Quy Trình Bón Phân Theo Giai Đoạn Tăng Trưởng của Lúa

Theo Từng Loại Đất của Chương Trình “3 Giảm, 3 Tăng”

Bảng 11 Địa Điểm, Số Lớp Huấn Luyện, Trình Diễn 3G3T

Bang 12 Diện Tích Vụ Đông Xuân 2004 — 2005 Áp Dụng Chương

Trình 3G3T

Bảng 13 Các Loại Thông Tin Tuyên Truyền Cho 3G3T

Bảng 14 Tổng Số Mẫu Điều Tra

Bang 15 Trinh Độ Học Van của Các Hộ Điều Tra

Bảng 16 Quy Mô Diện Tích Trồng Lúa của Các Hộ Điều Tra

Bảng 17 Cơ Cấu Sử Dụng Giống của Các Hộ Điều Tra

Bảng 18 Lượng Giống và Sự Chênh Lệch Lượng Giống Gieo Sa

ở 2 Ruộng Trong Vụ Đông Xuân

Trang

17

18

18 19

39 40

42

Trang 12

Bảng 19 Lượng Phân Đạm Sử Dụng và Sự Chênh Lệch Lượng Phân ở

2 Ruộng

Báng 20 Số lần Phun Thuốc Trừ Sâu và Sự Chênh Lệch Số Lần Phun ở

2 Ruộng Trong Vụ Đông Xuân

Bảng 21 Số lần Phun Thuốc Trừ Bệnh và Sự Chênh Lệch Số Lần

Bảng 25 So Sánh Chi Phi Đầu Tư Bình Quân Trên 1 Ha

Bảng 26 So Sanh Kết Qua Sản Xuất Lúa 2 Nhóm Hộ Trên 1 Ha

Bảng 27 Mức Độ Hài Lòng của Nông Dân Tham Gia Chương Trình

3G3T

Bảng 28 Hình Thức Xử Lý Các Chai, Bịch Thuốc Hoá Học

Bảng 29 Nhu Cầu Vay Vốn của Hộ Sản Xuất Lúa

Bảng 30 Nhu Cầu về Huấn Luyện, Hướng Dẫn Kỹ Thuật

50

53

53

59 60

Trang 13

Hình 5 Lịch Thời Vụ Sản Xuất Lúa của Nông Dân

Hình 6 Biểu Đồ So Sánh Chỉ Phí và Lợi Nhuận Giữa 2 Nhóm Hộ Nông

Dân

Hình 7 Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Lúa Ở An Giang

Hình 8 Biểu Đồ ảnh Hưởng Thuốc Hoá Học Đến Sức Khoẻ

Hình 9 Biểu Dé ảnh Hưởng Thuốc Hoá Học Đến Dat Trồng _

Hình 10 Biểu Đồ ảnh Hưởng Thuốc Hoá Học Đến Nguồn Nước

Trang

12 30 83 40

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Bang Hoi Điều Tra Nông Hộ

Phu lục 2 Kỹ Thuật Canh Tác Lúa Theo 3G3T

Phụ lục 3 Bảng So Màu Lá Lúa

Trang 15

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐÈ

1.1 Sự cần thiết của đề tài

Nước ta có nền nông nghiệp lâu đời, trong đó cây lúa chiếm một vị trí

quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp Lúa không chỉ là nguồn cung

cấp lương thực mà còn là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ để phát triển đất nước

Trải qua các giai đoạn thăng trầm từ một đất nước phải nhập khẩu lương

thực, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gao đứng

hàng thứ 2 trên thế giới Trong đó sản lượng lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long

đóng vai trò rất quan trọng của cá nước Tuy nhiên, với tập quán canh tác gieo sạ

quá dày, bón phân mắt cân đối và sử dụng quá nhiều thuốc hóa học như hiện nay

đã dẫn đến tình trạng năng suất, chất lượng lúa gạo ở ĐBSCL chưa cao

Vì vậy, trong hội nghị nông nghiệp tháng 5/2002 tại Philippin, các nhà

khoa học Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cục Bảo Vệ Thực Vật, Viện lúa

quốc tế IRRI đã đưa ra chương trình “3 giảm, 3 tăng” (3 giảm: giéng, phân đạm,

thuốc hóa học; 3 tăng: năng suất, chất lượng và hiệu quả)

Hiện nay chương trình 3G3T đã trở thành một chương trình thật cụ thể

đến tay người nông dân ở các tỉnh ĐBSCL để điều chỉnh cách làm cũ trước đây

và đồng thời làm thay đổi quan điểm và tăng niềm tin của những tiến bộ khoa

học mới cho nông dân.

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và đã góp phần

đáng kể cùng các tỉnh ĐBSCL đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo

Trong những năm gan đây tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình “3 giảm, 3

tăng” đến các trạm BVTV và từng hộ nông dân Nhờ áp dụng chương trình 3G3Tnên đã giúp bà con giảm được chỉ phí sản xuất mà năng suất cao hơn canh táctruyền thống, đồng thời cải thiện chất lượng lúa gạo hàng hóa đáng kể để tham

gia thị trường quốc tế

Trang 16

Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và sự đồng ý của Thầy Nguyễn

Văn Năm, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quá chương trình “3giảm, 3 tăng” đối với cây lúa ở tỉnh An Giang”

1.2 Mục đích nghiên cứu

— Đánh giá hiệu quả của chương trình “3 giảm, 3 tăng” tại tỉnh An Giang.

- Tìm hiểu lợi ích của chương trình “3 giảm, 3 tăng” đối với người dan, tính

khả thi và mức độ chấp nhận của người dân

— Xem xét khả năng mở rộng của chương trình.

1.3 Nội dung nghiên cứu

— Tình hình thực hiện chương trình

_ Đánh giá hiệu quả trên các mặt kinh tế, môi trường, xã hội

- So sánh hiệu quả san xuất lúa của các nông dan tham gia chương trình “3

giảm, 3 tăng” và hộ nông dân không tham gia.

— Tìm hiểu nhu cầu và nguyện vọng của nông dân

- Những khó khăn và giải pháp nhân rộng chương trình.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Pham vi không gian

Đề tài nghiên cứu trên các huyện trồng lúa: Châu Thành, Châu Phú, Thoại

Sơn của tỉnh An Giang.

1.4.2 Phạm vi thời gian

Từ ngày 20/3/2006 — 20/6/2006.

1.4.3 Đối trợng nghiên cứu

Các nông dân sản xuất lúa ở tỉnh An Giang

1.5 Cấu trúc đề tài Cấu trúc đề tài gồm 5 chương:

Chương 1: Dat vấn đề Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mụcđích, ý nghĩa và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số

khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu, công thức tính toán vàphương pháp phân tích xử lý số liệu như thé nao

Trang 17

Chương 3: Tổng quan Mô tả những đặc trưng cơ bản về điều kiên tự

nhiên, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Đánh giá các kết quả, hiệu

quả của chương trình 3 giảm 3 tăng đã thực hiện và thành quả đạt được đối với cây lúa trong giai đoạn 2001 — 2005 Tình hình tham gia sản xuất lúa của nông

hệ và sau khi tham gia chương trình Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong

sản xuất lúa khi áp dụng tiến bộ và các giải pháp nhân rộng chương trình cho cây

‘Tua.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2

CƠ SO LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm về quy luật cân bằng sinh thái đồng ruộng

Định nghĩa IPM IPM là 3 chữ viết tắt của từ Tiếng Anh: Integrated PestManagement, có nghĩa là “quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng” Cho đến nay đã

có nhiều định nghĩa về quán lý dịch hại tổng hợp Theo định nghĩa của nhóm

chuyên gia t6 chức lương thực — nông nghiệp quốc tế (FAO) thì “quản lý dịch hại

tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại cây trồng bao gồm việc sử đụng tất cả

các kỹ thuật và biện pháp thích hợp dé duy trì mật độ của các loài dich hại ở dướimức gây ra những thiệt hại kinh tế trong những điều kiện cụ thể của môi trường

và những biến động quan thé của các loài dich hại”

Quản lý dịch hại tổng hợp cũng có thể định nghĩa là “một hệ thống các

biện pháp phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên các biện pháp trồng

trọt, sinh học, đi truyền, chọn giống và hóa học nhằm đạt sản lượng cây trồng cao

nhất và tác hại đến môi trường ít nhất” (Oudejans, 199])

“Quản lý dịch hại tổng hợp là một chiến lược nhằm làm cho các biện phápphòng trừ sâu bệnh có hiệu quả lâu dai về mặt kinh tế, kỹ thuật, sức khỏe cộngđồng và bảo vệ môi sinh Chiến lược này không loại trừ hóa chất nông nghiệp màcũng không dựa hẳn vào hữu cơ tự nhiên Đó là một tổng hợp của sử dụng các

giống kháng bền vững kết hợp các biện pháp canh tác, sinh học và kể cả biện

pháp hóa học khi cần thiết” (Thuyết, Trung, 1995)

Qua các định nghĩa trên có thê hiểu IPM là phương pháp phòng trừ dịchhại dựa trên cơ sở của quy luật cân bằng sinh thái đồng ruộng Nội đung củaphương pháp là áp dụng phối hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý để giảm mật

số dich hại xuống dưới mức có thé gây hại cho cây trồng, dam bảo năng suất cao

và hạn chế ô nhiễm môi trường sống

IPM là sự tổng hợp hài hòa một số biện pháp phòng trừ dịch hại sẵn có,

Trang 19

nhờ đó mật số dịch hại không gia tăng, thuốc BVTV và những can thiệp khác của

con người được điều chỉnh ở mức có ý nghĩa về kinh tế, môi trường và an toàn

sức khỏe con người [PM nhấn mạnh đến việc chăm sóc cây trồng khỏe với sự

tác động ít nhất đến sự cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, day mạnh việc phòng trừ dịch hại theo cơ chế tự nhiên IPM là một hệ thống các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hóa học nhằm đạt sản lượng cây trồng cao nhất

và ít tác hại môi trường.

Định nghĩa FPR FPR là 3 chữ viết tắt của từ Tiếng Anh: Farmer Participatory Research có nghĩa là nông dân tham gia thí nghiệm 40 ngày đầu sau

khi sạ không dùng thuốc trừ sâu

Trước khi bắt tay thực hiện chương trình 3G3T, các nhà khoa học đã tiến

hành điều tra hiện trang sản xuất nông nghiệp ở 2 Huyện điểm là Ô Môn và Vi

Thúy Kết qua cho thấy có đến 85% nông dân phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn

40 ngày sau sạ, bón thừa đạm, sạ dày Bằng những kết quả thực tiễn qua các công trình nghiên cứu cho thấy rằng: phun thuốc trừ sâu sớm là không cần thiết.

Vì cây lúa hoàn toàn có khả năng đền bù cho những lá, chéi bị mất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh mà không làm giảm năng suất Sâu cuốn lá không phải là địch hại

chính, nên việc phun thuốc trừ sâu sớm đã tiêu điệt các quần thể ký sinh thiên

địch trong ruộng lúa, do vậy đễ bộc phát rầy nâu

Xuất phát từ thực tế đó chương trình “nông dân không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 0-40 ngày sau sạ” đã ra đời nhằm giúp nông dân từ bỏ thói quen

phun thuốc trừ sâu sớm

2.1.2 Tổng quan chương trình “3 giảm, 3 tăng”

Tai sao giảm giống So với tập quán của bà con nông dân ở ĐBSCL nói

chung và ở An Giang nói riêng hiện đang sạ với mật độ 200 kg/ha trong khi

khuyến cáo sạ thưa với mật độ 80 — 120 kg là một bước đột phá về kỹ thuật thâm canh lúa dé dat năng suất và hiệu quả cao hơn so với kiểu cũ.

Trong trường hợp sạ quá dày (200 kg/ha hoặc dày hơn) cây lúa sẽ chen chúc

nhau vống lên cao (lo phát triển thân lá) để giành lấy ánh sáng, nước và dinh

Trang 20

dưỡng (phân bón) làm cho thân lá xum xuê nhưng bông hạt lại kém, nhiều sâu

bệnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa.

Tại sao giảm phân Dam Dam là tên gọi chung của các loại phân đơn

cung cấp chất đạm cho cây Bón đạm với liều lượng thích hợp sẽ thúc đây sự

tăng trưởng của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển, làm lá có kích thước to hơn, xanh, quang hợp mạnh và làm tăng năng suất cây trồng.

Tuy nhiên nếu bón thừa đạm cây cũng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, lúa phát

triển xanh tốt thu hút dịch hại, tăng mức độ nhiễm bệnh do màu sắc xanh đậmcủa lá thu hút sâu hại, nắm bệnh và vi khuẩn đễ xâm nhập.

Tại sao giảm thuốc hóa học Hiện nay việc sử dụng thuốc trừ sâu phun

xịt cho lúa được nông dân sử dụng rộng rãi và phố biến Đây là biện pháp thích

hợp dé phòng trừ và tiêu diệt sâu hại cây trồng Tuy nhiên khi phun thuốc cần sử

dụng đúng liều lượng quy định và thời gian thích hợp.

Nếu phun thuốc hoá học nhiều không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng đến

năng suất cây trồng cũng như môi trường sinh thái và sức khoẻ con người

Cơ sở khoa học của biện pháp tông hợp “3 giảm, 3 tang” trong canh tác lúa cao sản ở ĐBSCL Mối quan hệ hữu cơ của biện pháp 3G3T trong thâm canh lúa cao san là vấn đề khá phức tạp mà đến nay các nhà khoa học trong và

ngoài nước vẫn tiếp tục nghiên cứu nhằm đạt năng suất tối đa, trong môi trường

canh tác bền vững và nhất là giảm giá thành sản xuất lúa

Trước hết giảm lượng giống gieo sạ đóng vai trò trung tâm của biện pháp

“3 giảm” Ruộng lúa sa thưa có số chi, bông dai, số hạt chắc trên bông nhiều và

đây là những yếu tố chính làm tăng năng suất lúa Trong khi đó ruộng sa thưa cây

lúa cần ít phân hơn, gốc rạ cứng, ít đỗ ngã, ít nhiễm sâu bệnh

Thứ hai, giảm lượng phân đạm hợp lý trên cơ sở bón đủ và cân đối phân

lân, kali Bón nhiều đạm làm cho tế bào thủy không của cây lúa phát triển to hơn bình thường, thân bị xốp, dễ bị sâu đục thân tấn công, thu hút bướm, sâu cuốn láđến đẻ trứng và gây hại Hơn nữa ruộng bón nhiều phân đạm, sạ day làm cho cây

lúa đễ đỗ ngã, gia tăng mức độ ô nhiễm bệnh đạo ôn Điều này sẽ làm gia tăng

lượng thuốc BVTV, tăng chỉ phí và ô nhiễm môi trường sống.

Trang 21

Thứ ba, giảm phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn cây lúa từ 0-40 ngày tuổi sau sa sẽ giữ được sự cân bằng sinh thái ruộng ngay từ đầu vụ Phát huy lợi thế của hệ sinh thái tự nhiên để khống chế sâu hại suốt vụ giúp nông dân không phải

phun thuốc trừ sâu thường xuyên Nhằm giảm chi phí, tăng năng suất và chấtlượng lúa gạo.

Hình1 Sơ Đồ Mỗi Quan Hệ Hữu Cơ của Biện Pháp “3 Giảm, 3 Tăng”

Tăng Giảm

Phân đạm

6 ———— sế———

Nguồn tin: Cục BVTV An Giang

Các biên pháp kỹ thuat trong chương trinh “3 giảm, 3 tăng”.

- Giảm lượng giống gieo sa: Bang cách sa hàng hoặc sa thưa hợp lý.

Sa hàng: 70 - 100kg/ha

Sạ thưa: 100 - 120 kg/ha

Giảm lượng giống gieo sạ:

Yêu cầu chất lượng hạt giống phải tốt: Độ thuần cao (99,75), Tỷ lệnảy mầm cao (80%) và sức nảy mầm tốt Độ vàng sáng (khôngchứa mầm sâu bệnh) Do đó cần dùng giống có phẩm cấp

Trang 22

Giảm giống: Yêu cầu cây mạ phải khỏe từ đầu:

Trước khi gieo cần phải xử lý hạt giống để phòng trừ sâu bệnhbằng Actara hoặc Regent Chuẩn bị đất (cày trục, mặt băng đồngruộng) tốt, phòng trừ cỏ đại tốt, bón phân sớm và đầy đủ và có chế

Bón phân khi mực nước từ 3-5 em sẽ ít mất phân

Xiết nước giữa vụ, rễ sẽ phát triển mạnh nên hấp thu phân bón tốt

hơn.

Bón phân theo nhu cầu cây lúa cũng là nguyên tắc quan trọng khi

bón phân cho lúa

Giảm thuốc trừ sâu: Không lạm dụng nông được bằng cách không

phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày sau sa vì trong giai

đoạn này cây lúa có khả năng tự bù đắp những thiệt hại do sâu gây

ra Và khi cần phun thuốc phải áp đụng biện pháp 4 đúng trong sửdụng thuốc BVTV: chon đúng thuốc - đúng đối tượng sâu bệnh, sitdụng đúng liều lượng - nồng độ, đúng lúc và đúng cách (đúng kỹ

thuật).

Không xit ngừa sâu hại, áp dung IPM, FPR.

Tăng năng suất: Sa thưa, cây lúa khỏe sử dụng có hiéu quả ánh

sáng, phân bón, nước Phát huy được tiềm năng năng suất của

giếng Sa thưa ít đỗ ngã, tăng số chồi hữu hiệu, bông to, ít lép, có

điều kiện chăm sóc ruộng lúa tốt hơn

Bón phân cân đối, hợp lý không những giúp cây lúa phát triển tốt,cho năng suất cao mà còn tạo điều kiện cho thiên địch có lợi pháttriển, hạn chế được sâu bệnh

Trang 23

— Tăng chất lượng: Biểu hiện tăng chất lượng ở chễ: hạt vàng, sáng,

chắc, mây hạt, nặng ký Hạt đồng đều, không lúa cỏ, ưa nhìn, dễ

bán, đảm bảo 4k (không dư lượng thuốc sâu, không kim loại nặng,

không nitrat, không nhiễm khuẩn)

— Tăng lợi nhuận: Áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tang” giup ba con

nông dân giảm được chi phí (thuốc hóa học, giống), giá thành ha,

mang lại lợi nhuận cao Đồng thời bảo vệ sức khỏe và môi trường

cho cộng đồng.

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

Về kết quả, đó là số lần phun thuốc hóa học (thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc

cỏ), mật độ sạ giống, lượng phân bón (đạm) sử dụng trên đồng ruộng

Chi phi sản xuất = chỉ phí vật chất + chi phí lao động + thủy lợi phi

Chỉ phí vật chất: giếng, phân bón, thuốc

Chi phí lao động: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoach,

Doanh thu = sản lượng * giá bán

Lợi nhuận = doanh thu - tổng chỉ phí sản xuất

Thu nhập = doanh thu — chi phi bằng tiền mặt.

Tỷ suất lợi nhuận theo chỉ phi sản xuất = lợi nhuan/chi phí sản xuất

Tỷ suất này cho ta biết khi bỏ ra 1 đồng chi phí sản xuất thi thu được baonhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất thu nhập theo chi phí sản xuất = thu nhập/chi phí sản xuất

Ty suất này cho thấy cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu thu

nhập.

Năng suất bình quân: cho biết sản lượng trung bình đạt trên 1 đơn vị diện

tích gieo trồng

Trang 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Phương pháp này được tiến hành điều tra về tình hình thực tế ở địaphương với số mẫu đã được chuẩn bị trước bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông

hộ, những hộ được phỏng vấn không được cho biết trước, và thực hiện từ nhữngbảng câu hỏi trả lời ngắn

Cách chọn mẫu: Tôi tiến hành điều tra chọn mẫu giữa hai nhóm hộ có

tham gia chương trình 3G3T và hộ không tham ở 3 huyện trồng lúa: Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn của tỉnh An Giang Đây là những huyện có số hộ và diện tích tham gia chương trình nhiều nhất của tỉnh Ở 3 huyện tôi tiến hành điều tra

45 hộ có tham gia chương trình 3G3T hộ nông dân trồng lúa Và để cho việc so sánh thuận lợi tôi cũng chọn ngẫu nhiên 45 hộ không tham gia chương trình.

2.2.2 Phương pháp mô tả

Mô tả tình hình sản xuất lúa ở địa phương, tình hình san xuất nông nghiệpcủa tỉnh bằng việc thăm đò thực tế địa bàn nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp so sảnh tuyệt đối Là việc so sánh chênh lệch chỉ tiêu của

kỳ phân tích (hay nhóm đối tượng này) và chỉ tiêu của kỳ gốc (hay nhóm đối

tượng khác) bằng hiệu số chỉ tiêu của kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc cho thay

độ lớn của tăng trưởng hay độ lớn của của việc tăng (giảm) thiểu Tuy nhiên, khi

so sánh tuyệt đối như vậy một số chỉ tiêu nhạy cảm sẽ không được thể hiện hoặc

thể hiện không chính xác Vì vậy người ta sử dụng chỉ tiêu tương đối để khắcphục nhược điểm này, kí hiệu là + A

Phương pháp so sánh tương đối Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu chênh

lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc so với chỉ tiêu kỳ gốc Kí hiệu là %

2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban có liên quan trên địa bàn

toàn tỉnh Bao gồm: các số liệu thống kê đã được công bố, tài liệu niên giámthống kê, các báo cáo tông kết sản xuất, các kết quả thực hiện chương trình “3

Trang 25

giảm, 3 tăng” cho cây lúa của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, Sở Nông Nghiệp và

Phát Triển Nông Thôn của tinh, và các thông tin từ báo đài có liên quan

2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu điều tra Việc điều tra

được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất lúa vàtham khảo ý kiến của các kỹ thuật viên ở các huyện của tỉnh An Giang: Châu

Thành, Thoại Sơn, Châu Phu.

11

Trang 26

Hình 2 Bản Đồ Hành Chính Tỉnh An Giang

CA mHÀ tí =

KHANH ĐINH @~T,. SN cone” BAN OG HANH CHAM TỈNH AM GIANG

— —- Xationul frontier

(Prev sciới Quốc pia

ces Truyen! border

(nh gers Gin)

NV SSt he lows tonter (anh mat huyon, thy xã)

Vilage & ware mecers

(Ranh giới xã, phường)

- = Road Carini mao then)

TL Birr, shite 0 se cac")

Canal Oe

Mountain (Naty

e Centar of Almteiet đá town

(Toung tins buyện, chị acy

O treo 7

(Trang tam tinh phổi

VISH DOSE THe

r 4 sa)

CVA AHAU QL 6B + >2

TỊNH HIẾN „ + “

TÍNH KIỂN GIYNG SL

Trang 27

— _ Phía Bắc Tây Bắc giáp Campuchia.

— Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang.

— Phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ.

— Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.

Toàn tỉnh có một thành phố Long Xuyên, một thị xã Châu Đốc và 9

huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới.

3.1.2 Khí hậu và thời tiết

Nhiệt độ Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào tháng 4, dao động

trong khoảng 36° - 38° Nhiệt độ thấp nhất năm thường xuất hiện vào tháng 10

dưới 18° Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhaukhoảng 1,5°-3° Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa có tới gần

7 giờ nắng /ngay.Téng tích ôn cả năm lên trên 2400 giờ Nhiệt độ cao đều trong

năm rất thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng

Lương mưa Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng

11.Lượng mưa khá (1378-1548 ml) có chiều hướng tăng dần từ Đông sang Tây,mùa mưa kéo dài 6 tháng (tháng 5- tháng 10) Trong thời gian đầu của mùa mưa(tháng 5-tháng 8) thường có các đợt hạn Tổng lượng mùa mưa chiếm 90% tổng

lượng mưa năm Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của

sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng ngập lụt, chi phối

đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống

Độ 4m trung bình thấp nhất: 72% Trong mùa khô do nắng nhiều, độ 4m không

13

Trang 28

khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân 110”"/tháng (vào tháng 3 có tới160TM") Trong mùa mưa, lượng bốc hơi thấp, bình quân 85""”/tháng, nhỏ nhấtkhoảng 52”"“tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là thời kỳ có mưa nhiều,

độ âm cao |

Chế đô gió bão Ở An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, cònmùa mua là gió Tây Nam — gió Tây Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất

Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới trên 3/giây Trong năm, tốc

độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông An Giang là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam

Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.

3.1.3 Nguồn nước và thủy văn

Nguồn nước mặt Nằm ở vị trí đầu nguồn của vùng ĐBSCL nên nguồn

nước mặt trong địa phận tỉnh An Giang rất phong phú, có thể sử dụng tưới cho

hầu hết điện tích canh tác

Chất lượng nước mặt lấy từ dòng chính (Sông Tiền, Sông Hậu) khá tốt, hàm

lượng phù sa lớn Đây là nguồn phù sa rất lớn để bổ sung liên tục cho độ phì củađất đai, nhất là các đái ven sông Tiền, sông Hậu, từng bước ngọt hóa vùng đất

phèn ở khu vực phía Tây của Tỉnh.

Thúy văn Hàng năm, khi lưu lượng của sông Mê Kông tăng cao hơn khả

năng chuyến tải của sông chính thì mực nước bắt đầu dâng mạnh, cùng với lượng

mưa lớn của nội vùng đã gây nên tình trạng ngập lũ trên đại bộ phận diện tích

của tỉnh Do ở đầu nguồn và là nơi 2 con sông chính chuyển lũ về ĐBSCL chảy

qua nên lũ về An Giang rất sớm và mức ngập sâu, sức nước mạnh

Lũ là nguồn cung cấp phù sa, góp phan tháo chua, rửa phèn và tiêu độc cho môi

trường, nhưng lũ lại là yếu tố hạn chế khả năng thu hoạch đúng thời gian sinhhọc (lũ đến sớm dẫn đến thu hoạch sớm làm cho hạt lúa chưa đủ độ chín cần

thiết) Mặt khác, lũ còn gây tốn kém cho xây đựng và bảo quản cơ sở hạ tầng,nhất là mạng lưới đường bộ Vì vậy việc hạn chế thời gian ngập lũ một cách hữu

hiệu sẽ tạo tiền đề cho việc thu hoạch sản phẩm đúng theo chu kỳ sinh học, thông

thương giữa các khu vực trong vùng và giữa nội vùng với bên ngoài, nhất là về

mùa lũ.

Trang 29

3.1.4 Địa hình - thé nhưỡng

Địa hình Ngoại trừ vùng Bảy Núi, vùng đồng bằng An Giang có xuhướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có thể chia địa hìnhtoàn tỉnh thành 3 vùng:

Vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu: Bao gồm dãy đất cao ven

sông Tiền, sông Hậu Địa hình có xu thế thấp dan từ Bắc xuốngNam và thấp dan từ bờ sông vào phía nội bộ vùng Diện tích132.000 ha chiếm 39% tổng diện tích toàn vùng Đất chủ yếu làphù sa (chiếm 85% diện tích toàn vùng) chỉ có khoảng 15% diện

tích ở vị trí thấp trủng là đất phèn Đây là vùng thuận lợi cho sản

xuất nông nghiệp với ưu thế nỗi bật là đất tốt, nguồn nước ngọt dồi

dào.

Vùng trũng xa sông: Là vùng rộng lớn, diện tích 181.587 ha nằm 6phía đầu sông Hậu Hầu hết diện tích nơi đây là đất phèn Do địahình thấp nên ngập lũ rất sâu, thời gian ngập lũ đài, một số khu vựcđất trăng rất khó tiêu thoát nước Đây là vùng còn nhiều tiềm năng

mở rộng diện tích, tăng năng suất cây trồng trong điều kiện đẩy

mạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng

Vùng Bảy Núi: Nằm phía Tây Bắc An Giang, bao gồm 7 ngọn núisót và phần đất cao Diện tích 28.764 ha chiếm 8,4% diện tích toàntinh Đặc điểm nổi bật là không bị ngập, địa hình bị chia cắt, độ phi

thấp, phần lớn diện tích bị xói mòn, rửa trôi, khả năng phát triển

nông nghiệp bị hạn chế

Đất đai An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những

tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL (tổng diện tích tự

nhiên là 39.600km”) Dat đai An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa

biển và sông ngòi, nên rất đa dạng Toàn tỉnh có 5 nhóm đất chính:

Nhóm phù sa: Diện tích 196.073 ha, chiếm 57,3% điện tích, phân

bé tập trung ven sông Tiền, sông Hậu Đây là nhóm đất tốt của AnGiang cũng như toàn ĐBSCL Do ở đầu nguồn lũ nên hằng năm

15

Trang 30

nhóm dat này được bồi đắp phù sa do đó năng suất cây trồng của

An Giang thường cao hơn so với mức trung bình toàn ĐBSCL vàđứng hàng đầu về năng suất lúa, ngô

- Nhóm đất phèn: Diện tích 9.514 ha, chiếm 29,1% tổng diện tích,

phân bố trên các chân đất trũng, tập trung ở phía Tây của tỉnh Dat

phèn có độ phì tiềm tàng cao, rất giàu chất hữu cơ nhưng bị hạn chế

bởi yếu tố phèn So với các tỉnh có nhiều phèn khác: Kiên Giang,Đồng Tháp,Tiền Giang, Long An thì mức độ phèn ở An Giang nhẹhơn Mặt khác ở khu vực này lại có khả năng giải quyết được nước

tưới nên phần lớn diện tích được sử dụng trồng lúa 2 vụ

— Nhóm đất than bùn: Diện tích 1426 ha, chiếm 0,4% diện tích Toàn

bộ là đất than bùn phèn, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp,hiện còn hoang hóa, một số ít được sử dụng trồng tram

— Nhóm dat x4m: Diện tích 21.791 ha, chiếm 6,4% diện tích, phân bố

trên địa hình cao, không bị ngập lũ hoặc ngập không đáng kể.

Nhóm đất này có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo hữu cơ và dưỡng

chất, hầu hết diện tích trồng lúa, năng suất cây trồng thấp

— Nhóm đất xói mòn sỏi đá: Diện tích 9.59 ha, chiếm 2,8% diện tích

Dat không có khả năng sử dung vào nông nghiệp

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân số và lao động

Dân số Theo số liệu thống kê của tỉnh An Giang năm 2004, dân số trung

bình của tỉnh là 2.170.095 người Tỷ lệ tăng tự nhiên là 13.90 % với mật độ dân

số là 632 người/km”

Trang 31

Bảng 1 Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính và Phân Theo Thành Thị,

Số người ngoài tuổi lao động 129.420 90,42

- Dưới tuổi lao động 49.435 34,53

- Trên tuổi lao động 79.985 55,88

Nguồn tin: Niên giám thống kê An Giang, 2004

Toàn tỉnh có 1.318 người trong độ tuổi lao động, chiếm 92,15 % dân số cảnước Trong đó số người có khả năng lao động là 1.301.856 người chiếm 7,89%

Số người ngoài tuổi lao động là 129.420 người chiếm 90,42%, trong đó số ngườitrên tuổi lao động là 79.985 người chiếm tỷ cao hơn so với số người dưới tuôi lao

động là 21,35%.

Coane wONGLAN Tp.HCM

17

Trang 32

3.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh

Theo số liệu thống kê của tỉnh An Giang năm 2004, tổng diện tích đất tựnhiên của tỉnh là 340.623 ha Trong đó đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 261.575 ha, chiếm 76,79% diện tích tự nhiên của toàn tinh.

Bảng 3 Cơ Cấu Đất Đai Tỉnh Năm 2004

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)Tong diện tích dat 340.623 100,00

1 Đất Nông Nghiệp 261.575 — 76,79

2 Đất Lâm Nghiệp 12.471 3,66

3 Đất chuyên ding 28.959 8,50

4 Dat ở 15.026 4,41

5 Dat chưa sử dung 21.131 6,20

Nguồn tin: Niên giám thống kê An Giang, 2004Dat chuyên ding là 28.959 ha chiếm tỷ lệ 8,50% Diện tích đất chưa sử

dụng là 21.131 ha, chiếm tý lệ là 6,20% Trong đó diện tích đất có khả năng nông

nghiệp là 1.381 ha, đất có khả năng lâm nghiệp là 3.193 ha Diện tích đất ở là

15.026 ha, chiếm tỷ lệ là 4,41%

Dat lâm nghiệp có diện tích 12.471 ha, chỉ chiếm 3,66% Trong đó đấtrừng tự nhiên là 583 ha, đất rừng trồng là 11.884 ha, đất ươm cây giống khoảng 4

ha.

Tình hình sir dung đất nông nghiệp Toàn tỉnh có 261.575 ha đất nông

nghiệp, chiếm 76,79% điện tích tự nhiên của toàn tỉnh

Bảng 4 Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2004

Loại đất Diện tích (ha) Cơ câu (%)Diện tích đất nông nghiệp 261.575 100,00

1 Đất trồng cây hàng năm 251.154 96,02

Đất trồng lúa 236.357 90,36Dat nương ray 8.615 3,29Dat trồng cây hang năm khác 202 0,08

2 Đắt trồng cây lâu năm 10.219 3,913.Mặt nước NTTS 1.461 0,56

Nguôn tin: Niên giám thông kê An Giang, 2004

Trang 33

Trong đó điện tích cây trồng hàng năm chiếm diện tích cao nhất 96,02%,

phần lớn điện tích này dùng để trồng lúa, màu và một số loại cây công nghiệp

ngắn ngày (đậu nành, mè, bông vải) Đất trồng cây lâu năm là 10.219 ha, chiếm3,91% điện tích đất nông nghiệp Phan lớn diện tích này dùng để trồng cây ăn

quả và một số cây lâu năm khác Đất mặt nước có diện tích nhỏ 1.461 ha chiếm

0,56 % điện tích đất nông nghiệp, chủ yếu dùng để nuôi cá

3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp

Trồng trot Tổng diện tích gieo trồng cả năm 574.012 ha, tăng 1,7% so

với năm (+ 9.596 ha) so năm 2004.

Trong đó diện tích trồng lúa 529.698 ha, tăng 1,3% (+ 6.661 ha) Diện tích màu

các loại đạt 44.314 ha, tăng 7,1% (+2.935 ha) so năm 2004.

Vụ Đông Xuân thời tiết khá thuận lợi Vụ Hè Thu mặc dù gặp hạn nặng từ đầu

vụ, cuối vụ thì mưa giông liên tiếp nhưng do nông dan tuân thủ xuống giốngđúng lịch thời vụ, cày ải, phơi đất, chủ động nguồn nước tưới Bên cạnh đó còn

tăng cường việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác nên năng suất đều

tăng Năng suất bình quân cá năm 15,9 tắn/ha, tăng 0,15 tắn/ha so năm 2004

Năng suất các loại cây màu tăng nhẹ so với năm 2004 Sản lượng lúa cả năm đạt3.127.660 tan, tăng 4,02% (+ 120.760 tan) so 2004

Chăn nuôi Toàn tỉnh có khoảng 75.212 con, tăng 12,76% so cùng kỳ.

Trong đó: Bò: 69.765 con, tăng 12,38%; Trâu: 5.447 con, tăng 17,8% Riêng bò

sữa còn 283 con, giảm 128 con (trong đó : 232 bò sữa sinh sản).

= Dan Heo: 209.197 con, giam 17,1% so cung ky (giam 43.105 con)

do chất lượng dan heo giống giảm vì giá ca không 6n định_ Đàn gia cam: Tổng đàn có 2.835.237 con, tăng được 8,7% (tăng

229.000) con so với cùng kỳ Trong đó:

Gà: 577.219 con, giảm 13,2%

Vịt: 2.258.018 con, tăng 16,3%

Lâm ngiệp Trong năm qua tỉnh đã thực hiện dự án 661, trồng mới được

800 ha (đạt 100% so với kế hoạch), chăm sóc rừng trồng: 3.180 ha, dat 100% kế

hoạch, bảo vệ rừng: 6.778 ha, đạt 77% kế hoạch

19

Trang 34

Xây dựng Tram Bảo vệ Rừng Núi Cam, 2 cầu Nhơn Thới (khu bảo vệ cảnh quan

rừng Tràm Trà Sư) Trồng cây phân tán với số lượng 2 triệu cây đạt 100% kế

hoạch.

Triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 12/TTg của Thủ tướng Chính phủ về

những biện pháp cấp bách để bảo vệ rừng và động vật hoang dã trên địa bàn toàntỉnh.Thực hiện quy chế chăn nuôi, quản lí khai thác vận chuyển tiêu thụ động vậthoang da.

Thủy san Diện tích nuôi thủy sản: 1.461 ha, tăng 215 ha cùng kỳ Tổngsản lượng thủy sản cả năm: 212.737 tấn Trong đó sản lượng nuôi: 154.675 tấn,

sản lượng khai thác 58.062 tấn

3.2.4 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp Từ năm 2003 đến nay, An Giang đã xây dựng được 15 cụm

khu công nghiệp có tổng diện tích trên 781 ha và có số vốn đầu tư gần 796 tỷđồng, trong đó ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng 3 khu công nghiệp Bình Hoà,Bình Long và Mỹ Quí, các khu công nghiệp còn lại là do ngân sách huyện đầu

tư Trong số 15 cụm khu công nghiệp thì có 10 cụm khu công nghiệp đang đượcxây đựng, số còn lại đang được quy hoạch tổng thẻ

Tiểu thủ công nghiệp Trong những năm qua tỉnh đã đạt được một số kếtquá như sau: tốc độ tăng trưởng công nghiệp- tiêu thủ công nghiệp khá, giá trịsản xuất tăng bình quân hàng năm 12,46%, ngành nghề sản xuất đa dạng, phongphú, đời sống của người lao động không ngừng được nâng lên, từng bước khôiphục và phát triển làng nghề truyền thống tập trung góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế ở địa phương

Đến nay toàn tinh đã có 91 làng nghề (trong đó có 4 làng nghề mới) với6.222 hộ, thu hút 22.041 lao động, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc

làm, xoá đói giảm nghèo, giảm thời gian nông nhàn của người lao động vùng

nông thôn, khai thác triệt để nguồn lợi mùa nước nổi và từng bước nâng cao thu

nhập của người lao động.

Trang 35

3.2.5 Cơ sở hạ tang

Thủy lợi Phát triển thủy lợi ở An Giang đã mang lại hiệu quả cao, ngoài

việc phục vụ đắc lực cho phát triển nông nghiệp còn tạo điều kiện thuận lợi cho

phát triển cho phát triển mạng lưới giao thông, cung cấp nước cho sinh hoạt, bảo

vệ môi trường.

Đến nay đã hoàn thành hệ thống kênh mương với 535 km kênh cấp I, 1.454 km

kênh cấp II, 2.690 km kênh cấp III Đã có đê bao cho 57 vùng, 512 tuyến với

tổng chiều đài 1.697 km Ngoài ra còn xây dựng được hệ thống cống và trạm

bơm nhằm giúp hau hết diện tích lúa hai vụ được tưới tiêu chủ động, góp phần ổnđịnh mùa vụ sản xuất và hiệu quả sản xuất

Giao thông Tỉnh An Giang có mạng lưới giao thông thủy rất tốt với hai

tuyến sông chính là sông Tiền và sông Hậu, có thể thông tàu 2000 — 3000 tấn

Hàng chục tuyến sông có thể lưư thông tàu trên 50 tấn Tuy nhiên, mạng lưới

đường bộ chậm và thường bị lũ lớn uy hiếp nên việc đi lại trong mùa lũ rất khó

3.2.6 Hệ thống khuyến nông

— Trung tâm khuyến nông An Giang được thành lập vào tháng 04/1995, theo

quyết định số 203/QD.UBTC của UBND tỉnh, là một đơn vị hành chính

sự nghiệp, hoạt động theo sự quản lý trực tiếp của giám đốc sở NôngNghiệp và PTNT An Giang cũng như sự định hướng và điều phối của cácchương trình trình Cục Khuyến Nông và Lâm

— Các hoạt động của khuyến nông trong thời gian qua chủ yếu chú trọng đến

việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân thôngqua các chương trình trọng tâm theo chủ trương, chính sách của Tỉnh.

— Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, Viện,

Trường, Doanh nghiệp, Ban ngành đoàn thể, Báo đài để tổ chức triển khaithực hiện các chương trình khuyến nông đến tận nông dân

— Bộ máy hoạt động khuyến nông hiện nay được hình thành xuyên suốt từ

cấp tỉnh đến tận sở

21

Trang 36

— — Cấp tinh: Trung Tâm Khuyến Nông, gồm 23 nhân sự (phòng tổ chức

hành chánh: 07 nhân sự, phòng kỹ thuật: 12 nhân sự và phòng khuyến

ngư: 04 nhân sự).

= Cấp huyện, thị, thành phố trực thuộc: Trạm khuyến nông, nhân sự mỗi

trạm: 3 người, với các chuyên trách: trồng trọt, chăn nuôi thý y, thuỷ sản.

_ Cấp cơ sở (phường, xã, thị trân): Bồ trí mạng lưới chuyên trách khuyến

nông viên, câu lạc bộ nông dân, mạng lưới nông dân giỏi.

3.2.7 Văn hóa — giáo dục — y tế

Văn hóa thông tin Toàn tỉnh đã phủ sóng được 150 đài trạm truyền

thanh (100% số xã phường trong huyện) và có 6 đài truyền thanh huyện, thị xã

(50% số huyện, thị xã của tinh) đáp ứng kịp thời phổ biến những chính sách củaDang, Nhà Nước những thông tin tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất đến với

người dân.

Mạng lưới bưu chính viễn thông cũng phát triển mạnh với 1 bưu cục trung tâm, 11 bưu cục huyện, thị thành, 47 bưu cục khu vực và 112 tổng đài điện thoại

đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân

Giáo dục Toàn tỉnh có 598 đơn vị trường học ở cấp giáo duc phổ thông

gồm 14.835 giáo viên, 10.721 lớp học với 362.965 học sinh ở các cấp học.

Bảng 5 Thống Kê Các Don Vị Trường Học, Học Sinh Ở Cấp Giáo Dục Phố

Thông Tỉnh An Giang năm 2005.

DVT: Người

Đơn vị Số lượng Số học sinh

Trường tiêu học 400 187.984

Trường THCS 142 125.541 Trường THPT %6 49.440

Nguồn tin: Cục thông kê An Giang, 2005

Trong lĩnh vực đào tạo Trung Học Chuyên Nghiệp va Đại học: có 1 truờng

Đại Học gồm 11.072 sinh viên và 2 Trường Trung Học Chuyên Nghiệp là

Trường Trung Học Kinh Tế Kỹ Thuật và Trường Trung Học Y Tế với tổng số là

1.789 sinh viên.

Trang 37

Y tế Thống kê năm 2005, trên toàn tỉnh có 16 bệnh viện, 13 phòng khám

khu vực, có 3.994 giường và 139 trạm y tế xã, phường với đội ngũ y, bác sĩ là

1.982 người.

_ Bang 6 Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Vật Chất Khám Chữa Bệnh của Tinh

An Giang Năm 2005

Cơ sở vật chất Số lượngBệnh viện 16

Phòng khám khu vực 13 Bảo sanh khu vực 2

Trạm y tế xã, phường 139

Nguôn: Cục thông kê An Giang, 2005

Với đội ngũ cán bộ y tế và cơ sở vật chất khá tốt đáp ứng đầy đủ nhu cầukhám chữa bệnh cho nhân dân đến cả vùng sâu, vùng xa, vùng dan tộc ít người

3.2.8 Thuận lợi và khó khăn của tỉnh

Thuan lợi.

- An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những

tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL Tổngdiện tích đất Nông Nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúachiếm hơn 82%

— Với nguồn nước ngọt quanh năm từ 2 bờ sông Tiền và sông Hậu,

khí hậu ôn hoà, diện tích đất phù sa lớn, lực lượng lao động nông

thôn có kinh nghiệm, tập quan canh tác và sinh hoạt lâu đời thích

hợp cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ

có hiệu quả.

~ Toàn tỉnh có hơn 15 cụm khu công nghiệp, nhiều ngành nghề tiểu

thủ công nghiệp: thêu, dệt các loại khăn choàng, thổ cẩm, sảnxuất các sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng thị trường trongnước và xuất khẩu, góp phần tạo giá trị tăng thêm cho nền kinh tế

= Bên cạnh đó tinh còn có lợi thé bởi 2 cửa khẩu biên giới thuận tiện

cho việc giao lưu kinh tê, văn hoá, xã hội với nước bạn.

23

Trang 38

Là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, đanh lam thắng cảnh nổitiếng thu hút khách du lịch đến tham quan Đây là cơ hội phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Lực lượng lao động ngày càng khan hiếm đo qua trình đô thị hoá

và thu hút lao động vào các khu công nghiệp Thực tế này đã làm

tăng chi phí sản xuất, nhất là lao động thời vụ thu hoạch lúa và một

số cây trồng khác như thu hoạch mía,

Cơ cấu ngành nông nghiệp chưa cân đối, ngành trồng trọt chiếm tỷ

trọng cao hơn chăn nuôi rất nhiều Đội ngũ cán bộ kỹ thuật cònthiếu ảnh hưởng đến việc chuyển giao tiễn bộ kỹ thuật cho nông

dan.

Trang 39

CHƯƠNG 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THÁO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất lúa

4.1.1 Tình hình sản xuất lúa của ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cứu Long là vựa lúa của cả nước, hàng năm đóng góptrên 50% sản lượng lúa và trên 90% tổng lượng gạo xuất khâu của nước ta Câylúa hiện nay và trong vài thập niên tới vẫn là cây trồng chủ lực ở ĐBSCL vì nó làcây trồng truyền thống, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của

vùng và chính sách đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam.

Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 3,9 triệu ha đất nông nghiệp trong

đó 2 triệu ha trồng lúa Nông dân trồng lúa chủ yếu là 2 vụ: Đông Xuân — Hè Thu

hoặc 3 vụ: Đông Xuân — Hè Thu — Thu Đông Trong đó Vụ Đông Xuân có năng

suất cao nhất

Bảng 7 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa Đông Xuân của Các Tĩnh

ĐBSCL Giai Doan 2005 — 2006

Tinh Dién tich Năng suất Sản lượng

(ha) (tan/ha) (tan)

Ca Mau 50 4,20 210 ĐBSCL 1.489.080 5,96 8.873.948

Ngu6n tin: Báo cáo Cục trồng trot, 2006

Trang 40

Vụ Đông Xuân 2005 - 2006 các tỉnh ĐBSCL gieo sạ được 1.489.289 ha,tăng 43.260 ha (tăng 3%) so với kế hoạch Trong đó diện tích gieo sạ toàn tỉnh

An Giang tăng 7.259 ha (tăng 3,3%), Kiên Giang 5.470 ha (tang 2,2%), Bac

Liêu 3279 ha (tăng 17,7%) Tuy nhiên cũng có một số tỉnh diện tích gieo trồng

vụ Đông Xuân giảm như Vĩnh Long 2.255 ha (giảm 3,2%) Long An 1004 ha

(giảm 0,4%)

4.1.2 Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh

An Giang là một trong những tỉnh trồng lúa có diện tích và năng suất caonhất khu vực ĐBSCL, với nguồn nước ngọt quanh năm từ 2 bờ sông Tiền và

sông Hậu, khí hậu ôn hòa nên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Bảng 8 Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Lúa An Giang Giai Đoạn 2001 —

Về năng suất lúa tăng liên tục qua các năm Riêng năm 2003 năng suất

giảm do bị ảnh hưởng của lũ Năm 2005 năng suất đạt 5,85 tắn/ha tăng 27,17 %

so với năm 2001 Trong những năm gần đây nhiều tiến bộ kỹ thuật được nông đân An Giang ứng dụng trong sản xuất đã tạo nên những bước đột phá về năngsuất, sản lượng thông qua áp dụng các chương trình: giếng, khuyến nông, ứng

dụng cơ giới hóa, IPM, đầu tư thâm canh tổng hợp, chương trình 3G3T và

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN