Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đạiHọc Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát Triển Các Ngành Nghề Truyền Thống Trường Hợp Các Là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
PHÁT TRIEN CÁC NGANH NGHE TRUYEN THONG TRƯỜNG HỢP CAC LANG NGHE GÓM SU TẠI
TINH BINH DUONG
NGUYEN THI BAO NGHI
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN BANG CU NHAN
NGANH PHAT TRIEN NONG THON VA KHUYEN NONG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường đại
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Phát Triển Các Ngành
Nghề Truyền Thống Trường Hợp Các Làng Nghề Gốm Sứ Tại Tinh Bình Dương” do
Nguyễn Thị Bảo Nghị, sinh viên khoá 29, ngành Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày as
TS TRAN DAC DANNgười hướng dẫn,
Trang 3Of-LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên xin ghi công ơn cha mẹ, người đã động viên lo lắng và là động lực để con
có thể hoàn thành việc học tập
Tôi xin thành thật biết ơn đến:
Ban giám hiệu và thầy cô trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đãtận tình giảng giải và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
Cơ sở gốm Phước Thuận Lợi và ông Đặng Văn Cư đã nhiệt tình giải đáp nhữngthắc mắc giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận
Sở Nông Nghiệp và PTNT, cụ thể là Chi Cục Hợp Tác Xã và PTNT đã giúp tôi
trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm on các bạn và anh chi cùng khóa đã giúp đỡ tôi trong qua trình
học tập và làm khoá luận
Và xin gởi lời cảm ơn đến thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi
hoàn thành luận văn này
Sinh viên
Nguyễn Thị Bảo Nghi
Trang 4NOI DUNG TOM TAT
NGUYEN THỊ BAO NGHI, Tháng 7 năm 2007 “Phát Triển Cac Ngành NghềTruyền Thống Trường Hợp Các Làng Nghề Gốm Sứ Tại Tỉnh Bình Dương”
NGUYEN THI BAO NGHI, July 2007 “Developing Traditional Branches,
Especially Ceramics Trading Villages in Binh Duong Province”
Khoa luận tim hiểu về thực trạng và tình hình hoạt động của các ngành nghề nôngthôn, cụ thé là nghề truyền thống gốm sứ tại tinh Bình Dương Từ đó có những gop ý
để phát triển bền vững ngành nghề nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại
hóa nông thôn Trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 50 hộ sản xuất gốm sứ trên địa bànthi tran Tân Phước Khánh và thị tran Lái Thiêu Nội dung của khóa luận bao gồm:
Tìm hiểu thực trạng các làng nghề truyền thống nói chung và làng nghề gốm sứ
nói riêng tại tỉnh Bình Dương
_ Đánh giá về tình hình và kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ và phương thứcquản lý của các hộ sản xuất gốm sứ
Tìm hiểu các ý kiến của hộ sản xuất, những thuận lợi và khó khăn, đề xuất giảipháp nhằm phát triển ngành nghề
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi Cục Hợp Tác Xã và PTNT Bình Dương, thư việntinh Bình Dương và các bài báo nói về gồm sứ Dé phân tích số liệu sơ cấp, khóa luận
đã sử dụng phương pháp so sánh, công cụ phân tích SWOT và phương pháp mô ta
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngành gốm sứ tại tỉnh Bình Dương là ngành nghềtruyền thống có từ rất lâu đời nên đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm và có nhiềutiềm năng phát triển do có nguồn nguyên liệu tại chỗ Tuy nhiên van đề quy hoạchlàng nghề gốm sứ đang gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của các hộ sản xuất và
nguồn vốn tái đầu tư cao
Việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung bằng củi sang lò nung bằng gas có hiệuquả kinh tế cao và không gây ô nhiễm môi trường
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt vill
Danh muc cac bang ix
Danh muc cac hinh
Danh muc phu luc
2.1.3.Hiện trạng cơ sở ha tang phục vụ phát triển ngành nghé2.1.4 Các nguồn lực về kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển ngànhnghề nông thôn ở Bình Dương 92.2 Đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn và thực hiện các chính
sách trong thời gian qua tại tỉnh Bình Dương 13
2.2.1 Tình hình phát triển ngành nghề nông thôn 132.2.2 Đánh giá thực trạng một số ngành nghề nông thôn như sau: 13°2.2.3 Tình hình thực hiện chính sách phát triển ngành nghề nông thôn 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Cơ sở lý luận 17
3.1.1 Định nghĩa về làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyềnthống và làng nghề mới 17
Trang 63.1.2 Tiêu chí côn nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thông 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu 18
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 18
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu những người am hiểu 18 3.3.Công cụ và các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả kinh tế 19
3.3.1.Các chỉ tiêu kinh tế 19
3.3.2 Công cụ phân tích SWOT 19
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Thực trạng chung một số ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình
Dương 21
4.1.1 Nghé chế biến nông lâm sản 214.1.2 Nghề san xuất đồ gỗ, mây tre dan, gỗ mỹ nghệ, dệt may, cơ khí 214.1.3 Nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ 22
4.1.4 Nghé san xuất tăm nhang, heo đất, tượng 92
4.1.5 Nghề gốm sứ - vật liệu xây dựng 234.1.6 Nghề sản xuất và kinh đoanh sinh vật cảnh 234.2 Sơ lược về mẫu điều tra 234.3 Đánh giá về quy trình và công nghệ sản xuất gốm sứ 25
4.3.1 Quy trình sản xuất gốm sứ 254.3.2 Nhận xét về công nghệ sản xuất gốm sứ 284.4 Tình hình hoạt động của các cơ sở gốm sứ 28
4.4.1 Đánh giá về nguyên liệu sản xuất gốm sứ 284.4.2 Tình hình về các phương tiện và thiết bị sản xuất 324.4.3 Đánh giá về các loại sản phẩm được sản xuất 33
4.4.4 Tình hình lao động 354.4.5 Tình hình tổ chức quản lý của các cơ sở 37
4.5 Tình hình sản xuất của các cơ sở gốm sứ 38
4.5.1 Chỉ phí sản xuất 384.5.2 Đánh giá về doanh thu của các cơ sở 41
Trang 74.5.3 Đánh giá về lợi nhuận
4.5.4 Đánh giá về nguồn vốn của các cơ sở
4.6 Đánh giá về thị trường tiêu thụ và chất lượng sản phẩm
4.6.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất
4.6.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở
Đối với hộ sản xuất bằng phương pháp truyền thống
4.6.3 Đánh giá về đối tượng tiêu thụ sản phẩm 4.6.4 Đánh giá về mẫu mã và chất lượng sản phẩm
4.7 Đánh giá về tác động xã hội, tác động môi trường làng nghề gốm sứ
4.7.1 Tác động xã hội 4.7.2 Tác động môi trường
4.8.1 Thuận lợi 4.8.2 Khó khăn
4.8 Nhũng thuận lợi và khó khan
4.9 Một số hạn chế của các hộ sản xuất bằng củi đốt
4.10.Ma trận phân tích SWOT
44 44
44
45
46 46 46
46
47
48
47 48
50
51
51 56
56 57
59
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
DNTN Doanh Nghiệp Tư Nhân
DTTN Diện Tích Tự Nhiên
SNN & PTNT Sở Nông Nghiệp Va Phát Triển Nông Thôn'TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Trang 9DANH MỤC CÁC BANG
¬ l Trang
Bảng 4.1 Sô Mau Điêu Tra 23
Bảng 4.2 Trinh Độ Học Van của Các Hộ Sản Xuất Gốm Sứ 24Bảng 4.3 Các Nguyên Liệu Sản Xuất ở Hộ Sản Xuất Bằng Gas 28Bảng 4.4 Các Nguyên Liệu Sản Xuất ở Hộ Sản Xuất Bằng Củi Đốt 29Bảng 4.5 Nhà xưởng và các phương tiện san xuất ở hộ sản xuất bằng củi đốt 31Bang 4.6 Các Phương Tiện Sản Xuất Chính ở Các Hộ Sản Xuất Gốm Bằng Lò Gas 31Bảng 4.7 Các Loại Sản Phẩm Được Chủ Yếu của Hộ Sản Xuất Bằng Củi Đốt 33Bảng 4.8 Các Loại Sản Phẩm Gốm Sứ ở Hộ Sản Xuất Bằng Lò Gas 34Bảng 4.9 Tình Hình Lao Động Của Hộ Sản Xuất Bằng Củi Đốt 35Bảng 4.10 Tình Hình Lao Động Của Hộ Bằng Lò Gas 36Bảng 4.11 Chi Phí Nguyên Vật Liệu của Hộ Sản Xuất Bằng Lò Củi
(Trung Bình/Tháng) 38
Bảng 4.12 Chỉ Phí Nguyên Liệu Hộ Sản Xuất Bằng Gas (Trung Bình/Tháng) 39Bảng 4.13 Chi Phí Nhiên Liệu Của Hộ Sản Xuất Lò Củi (Trung Bình/Tháng) 39Bảng 4.15 Tổng Chỉ Phí của Hộ Sản Xuất Gốm Theo Kiểu Truyền Thống (Trung
Bình/tháng) 40
Bảng 4.16 Tổng chi phí của hộ sản xuất gốm theo kiểu lò gas (trung binh/thang) 40Bảng 4.17 Doanh thu của hộ sản xuất bằng lò củi(trung bình/tháng) 41Bảng 4.18 Doanh thu của hộ sản xuất bằng lò gas (trung bình/tháng) AlBảng 4.19: Lợi nhuận thu được của hộ sản xuất bằng củi đốt 42Bảng 4.20 Lợi nhuận thu được của hộ sản xuất bằng gas 42Bảng 4.21 Tý lệ vốn vay ngân hàng của các hộ sản xuất bằng lò gas 43
1X
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Gốm Sứ
Hình 4.2 Kênh tiêu thụ san phẩm
Hình 4.3 Sơ Đồ Ma Trận SWOT
Trang
25 44 50
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng Câu Hoi Điều Tra Hộ Sản Xuất Gốm
Phụ lục 2 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 3 Bài Báo “Gốm Men Cổ Bình Dương”:
Trang 12Ở Bình Dương hiện nay khi công nghiệp đang trên đà phát triển nhanh, đã lấn
ap các làng nghề, nghề truyền thống Vì vậy cần phải bảo tồn va phát triển làng nghé,nghề truyền thống gan liền với quá trình phát triển kinh tế, không dé bị mai một trong
quá trình công nghiệp hoá — hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Trong nên kinh tế thị trường, các mặt hàng truyền thống hiện nay với nhữngphương pháp sản xuất thủ công, các mặt hàng làm ra không đủ sức cạnh tranh với các
mặt hàng từ các nước khác gia nhập vào Việt Nam Đặc biệt, khi Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO
Quá trình đô thị hoá nông nghiệp đã làm cho số lao động ở nông thôn bị vôithừa ra Vì vậy cần phải phát triển làng nghề, nghề truyền thống ở khu vực nông thôn
để giải quyết vấn đề trên
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là một vấn đề được những người
phát triển nông thôn quan tâm |
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng nghề gốm sứ truyền thống tại tỉnh Bình Dương và đưa ra nhữngđịnh hướng phát triển ngành nghề, phát triển thị trường trong nước
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
7 Tìm hiểu thực trang cáé làng nghề truyền thống tại tinh Binh Dương
- Tìm hiểu thực trạng các làng nghề gốm sứ tại tinh Bình Duong
Trang 13~ Xác định các khó khăn, thuận lợi trong quá trình tồn tại phát triển của nhữnglàng nghề gốm sứ.
- Đề xuất các giải pháp để bảo tồn phát triển các làng nghề này
- Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định nâng cao cuộc sống của cu dân sinh sốngtrong làng nghề gốm sứ
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:Thị Trấn Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên và Thị Tran
Lái Thiêu huyện Thuận An
Tổng quan về các nguồn lực về kinh tế xã hội Bình Dương
Tình hình phát triền ngành nghề nông thôn và các chính sách có liên quan
trong thời gian qua tại tỉnh Bình Dương
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận và các định nghĩa, khái niệm có liên quan
Các phương pháp nghiên cứu được sứ dụng trong khóa luận
Chương 4: Kết quá nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng chung một số ngành nghé nông thôn của tỉnh Bình Dương
Sơ lược về mẫu điều tra
Thực trạng sản xuất, kỹ thuật và tình hình hoạt động của các hộ sản xuất gốm sứ
Trang 14CHƯƠNG 2 TỎNG QUAN
2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương
2.1.1 Vị trí địa lý — kinh tế
Bình Dương là tỉnh vừa ở vùng Đông Nam Bộ vừa thuộc vùng phát triển kinh
tế trọng điểm phía Nam; tổng điện tích tự nhiên 269.554,79ha, với 7 đơn vị hành chính
là Thị Xã Thủ Dầu Một và 6 huyện (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo
và Dầu Tiếng) Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tinh Bình Phước, phía Tây và TâyBắc giáp tinh Tây Ninh, phía Đông giáp tinh Đồng Nai, phía Nam và Tây Nam giápThành phố Hồ Chí Minh Dân số năm 2003 là 853.800 người, mật độ dân số bình quân
317 người/kmẺ
Thuận lợi: Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, với dân số năm 2003 là 10 triệungười ( chưa kể lượng khách vãng lai hàng năm từ 4 — 5 triệu lượt người/năm) Nênđược đánh giá là thị trường tiêu thụ lớn nhất cả nước mà Bình Dương lại nằm ngaytrong thị trường là hết sức thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá được sảnxuất từ các làng nghề
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam lại có hệ thống giao thôngphát triển tốt nên việc cung cấp nguyên liệu cho Bình Dương phát triển công nghiệp
nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng hết sức thuận lợi; góp phần giảm chỉ phí đầu vào, hạn chế hư hao nguyên liệu (nông sản), tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, giúp cho hành hoá sản xuất tại Bình Dương tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Trong mấy năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả
nước nên có cơ hội khá tốt trong việc mở rộng liên kết và hỗ trợ trong sản xuất, tư van
kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học và công nghệ; nhất là nhữngsản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao
Bình Dương nói riêng, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ nói chung (đặc biệt là
Thành Phố Hồ Chí Minh) là những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nên khả
Trang 15năng huy động vốn từ nhiều nguồn cho phát triển ngành nghề nông thôn cũng là một
điều kiện hết sức thuận lợi do vị trí địa lý — kinh tế mang lại
Vị trí địa lý — kinh tế của Bình Dương rất thuận lợi cho ngành du lịch dịch vụ
phát triển; đây cũng là cơ hội để các ngành thủ công mỹ nghệ mở rộng quy mô sản
xuắt, phục vụ nhu cầu càng ngày tăng của khách du lịch
Năm gần đô thị lớn và các thành phố công nghiệp nên Bình Dương có thể tận
dụng những cơ sở hạ tầng hiện đại sẵn có như sân bay, bến cảng, bưu chính viễn
thông, bãi điện, cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.
Khó khăn
Ngoài những thuận lợi nêu trên, vị trí địa lý của Bình Dương cũng mang lại
không ít những khó khăn trở ngại đó là:
Giá thuê mướn cho công nhân lao động, giá thuê hoặc sang nhượng đất tăngcao làm cho giá thành sản phẩm nói chung tăng cao, giảm sức cạnh tranh của sản
phẩm hàng hoá sản xuất tại Bình Dương trên thị trường |
Ở gần các đô thị lớn, công nghiệp phát triển mạnh nên các san phẩm ngànhnghề nông thôn chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại sản xuất bằng
phương pháp công nghiệp.
Do gần khu vực công nghiệp và đô thị, yêu cầu về bảo đảm môi trường rất khắc
khe nên các cơ sở sản xuất bằng công nghệ lạc hậu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệmôi trường buộc phải di đời hoặc ngưng sản xuất
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a Khí hậu thời tiết
Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo — gió mùa, nhiệt độtrung bình 25,0°C — 27,0°C, tổng tích ôn lớn: 9,468°C — 9,684°C/năm, số giờ nắng theo
hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài 158 — 179 ngày và chiếm trên 84% lượng mưa cả
năm; mùa khô từ 131 — 155 ngày chiếm 12 — 15% lượng mưa cả năm; độ 4m không
Trang 167,08% DTTN), nhóm đất xáo trộn: 2.323ha (chiếm 0,86% DTTN) và nhóm đất xói
mòn trên sỏi đá 77ha chiếm 0,03% DTTN.
c Tài nguyên khoáng sản
Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng: nhất là khoángsản phi kim loại có nguồn gốc magma trầm tích và phong hoá đặc thù Đây là nguồncung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp truyền thống và là thế mạnh của tỉnh làgốm sứ, gạch ngói Binh Dương có 82 vùng mỏ lớn nhỏ của 9 loại khoáng sản là: sét,
kaolin, đá phun trào andezit, đá tuf daxit, đá granit cát xây dựng, sỏi cudi va than bùn.
Địa bàn phân bố thực trạng khai thác và trữ lượng tiềm năng của một số loại khoángsản chủ yếu như sau:
Sét là khoáng sản quan trọng ở Bình Dương có thé khai thác dé phát triển ngànhnghề nông thôn: trữ lượng có khả năng khai thác: 157 triệu mỉ (trữ lượng triển vọnghơn 1 tỷ m’) cho phép dự tính công suất tiềm năng khai thác các mỏ sét có thé đạt đến
3 triệu m/năm Chất lượng sét ở Bình Dương thuộc loại tết; ngoài tác dụng để sanxuất các loại gạch ngói thông thường, sét ở Bình Dương còn có thể dùng để sản xuấtnhững sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn như gốm sứ, gạch trang trí, gạch lát, làmphối liệu cho gốm sứ, làm phụ gia cho bột màu và các ngành khác
Kaolin: Trữ lượng có khả năng khai thác là 40 triệu tấn (trữ lượng tiềm năngkhoảng 320 triệu tấn) Trong số 23 mỏ kaolin đã đăng ký, hiện có 15 mỏ đã và đang
được khai thác để cung cấp nguyên liệu chính cho các cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bình Dương và các tỉnh lân cận Kaolin được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nhiều
ngành công nghiệp khác nhau như gốm sứ, công nghiệp sơn, công nghiệp màu, côngnghiệp mỹ phẩm
Các loại đá xây dựng: phân bố chủ yếu ở huyện Dĩ An sản lượng dự kiến khai
thác hàng năm khoảng 700 ngàn - 1 triệu mỶ, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng của tỉnh và một phần bán ra các tỉnh khác.
Cát xây dựng: chủ yếu phân bố ở các lòng sông Đồng Nai sông Sài Gòn, và
sông Thị Tính; trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu tấn Tuy nhiên, sản lương khai
thác sẽ không thể gia tăng nhiều bởi nếu khai thác quá mức sẽ làm sạt lở bờ sông, lòng
sông mất trạng thái cân bằng; mặt khác, từ khi có đập Trị An và Dầu Tiếng nguồn cát ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn không được bé sung nên đã và đang dan cạn kiệt.
Trang 17.Đá phún (sỏi đỏ): Do đặc điểm địa hình và cấu tao địa chất nên nguồn đá phún
được phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh; đây là nguồn nguyên liệu quan trọng
trong phát triển giao thông nông thôn và giao thông nội đồng
Than bùn: phân bố rải rác ở các vùng bán lay thụt như Tân Uyên, Bến Cát,
các mỏ này thường có quy mô nhỏ; một vài nơi, nông dân khai thác tận dụng làm phân
bón song số lượng không đáng kể Mỏ than bùn có quy mô lớn nhất là ở Tân Uyên
diện tích: 85ha, trữ lượng khoảng: 1 triệu tấn hiện chưa được khai thác
Các loại khoáng san kim loại khác được phát hiện ở một vài nơi nhưng chỉ là
dấu hiệu, ít có khả năng đưa vào khai thác Hiện nay công tác điều tra đối với loại tài
nguyên khoáng sản này chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm, phát hiện, chưa đủ cơ sở để
xây dựng quy hoạch khai thác.
Trong những năm qua, công tác thăm dò; khai thác khoáng sản hầu như chỉ tập
trung chủ yếu ở khu vực phía nam của tỉnh, các huyện phía bắc ít được chú ý hơn; nênnhìn trên bản đồ khoáng sản tỉnh Bình Dương có vẻ như hầu hết các vùng mỏ chỉ tập
trung ở các huyện phía nam Song, với câu trúc địa chất tương tự như cấu trúc địa chất
Ở phía nam cho thấy, khu vực phía bắc tỉnh cũng có nhiều triển vọng cho hoạt động
khai thác khoáng sản, nhất là đối với sét và kaolin Hy vọng, cùng với chương trình điđời công nghiệp gốm sứ, gạch ngói, ngành địa chất Bình Dương sẽ tìm ra ngày càngnhiều những mỏ khoáng sản phục vụ tốt ngành công nghiệp này phát triển mạnh
d.Tài nguyên nước
Tổng nguồn nước mặt ở 3 sông chính (Sông Bé, Sông Sài Gòn, Sông ĐồngNai) và hệ thống sông suối, hề đập của Binh Dương là khá lớn Song phân bố khôngđều nên khả năng khai thác phục vụ sản xuất và đời sống còn nhiều hạn chế Trữ lượngnước ngầm ở Bình Dương được đánh giá ở mức từ trung bình đến nghèo, và phân
thành 3 khu vực chứa nước như sau:
Khu vực giàu nước ngầm: phân bố ở các xã ven sông Sài Gòn thuộc huyện Dầu
Trang 18e Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở Bình Dương khá phong phú và
đa dạng: có thé chia ra các loại như sau:
Lâm san:
Tổng diện tích rừng ờ Bình Dương tính đến cuối năm 2003 còn 18.456ha Hệ
thực vật tự nhiên ở Bình Dương trước đây khá phong phú; song, hiện nay diện tích
rừng bị thu hẹp, đã làm giảm đáng ké số lượng loài động thực vật; nhất là các loài quýhiếm Do đó, nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành mộc dân dụng, thủ công mỹnghệ, đan lát, đũa tre, tăm, nhan, bị giảm đáng kể Đây là việc khó khăn trong việckhôi phục một số làng nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới Hiện nay, các
cơ sở chế biến gỗ lớn trong tỉnh đều phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Nong san:
Theo số liệu thống kê, sản lương các loại nông sản ở Bình Dương đến năm
2003 gồm: cao su: 91.830 tấn, lúa 67.512 tấn, trái cây các loại 35.028 tấn, hạt điều4.638 tan, hồ tiêu 1.240 tắn, rau các loại 103.722 tan, đậu các loại là 1.742 tấn, thịt hoi các loại là 55.887 tấn, trứng gia cầm là 35,254 triệu quả, sữa bò là 6.343 tấn, tôm cácác loại là 537 tấn Ngoài ra còn khá nhiều các loại sản phẩm phụ của ngành trồng trọt
va chăn nuôi như rơm ra, mat cưa, da, xương trau bò.
Đây là nguồn nguyên liệu khá lớn và én định cho phát triển các ngành nghề chế
biến bảo quản nông lâm thuỷ sản ở nông thôn
2.1.3.Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành nghề
a Hiện trạng giao thông
Giao thông đường bộ
Tính đến cuối nam 2003, hệ thống giao thông đường bộ toàn tinh có 3.730tuyến đường với tổng chiều dài 5209,3km; trong đó:
Quốc lộ: Tổng chiều dài trong phạm vi là 68,85km gồm 3 tuyến: quốc lộ 13,quốc lộ IK và quốc lộ 1A
Duong do tỉnh quan lý: có 10 tuyến: DT741, DT742, DT743, DT744, DT745,ĐT746, ĐT747, P1751, DT30, với tổng chiều dai 457,12km; trong đó, đường nhựa
chiếm 57,3%
Đường bộ do huyện quản lý: Bao có 231 tuyến, tổng chiều đài 651,14km; hiện
trạng đường nhựa chiếm khoảng 30%
Trang 19Đường xã, phường và đườmg nội bộ: Có 3.486 tuyến, tong chiều đài khoảng
2576,35 km; ngoài trừ các tuyến ngoại 6 thị xã, thị tran được trải nhựa hoặc sỏi đỏ; sốcòn lại chủ yếu là đường đất; mặt đường rộng trung bình 2,5 — 3,0 m, đi lại rất khó
khăn; đặc biệt trong mùa mưa.
Ngoài ra còn có hệ thống đường chuyên dụng 1455,88 km
Giao thông đường thuỷ
Hiện tại, nhân dân tỉnh Bình Dương vẫn tận dụng 2 con sông Sài Gòn Đồng Nai
để vận chuyển vật tư, nông sản và vận chuyển hành khách; các sông suối khác như
Sông Bé, Thị Tinh, ấn lòng sông hẹp, độ đốc lớn nên không tận dụng làm đường
giao thông được; Trong tương lai, khi nạo vét sông Thị Tính để xây dựng khu nôngnghiệp sinh thái phục vụ phát triển ngành dịch vụ du lịch, có thể sử dụng lòng sônglàm tuyến giao thông trước hết phục vụ khách du lịch dạo chơi sông nước; sau đó làvận chuyến vật tư hàng hoá với tải trọng nhỏ
Giao thông đường sắt
Tuyến đường sắt quốc gia chạy qua huyện Dĩ An 8 km, trong đoạn nay có 2 ga:Sóng Thần và Dĩ An; hiện tại chỉ là 2 ga xép Theo quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An
— Lộc Ninh sẽ được phục hồi trong dự án đường sắt xuyên A; hai ga này sẽ được mở
rộng: đặc biệt là ga Sóng Thần sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hoá quan trọng nhất
phía Nam |
Tóm lại: Trong mấy năm gần đây, hệ thống giao thông ở Bình Dương phát triểnkhá mạnh; đặc biệt các tuyến đường do tỉnh và huyện quản lý nên điều kiện đi lại vàvận chuyển hang hoá của nhân dan trong vùng dược cải thiện đáng kể Tuy nhiên, hệthống giao thông nội đồng vẫn còn thiếu và chất lượng rất kém, chưa đáp ứng đượcnhu cầu lưu thông vật tư và nông sản cho người sản xuất Với quan điểm “Đường điđến đâu, vốn đi tới đó , muốn cho nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêngphát triển, Bình Dương cần đồng thời thực hiện các dự án giao thông, giao thông nông
thôn và giao thông nội đồng.
b Điện
Theo thống kê đến nay, 100% số xã phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có
điện từ nguồn điện lưới quốc gia; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện trong toàn tỉnh là
94.3% Trong mấy năm gan đây, ngành điện lực Binh Dương đã có rất nhiều cố gắng
Trang 20trong việc cải tạo lưới và nâng cấp hệ thống điện nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử
dụng điện ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, do đặc điểm phân bế dân cư, hạn chế về nguồn vốn và cả nguồn điện nên chất lương điện ở nông thôn ở một số nơi hiện tại còn rất kém do thiếu trạm biến áp đủ công suất, khoảng cách từ trạm đến phụ tải quá xa, đây dẫn không đủ tiết diện gây tình trạng sụt áp; đặc biệt trong giờ cao điểm, ảnh
hưởng nhiều đến độ bền của phụ tải; phải chăng đây là một trong những nguyên nhân
làm cho điện nông thôn chưa phục vụ nhiều cho sản xuất (chỉ khoảng 15% sản lượng điện dùng cho các trạm bơm điện, trang trại chăn nuôi hoặc các cơ sở xay xát, tiểu thủ công nghiệp khác) mà chủ yếu (khoảng 85%) sản lượng điện phục vụ sinh hoạt; để
chuyển dich co câu sử dụng điện ở nông thôn, tăng tỷ lệ điện phục vụ sản xuất lên 30 —
40 %, ngành điện lực cần có kế hoạch tiếp tục cải tạo mạng lưới điện
c Thông tin liên lạc
100% số xã đã có đường dây và được sử dụng điện thoại Tính đến cuối năm
2003, toàn tỉnh có 135.483 máy điện thoại; ty lệ hộ dân sử dung máy điện thoại là
16máy/100 dân; trong đó lớn nhất là Thị Xã Thủ Dầu Một 41,20 máy/100 dân, kế đến
là các huyện: Dĩ An 11,40 máy/100 dân, Thuận An 10 máy/100 dân, Bến Cát 8,70 máy/100 dan, Tân Uyên 4,60 máy/100 dân, Dầu Tiếng 4,40 máy/100 dân và thấp nhất
là huyện Phú Giáo 4,30 máy/100 dân Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triểnsản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, với các huyện vùng sâu, vùng
xa như Dau Tiếng, Phú Giáo cần đầu tư thêm dé nâng số máy bình quân trên 100 dan
lên khoảng 8 — 10 máy.
2.1.4 Các nguồn lực về kinh tế - xã hội có liên quan đến phát triển ngành nghề
nông thôn ở Bình Dương
a Đánh giá khái quát về kinh tế Bình Dương (1996 — 2003)
Theo số liệu thống kê, các năm 1996 — 2003, kinh tế Bình Dương phát triển một
cách liên tục và toàn diện với tốc độ cao, bình quân 14,6%/năm; đặc biệt từ năm 2000
đến năm 2003 tốc độ tăng GDP bình quân 15,2%/năm; riêng năm 2003 đạt kỷ lục là15,3% So với năm 2002, giá tri sản xuất ngành công nghiệp tăng 36,1%, ngành dịch
vụ tăng 15% và ngành nông nghiệp tăng 6,5% Các chỉ tiêu kinh tế khác như: kim
ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 1,418 tỷ USD; tăng 36,78% so với năm 2002; thu ngân
sách tăng 33,6%/năm và GDP bình quân đầu người đạt 11,58 triệu đồng/người, tăng
Trang 2111,58% so với năm 2002, chứng tỏ, chủ trương kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phầnkinh tế trong và ngoài nước của tỉnh Bình Dương là hoàn toàn đúng đắn.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng côngnghiệp và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Năm 1996, tỷ trọng ngành công nghiệp là
45,41%, năm 2003 tăng lên 62%, tương ứng ngành nông nghiệp tỷ trọng giảm từ
26,25% xuống còn 12% Năm 2003 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp-xây dựng
62%, Dịch vụ 26%, Nông nghiệp 12%; là tỉnh có tỷ trọng công nghiệp lớn nhất trong
64 tỉnh thành cả nước
Các thành phan kinh tế ở Bình Dương hình thành phát triển khá đa dang; baogồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở liên đoanh liên kết,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã, chủ trang trại các nông hộ,đang tích cực đầu tư vào Bình Dương và sản xuất kinh đoanh có hiệu quả
Những năm gần đây thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng khá; đến
năm 1997 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh chi đạt 816,9 ty đồng, thì đến năm 2003
đã đạt đến con số 2.747,8 tỷ đồng (tăng 1930,9 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân18,92%/năm Trong đó, các nguồn thu đáng kể là thu từ kinh tế nhà nước, thu từ thuếtiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, thu từ thuế nhập khẩu và thu từ khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đây được xem là một nguồn lực kinh tế hết sức
quan trọng để đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp
nói riêng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.418,6 triệu USD; tăng 36,78% so
với năm 2002 Trong đó, khu vực nhà nước 101 triệu USD (chiếm 7,12%), khu vực
ngoài quốc doanh 433,4 triệu USD (chiếm 30,55%) và khu vực có vốn đầu tư nướcngoài 884,2 triệu USD (chiếm 62,33%)
Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đang có sự chuyến dịch mạnh mẽ từ nông lâmthuỷ sản sang hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; trong đó các mặt hàng thuộcngành nghề nông thôn như gốm sứ, sơn mài, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cầu hang xuất khẩu
10
Trang 22b Nguồn nhân lực, mức sống dân cư và khá năng thu hút vốn đầu tư
Đánh giá nguồn nhân lực
Dân số: Theo số liệu thống kê dân số trung bình nặm 2003 của tỉnh Bình
Dương là: 853.800 người; các huyện phía Nam được xem là nơi có mật độ dân số cao
nhất; Thị Xã Thủ Dầu Một: 1.763 người/km”, Thuận An: 1.632 người/km”, Dĩ An:
1.985 người/km” Các huyện phía bắc có dân cư thưa hon; Tân Uyên: 207 người/km”,Bến Cát 119 người/km”, Phú Giáo 120 người/km” và Dầu Tiếng 129 người/kmỶ
Dân số phân bố ở thành thị 268.500 người (chiếm 31%) và đân số nông thôn
khoảng 585.300 người (chiếm 69 %) Là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hoá
cao; tính từ năm 1996 đến nay, dân cư đô thị ở Bình Duong tăng bình quân 11%/năm
Một đặc điểm nữa của dân số Bình Dương là do làng sóng người nhập cư đến
Bình Dương ngày càng đông nên tốc độ tăng dân số hàng năm ở mức rất cao (bìnhquân 4,44%/năm); đặc biệt là 2 huyện Thuận An và Dĩ An có tốc độ tăng dân số từ 9 —10%/năm Đây là một áp lực lớn đối với tinh Bình Dương vẻ vấn dé xây đựng cơ sở hạ
tầng, giải quyết việc làm và trật tự an toàn xã hội; đồng thời cũng là cơ hôi mở rộng thi
trường, đặc biệt là thị trường nông — lâm — thuỷ sản |
Lao động: lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2003 là
495.100 người; trong đó lao động nông nghiệp chiếm 30;33% tổng lao động xã hội
(150.210 người) Trong khi lao động xã hội toàn tỉnh tăng với tốc độ cao (bình quân
9,/71%/năm) thì lao động nông nghiệp giảm với tốc độ khá nhanh ( bình quân
-2,60%/năm); các huyện có tốc độ giảm lao động trong nông nghiệp nhanh nhất là Dĩ
An 12,03%/năm), Thuận An 7,90%/năm), Thị Xã 7.40%/năm), Bến Cát
(-5,61%/nam) và Tân Uyên (-3,72%/nam).
Đây thực sự là một thách thức lớn cho sản xuất nông — lâm — ngư nghiệp bởilực lượng trẻ, khoẻ có trình độ đã và chuyển sang lao động công nghiệp và dịch vụ
Ngành nông nghiệp tính Bình Dương nên xem đây là một trong những động lực lớn
thúc đây quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với xu thế theohướng tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm nhẹ lao động trong nông
nghiệp.
Trang 23Hàng năm nguồn lao động của Bình Dương được bổ sung khoảng 20000 người
đến tuổi lao động và khoảng 300 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; trong
đó có hơn 60 % sinh sống ở khu vực nông thôn
Về chất lượng lao động nông thôn: Bình Dương được đánh giá là khá hơn sovới mức trung bình của Đông Nam Bộ Theo số liệu thong kê về lao động — việc làmcho thấy ty lệ lao động ở khu vực nông thôn được đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm
29.91% lao động ở khu vực nông thôn (bình quân toàn vùng Đông Nam Bộ là 16% ); trong đó lao động được đào tạo có bằng cấp từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 8,41%
(bình quân toàn vùng Đông Nam Bộ là 7,22%) Tuy nhiên, xét trong tương lai lựclượng lao động ở nông thôn đang bị già hoá, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ và
thích ứng với cơ chế thị trường sẽ có nhiều hạn chế Riêng trong các ngành gốm sứ,
sơn mài, điêu khắc, Bình Dương có đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề
khá đông đảo Đây được xem là lợi thế của Bình Dương trong phát triển ngành nghề
nông thôn.
Đánh giá mức sống dân cư và khá năng huy động vốn
Tổng nguồn thu 75,174 triệu đồng/hộ/năm; trong đó, thu từ sản xuất 64,285
triệu đồng/hộ/năm, thu từ sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp: 43,554 triệu đồng/năm, thu
từ dịch vụ: 12,957 triệu đồng/năm và thu từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp 7,774 triệuđồng/hộ/năm, các nguồn thu khác: 10,889 triệu đồng/năm
Các khoảng chỉ: 65,075 triệu đồng/hộ/năm bao gồm: Chi phi cho sản xuất
39,982 triệu đồng/hộ/năm; trong đó chi cho san xuất nông-lâm-ngư nghiệp 24,693
triệu đồng/hộ/năm; chỉ cho dịch vụ 94,59 triệu đồng/hộ/ năm và chỉ cho sản xuất tiểuthủ công nghiệp 5,831 triệu đồng/hộ/năm Chi cho sinh hoạt và tiêu ding là 25,093triệu đồng/hộ/năm
Sau khi cân đối các khoảng thu chi, số dư tích luỹ còn 10,099 triệu
đồng/hộ/năm Nếu tính chung cho toàn tỉnh, số dư tích luỹ hàng năm khoảng 796 tỷ
đồng/năm
Đây là một lượng tiền không nhỏ; nếu có kế hoạch huy động vốn trong dân mộtcách hợp lý sẽ là một nguồn vốn lớn cho phát triển ngành nghé nông thôn
12
Trang 242.2 Đánh giá tình hình phát triển ngành nghề nông thôn và thực hiện các chính
sách trong thòi gian qua tại tỉnh Bình Dương
2.2.1 Tình hình phát triển ngành nghề nông thôn
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tếtrọng điểm phía nam, vị trí địa lý có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh quan trọng
Với cơ cấu kinh tế được xác định là: Công nghiệp — dịch vụ - nông nghiệp và năm
2005 đạt tỷ lệ tương ứng là 63,8% - 28,2% - 8% (năm 2000 là 58,1% - 25,2% - 16,7%)
trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng 3,4 lần so với năm
2000 Với mức tăng trưởng này Bình Dương là địa phương có mức tăng trưởng khá
nhất so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước và cả các tỉnh thành vùngkinh tế trọng điểm phía nam
Trong chính sách mở cửa Bình Dương luôn mời gọi các nhà đầu tư trong vàngoài nước dé phát triển kinh tế và mở mang các ngành nghề mới nhưng vẫn chú trọngđến việc duy trì và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn như:gốm sứ, sơn mài, tiệm chạm, chế biến nông lâm sản, chế biến thức ăn gia súc Nhiều
năm qua các ngành nghề này đã có những đóng góp đáng ké trong giá tri sản xuất công
nghiệp của tỉnh, góp phần xóa đói giảm nghẻo, tạo việc làm cho người lao động tại địa
phương Đặc biệt từ khi có quyết định 132/2000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ vềmột số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, lĩnh vực côngnghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển
2.2.2 Đánh giá thực trạng một số ngành nghề nông thôn như sau:
Nghề gốm sứ - vật liệu xây dựng
Tính đến cuối năm 2005 tỉnh Bình Dương có 838 cơ sở và hộ sản xuất gốm sứ,
vật liệu xây dựng tăng 54% so với năm 2000.
Tổng giá trị sản xuất gốm sứ năm 2005 đạt 4.101.876 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so
với năm 2000, với các mặt hàng như sứ cách điện,hàng mỹ nghệ, chậu, bình bong,
giải quyết việc lam cho trên 34.000 lao động
Từ năm 2000 với các chính sách khuyến khích theo quyết định TTg của Thú tướng chính phủ và xu thế hội nhập AFTA Một số cơ sở đã mạnh đạn
132/2000/QD-đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển sang sản xuất mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu
và hàng sứ thay thế hàng nhập khẩu nên đã đạt hiệu quả cao trong hoạt đông sản xuất
Trang 25kinh doanh như Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty TNHH Minh Long 2, Hiệp Ky,
Cường Phát, DNTN Nam Việt.
Đối với một số cơ sở nhỏ, không đủ điều kiện để đổi mới công nghệ thì hoạtđộng cầm chừng hoặc tự giải thể
Nghề sơn mài, điêu khắc
Toàn tỉnh có 497 cơ sở tăng 27% so với năm 2000, trong đó 203 cơ sở sản xuấtsơn mài Sản phẩm son mài Binh Dương đã nỗi tiếng thế giới từ những năm trước giảiphóng Riêng năm 2005, 82.003 các cơ sở sản xuất đã xuất khâu sản phẩm sơn mài,
giá trị xuất khẩu 19,088 triệu USD, với các mặt hàng như tranh sơn mai, bản, ghế, tủ,
tượng các loại, đã giải quyết được việc làm cho trên 7000 lao động nông thôn.
Từ năm 2000 trở lại đây một số cơ sở đã ổn định và phát triển do biết cách quản
lý lao động và điều cơ bản nhất là đã coi trọng chất luợng sản phẩm tạo được uy tín
trên thị trường nên việc sản xuất kinh doanh vẫn mang lại hiệu quả như DNTN sơnmài Định Hoà, DNTN sơn mài Đồng Tâm, DNTN sơn mài Hùng Hương, Nhìnchung nghề son mài đang dan dan phục hồi lại thị trường và uy tín đối với khách hàng
Ngoài các ngành nghè truyền thống kế trên ở Bình Dương những năm gan đâycòn phát triển một số ngành nghề như: chế biến thức ăn gia súc,chế biến bánh tráng,đan lát, mộc gia dụng, Tính đến cuối năm 2005 toàn Tỉnh có 2.257 cơ sở ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp (trong đó chế biến nông lâm thuỷ sản là 1.283 cơ sở) thu hútkhoảng 15.938 lao động, các ngành nghề này đã góp phan giải quyết công ăn việc làm,
` tăng thu nhập cho ngugdi lao động ở nông thôn Đã góp phần xoá đói giảm nghèo,thay đối cơ cấu kinh tế của tỉnh và nông thôn Bình Dương ngày một phát triển
2.2.3 Tình hình thực hiện chính sách phát triển ngành nghề nông thôn
Về chủ trương: Nhận thức được tầm quan trọng của ngành nghề nông thôn làgiải quyết công ăn việc làm tăng thu nhaập cho người lao động ở nông thôn góp phanxoá đói giảm nghèo từng bước thay đổi cơ cấu kính tế của tinh và nông thôn BìnhDương ngày một phát triển Tỉnh uỷ đã đưa vào Nghị quyết Tỉnh Đảng Bộ Bình
Dương nhiệm kỳ 2001 — 2005 là:
Ưu tiên phát triển ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm, khuyến khíchphát triển các cụm công nghiệp với quy mô vừav và nhỏ gắn với vúng nguyên liệu;đưa công nghiệp khai thác chế bién khoán sản, sản xuất vật liiệu xây đựng lên vùng
14
Trang 26nguyên liệu phía bắc ;di đời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói ra vung dân cư tậptrung, khu đô thị, du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ duy trì và phát triển các làng nghề, ngành truyền thống của địa phương.Đến tháng 7 /2006 Chính Phú ban hành nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triểnngành nghề nông thôn, SNN & PTNT đang tiếp tục triển khai theo nội dung chính
sách ban hành.
Về các chính sách đã thực hiện được
Chính sách đất đai: thục hiện theo guy định tại điều 3 Quyết định
132/2000/QD-TTg ngoài ra cón ban hành chính sách ưu đãi cho di đời các cơ sở sản
xuất gốm sứ gạch ngói ra khỏi khu dan cư như sau (Theo quyết định 155/2001/QD-CT
ngày 25/07/2001 của chủ tịch UBND tỉnh)
Được sang nhượng quyền sử dụng đất ở địa điểm đang sản xuất kinh doanh đểthu hồi vốn thực hiện di dời
Chính sách về nguyên liệu phục vụ sản xuất
Tiến hành quy hoạch và cấp 61 giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản chocác cơ sở sản xuất gốm sử, vật liệu xây dựng theo yêu cầu
Đối với các cơ sở chế biến nông sản: Tiến hành quy hoạch 7 vùng sản xuấtnguyên liệu phục vụ chế biến như: Cao su, Điều, mía, Sữa bò, heo gà, trái cây các loại,
đã triển khai quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và tổ chức các cuộc hội thảo nhằm gắn
kết giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ chế biến
Chính sách về thông tin thị trường
Thành lập Trung tâm xúc tiễn thương mại (Thuộc Sở Thương mại — Du lich) để
tạo điều kiện cung cấp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn thông tin về thị trường giá
cả, quy cách và tiêu chuẩn sản phẩm theo yêu cầu thị trường trong và ngoài nước
Hỗ trợ chi phí cho các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các đợt hội chợ,triển lãm, hội thảo giới thiệu sản phẩm trong nước
Đưa thông tin thương mại về thị trường, giá cả sản phẩm lên trên trang web củaTỉnh để các doanh nghiệp tham khảo và định hướng sản xuất
Hỗ trợ cho các cơ sở trong việc thành lập Hiệp hội Sơn mài Tỉnh Bình Dương
Trang 27- Ngoài ra, các chính sách khác như: Chính sách đầu tư tín dụng, thuế, khoa học
công nghệ, địa phương áp dụng theo đúng các văn bản chính sách hiện hành
Đánh giá chung: Theo các chính sách quy định tại quyết định TTg và Nghị định số 166/2006 /NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn đã tạođiều kiện cho địa phương và các cơ sở tháo gỡ các khó khăn vướng mắc kịp thời
132/2000/QD-Một số khó khăn tồn tại
Khó khăn nhất của các cơ sở thuộc ngành nghề sơn mải là lao động, việc tuyển
dụng lao động khó khăn và có xu hướng giảm sút nhất là lao động ở tại địa phương vìhiện nay ngành nghề không còn hấp dẫn đối với lớp trẻ Các doanh nghiệp phải thuê
lao động ở địa phương khác đến do đó không ổn định Đề nghị có sự hỗ trợ của nhà
nước về đào tạo nghề trong lĩnh vực này
Công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm đầu tư đúng mức Sự hiểubiết về thị trường nước ngoài còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động trongviệc tìm kiếm khách hang và sự hỗ trợ của nhà nước về tìm thị trường còn ít, các chính
sách hỗ trợ đã có nhưng việc triển khai và hướng dẫn cho các đơn vị để biết và lập thủ
tục nhận kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời
Đối với Bình Dương sự phát triển ngành nghề nông thôn kết hợp với việc đầu
tư phát triển công nghiệp vào địa bàn nông thôn đã đây mạnh chuyển địch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động nông thôn, đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất,địch vụ ngành nghề tại địa bàn nông thôn Tuy nhiên việc quản lý hoạt động của các
đơn vị này còn chưa được phân định 16 giữa ngành nông nghiệp va ngành công
nghiệp.
16
Trang 28Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm đân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Nghề truyền thống: là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sảnphẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc cónguy cơ bị mai một, thất truyền
Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời :
Làng nghề mới: Là những làng nghề được hính thành đo phát triển từ các làngnghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới
3.1.2 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
a Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản chat văn hoá dan tộc
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghé.
b Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông
thôn.
Trang 29- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghịcông nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước
c Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề vá có ít nhất một nghề
truyền thống theo qui định tại thông tư này
Đối với những làng chưa đạt 2 tiêu chuẩn đầu của tiêu chí công nhận làng nghề được nêu ở phan b nhưng có ít nhất một làng nghề truyền thống được công nhận theo
quy định của thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
xác lập từ trước Các cuộc phỏng vấn được phân loại theo mức độ linh hoạt thành:
không có cấu trúc và có cấu trúc.
Quan sat
Quan sát là cách nhìn và lắng nghe có lựa chọn, có hệ thống và có mục đích về một tương tác hoặc một hiện tượng nào đó Có 2 loại quan sát là: quan sát có chu thể
tham gia và quan sát không có chủ thê tham gia
3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu những người am hiểu
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu là một phương pháp hỗ trợ cho nghiên cứu,
thường được sử dụng để giải thích nguyên nhân của các vấn đề trong cộng đồng hay nhằm tìm hiểu những vấn đề mà các phương pháp khác không thực hiện được hay không chuẩn bị trước Nội dung và đối tương phỏng vấn tuỳ thuộc vào vấn đề nghiến
cứu.
18
Trang 303.3.Công cụ và các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiện qua kinh tế
3.3.1.Các chỉ tiêu kinh tế
Thu nhập = doanh thu — CP vật chất mua — CP lao động thuê
Trong đó: doanh thu là toàn bộ giá trị tổng sản lương thu được trong quá trìnhsản xuất
Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) = Sản lượng * đơn giá
CP lao động thuê là phần thuê nhân công được tính bằng tiền
CP vật chất mua là khoảng tiền mà hộ sản xuất bỏ ra dé mua các yếu té vật chất
đâu vào phục vụ cho quá trình sản xuât.
CP lao động nhà là phần công gia đình được tính bằng tiền
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chỉ phí sản xuất:
TI = Lợi nhuận / Tổng chi phí sản xuất
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho ta biết cứ một đống chí phí bỏ ra thì thu đựoc baonhiêu đồng lợi nhuận
3.3.2 Công cụ phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strenghts): Thể hiện những gì cộng đồng có sẵn mà họ có thể dựavào đó dé thúc đây sự phát triển của cộng đồng
_Biểm yếu (Weaknesses): Là những gì cộng đồng không có, còn thiếu hoặc còn
thiếu mà những yếu tố đó can trở sự phát triển của cộng đồng (ít đất canh tác, thiếuvốn, kỹ thuật thấp, )
Cơ hội (Oportunitise): Thể hiện những tác động tích cực từ bên ngoài vào cộngđồng gồm chính sách, chuơng trình hỗ trợ về vốn hay kỹ thuật
Hạn chế (Threats): là những tác động tích cực từ bên ngoài vào cộng đồng haynhững hỗ trợ bên ngoài còn thiếu so với các cộng đồng khác Những trợ ngại đó có thể
là thiên tai, chính sách chuyên đối sản xuất mà cộng đồng không mong muốn
Trang 31Quá trình thiết lập bao gồm các bước sau:
Bước 1: Liệt cơ các cơ hội bên ngoài của một cộng đồng
Bước 2: Liệt kê các mối đe doa bên ngoài một cộng đồng.
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong cộng đồng
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong cộng đồng
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quavào ô chiến lược ST
Bước 6: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghỉ kết qua vào
ô chiến lược SO vào ô thích hợp
Bước 7: Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi vào 6chiến lược WO
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài và ghi kếtquả vào ô chiến lược WT
Tóm lại: công cụ phân tích SWOT giúp người ta lựa chọn chiến lược, chọn cácbiện pháp chiến lược khả thi, chứ không thể chọn lựa hay lựa chọn chiến lược nào tốt
nhật.
20
Trang 32CHƯƠNG 4
KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng chung một số ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình
Dương
4.1.1 Nghề chế biến nông lâm sản
_ Sản xuất bánh tráng
Toàn tỉnh có 770 cơ sở và hộ sản xuất, tập trung ở huyện Thuận An (14 cơ sở),
huyện Bến Cát 479 cơ sở và huyện Dầu Tiếng 277 cơ sở sản xuất theo phương thức thủ công, sản phẩm được tiêu thụ trong tỉnh và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, thu
hút trên 8000 lao động, lực lượng này chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em, học sinh,
nông dân.
Với 02 làng nghề là: Làng bánh tráng Phú An (Xã Phú An — Bến Cát) và làng bánh tráng Thanh An (Xã Thanh An — Dầu Tiếng) vẫn còn duy trì sản xuất.
4.1.2 Nghề sản xuất đồ gô, mây tre đan, gô mỹ nghệ, dệt may, cơ khí
Nghề sản xuất guốc, đóng tú, bàn ghế, cưa xẻ, bao bì
Toàn tỉnh có 142 cơ sở, hộ sản xuất Trong đó huyện Dĩ An 43 cơ sở, Thuận An
27 cơ sở, Bến Cát 21 cơ sở, Dầu Tiếng 26 cơ sở, Phú Giáo 25 cơ sở, công nghệ sảnxuất đơn giản, bán tự động thủ công là chính
_Với các làng nghề còn duy trì sản xuất tại Phường Phú Thọ, Chánh Nghĩa (Thị
Xã Thủ Dầu Một) 25 cơ so, An Thạnh (Thuận An) 36 cơ sở |
Nghề mây tre đan
Đang được củng cố và phát triển, nghề này đã hình thành nên ngành nghề truyền thống ở huyện Tân Uyên, huyện Dĩ An, huyện Bến Cát.
Hiện nay nhóm nghề này đang tạo nguồn thu nhập khá ổn định cho nhiều hộ
nông dân ở huyện Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh
` r 2 ^ a 2 A ^ £ * x l A oe 7^* 1A x 8
‘va các tỉnh lân cận (sản phẩm gôm các loại sot, cân xé, rõ ra) Với lang nghê còn duy
Trang 33trì sản xuất tại xã Lạc An huyện Tân Uyên Trong tương lai gần sẽ tiếp cận và tổ chứcsản xuất một số mặt hàng xuất khẩu và liên đoanh, liên kết với những cơ sở, làng nghềthuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghề đệt may
Hiện có 133 cơ sở, hộ sản xuất tập trung ở huyện Dĩ An 130 cơ sở, huyện Bến
Cát 03 cơ sở Đã hình thành nên cụm đan len tập trung tại xã Đông Hoà (huyện Dĩ An)
Thành phan lao động : Phu nữ, lao động dưới 18 tuổi, người già.
Phương thức sản xuất: Thủ công là chính với hình thức gia công
Sản phẩm chính là: Mũ, áo len, giỏ sách, Thu hút trên 2000 lao động
Nghề cơ khí nhỏ
Toàn tỉnh có 253 cơ sở với hơn 1000 lao động tập trung huyện Dĩ An (170 cơ
sở), Thị Xã Thủ Dầu Một 16 cơ so, huyện Bến Cát 23 cơ sở và huyện Phú Giáo 38 cơ
sở, công việc cụ thể là gò, hàn, rèn Phương thức sản xuất là thủ công
4.1.3 Nghề sản xuất thi công mỹ nghệ
Đây là nghề truyền thông của Bình Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 179 cơ sở,
hộ sản xuất thu hút trên 2000 lao động; Thị xã Thủ Dầu Một 154 cơ sở, huyện Thuận
An 25 cơ sở Có thể nói cái nôi của nghề sơn mài điêu khắc tỉnh Bình Dương là làngnghề sơn mài Tương Bình Hiệp, Tân An, làng nghề mộc điêu khắc Phú Thọ (thuộchuyện Thuận An), sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang EU, Pháp, Mỹ,Trung Quốc, Hàn Quốc, Đây là một nghề thủ công, thiết bị hành nghề thô sơ, đơn
giản như: Dao, kéo, mài, đục, mã, San phẩm thì đa dạng phong phú, từ những sản
phẩm lớn như những bức hoành phi, câu đối, những bức tranh tứ bình, đến những sảnphẩm nhỏ như hàng lưu niệm, guốc sơn mài, móc khóa
4.1.4 Nghề sản xuất tăm nhang, heo đất, trợng
Đây là nghề truyền thống, có từ lâu đời, do quá trình đô thị hoá phát triển nên
nghề này đang bị mai một dần Đến nay toàn tỉnh có 45 cơ sở, hộ sản xuất, tập trung ởhuyện Dĩ An (23 cơ sở), Thuận An (22 cơ sở) Ở Dĩ An còn khoảng 200 người giữđược nghề, song số lượng thực sự tham gia sản xuất còn rất ít, sản phẩm sản xuất ratiêu thụ chủ yếu tại các đô thị lớn như Thú Dầu Một, Biên Hoà, Thành Phố Hồ Chi
Minh.
22
Trang 344.1.5 Nghề gốm sứ - vật liệu xây dựng
Toàn tỉnh có 151 cơ sở và hộ sản xuất gốm sứ, 37 cơ sở vật liệu xây đựng, với
các mặt hàng như sứ cách điện, hàng mỹ nghệ, chậu bông, bình bông, hàng năm
giải quyết việc làm cho trên 34000 lao động
Từ năm 2002 với các chình sách khuyến khích theo quyết định
132/2000/QD-TTG của Thú tướng chính phủ và xu thế hội nhập AFTA Một số cơ sở đã mạnh đạn
đầu tư déi mới công nghệ, chuyển sang sản xuất mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu
và hàng xứ thay thế nhập khẩu nên đã đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở nhỏ không da điều kiện để đối mới côngnghệ thì hoạt động cầm chừng hoặc tự giải thé
Một số làng nghề còn duy trì sản xuất như: Làng gốm sứ Tân Phước
Khánh (Tân Uyên), Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Thị trấn An Thạnh — Thuận
An.
4.1.6 Nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh
Đây là nghề mới hình thành ở nơi đô thị, nơi có mật độ dân cư cao, khu công
nghiệp, toàn tỉnh có 45 cơ sở, tập trung ở huyện Thuận An 25 cơ sở, huyện Bến Cát
17 cơ sở.
Đánh giá chung: Với các ngành nghề và làng nghề truyền thống trên hàng năm
đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nôngthôn Đã góp phần trong chương trình giảm nghèo và từng bước đưa nông thôn BìnhDương ngày một phát triển
4.2 Sơ lược về mâu điều tra
Bảng 4.1 Số Mâu Điều Tra
Khoản mục Số hộ Tỷ lệ(%)
Hộ sản xuất bang củi dét 29 58
Hộ sản xuất bằng gas 3] 42
Tổng 50 100
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Tổng số mẫu được phỏng vấn phục vụ cho khoá luận là 50 hộ Việc điều tra
mẫu được chọn ngẫu nhiên ở thị trấn Tân Phước Khánh huyện Tân Uyên và thị trấn
Trang 35Lái Thiêu huyện Thuận An, là hai làng nghề gốm sứ nỗi trội của tỉnh Bình Dương Trong tổng số mẫu có 29 hộ sản xuất gốm truyền thống với kiểu lò nung truyền thống
sử dụng củi đốt và 21 hộ sản xuất gốm sứ xuất khẩu với kiểu lò gas.
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Trình độ học vấn và tầm nhìn của các hộ sản xuất tương đối cao Đặc biệt là đối với các hộ sản xuất gốm xuất khẩu, sử dụng kiểu lò nung bằng gas Đối với các hộ sản
xuất gốm truyền thống thì trình độ thấp hơn
Các hộ sản xuất gốm xuất khẩu có nhận thức rat cao về việc kinh doanh Họ có khả năng giao tiếp tốt và luôn có những định hướng chiến lược cho quá trình kinh doanh của mình Còn đối với các hộ sản xuất gốm truyền thống bán cho thị trường trong nước thì sự nhanh nhạy, phản ứng với thị trường của họ còn kém, các hộ này thường chí làm một mặt hàng truyền thống và ít khi tìm hiểu về mẫu mã và nghiên cứu thị trường Thường thì những hộ này phụ thuộc rất nhiều vào các thương lái và không
có mong muốn mở rộng sản xuất, sản xuất nhằm kiếm lời để sống, không nghĩ đến
việc tái đầu tư
Các hộ sản xuất gốm truyền thống thường sản xuất các sản phẩm như: chén st,
tô, dĩa, lư nhang, Còn các hộ sản xuất gốm xuất khẩu thì sản xuất các sản phẩm
như: chậu hoa, bình hoa, mỹ nghệ, chén sứ cao cấp
Các hộ sản xuất gốm truyền thống thì vừa quan lý vừa tham gia sản xuất, lẫy công làm lời Đối với hộ sản xuất gốm xuất khẩu thì chỉ chuyên về việc quản lý, ít khi trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm trừ trường hợp thiến nhân công.
24
Trang 36Hình 4.1 Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Gốm Sứ
Phơi khô > Vẽ hoa văn trực
tiêp lên sản phâm
Khắc hoa văn trang trí
4.3.1 Quy trình sản xuất gom sử
Công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành cổ truyền được phát triển rất
sớm Đề tạo ra được một sản phâm gôm sứ, người sản xuât phải trải qua rât nhiêu công
Trang 37đoạn vô cùng phức tạp Trong công nghệ sản xuất gốm sứ, yếu tố kỹ thuật là rất quan
trọng, nó yêu cầu cách phối trộn nguyên liệu và độ khéo léo rất cao Tuy theo từng loại
và tính chất của sản phẩm mà người sản xuất sẽ áp dụng những kỹ thuật sản xuất, cách
phối trộn nguyên liệu và cách trang trí hoa văn khác nhau
Nguyên liệu được mua ở Bến Cát, Đà Lat, thông thường là do một nơichuyên cung cấp các loại đất, nếu đất không phải là loại mà cơ sở cần thì nơi đó sẽ báocho cơ sở biết loại đó lấy ở đâu, và cơ sở sẽ xử lý loại đất đó Thông thường ở các cơ
sở gốm sứ chỉ quan tâm đến lượng cát, hoặc đất sét (độ đẻo) có trong loại đất đó mà
thôi, còn các thành phan khác thì không quan tâm
Phương pháp xứ lý dé loại cát có trong đất sét
Đây là phương pháp thủ công nhưng lại khá hiệu quả, loại đến 80 — 90% lượngcát có trong đất sét
Sử dụng một máy bơm có công suất cao, xịt lên đống nguyên liệu, và lượngnước khi xịt lên sẽ làm tơi đất và cuốn phần tơi đó chảy về một hồ nhỏ, một lượng cát
sẽ lắng xuống ở hồ này Tiếp theo sẽ cho nước và các hạt khác đang lơ lững chảy tràn
qua một hỗ bên kia (có kích thứoc nhỏ hơn một chút), trước khi qua hồ này thì nguyên liệu sẽ được qua một lưới lọc để loại bỏ các vật đang nổi trên mặt nước, trong hồ này thì một lượng cát khác lại lắng xuống (cát ở hồ này sẽ mịn hơn hồ kia) Sau đó tiếp tục cho nguyên liệu chảy tran qua một đoạn đường dài khoáng 3m và đi vào hồ chính chứa lượng nguyên liệu đã được xử lý xong, đặc biệt hồ này có đáy là dốc (tạo đốc 3 phía tập trung về 16 tháo nguyên liệu) Hiện nay việc xử lý nguyên liệu đòi hỏi về mặt bang
rộng và phức tạp nên một số hộ sản xuất mua nguyên liệu được xử lý sẵn ở các cơ sở
chuyên xử lý nguyên liệu.
Khi nguyên liệu đã được xử lý kỹ càng thì được đem đi để tạo hình Ở khâu
này, tuỳ thuộc vào kích thước, hình dạng của mỗi loại san phẩm mà người sản xuất sẽ
ding các phương pháp tạo hình khác nhau Phương pháp tạo hình cũng khá đa dạng và
phức tạp bao gồm: vuốt bộ trên bệ quay (hiện nay rất ít người sử đụng phương pháp này), gắn ráp trong khuôn thạch cao (chum, vại), ép dẻo bằng các loại máy, hoặc tạo
hình bằng phương pháp đỗ rót
Trong kỹ thuật tạo hình, nước có vai trò quan trọng, trong hỗn hợp chứa chất sét tuỳ hàm lượng nước mà đặc tính của hỗn hợp đất sét rat khác nhau Đối với phối
26
Trang 38liệu dẻo nếu lượng nước vừa đủ để các hạt sét hydrat hoá hoàn toàn thì độ déo cực đại.
Tạo hình déo cần phải nghiên cứu bản chất của phối liệu déo nhằm xác định đúng lực
tác dụng bên ngoài hợp lý để phối liệu biến dạng theo hình dáng mong muốn mà
không bị nứt ˆ
Sau khi sản phẩm có hình đáng như mong muốn thì sản phẩm sẽ được đem đi
phơi khô Đây là hình thức làm khô sản phẩm sử dụng năng lượng của thiên nhiên và
là hình thức phé biến ở hầu hết các cơ sở sản xuất gốm sứ khác trong khu vực Tuy
nhiên hình thức này đòi hỏi phải có mặt bằng rộng và lệ thuộc vào thiên nhiên nên
hiện nay có một số cơ sở đầu tư xây đựng lò sấy để làm khô sản phẩm
Sau khi phơi khô, sản phẩm sẽ được kiểm tra lại để loại bỏ những sản phẩm
không đạt yêu cầu (méo, nứt).Ở khâu này, các nhà sản xuất mặt hàng xuất khẩu chútrong hơn các cơ sở sản xuất gốm truyền thống bán ở thị trường trong nước
Có 2 hình thức tạo mẫu cho sản phẩm là khắc hoa văn lên sản phẩm và vẽ trựctiếp lên sản phẩm
Khắc hoa văn trang trí lên sản phẩm: Sau khi phơi khô thì sản phẩm rất dễ vỡ,
nứt hoặc mẻ (thông thường thì mẻ trên miệng) Nguyên do là sản phẩm đã bắt đầu mất
tính déo và chuyên sang trạng thái giòn Trong khi phơi thì sản phẩm co lại và bắt đầuxuất hiện 16 xốp, như vậy cuối giai đoạn này vật thé chuyển sang trạng thái giòn Vì
vậy trong tất cả các công đoạn về sau phải rất cân thận và việc khắc hoa văn lên sảnphẩm cũng phải thật khéo léo Dụng cụ khắc là một loại dụng cụ giống như một cây
viết, ngòi viết được thay bằng một cọng kẽm cứng và được mài nhọn Trước khi khắcphải in hoa văn lên sản phẩm Hình thù của hoa văn rất đa dạng, có thể là phong cánh,
bông hoa hay con vật, và tuỳ thuộc vào kích thước của mỗi loại sản phẩm
Vẽ trực tiếp hay bắt chỉ lên sản phẩm: Trước khi vẽ phái tráng một loại menbóng lên sản phẩm và sau đó mới vẽ lên sản phẩm
Nung sản phẩm: Nung sản phẩm cũng là khâu khá quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ, nhiệt độ là một trong những yếu tế quyết định trong quá trình nung.
Vì vậy, đối với hộ sản xuất bằng củi đốt thì kinh nghiệm của người đứng lò là rất quan
trọng.