Ý kiến hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phát triển các ngành nghề truyền thống trường hợp các làng nghề gốm sứ tại tỉnh Bình Dương (Trang 62 - 67)

Hiện nay trong tiến trình chuyên đổi công nghệ sản xuất, các hộ sản xuất đều có nhu cầu về vốn vay. Vì vậy một số hộ sản xuất luôn mong muốn có một chính sách ưu đãi về việc vay vốn, đông thời thủ tục vay vốn giảm bớt những thủ tục rườm rà phức

tạp

Nguồn nguyên liệu ổn định sẽ làm cho các hô này yên tâm sản xuất và nguồn

nguyên liệu này sẽ không còn phụ thuộc vào thị trường nước ngoài nữa.

Khó khăn nhất của các hộ sản xuất hiện nay là nhân công không ôn định do một số lực lượng lao động trẻ đã chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên

chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc cạnh tranh sẽ ngày càng diễn ra khốc liệt hơn, cụ thể là đối với mặt hàng gốm sứ. Vì vậy việc năm rõ được thông tin về khách hàng, về thị trường tiêu thụ, giá cả, mẫu mã và chất lượng sản phẩm

sẽ giúp cho chủ cơ sở có những quyết định sáng suốt hơn trong việc lựa chọn chiến

lược cho sản phẩm của mình. Vấn đề này yêu cầu phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương va sự nỗ lực hết mình của các cơ sở sản xuất.

_ Các hộ sản xuất cần một môi trường thuận lợi để các chủ hộ này có thé gặp nhau để trao đổi những kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Thế nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện và đây phải cần sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Về chính sách xuất nhập khẩu ưu đãi dành cho những mặt hàng truyền thống thì

tại các hộ sản xuất vẫn không được hưởng.

4.12. Một số giải pháp Về nguyên liệu

Trong ngành nghề gốm sứ cái quan trọng nhất là nguyên liệu. Hơn thế nữa, có 'được nguồn nguyên liệu én định thi các cơ sở mới yên tâm sản xuất, có thể xác định được chỉ phí và xây dung giá cả ổn định cho sản phẩm của mình. Sau đây là một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguyên liệu.

Xây dựng và quy hoạch vùng nguyên liệu cụ thể nhằm xác định chính xác nơi cung cấp nguyên liệu, trữ lượng và chất lượng nguyên liệu. Từ đó sẽ đưa ra những chiến lược sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý và tiết kiệm.

Lập nhà máy chuyên chế biến và nghiên cứu nguyên liệu. Chất luợng của một sản phẩm gốm sứ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nguyên liệu. Vì vậy việc lập phòng thí nghiệm và nhà máy chế biến cao lanh hiện đại là việc cần thiết đầu tiên

trong quá trình hiện đại hoá ngành nghề gốm sứ. Hơn thế nữa hiện nay các cơ sở sản

xuất còn phụ thuộc vào nguyên liệu phụ ở thị trường nước ngoài nên giá nguyên liệu rất cao. Vì vậy việc phân tích cao lanh, men, màu, ... dé tạo nguyên liệu có chất lượng

cao là cần thiết.

Tăng cường kiểm soát nguồn nguyên liệu, tránh tình trạng khai thác tràn lan, cạn kiệt nguồn nguyên liệu bằng cách hạn chế việc phát triển một cách tự phát của các cơ sở san xuất đồng thời phải năm bắt được tình hình hoạt động của các cơ sở hiện tại Xác định những chuẩn mực và tiêu chuẩn của nguyên liệu để các nhà sản xuất có thể

yên tâm sử dụng nguyên liệu trong nước mà không cần phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. |

Xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu cần phải chú ý đến những lợi ích lâu dài về mặt kinh tế như là kết hợp với sản xuất phân bón cho nông nghiệp.

Giai pháp về chất lượng và mẫu mã

Chất lượng và mẫu mã sản phẩm là hai yếu tố luôn được khách hàng và người sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy việc cải tiến chất lượng và mẫu mã gốm sứ là vấn đề quan trọng. Như thế sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương

trường.

Mẫu mã và kiểu dang của sản phẩm phải thé hiện được những nét đặc thù, riêng

biệt của nơi sản xuất. Tránh tình trạng mẫu mã theo kiểu rập khuôn. Cần phải sáng tạo,

tìm tòi các kiểu dang và mẫu mã mới, đạt giá trị nghệ thuật cao.

Hiện đại hoá ngành gốm sứ cần phải tiếp thu truyền thống cổ truyền, mà trước tiên là phải khai thác kinh nghiệm của các nghệ nhân và công nhân lành nghề trong lĩnh vực này. Vì như thế mới có thể tạo ra các mẫu mã đẹp mang giá trị truyền thống, giá trị đặc thu riêng của ngành nghề mình.

Cải tiến lò nung, cải tiến kỹ thuật phối liệu để tạo ra sản phẩm gốm sứ có chất

lượng cao.

Xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể để xác định chính xác một sản phẩm gốm sứ

có chât lượng cao.

a2

Các sản phẩm gốm sứ rất đa dạng và có những khác biệt riêng. Vì vậy phải đánh giá, xây dựng mẫn mã và cách trang trí cho phù hợp với từng sản phẩm.

Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trước hết là gia tăng sản lượng hàng hoá xuất khẩu, kế đến là đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, đặc biệt là các thị trường ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh,

Đà Nẵng, Hà Nội.

Tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm mình và tìm kiếm

khách hàng.

Áp dụng công nghệ mới nhằm giảm chỉ phí, tăng năng suất và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi sản phẩm.

Thường xuyên nghiên cứu và kịp thời nắm bắt thông tin về nhu cầu của thị trường để có thể tung ra các sản phẩm phù hợp và đúng lúc.

Mở rộng thị trường bằng cách bán sản phẩm của minh qua mạng, báo chí, ... và bằng nhiều cách khác.

Đa dang hoá sản phẩm, hướng đến thị hiếu của người tiêu ding. Đặc biệt là

khách du lịch.

Liên kết với các điểm du lịch, mở phòng trưng bày và đồng thời bán những sản

phẩm cho khách du lịch làm quà lưu niệm.

Tạo thương hiệu và chỗ đúng trên thương trường cho sản phẩm của mình. Áp dụng các chiến lược nhằm tạo được niềm tin với người tiêu đùng.

Giải pháp cho người lao động

Chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là các nghệ nhân.

Khuyến khích, động viên và khen thưởng xứng đáng với những nghệ nhân có

kinh nghiệm nhằm tạo cho họ có một động lực gắn bó với nghề.

Đối với người lao động, chủ cơ sở phải có các chế độ về bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội và chế độ ngày nghỉ theo quy định.

Người sản xuất cần phải có nghệ thuật sử dụng con người nhằm thu hút người lao động quay lại với ngành nghề. Đồng thời phải thực sự quý trọng họ, phát huy năng

lực sáng tạo và cho người lao động có một niềm tin vào ngành nghê của mình.

Giải pháp về bảo vệ môi trường

Dần dần thay đổi từ lò đốt củi sang lò gas nhằm tránh tình trạng sử dụng hoang phí tài nguyên và hạn chế tình trạng ô nhiễm.

Áp dụng công nghệ kỹ thuật mới nhằm giảm lượng phế thải và tiết kiệm nguyên

liệu.

Nguyên liệu vận chuyển đến nơi sản xuất phải bảo đảm vệ sinh và bảo đảm an toàn, tránh tình trang rơi vai khắp đường phố.

Giải pháp kết hợp với du lịch

Thông qua du lịch trong nước là phương thức để quảng bá những đời sống văn hoá tỉnh thần và những tập tục và các truyền thông cổ truyền của một cộng đồng dân tộc. Và đây cũng là yếu tố hàng đầu để thu hút khách du lịch. Vì vậy liên kết với du lịch để phát triển ngành nghề truyền thống gốm sứ là một biện pháp rất khả thi.

Trong quá trình sản xuất cần phải tiếp thu truyền thống cổ truyền, mà những

truyền thống này sẽ được thể hiện qua những kiểu đáng và mẫu mã của sản phẩm.

Hiện đại hoá công nghiệp gốm sứ kết hợp với những công việc thủ công cần

thiết và quy hoạch lại thành một làng nghề cụ thể để cho khách du kịch đến tham quan.

Phát triển sản xuất những mặt hàng có tính chất lưu niệm nhỏ gọn để bán cho khách du lịch nhằm quảng bá sản phẩm của mình.

Tổ chức các hoạt động như là hội thi nắn tượng, hôi chợ triển lãm các sản phẩm để quảng bá ngành nghề đồng thời tìm kiếm được khách hàng và những nghệ nhân

trong tương lai.

Giải pháp về vốn sản xuất

Việc chuyển đổi công nghệ sản xuất làm cho một số họ đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì vậy cần phải có một số biện pháp để xây dựng nguồn vốn sản xuất.

Sau đây là một số giải pháp chủ yếu:

Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ, thành lập quỹ hỗ trợ phát

triển ngành nghề. Đây là yếu tố quan trọng dé thúc đẩy những ngành nghề nông thôn

phát triển.

Xây dựng nhóm tín dụng tiết kiệm. Nhóm này nhằm mục đích hỗ trợ vốn sản

xuât cho các hộ có nhu câu vôn vay với lãi suat thập.

54

Gia tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ sản xuất, phát triển ngành nghề

nông thôn ở địa phương.

Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống

Xác định chủng loại san phẩm, đặc điểm và tính chất ngành nghề để phân loại và có những chiến lược phát triển khác nhau cho phù hợp.

Làng nghề phải luôn gắn liền với những truyền thống cổ truyền và thể hiện được đời sống văn hoá tỉnh thần của một cộng đồng dân tộc.

Phát triển làng nghề phải gắn liền với những tiềm lực bên trong của địa phương nhằm phát triển năng lực tự có của một cộng đồng.

Hợp tác, liên kết, xây dựng các quy định và chuẩn mực của một làng nghề nhằm kết hợp với phát triển du lịch và địch vụ.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phát triển các ngành nghề truyền thống trường hợp các làng nghề gốm sứ tại tỉnh Bình Dương (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)