3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Định nghĩa về làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và
làng nghề mới
Làng nghề: là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm đân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Nghề truyền thống: là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành
từ lâu đời. :
Làng nghề mới: Là những làng nghề được hính thành đo phát triển từ các làng nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới.
3.1.2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống a. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản chat văn hoá dan tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghé.
b. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông
thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước.
c. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề vá có ít nhất một nghề
truyền thống theo qui định tại thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt 2 tiêu chuẩn đầu của tiêu chí công nhận làng nghề được nêu ở phan b nhưng có ít nhất một làng nghề truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp phỏng vẫn
Phỏng van là phương pháp được sử dung phd biến để thu thập thông tin từ con người. Trong cuộc sống chúng ta thu thập thông tin dưới các hình thức tương tác khác nhau với những người khác nhau. Bắt kỳ sự tương tác trực tiếp nào giữa 2 hoặc nhiều người với mục đích cụ thể nào đó được gọi là phỏng vấn. Một mặt việc phỏng vấn có
thể rất linh động khi người phỏng vấn tự do đặt ra các câu hỏi về vấn đề đang được
khảo sát, một mặt nó có thé thiếu linh hoạt khi người phỏng vẫn giữ đúng các câu hỏi xác lập từ trước. Các cuộc phỏng vấn được phân loại theo mức độ linh hoạt thành:
không có cấu trúc và có cấu trúc.
Quan sat
Quan sát là cách nhìn và lắng nghe có lựa chọn, có hệ thống và có mục đích về một tương tác hoặc một hiện tượng nào đó. Có 2 loại quan sát là: quan sát có chu thể tham gia và quan sát không có chủ thê tham gia.
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu những người am hiểu
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu là một phương pháp hỗ trợ cho nghiên cứu, thường được sử dụng để giải thích nguyên nhân của các vấn đề trong cộng đồng hay nhằm tìm hiểu những vấn đề mà các phương pháp khác không thực hiện được hay không chuẩn bị trước. Nội dung và đối tương phỏng vấn tuỳ thuộc vào vấn đề nghiến
cứu.
18
3.3.Công cụ và các chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiện qua kinh tế 3.3.1.Các chỉ tiêu kinh tế
Thu nhập = doanh thu — CP vật chất mua — CP lao động thuê
Trong đó: doanh thu là toàn bộ giá trị tổng sản lương thu được trong quá trình sản xuất.
Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) = Sản lượng * đơn giá CP lao động thuê là phần thuê nhân công được tính bằng tiền.
CP vật chất mua là khoảng tiền mà hộ sản xuất bỏ ra dé mua các yếu té vật chất
đâu vào phục vụ cho quá trình sản xuât.
Loi nhuận:
Lợi nhuận = Thu nhập — CP vật chất tự có — CP lao động nhà
Trong đó:
CP vật chat tự có là toàn bộ các yếu tố vật chất đầu vào có sẵn tro9ng nông hộ được ước lương bằng tiền
CP lao động nhà là phần công gia đình được tính bằng tiền.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chỉ phí sản xuất:
TI = Lợi nhuận / Tổng chi phí sản xuất
Ý nghĩa: Tỷ suất này cho ta biết cứ một đống chí phí bỏ ra thì thu đựoc bao nhiêu đồng lợi nhuận
3.3.2. Công cụ phân tích SWOT
Điểm mạnh (Strenghts): Thể hiện những gì cộng đồng có sẵn mà họ có thể dựa vào đó dé thúc đây sự phát triển của cộng đồng.
_Biểm yếu (Weaknesses): Là những gì cộng đồng không có, còn thiếu hoặc còn
thiếu mà những yếu tố đó can trở sự phát triển của cộng đồng. (ít đất canh tác, thiếu vốn, kỹ thuật thấp, ...)
Cơ hội (Oportunitise): Thể hiện những tác động tích cực từ bên ngoài vào cộng đồng gồm chính sách, chuơng trình hỗ trợ về vốn hay kỹ thuật.
Hạn chế (Threats): là những tác động tích cực từ bên ngoài vào cộng đồng hay những hỗ trợ bên ngoài còn thiếu so với các cộng đồng khác. Những trợ ngại đó có thể là thiên tai, chính sách chuyên đối sản xuất mà cộng đồng không mong muốn.
Quá trình thiết lập bao gồm các bước sau:
Bước 1: Liệt cơ các cơ hội bên ngoài của một cộng đồng.
Bước 2: Liệt kê các mối đe doa bên ngoài một cộng đồng.
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong cộng đồng.
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong cộng đồng.
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết qua vào ô chiến lược ST.
Bước 6: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghỉ kết qua vào ô chiến lược SO vào ô thích hợp.
Bước 7: Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi vào 6 chiến lược WO.
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với những nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả vào ô chiến lược WT.
Tóm lại: công cụ phân tích SWOT giúp người ta lựa chọn chiến lược, chọn các biện pháp chiến lược khả thi, chứ không thể chọn lựa hay lựa chọn chiến lược nào tốt
nhật.
20
CHƯƠNG 4