KÉT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phát triển các ngành nghề truyền thống trường hợp các làng nghề gốm sứ tại tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 70)

5.1.Kết luận

Phát triển ngành nghề là một trong những hoạt động kinh tế vô cùng quan trọng trong nông thôn nói chung và ở Bình Dương nói riêng. Phát triển ngành nghề nông thôn sẽ góp phần sử dụng hợp lý vá có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng sản lượng và thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn và tăng kim ngạch xuất khẩu. Do vậy tiếp tục tạo điều kiện cho ngành nghề nông thôn phát triển mạnh là một việc làm cấp thiết.

Gốm sứ là ngành nghề truyền thống phát triển khá lâu đời nên có đội ngũ thợ, nghệ nhân có trình độ tay nghề cao. Tuy nhiên hiện nay khó khăn nhất đối với các hộ

sản xuất là lao động do lực lượng lao động trẻ ở nông thôn đã bị các khu công nghiệp,

khu đô thị thu bút mạnh.

Một số hộ sản xuất gốm sứ phát triển một cách tự phát. Vì vậy đã làm cho nguồn tài nguyên bị hoang phí và sản phẩm sản xuất ra không có chất lượng, giá bán

lại thấp.

Chưa có một tổ chức nào chuyên quản lý, chịu trách nhiệm và định hướng về

công nghệ, thị trường tiêu thụ và mẫu mã sản phẩm cho các hộ sản xuất.

Các hộ sản xuất nhỏ không có vốn tái đầu tư, sản xuất lẫy công làm lời, trang thiết bị máy móc cũ kỹ và lạc hậu.

Hiện nay loại sản phẩm phổ biến và sản xuất có lợi nhất ở Bình Dương là gốm mỹ nghệ xuất khẩu và một số cơ sở cũng đầu tư sản xuất gốm sứ sinh hoạt.cao cấp.

Các hộ sản xuất nhỏ, sản xuất hao tốn nhiều nguyên liệu, giá thành sản phẩm lại thấp và gây ô nhiễm môi trường nên có nguy cơ bị giải thể do không có vốn tái đầu tư để

thay đổi công nghệ lò nung.

Việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung củi sang lò nung bằng gas hoặc điện góp phần giảm ô nhiễm môi trường nhưng lại có năng suất cao.

Việc quảng bá sản phẩm chưa được các chủ sản xuất quan tâm. Việc liên kết với du lịch để phát triển ngành nghề chưa được thực hiện.

Vấn đề quy hoạch làng nghề gặp nhiều khó khăn do vấn đề về vốn và sự hợp tác của các chủ cơ sở sản xuất.

Cơ cấu tổ chức của các hộ sản xuất đa số mang tính chất gia đình. Tuy nhiên, cơ cấu té chức quan lý ở các hộ này rất hiệu quả và tiết kiệm.

Nguồn nguyên liệu ở Bình Dương vô cùng phong phú, thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến và phối trộn nguyên vật liệu sản xuất gốm sứ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao cho các hộ sản xuất, phát triển kinh tế dài lâu. Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tốt. Đây là

điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển tốt.

Nhu cầu về gốm sứ ngày càng gia tang. Vì vậy việc mở rộng và phát triển thị

trường, đặc biệt là thị trường trong nước, đa dạng hoá các phương thức bán hàng là việc làm cần thiết.

5.2. Đề nghị

Đối với chính quyền địa phương

Thành lập tổ chức, các hiệp hội ngành nghề nông thôn, vạch ra các quy định và kế hoạch chung để phát triển một cách hợp lý và thống nhất. Đồng thời tổ chức này phải có trách nhiệm nghiên cứu về thị trường, công nghệ sản xuất, ... và đứng ra bảo vệ khi có tranh chấp trong quá trình phát triển và hội nhập.

Hỗ trợ nguồn vốn và kinh phí cho việc đi đời làng nghề gốm sứ ra khỏi khu dan cư. Đồng thời có những chính sách ưu đãi về thuế, về lãi suất vay vốn cho các hộ sản

xuất đã muốn chuyển đổi công nghệ.

Khuyến khích các hộ sản xuất trong việc đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng

sản phẩm và giữ gìn những truyền thống thủ công cho sản phẩm.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển ngành nghề với phát triển du

lịch và dịch vụ.

Chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thông tin về khách hàng, về thị trừong tiêu thụ, mẫu mã và chất lượng sản phẩm đang hiện hành.

57

Quản lý chặt chẽ các hoạt động của các hộ sản xuất. Tránh tình trạng phát triển tràn lan và tự phát làm hao tổn nguồn Tài nguyên và chất lượng sản phẩm giảm.

Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, chế biến, phối liệu nguyên vật liệu sản xuất gốm sứ. Đồng thời phải kiểm soát và quản lý chặt chẽ vấn dé này nhằm tránh nguồn

Tài nguyên bị khai thác quá mức và cạn kiệt.

Khuyến khích các hộ sản xuất đăng ký thương hiệu tạo uy tín và giá trị cho sản pham.

Đối với hộ sản xuất

Không ngừng nâng cao học hỏi, phát triển những kinh nghiệm trong sản xuất và

nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiếp cận người

tiêu dùng.

Tăng cường và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường và an toàn lao

động.

Chuyên đổi công nghệ, hiện đại hoá công nghiệp gốm sứ kết hợp với những truyền thống thủ công cô truyền.

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nguyên liệu nhằm giảm giá thành và góp phần

bao ton tài nguyên quốc gia.

Khuyến khích và quý trọng các nghệ nhân có kinh nghiệm. Đồng thời chú trọng

đến việc đào tạo thêm những nghệ nhân trẻ.

Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm. Đồng thời xác định sản phẩm chủ lực có khá năng cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

58

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phát triển các ngành nghề truyền thống trường hợp các làng nghề gốm sứ tại tỉnh Bình Dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)