1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu nhu cầu tín dụng của hộ nông dân tại xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nhu Cầu Tín Dụng Của Hộ Nông Dân Tại Xã Bảo Vinh, Thị Xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai
Tác giả Nguyễn Thị Minh Hương
Người hướng dẫn TS. Trần Đắc Dân
Trường học Nông Lâm University
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông
Thể loại Bachelor’s Dissertation
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 23,33 MB

Nội dung

Một trong những yếu tố tác động đến kết quả đạt được đó là chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn và hộ nông dan của chính phủ ngày càng được hoàn thiện.. Trong đó, NHNo&PTNT được

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA KINH TẾ

“Thư VIE HOM THU VIEN |

NGHIÊN CUU NHU CAU TÍN DUNG CUA HO NONG

DAN TAI XA BAO VINH THI XA LONG KHANH

TINH DONG NAI

MOTEL TON

` LUẬN VAN CỬ NHÂNNGANH PHAT TRIEN NÔNG THÔN

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Ts TRÀN ĐẮC DÂN Tên: NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG

Khoá: 28

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2006

Trang 2

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY- HO CHI MINH CITY

FACULTY OF ECONOMICS

UNDERSTANDING THE CREDIT NEEDS FOR

HOUSEHOLD AT BAO VINH WARD LONG KHANH

DISTRICT DONG NAI PROVINCE

Bachelor’s Dissertation MAJOR: RURAL DEVELOPMENT & AGRICULTURE EXTENSION

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trườngĐại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Nghiên cứu nhucầu tín dụng của hộ nông dân tại xã Bảo Vinh thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai”

do Nguyễn Thị Minh Hương, sinh viên khóa 28, ngành Phát Triển Nông Thôn &

Khuyến Nông đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dan

TS Trần Đắc Dân

Ký tên,ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên,ngày tháng năm Ký tén,ngay tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Xin kính gửi đến bố mẹ lòng biết ơn sâu sắc, đã nuôi nắng dạy dỗ con nên

người; cùng sự hy sinh, giúp đỡ của tat cả các thành viên trong gia đình.

Xin chân thành cảm tạ thay Trần Đắc Dân đã tận tình diu đắt và hướng

dẫn em hoàn thành luận văn Cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại Học NôngLâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá

trình học tập ở trường.

Xin cảm ơn các cô chú, anh chị các phòng ban thuộc UBND xã Bảo Vinh,

các anh chị phòng tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Thị Xã Long Khánh

Tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu cần thiết cùngnhững ý kiến đóng góp có giá trị cho đề tài

Cuối cùng, gửi lời cảm ơn đến tắt cả các bạn đã giúp đỡ, khuyến khích và

chia xẻ trong suốt thời gian học tập

TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2006

Sinh viên Nguyễn Thị Minh Hương

Trang 5

NOI DUNG TOM TAT

NGUYEN THI MINH HUONG, Khoa Kinh Tế, Dai Hoc Nông Lâm

Thanh Phó Hồ Chi Minh Tháng 07 năm 2006 Nghiên cứu nhu cầu tin dung của

hô nông dân tại xã Bảo Vinh Thị Xã Long Khánh Tỉnh Đồng Nai.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta

đã đạt được những thành tựu quan trọng Một trong những yếu tố tác động đến

kết quả đạt được đó là chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn và hộ

nông dan của chính phủ ngày càng được hoàn thiện.

Thị trường vốn tín đụng nông thôn ngày càng phát triển với sự tham gia

của nhiều tô chức tài chính tin dung khác nhau và với nhiều hình thức tín dungphong phú, đã đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng cho nông nghiệp nông

thôn Trong đó, NHNo&PTNT được mệnh danh là ngân hàng của khu vực nông

thôn, chuyên cung ứng vốn phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; và làngân hàng lớn nhất khu vực nông thôn, chiếm tới 70% dư nợ cho vay nôngnghiệp nông thôn của cả hệ thống ngân hàng quốc doanh Vì vậy, tìm hiểu tìnhhình vay vốn của các hộ nông đân nói chung và vay tại NHNo&PTNT nói riéng

như thé nào, nhu cầu về vốn của họ ra sao là nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề

tài “Nghiên cứu nhu cầu tín đụng của hộ nông dân tại xã Bảo Vinh thị xã LongKhánh tỉnh Đồng Nai” do sinh viên Nguyễn Thị Minh Hương, lớp Phát Triển

Nông Thôn và Khuyến Nông khóa 28 thực hiện.

Trang 6

NGUYEN THỊ MINH HUONG, Student of Economic Department,

Agriculture and Forestry University of Ho Chi Minh City July, 2006 Understanding the cridit needs for rural household at Bao Vinh ward, Long

Khanh district, Dong Nai province.

The agricultural production and rural economic of Vietnam have accomplished several important achievemment for the recent years One of the factors leads to this success is that the agricultural and rural credit policy of the

government has been improved effectively.

In addition, due to the participation of diferent financial organizations and multi-form of credit, the fund for agricultural credit has been expand and satisfied the increasing needs of capital for agricultural development Meanwhile, the AGRIBANK, bank of agriculture and rural development, has become one of

the most important banks for rural areas This bank shares 70% market of the

state-owned banks for rural loans Thus, to understand how loans are granted for

rural household and how a rural household get a loan from AGRIBANK, as well

as their needs for capital are the purpose of this resesrch, “Understanding the

cridit needs for rural household at Bao Vinh ward, Long Khanh district, Dong Nai province”, which is carried out by Nguyen Thi Minh Huong, the student of Rural Development and Agricultural Extension class, course 28.

Trang 7

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MUC CAC BANG ix

DANH MỤC CAC HÌNH xi

DANH MỤC PHỤ LỤC xi CHUONG 1 DAT VAN DE 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của luận văn 2

CHUONG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIENCUU 4 2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Khái niệm tín dụng 4

2.1.2 Bản chất của tín dụng 4

2.1.3 Quá trình ra đời của tín dụng 5 2.1.4 Vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp 5 2.1.5 Phân loại tín dụng 7

2.1.6 Khái niệm hộ nông dân 9 2.1.7 Tín dụng hộ nông dân 9 2.1.8 Các loại rủi ro và bất định trong sản xuất nông nghiệp 10 2.1.9 Các quan điểm đối với rai ro của nông dân 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 14

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14 2.2.2 Phương pháp phân tích 15 CHUONG 3 TONG QUAN 16

3.1 Téng quan x4 Bao Vinh - Long Khánh - Đồng Nai 163.1.1 Điều kiện tự nhiên 163.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội 17

vi

Trang 8

3.2 Giới thiệu sơ nét về NHNo&PTNT chi nhánh Thị Xã Long Khánh tỉnh

Đồng Nai 21

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng 21

: 3.2.2 Cơ cầu tô chức nhân sự của Ngân Hang ZI

3.2.3 Mạng lưới chi nhánh NHNo&PTNT Thị Xã Long Khánh 22

3.2.4 Thuận lợi - khó khăn của chỉ nhánh NHNo&PTNT Thị Xã Long

Khánh tỉnh Đồng Nai 23CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN » Da

4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thi Xã

Long Khánh tỉnh Đồng Nai 24

4.1.1 Tình hình huy động vốn 24 4.1.2 Tình hình du nợ 28

4.1.3 Kết quả hoạt động kinh đoanh của Ngân Hàng 31

4.2 Tình hình cơ bản của 80 hộ điều tra 33 4.2.1 Tài sản của 80 hộ điều tra 33

ˆ 4.2.2 Nguồn nhân lực của 80 hộ điều tra 38

4.3 Tình hình vay vốn của 80 hộ điều tra 40

l 4.3.1 Tình hình vay vốn và nguồn vay của các hộ điều tra 40

4.3.2 Tình hình vay vốn tại NHNo&PTNT của những hộ điều tra 424.4 Nhu cầu vay vốn của người dân : 474.5 Quan điểm của người dân đối với rủi ro 50

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 535.2 Kién nghi 54

TAI LIEU THAM KHAO 56PHU LUC

vii

Trang 9

Doanh Nghiệp Nhà Nước

Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh

Học Sinh — Sinh Viên

Luận Văn Tốt NghiệpNgân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG

Trang

Bảng 1 Số Mẫu Điều Tra Phân Theo Ấp 14Bảng 2 Cơ Cấu Cây Trồng Xã Bảo Vinh Qua 2 Năm 2004-2005 18Bảng 3 Cơ Cau Vật Nuôi Xã Bảo Vinh Qua 2 Năm 2004-2005 19

Bảng 4 Hiện Trạng Mạng Lưới Điện Xã Bảo Vinh 20

Bảng 5 Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Tính Chất Nguồn Vay Qua 2 Năm

2004-2005 24

Bảng 6 Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Thời Hạn Huy Động Qua2

Năm 2004-2005 26

Bảng 7 Dư Nợ Theo Thời Gian Vay Qua 2 Năm 2004-2005 28

Bang 8 Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Qua 2 Năm 2004-2005 29Bảng 9 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của NHNo&PTNT Long Khánh Qua

2 Năm 2004-2005 31

Bang 10 Tinh Hình Nha Ở của Các Hộ Điều Tra 34Bảng 11 Tài Sản Sinh Hoạt của 80 Hộ Điều Tra 34Bảng 12 Tài Sản Sản Xuất của 80 Hộ Điều Tra 35Bảng 13 Phân Nhóm Diện Tích Đất Canh Tác của Các Hộ Điều Tra 36Bảng 14 Tinh Trạng Đất Đai của 80 Hộ Điều Tra $7Bang 15 Trình Độ Văn Hóa Phân Theo Nhóm Tuổi 38Bảng 16 Nghề Nghiệp Phân Theo Nhóm Tuổi Của Các Hộ Điều Tra 40Bảng 17 Tình Hình Vay Vốn của 80 Hộ Điều Tra 41Bang 18 Nguồn Vay của 77 Hộ Vay Vốn 41Bang 19 Khả Năng Tiếp Cận của 80 Hộ Điều Tra Đối Với NHNo&PTNT&

PTNT Long Khánh 43

Bang 20 Mức Độ Giao Dich của 62 Hộ Đã và Đang Có Vay Ngân Hang

Được Phỏng Vấn 44Bảng 21 Lượng Thực Vay cúa 61 Hộ Có Vay Tại NHNo&PTNT trong Năm

2005 45

1X

Trang 11

Bảng 22 Thời Hạn Vay của 61 Hộ Có Vay Tại NHNo&PTNT trong Năm

2005 45

Bảng 23 Mục Đích Vay của 61 Hộ Có Vay tại NHNo&PTNT trong Năm

2005 Phân Theo Lượng Vay 46 Bảng 24 Nhu Cầu Vay Vốn Của 80 Hộ Điều Tra 47 Bảng 25 Lượng Vốn Mà Các Hộ Điều Tra Có Nhu Cầu 48

Bảng 26 Thời Hạn Vay Mong Muốn của Các Hộ Điều Tra 48 Bảng 27 Mục Đích Vay (Dự Kiến) của Các Hộ Điều Tra 49

Bảng 28 Quan Điểm của Các Hộ Phỏng Vấn Đối Với Rai Ro Phân Theo

Nhóm Diện Tích Dat Canh Tác 51 Bang 29 Quan Điểm của Các Hộ Điều Tra Đối Với Rủi Ro Phân Theo Nhóm

Tuổi của Chủ Hộ 52

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 1 Quan Hệ Tín Dụng 4

Hình 2 Biểu Đồ Cơ Cau Kinh Tế Xã Bảo Vinh 17Hình 3 Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự của NHNo&PTNT Thị Xã Long KhánhTỉnh Đồng Nai 5]Hình 4 Sơ Đồ Mạng Lưới Chi Nhánh của NHNo&PTNT Thị Xã Long KhánhTỉnh Đồng Nai 22Hình 5 So Sánh Kết Quả Hoạt Động Kính Doanh của Ngân Hàng Qua 2 Năm

2004-2005 32

Hình 6 Biểu Đồ Thể Hiện Tình Trạng Dat Đai của Các Hộ Điều Tra 37

Trang 13

DANH MUC PHU LUC

Phụ lục 1: Bảng hỏi phỏng van nông hộ

Phụ lục 2: Danh sách các hộ phỏng van

xii

Trang 14

CHUONG 1

DAT VAN DE

1.1 Sự cần thiết của dé tài

Sản xuất nông nghiệp đã và đang có những thay đổi đáng kể nhờ nhữngtiễn bộ kỹ thuật luôn được đổi mới một cách nhanh chóng Cụ thể là công cuộc

cơ khí hóa, hóa học hóa cũng như cuộc cách mạng về công nghệ đã làm tăng

năng suất sản phẩm và năng suất lao động vượt bậc Điều đó làm thay đổi cấutrúc truyền thống của sản xuất nông nghiệp — kỹ thuật thay thế lao động — làmchỉ phí đi mua tăng lên Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càngphát triển cá về số lượng lẫn chất lượng Chính những điều đó tạo ra nhu cầu

về vốn rất lớn và nông nghiệp ngày càng trở nên phụ thuộc vào những nguồnvốn bên ngoài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là việc gia nhập tổ

chức thương mại thế giới (WTO), là một nước nông nghiệp đang phát triển,

nông dân Việt Nam sẽ là đối tượng bị tác động nhiều nhất Để có thê cạnhtranh với hàng hóa bên ngoài, để có được những sản phẩm chất lượng có giátrị cao, người nông dân cần sự đầu tư lớn hơn, trong đó nhu cầu tin dung cũng _

tang cao.

Đề tài về tín dụng nông thôn là một đề tài không mới song với xã BảoVinh, một xã thuộc khu vực nông thôn của Thị Xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai

người dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp và nền kinh tế hàng hóa đã thật

sự phát triển tại đây, thì việc tìm hiểu về nhu cầu tín dụng của các hộ nông dân

là cần thiết Trước tình hình đó, tôi xin thực hiện đề tài:” Nghiên cứu nhu cầu

tín dụng của hộ nông đân tại xã Bảo Vinh, Thị Xã Long Khánh, tỉnh ĐồngNai” nhằm tìm hiểu những vấn dé liên quan đến tín dụng nông thôn tại xã BaoVinh, xem xét xem người dân tại đây có sự chuan bị như thé nào trong bối

cảnh hội nhập quốc tế

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên quan điểm của một cán bộ phát triển nông thôn, tôi xin thực hiện

đề tài với các mục tiêu như sau:

Mô tả về NHNo&PTNT chi nhánh Thị Xã Long Khánh tỉnh ĐồngNai.

Tim hiệu tình hình vay von của các hộ nông dân.

Xác định nhu câu vay vôn của người dân.

Tìm hiểu quan điểm của người dân đối với rủi ro

- _ Thời gian thực hiện đề tài từ 20/3/2006 đến 20/6/2006

1.4 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 5 chương chính:

Chương 1 Đặt vấn đề

Trình bay sự cần thiết của dé tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của

đề tài

Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số khái niệm có liên quan đến đề tài như tín dụng, hộnông dan va các phương pháp nghiên cứu được sử dung trong đề tài

Chương 3 Tổng quan

Trình bày tổng quan địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Báo Vinh Thị

Xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai và giới thiệu sơ nét về NHNo&PTNT Thị XãLong Khánh.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 16

Trinh bày các kết quả của việc nghiên cứu như:

- Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Long

Khánh.

- Đặc điểm của các hộ điều tra

- Tình hình vay vốn của các hộ điều tra

- Nhu cầu vay vốn của người dân

- Quan điểm của người dân đối với rủi ro

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Trình bày những kết quả chính mà dé tài đạt được trong quá trìnhnghiên cứu và một số kiến nghị đối với công tác tín dụng trên địa bàn xã

Trang 17

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng, nếu xem xét dưới dạng khái quát là mối quan hệ vay mượn.

Nói một cách cụ thể hơn, tín dụng là quá trình mà người cho vay chuyểnnhượng tạm thời một số tài sản trực tiếp đưới hình thái vật chất hoặc dưới hình

“thai tiền tệ cho người đi vay sử dụng trong một thời han được thỏa thuận giữahai bên Hết thời hạn, người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay khoản

vốn vay và kèm theo một khoản lãi suất

Hình 1 Quan Hệ Tín Dụng

Giá trị hàng hóa (hay tiền tệ)

Người chovay % * Người đi vay

Giá trị hàng hóa (hay tiền tệ) + lãi2.1.2 Ban chất của tín dung

Bản chất của tín dụng được thể hiện trong quá trình hoạt động của tíndụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển sản xuất xã hội Mối quan

"hệ này được thực hiện thông qua ba giai đoạn:

Giai doan phân phối tín dung dưới hình thức cho vay Nội dung của

giai đoạn này là vốn tiền tệ hoặc vật tư hàng hóa được chuyển nhượng từ

người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết theo nguyêntac thỏa thuận của hai bên, dựa trên cung — cầu của vốn cho vay

Giai đoạn sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất kinh doanh Ởgiai đoạn này, vốn vay có thé được sử dụng trực tiếp (nếu vay bằng hàng hóa)

hoặc str dụng vào việc mua vật tư hàng hóa (nếu vay bằng tiền) dé thỏa mãn

nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay tiêu ding của người đi vay

Giai đoan hoàn trá vốn tin dung La giai đoạn kết thúc một vòng

tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu

Trang 18

kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh dé trở về hình thái tiền tệ vốn tin dung banđầu của nó mà được người đi vay hoàn trả cho người cho vay Hơn nữa, sự

hoàn trả của tín đụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín

dung được vận động Do đó, sự hoàn trả không chỉ luôn phải bảo tồn về mặt

giá trị, mà còn có phần fing thêm dưới hình thức lãi suất.

Như vậy bản chất vận động của vốn tín dụng qua ba giai đoạn như đã

dé cập ở trên là sự hoàn trả cả vốn gốc và theo đó là khoản lãi suất với tư cách

là giá ca của vốn cho vay

2.1.3 Quá trình ra đời của tin dụng

Quan hệ tín đụng đầu tiên như C.Mác nói là quan hệ cho vay nặng lãi,

và như vậy tín dụng ra đời sớm nhất là tín dụng cho vay nặng lãi (một loạihình tín dụng phi chính thức) Tuy nhiên, tín dụng mà C.Mác đã phân tích

không phải là hình thức đặc trưng và thích hợp đối với nền hinh tế hàng hóa

mà trái lại, nó lại là hình thức kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa, mặc

dù xét ở một khía cạnh nào đó, tín dụng phi chính thức cũng giúp đỡ giải

quyết nhu cầu cần tiền của người dân trong những lúc khó khăn nhất thời

Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, hoạt động tín dụng cũng phát triểnvới nhiều hình thức phong phú và đa đạng Trong điều kiện kinh tế Thị trườnghiện nay, tín dụng được hiểu là một hình thức quan hệ tiền tệ, nó là một trongnhững loại hình kinh doanh tiền tệ dua trên quan hệ cung — cầu về tiền tệ, vớimục đích mang lại lợi nhuận cho cả hai phía là người cho vay và người di vay.

Như vậy, tín dung là một hình thức kinh doanh tiền tệ, mà chủ thé cầuphải có khả năng sử dụng cũng như vận hành nó một cách trôi chảy và manglại hiệu quá trong một nền kinh tế hàng hóa Trong đề tài này, chủ thể cầu tíndụng là những hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn, kinh tế chủ yếu đựa vào

nông nghiệp.

2.1.4 Vai trò của tín dụng trong sản xuất nông nghiệp

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tín dụng là nguồn quan trọngcung cấp những cơ hội để có được những khả năng kinh doanh tốt hơn cũngnhư tạo ra những ưu thế cho doanh nghiệp trong tương lai Khả năng tăng

Trang 19

năng lực kinh doanh và thu nhập của các doanh nghiệp nông nghiệp là những

nhân tố được xem xét để quyết định nên sử dụng tín dụng như thế nào cho hợp

lý Đối với vấn đề này, tín dụng có những vai trò sau:

Góp phần tao ra và duy tri quy mô kinh doanh phù hợp Trong hầu

hết các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, để tăng kết quả kinh doanh, người ta thường mở rộng quy mô kinh doanh và thực hiện giảm chi phí sản xuất Tín

dụng có thể được coi là một yếu tố để tạo quy mô kinh doanh phù hợp Doanh

nghiệp có thể tăng năng lực kinh đoanh cũng như duy trì mức doanh thu caothông qua việc tăng các yếu tố “đầu vào” cho sản xuất nhờ nguồn vốn tín

dụng Chẳng hạn, mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất

kinh doanh từ khoản tiền đi vay các tổ chức tín đụng

Tăng hiệu quả kinh doanh Tín dụng có thể được coi là nguồn để thay thế các điều kiện sản xuất Chẳng hạn: dùng vốn tín dụng để mua máy móc

thay cho lao động thủ công nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian lao động Tin

dụng cũng có thể cái thiện điều kiện đầu tư cho sản xuất như mua được giống

tốt hơn, mua được phân bón, thức ăn gia súc có chất lượng hơn , nhờ đó góp

phan tăng hiệu quả của kinh doanh

Góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh Kỹ thuật mới thay đổi

và các điều kiện Thị trường thay đổi đòi hỏi các cơ sở kinh doanh nông nghiệpluôn phải có những điều chỉnh trong kinh doanh Giống mới, công nghệ mới,

quy trình canh tác mới, nguồn năng lượng mới luôn là các yếu tố cần đầu tư

thêm nhiều vốn Yêu cầu Thị trường về sản phẩm cũng buộc các cơ sở kinhdoanh nông nghiệp phải đáp ứng cho phù hợp Tín dụng là nguồn quan trọng

cho các chương trình điều chỉnh kinh doanh của đoanh nghiệp

Giải quyết các biến đông trong kinh doanh Hoạt động kinh doanh

nông nghiệp có tính chất thời vụ rõ nét, do đó nhu cầu về chỉ tiêu và thu nhập

tạo ra thường không trùng khớp vẻ thời gian Sử dụng tín dung có thé là giảm

bớt những căng thắng về vốn và chênh lệch về thu chỉ giữa các thời điểm

trong năm.

Trang 20

Hạn chế những bất lợi trong kinh doanh Trong kinh doanh nông

nghiệp, thời tiết, địch bệnh, giá cả hiôn gây ra những bat định ảnh hưởng đến

kinh doanh Tín dụng được coi là yếu tố góp phần ngăn ngừa những điều kiệnbắt lợi trong kinh doanh, chống lại những rủi ro có thể xảy ra như giảm sút thu

nhập, thiếu khả năng thanh toán thiếu dự trữ sản xuất |

Tín dụng còn có thể có nhiều vai trò khác tuỳ mức độ sử dụng của tíndụng của từng doanh nghiệp, từng hộ nông dân Điều đó phụ thuộc vào khảnăng quản lý và những điều kiện kinh đoanh cụ thể của các cơ sở sản xuất

2.1.5 Phân loại tín dụng

Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng có thể coi bốn cách đưới đây

là những cách thông dụng trong phân loại tín dụng nông nghiệp:

Phân loại theo thời han tín dụng Nội dung cụ thể của phân loại tíndụng trong kinh doanh nông nghiệp và phát triển nông thôn về thời hạn là:

- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản tín dụng có thời hạn trong vòng 1

năm như tín dụng theo tháng (0-3 tháng), theo vụ (3-9 tháng) Tín dụng ngắn

hạn dùng để bé sung vốn lưu động, chi phí san xuất, lưu thông, dịch vụ

- Tín dụng trung hạn (1-5 năm): thường là những khoản vay để nuôi đạigia súc, trồng cây lưu gốc, đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa

học vào sản xuất

- Tín dung dài hạn: thời hạn của tín dụng dài hạn là trên 5 năm Tindụng đài hạn trong nông nghiệp dùng để trồng và chăm sóc cây dài ngày, câylâm nghiệp, chăn nuôi gia súc cơ bản, mua sắm tàu thuyền, máy móc thiết bịsản xuất, chế biến nông — lâm — thủy hải sản, mở rộng cơ sở sản xuất

Phân loại theo mục đích của khoản nợ Căn cứ vào mục đích của nợcũng có những điểm giống như thời hạn vay Tín dụng ngắn hạn nói chungđược dùng để cung cấp “đầu vào” cho sản xuất hàng năm Tín đụng trung hạnding bổ sung tư liệu sản xuất nhỏ, còn tín dung dài hạn dé mua sắm tài sản cốđịnh hoặc thuê hay mua bắt động sản Mục đích tín dụng thường có quan hệchặt chẽ với thời hạn tín dụng.

Trang 21

Đây là cách phân loại dé hiểu nhất vì mỗi khoán vay đều được gan cho

một loại mục đích sử dụng Những mục đích thông thường là:

- Vay sản xuất (ngắn hạn, trung hạn): là những khoản vay để mua cácyếu tố “đầu vào” cho sản xuất, trang trải chi phi sản xuất, đổi mới công nghệ

in xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nuôi đại gia súc

- Vay dé hình thành tài sản cố định (dài hạn): là những khoản vay démua máy móc, thiết bị, trồng cây lâu năm, nuôi gia súc cơ bản Đây là nhữngkhoản vay nhằm tạo ra tài sản cố định trong các cơ sở kinh doanh nông

nghiệp.

Cách phân loại này có tác dụng trong phân tích lợi nhuận của những

loại tín dụng hoặc theo từng món nợ cũng như cung cấp các thông tin khác trong đánh giá tài chính.

Phân loại theo tính chất bảo đảm an toàn Nếu căn cứ vào tính chất

bảo đảm an toàn của khoản vay, có thể chia tín dụng thành hai loại:

- Tín dụng có bảo đảm an toàn.

- Tín dụng không được bảo đảm an toàn.

Phân loại theo tính chất pháp lý Nếu xét trên phương diện pháp lý

thì nguồn cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn gồm hai bộ phận sau đây:

- Khu vực tín dụng chính thức: là các tô chức tín dụng được pháp luậtcông nhận và bảo vệ, gồm:

+ Tín dụng kinh doanh: gồm những tổ chức được thành lập và hoạtđộng theo luật Ngân Hàng và luật các tổ chức tin dụng Những tổ chức nàyhoạt động tín dụng hướng về mục tiêu sinh lợi, đặt đưới sự giám sát và kiểmtra của Ngân Hàng Trung ương Ngân Hàng nhà nước Đó là hệ thống các

Ngân Hàng thương mai, Ngân Hàng tiết kiệm, quỹ tín dụng va công ty tài

chính

+ Tín dụng hỗ trợ: bao gồm các tổ chức quần chúng như Hội Phụ Nữ,

Hội nông dân, Chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ cho nông nghiệp

nông thôn, hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức phi chính phủ và một số tổ chứckhác Những tổ chức này hoạt động nhằm hỗ trợ cho một số đối tượng trong

Trang 22

diện chính sách Đặc trưng của loại hình tín dụng này là không vì mục tiêu sinh lời.

- Khu vực tín dụng phi chính thức: là những giao dịch tín dụng không được pháp luật công nhận và bảo vệ Đây là những hoạt động tín dụng khá phổ

biến trong cộng đồng dân cư ở nông thôn, gồm:

+ Vay mượn từ bạn bè, người thân: thông thường loại tiền Vay mượn này không phải trả lãi vì nó mang tính giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn Nếu có lãi

thì mức lãi suất thỏa thuận tùy theo quan hệ xã hội, uy tín của ngudi vay,

+ Vay tư nhân hay còn gọi là vay ngoài, vay nóng: tiền vay loại này

thường là những món tiền nhỏ và ngắn hạn Lãi suất cho vay thường xê dịch

từ 3-10%.

+ Ho/hui: có truyền thống từ lâu ở các vùng nông thôn Việt Nam Mỗi

hội họ/hụi thường có từ 5-20 người và mỗi hội hoạt động độc lập, tách biệt.

Mỗi hội sẽ huy động tiết kiệm từ các hội viên và chỉ cho vay trong hội vớinhau Lãi suất, mức cho vay sẽ do các hội viên quyết định thông qua bỏ phiếukín (dạng đấu giá), hoặc do hội trưởng định đoạt Chu kỳ của một hội kết thúckhi mọi hội viên đã một lần nhận tổng số tiền huy động được tại mỗi lượt

2.1.6 Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là một tế bào kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn có hình

thức tổ chức kinh tế chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt/chăn

nuôi) Người chủ nông hộ vừa quản lý điều hành sản xuất, vừa trực tiếp lãnhđạo Do vậy, mỗi người trong nông hộ đều gắn bó chặt chẽ với nhau trong quátrình sản xuất Mỗi nông hộ tự quyết định mục tiêu và quy trình sản xuất kinh

tế, trực tiếp liên hệ với thị trường, tự hạch toán lời ăn lỗ chịu

2.1.7 Tín dụng hộ nông dân

Khái niêm

Tín dụng hộ nông dân là loại tín dụng mà các tổ chức tín dụng cung cấp

cho những hộ nông dân để hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng mục đích,

sau đó hoàn trả nợ gốc va lãi vay cho tô chức tin dung khi đến hạn

Trang 23

Đặc điểm cơ bản của tín dụng hô nông dân

- Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật.Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu ky sinh

trưởng của động thực vật trong ngành nông nghiệp nói chung va các ngành

3 ghé cụ thé ma Ngân Hàng tham gia cho vay Thường tính thời vụ được biểuhiện ở những mặt sau: vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thờiđiểm cho vay và thu nợ, đầu vụ tiến hành cho vay đến kỳ thu hoạch tiến hành

nu nợ.

| - Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của

khách hàng Đối với khách hàng sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nguồn trả

nợ vay Ngân Hàng chủ yếu là tiền thu bán nông sản và các sản phẩm chế biến

có liên quan đến nông sản Như vậy, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố

quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, sảnlượng nông sản chịu ảnh hưởng của thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là những yếu

tô như đất, nước, khí hậu, thời tiết, Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác

ong tới giá cả của nông sản Thời tiết thuận lợi, sản lượng nông nghiệp cao,

¡ lượng nhiều thì giá cả sẽ hạ, do đó ảnh hưởng đến khá năng trả nợ của

khách hàng.

- Chi phí tổ chức cho vay cao Cho vay nông nghiệp, đăc biệt là cho

vay đối với hộ nông dân, thường chi phí nghiệp vu cho một đồng vốn vay cao

đo quy mô từng món vay nhỏ Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối

i nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với ngành khác.

ÌÍ - Nod ele đặc didn trêu th đụng Hộ nồng lẫn côn Khổ da dạng với

nhiều nguồn tín dụng phong phú nhưng phân tán và quy mô tín dụng nhỏ Vì vậy, dé đầu tư tín dung hộ sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi Ngân Hang cần xem

i giải quyết ở nhiều gốc độ một cách hiệu quả va da dang.

2.1.8 Các loại rủi ro và bat định trong sản xuất nông nghiệp

| Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro và bat định có thé chia thành những loại cơ bản có liên quan đén kết quả sản xuất và thu nhập như sau:

10

Trang 24

Rủi ro và bat định trong sản xuất Là rủi ro va bất định gây ra bởi

những thay đổi về thời tiết, khí hậu hay do tình trạng sâu bệnh đối với cây

trồng, dịch bệnh đối với gia súc Những vùng khía hậu khắc nghiệt thường có

nhiều thiên tai lớn cho sản xuất nông nghiệp Tình trạng sâu bệnh cho các loại

cây trồng, dịch bệnh và sự lây lan đối với gia súc thường gây ảnh hưởng lớn

đến kết quả sản xuất nông nghiệp

Đây là những rủi ro và bất định thông thường trong tự nhiên đối với sảnxuất nông nghiệp Trong quản lý thực tiễn, người quản lý cần tính toán đầy đủ

dé hạn ché những thiệt hại lớn đối với sản xuất

Rui ro và bất định do giá cả Giá ca là yếu tố không thé lường trướcđược Giá cả thay đổi gây ra những ảnh hưởng lớn đối với nông dân Giá cả có

thé thay đổi hàng tuần, hàng tháng Vì giá cả ảnh hưởng lớn đến sản xuất

nông nghiệp nên ở một số nước, Chính phủ thường có các chương trình quản

lý giá cả nông sản nhằm hạn chế rủi ro và bất định cho một số ngành, một sốlĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp Ngày nay, do tiến bộ kỹ thuật ngày càngcao nên lượng đầu vào trong sản xuất ngày càng lớn Một số bộ phận đã tách

khỏi sản xuất nông nghiệp như lĩnh vực chế biến và tiêu thụ, lam cho ty lệ chi

phí trung gian ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất Khi giá đầu vào

thay đổi thường ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nông dân Quy mô sản xuất

của nông dân càng lớn thì ảnh hưởng về giá đối với họ càng mạnh

Rủi ro và bất định do kỹ thuật Là loại rủi ro và bất định có liên quanđến những mặt sau:

Khi nông dân theo đuổi kỹ thuật mới trong nông nghiệp như áp dụng

giống mới, phân bón, thức ăn gia súc mới, sử dụng máy móc, công nghệ

mới, thì một số nông đân có kinh nghiệm có thể thành công, nhưng một sốkhác có thể thất bại

Kỹ thuật thay đối nhanh chóng cũng có thể tạo ra những rủi ro và bất

định Chang hạn, khi dang theo đuổi một phương pháp mới thì lại xuất hiện

phương pháp mới hơn làm cho việc theo đuôi ban đầu trở nên vô ích

11

Trang 25

Trong trường hợp nông dân không có điều kiện thay đổi kỹ thuật mới,

bản thân họ cũng bị mat mát do lạc hậu và không điều chỉnh kịp sản xuất để sửdụng đầy đủ tiềm năng sẵn có của họ Họ trở thành người bảo thủ trong sảnxuất hay được coi là những người có phản ứng thấp với kỹ thuật Khi đó họ bịthua thiệt do không theo đuổi kịp về kỹ thuật

Những rủi ro và bất đỉnh do tai họa bất thường Các tai họa như

cháy, mất trộm tài sản, tạo ra rủi ro và bat định cho bất kỳ loại kinh doanhnao Do tiến bộ kỹ thuật ngày càng tăng nên nông dân có xu hướng đầu tư lớnvào tài sản, vì thế rủi ro và bat định này ngày càng nghiêm trọng

Những rủi ro và bất định liên quan đến sức khỏe con người như ốm,

bị thương, chết Không một ai biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình trong tương lai Các chi phí chữa bệnh được coi là những mất mát, còn khi người chủ cơ sở kinh doanh bị chết thì có thé coi như “tài san” chính trong

kinh doanh bị mắt

Những rúi ro và bất đinh khác Có nhiều lý do khác gây ra rủi ro vàbat định cho nông dan như:

- Khi nông dân đi vay vốn hay thuê đất dé sản xuất thì người cho vay

hay cho thuê có thể đưa ra các điều kiện để người vay phải chịu rủi ro và bất

- Đặc điểm tài sản của nông dân là những tài sản có tính hữu hình cao(đất, nhà, công cụ, gia súc ) Khi nông dân vay nợ, chúng được coi như

những vật thế chấp Nếu cam kết nợ bị vi phạm, tài san của họ dé trở thành vậttrả nợ cho chủ Khi đó, việc mất tài san kinh doanh không thể tránh khỏi

- Những chương trình quy hoạch công cộng (giao thông, đô thị, môi

trường, ) cũng có thể tạo ra những rủi ro và bất định đối với sản xuất của

một số nông dân, chẳng hạn khi tài sản của họ nằm trong khu vực được quyhoạch

- Những vụ kiện cáo hay tai nạn bat thường đối với người làm thuê của

hộ nông dân.

12

Trang 26

Những dạng rủi ro và bất định trên cần được cân nhắc trong các kế hoạchtài chính hàng năm nhằm tăng khả năng chịu đựng rủi ro trong sản xuất nông

nghiệp.

2.1.9 Các quan điểm đối với rủi ro của nông dan

Người quản lý tài chính trong sản xuất phụ thuộc vào sự wa thích khác

nhau đối với chiến lược quản lý rủi ro và bất định Vì vậy, khi nghiên cứu tình

trạng rủi ro cần xem xét các quan điểm của người quản lý tài chính đối với vấn

đề rủi ro Có 3 quan điểm chính:

Quan điểm thân trọng

Phần lớn nông dân có thái độ ứng xử không thích rủi ro tức là tìm cách

né tránh rủi ro vì họ cho răng rủi ro làm giảm thu nhập của họ Khi rủi ro tăng,

họ muốn được bù đắp bằng lượng thu nhập cao hơn Mỗi người có mức độ

chấp nhận rủi ro khác nhau

Sự than trọng có thể hạn chế được các rủi ro, nhưng họ cũng có thể bị

mat đi cơ hội có được thu nhập lớn hơn

Quan điểm mạo hiểm

Trong khi một số người thận trọng đối với rủi ro thì một số người khác

lại có thái độ ứng xử tìm kiếm rủi ro tức là đám chấp nhận rủi ro mạo hiểm

Chẳng hạn, một người nông dân mua một vé xổ số 5.000 đồng tức là sự không

thỏa dụng gần như chắc chắn liên quan đến việc mat đi 5.000 đồng được sovới sự thỏa dụng rất hiếm xây ra khi kiếm được giải thưởng 100 triệu đồng

Quan điểm kết hợp

Người quản lý tài chính có kinh nghiệm đưa ra quan điểm “lành mạnh”

đối với rủi ro tức là biết kết hợp cả hai quan điểm trên Sự thận trọng được đặt

ra khi rủi ro đủ lớn để gây ra những nguy hiểm cho tình trạng tài chính của họtrong kinh doanh Tình trạng đó có thể được ví đụ băng hình ảnh một chiếc xechở hàng nặng tới mức xe có thể bị hỏng khi gặp một va vấp nhỏ trên đường.Khi đó sự thận trọng được chú ý vì trên đường đi có thể có vô số các va vấp

làm cho xe có thể bị hư hỏng Trong sử dụng tín dụng, người đi vay sẽ khôngvay nhiều tới mức họ có thể bị phá sản khi gặp một khó khăn nhỏ Do đó,

13

Trang 27

những lĩnh vực hay ngành kinh doanh có rủi ro cao thường có tỷ số nợ nhỏ

hơn các lĩnh vực khác.

Ngược lại, mặc dù hạn chế rủi ro là nguyên tắc quan trọng của kinh

doanh nhưng người quan lý tài chính không nên quá thận trọng tới mức hoàntoàn chỉ biết tìm cách chống lại rủi ro tăng thêm dé có lợi nhuận tăng thêmnhằm đạt tới các mục tiêu đã định Đôi khi họ cũng phải “chấp nhận” mạo

hiểm trong kinh doanh để đạt tới một cơ hội tốt hơn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liêu thứ cấp Các tài liệu, số liệu được thu thập từ UBND

xã Bao Vinh, từ NHNo&PTNT chi nhánh Thị Xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai, Ngoài ra, còn được tham khảo trên báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo đã

được công bố và các LVTN của các khóa trước

Thu thập số liêu sơ cấp Thông qua phóng vấn trực tiếp hộ nông dântại địa bàn xã Bảo Vinh - Long Khánh - Đồng Nai Số lượng hộ điều tra đượcxác định bảo đảm mức ý nghĩa thống kê (số mẫu là 30), nhưng để đảm báomức độ tin cậy cao hon, tôi chọn số mẫu điều tra là 80 80 mẫu điều tra tương

đương với 80 hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ được thu thập và

xác định ở UBND xã Bảo Vinh Với 80 mẫu nghiên cứu, tôi tiến hành phân bổ

số lượng mẫu cho từng dp theo công thức sau:

Số mẫu điều tra/ ấp = Tổng số hộ của 4p*(80/Téng số hộ của xã)

Qua cách tính toán trên, số mẫu điều tra của mỗi ấp là:

Bang 1 Số Mẫu Điều Tra Phân Theo Ap

Ap Tong số hộ của ấp Số mẫu ai tra/ ấp

(hộ) (mau) Bao Vinh A 555 16 Bao Vinh B 625 18 Ruộng Hoi 712 20 Ruộng Lớn 541 16 Suối Chén 342 10 Tong 2775 80

14

Trang 28

2.2.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê mô ta Được sử dung để trình bày tình hình

hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Thị Xã Long Khánh, đặc điểm, thực

trạng vay vốn và nhu cầu vay của các hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu

Phương pháp so sánh Được sử dụng dé thấy sự biến động cũng như

tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu qua các năm

- - — So sánh tuyệt đối: +A= Yạ-Yn

- So sánh tương đối: %=(Ya-Y¡)/Y¡

Trong đó: Y, là giá tri của năm trước

Y; là giá tri của năm sau

15

Trang 29

CHƯƠNG 3

TỎNG QUAN

3.1 Tổng quan xã Bảo Vĩnh - Long Khánh - Đồng Nai

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vi tri dia lý Bảo Vinh là một xã thuộc khu vực nông thôn của Thị Xã

Long Khánh tỉnh Đồng Nai Có vị trí địa lý như sau:

Phía bắc giáp xã Bình Lộc và xã Bảo Quang

Phía nam giáp trung tâm Thị Xã Long Khánh.

Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc.

Phía Tây giáp xã Suối Tre

Dia hình ~ Dia chất Xã Bảo Vinh có địa hình khá bằng phẳng vàtương đối đồng nhất, kiến tạo địa hình hơi lượn sóng và có chiều hướngnghiêng dần theo hướng Tây, Tây Nam về phía Bắc, Đông Bắc

Độ cao trung bình vào khoảng 140-160m so với mặt nước biển

Độ dốc từ 0-8°,

Toàn xã có 2 nhóm đất chính:

- Nhóm đất đỏ: có diện tích là 244,82 ha, chiếm 15,25% tông diện tích

tự nhiên của xã, tập trung chủ yếu ở ấp Suối Chồn và ấp Ruộng Lớn

- Nhóm đất đen: có diện tích là 735,89 ha, phân bố thành vùng rộnglớn Nhóm đất này có mặt ở hầu hết các ấp trong xã Loại đất này hình thành

trên đá mẹ bazan hoặc mẫu chất giàu kiềm Đã có những biểu hiện khá rõ củaquá trình rửa trôi và tích tụ sét.

Khí hậu — Thời tiết Xã Bảo vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,

mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5

và kết thúc vào khoảng tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào

tháng 4 năm sau "ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HCM |

- Lượng mưa trung bình là 2150 mm ¬ a |

THƯ VIÊN |

Trang 30

- Nhiệt độ trung bình từ 25-26°C Nhiệt độ tối cao từ 34-35°C, tối thấp

từ 19-20°C.

- Độ am trung bình từ 85-90% Mùa khô từ 70-75%

- Gió trong năm có 2 hướng chính: Đông Bắc vào mùa khô và Tây Nam

vào mùa mưa Tốc độ gió trung bình từ 2-3 m/s Nhìn chung xã ít bị ảnhhưởng trực tiếp bởi gió bão

Thủy văn Bảo Vinh không có sông ngòi chảy qua, chủ yếu là:

- Nước mặt: đó là các con suối nhỏ như suối Rết, suối Cải, suối Tre,suối Ruộng Hời, suối Đồng Hap, suối Chon Trữ lượng nước của các con suốinày không én định và chỉ tập trung vào mùa mưa

- Nước ngầm: độ sâu xuất hiện tang nước ngầm vào khoảng 10-12m

Trữ lượng nước ngầm rất lớn và chất lượng tốt, đảm bảo cho sinh hoạt và phục

vụ sản xuất

3.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội

Kinh tế Cơ cấu kinh tế xã Bảo Vinh là nông nghiệp - thương nghiệp |

dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã trong nămqua là 8% Thu nhập bình quân đầu người là 4,5 triệu đồng/ người/ năm Tổng

sản phẩm quốc dan dat 64.799 triệu đồng Trong đó, tỷ trọng các ngành như

Trang 31

- Ngành nông nghiệp:

Trồng trọt: tổng thu nhập từ trồng trọt đạt khoảng 22.012 triệu đồng,

chiếm tỷ trọng khoảng 53% trong nông nghiệp

Bảng 2 Co Cau Cây Trồng Xã Bao Vinh Qua 2 Năm 2004-2005

DVT: Ha

Cây trồng Năm 2004 Năm 2005 ice

+A % Lúa 337,0 376,7 39,7 10,5

Chôm chôm 308,5 297,0 ii" -3,9

Ca phé 136,0 131,0 -5,0 -3,8Sầu riêng 98,7 68,2 -30,5 -44,7Tiéu 87,5 121,0 33,5 EmDiéu 69,0 92,5 23,5 25,4

Cam — quyt 58.0 : 92,1 34,1 37,0

Ăn trái khác 58,0 104,0 46,0 44,2

Nguôn tin: UBND xã Bao Vinh

Từ bang trên ta nhận thấy, cây trồng chủ lực của xã là các loại cây ăn

trái Trong những năm gần đây, giá ca các loại nông sắn từ trồng trọt có nhiềubiến động, đồng thời giá cả phân bón tăng mạnh nên việc đầu tư cho các loại

cây trồng trong xã có nhiều hạn chế làm diện tích giảm hoặc tăng nhẹ, kéo

theo năng suất cũng giảm

Chăn nuôi: tốc độ tăng trưởng có khả quan Tổng thu nhập từ chăn nuôi

của xã đạt khoảng 19.330 triệu đồng, chiếm ty trọng 47% trong sản xuất nông

nghiệp Tình hình chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển tốt Trong đó,

chăn nuôi bò, dé, heo tiếp tục tăng về tổng đàn Do dịch cúm gia cầm đã táiphát trở lại trong những tháng đầu năm và cuối năm anh hưởng đến việc chăn

nuôi đôi với đàn gia câm nên tông đàn gia cam giảm mạnh.

18

Trang 32

Bảng 3 Cơ Cau Vật Nuôi Xã Bao Vinh Qua 2 Năm 2004-2005

DVT: con

Chênh lệch Vật nuôi Năm 2004 Năm 2005

Nguồn tin: UBND xã Bao Vinh

- Thuong nghiép — dich vu:

Bao Vinh nằm ở vị tri có đường giao thông thuận tiện, nối liền trung

tâm Thị Xã Long Khánh, xã Bảo Quang và xã Bảo Chánh Hiện xã có 1 chợ

và 217 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ Tổng thu nhập của

xã từ thương nghiệp dịch vụ đạt 15.185,5 triệu đồng, chiếm 12,6% tổng thu

nhập toàn xã.

Xã hôi

- Dân số - Lao động

+ Dân số: Toàn xã có 2.775 hộ, tương đương với 14.281 nhân khẩu

Trong đó, nữ là 6.609 người, chiếm 46,3%.

Mật độ dân số bình quân: 832 người/km”

Số người từ 15 tuổi trở lên là 7.933 người

Tỷ lệ tăng dân số là 1,87%, trong đó tăng tự nhiên 1,45% và tăng

cơ học là 0,4%.

+ Lao động: Tổng số lao động trong xã là 6.706 người Trong đó, lao

động trong nông nghiệp là 4.627 người, chiếm 70% và lao động phi nôngnghiệp là 2.079 người, chiếm 30%

- Dân tộc — Tôn giáo

+ Dân tộc: Trong xã, dân tộc kinh chiếm đa số, toàn xã có 11.885 ngườichiếm 92,6% Kế đó là Châu Ro — 633 người chiếm 4,9%, dân tộc Hoa có 228

người chiếm 1,8% Còn lại là các dân tộc khác

19

Trang 33

+ Tôn giáo: Tổng số tín đồ trong xã là 4.428 người chiếm 31% tổng dân

số Trong đó, Phật giáo và Thiên Chúa Giáo chiếm đa số Phật giáo 2.694

người chiếm 51,8% tổng số tín đồ, Thiên Chúa Giáo có 1.491 người chiếm

33,7% tông số tín đồ, Tin Lành là 63 người, Cao Dai 180 người

- Cơ sở hạ tầng

+ Điện: Xã Bảo Vinh có đường day điện trải rộng đến các ấp phục vụ

cho sinh hoạt và san xuất.

Bảng 4 Hiện Trạng Mạng Lưới Điện Xã Bảo Vinh

DVT: km

Loại đường điện Chiêu dài

Đường đây 35 kV 3,45

Đường dây 15 kV 21,00

Đường dây hạ thế i735

Nguôn tin: UBND xã Bao Vinh

Số hộ dùng điện là 2.038 hộ chiếm 74% Số hộ dùng điện chủ yếu là

dùng lưới điện quốc gia

+ Giao thông: Mạng lưới giao thông đã được nhựa hóa rải đều trong xã,

lam cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dan giữa các

ấp trong xã và ngoài xã khá dé dang với tổng chiều dai 54,63 km, điện tíchchiếm dụng là 43,7 ha

+ Giáo dục: Trên địa bàn xã có 2 trường tiểu học là trường Xuân Vinh

có 30 lớp, tổng số học sinh là 1.294 em; trường Bảo Vinh có 15 lớp với tổng

số học sinh là 493 em Có 2 trường Trung Học Cơ Sở là trường Ngô Quyền có

24 lớp với tổng số học sinh là 1.044 em; trường Bùi Thị Xuân có 12 lớp với

tổng số học sinh là 464 em

+ Y tế: Xã có 1 trạm y tế và 3 phân trạm ở các ấp, có 1 nhà hộ sinh.Tổng số giường bệnh là 14 Tổng số cán bộ phục vụ là 5 người, trong đó có 1bác sỹ, 2 y sỹ và 2 y tá Do vi trí xã nằm gần trung tâm Thị Xã nên việc chămsóc sức khỏe cho người dân được bảo đảm.

20

Trang 34

3.2 Giới thiệu sơ nét về NHNo&PTNT chỉ nhánh Thị Xã Long Khánhtỉnh Đồng Nai

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng

Ngân Hang được thành lập thang 8/1991, hiện là chi nhánh trực thuộc

sự quản lý của NHNo&PTNT tỉnh Đồng Nai, hoạt động trên cùng dia ban với

Ngân Hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long, NHCSXH, Đại Á Ngân Hàng và cácquỹ tín dụng nhân dân.

NHNo&PTNT Thị Xã Long Khánh có trụ sở đặt tại số 32 - Đường

Cách Mạng Tháng Tám - Thị Xã Long Khánh - Tỉnh Đồng Nai.NHNo&PTNT Long Khánh là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp

nhân, có con dấu riêng, hạch toán, hoạt động theo quy chế và điều lệ của

NHNo&PTNT Việt Nam.

Chi nhánh vừa thực hiện chức năng của Ngân Hàng thương mại, đồngthời phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn vi sự phén vinh của

nông dân, hỗ trợ đối tượng chính sách Hoạt động cho vay của Ngân Hàng đã

trải rộng khắp các xã, phường đảm bảo cung cấp khối lượng vốn lớn cho nhucầu phát triển nông nghiệp nông thôn và nền kinh tế

3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ngân Hàng

Hình 3 Cơ Cấu Tố Chức Nhân Sự của NHNo&PTNT Thị Xã Long

Tổng lao động của chỉ nhánh là 63 người, trong đó hợp đồng không xác

định thời hạn 51 người và hợp đồng xác định thời hạn 12 người Cán bộ công

nhân viên Ngân Hàng được bố trí như sau:

ĐẠI

Trang 35

Ban giám đốc Gồm 3 người, 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, chiếm4,7% tông lao động Có chức năng trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt độngcủa Ngân Hàng, tiếp nhận các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và phổ biến cho

toàn bộ các phòng ban, nhân viên trong Ngân Hàng.

Phòng tín dung Gồm 23 người chiếm 36,5% tổng lao động Phòng tín

dụng có nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng vay vốn, tiếp nhận hồ sơ

vay vốn, xét duyệt cho vay, đôn đốc việc trả lãi định kỳ và thu lãi

- Phòng kế toán ngân quỹ Gồm 28 người chiếm 44,5% tổng lao động,

có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quan lý việc thu chi của Ngân Hàng và lưu giữ

các hỗ sơ, tài liệu kế toán

Phòng tổ chức hành chính nhân sư 9 người chiếm 14,3% tổng laođộng, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động nội bộ trong Ngân Hàng, sắpxếp bố trí lao động, lo tiền lương cho cán bộ công nhân viên, văn phòng phẩm,mua sắm các thiết bị phục vụ Ngân Hàng

3.2.3 Mạng lưới chỉ nhánh NHNo&PTNT Thị Xã Long Khánh

Mạng lưới tổ chức của NHNo&PTNT Long Khánh bao gồm 1 trungtâm và 5 chỉ nhánh cấp 3 loại IV

Hình 4 Sơ Đồ Mạng Lưới Chi Nhánh của NHNo&PTNT Thị Xã LongKhánh Tinh Đồng Nai

NHNo &PTNT Thị xã Long Khánh

22

Trang 36

3.2.4 Thuận lợi — khó khăn của chỉ nhánh NHNo&PTNT Thị Xã Long

Khánh tỉnh Đồng Nai

Thuận lợi

- Tình hình kinh tế xã hội 6n định và phát triển Trong năm 2005, tăng

trưởng kinh tế trên địa bàn Thị Xã Long Khánh đạt 13,5%, trong đó có một số

ngành tăng cao như thương mại dịch vụ tăng 16,2%, công nghiệp xây dựngtăng 22% Giá cả một số mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu có phần nhích lêntạo thuận lợi cho hoạt động Ngân Hàng.

- Sản xuất trồng trọt và chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hànghóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giếng mới, từng bước hiện đạihóa trong nông nghiệp theo quy mô trang trại trên diện rộng.

- Thu nhập, đời sống của nhân dân được ổn định và có bước tăngtrưởng khá Trong năm 2005, thu nhập bình quân đầu người trên địa ban Thi

- Giá vàng tăng ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

- Giá xăng dau, phân bón, vật tư phục vụ nông nghiệp, tăng mạnh,ảnh hưởng bat lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh

tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vén của Ngân Hàng

- Sự cạnh tranh giữa các Ngân Hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt,nhất là về lãi suất huy động vốn, ảnh hưởng đến khá năng huy động vốn của

hệ thống Ngân Hàng nông nghiệp

23

Trang 37

CHƯƠNG 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh cúa chỉ nhánh NHNo&PTNT Thị XãLong Khánh tỉnh Đồng Nai

4.1.1 Tình hình huy động vốn

Việc đáp ứng nguồn vốn một cách nhanh chóng, đúng thời điểm là rất

quan trọng Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng thì NgânHàng huy động càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi càng tốt nhằm tạo thế chủđộng trong việc cung ứng vốn cho khách hàng Và kết qua từ quá trình huyđộng vốn trong năm qua được thể hiện như sau:

Huy đông vốn phân theo tính chất nguồn vay

Bảng 5 Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Tính Chất Nguồn Vay Qua 2

2 TG

TCKT-XH 144.906 43,87 257.234 51,85 112.328 43,67

3 TG TCTD 2.586 0,78 3.185 0,64 599 18,81 Tổng 330.320 100,00 496.133 100,00 165.813 -

Nguồn tin: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Long Khánh

Qua bảng trên ta nhận thấy, lượng vốn huy động được từ các thành

phần kinh tế đều tăng qua 2 năm làm cho tổng nguồn vốn mà NHNo&PTNT

Thị Xã Long Khánh huy động được năm 2005 đạt 496.133 triệu đồng, tăng165.813 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng 33,42% Trong đó cụ thểnhư sau:

Trang 38

- Tiền gửi của dân cư: đây là một trong những nguồn vốn huy độngmang lại hiệu quả kinh tẾ cao Trong năm 2004, tiền gửi của dân cư là 182.828

triệu đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất (55,35%) trong tổng nguồn vốn huy độngtrong năm, đến năm 2005 là 235.714 triệu đồng, tăng 52.886 triệu đồng so với

năm 2004, tốc độ tăng là 22,44% Tốc độ tăng này không cao nhưng có đóng

góp khá lớn cho hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội (TCKT-TCXH)qua 2 năm tăng khá cao với tốc độ tăng là 43,67% Lượng tiền gửi từ các tổchức này năm 2005 tăng 112.328 triệu đồng so với năm 2004, đạt 257.234triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,85%) trong tổng nguồn vốn huy động đượctrong năm Tốc độ gia tăng như vậy là tín hiệu khả quan cho hoạt động kinh

doanh của Ngân Hàng bởi đây là nguồn vốn thường không kỳ hạn và lãi suấtthấp, sẽ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân Hàng

- Tiền gửi từ các tổ chức tín dụng cũng tăng nhưng tăng chậm với tốc

độ tăng chỉ chiếm 18,81% Năm 2005, tiền gửi loại này đạt 3.185 triệu đồng,

tăng 599 triệu đồng so với năm 2004

Huy động vốn phân theo thời hạn huy đông

Qua sự phân tích trên ta đã biết nguồn vốn huy động của Ngân Hàngphân theo tính chất nguồn vay có sự biến động mạnh qua 2 năm hoạt động Và

để hiểu rõ hơn thời hạn của nguồn vốn huy động được, tôi sẽ tiếp tục phân tích

bảng sau:

25

Trang 39

Bảng 6 Nguồn Vốn Huy Động Phân Theo Thời Hạn Huy Động Qua 2

rõ rệt, nhưng xét về thời hạn thì lượng tiền mà Ngân Hàng huy động được có

sự biến động không đồng đều:

- Tiền gửi không kỳ hạn năm 2004 là 131.390 triệu đồng chiếm 39,78%tổng nguồn vốn huy động trong năm Sang năm 2005, tiền gửi loại này đạt

265.229 triệu đồng, tăng 133.839 triệu đồng, tốc độ tăng là 50,46% Sự giatăng mạnh này mang lại lợi nhuận cao cho Ngân Hàng bởi lãi suất huy động

vốn của loại tiền gửi này thấp (0,25%/thang) hơn các loại còn lại Tuy nhiên

vẻ lâu dai, Ngân Hàng rất dễ bị động khi khách hàng có nhu cầu rút vốn với sốtiền lớn, việc này sẽ làm giảm uy tín của Ngân Hàng đối với khách hàng

- Tiền gửi có kỳ hạn tăng chậm hơn tiền gửi không kỳ hạn Trong đó,loại tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng lại giảm 7.910 triệu đồng, tốc độ giảm là10,45%, nhưng do tốc độ tăng của loại tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng (25,69%)

26

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN