Lượng Vốn Mà Các Hộ Điều Tra Có Nhu Cầu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu nhu cầu tín dụng của hộ nông dân tại xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (Trang 61 - 66)

Mức vốn vay (Triệu đông) Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%)

Dưới 10 b 9,33 10-20 19 25,33 Trén 20 49 65,34 Tổng 75 100,00 Nguồn tin: Kết quả điều tra Bảng kết quả được trình bày ở trên cho thấy: nếu ta đối chiếu với lượng thực vay của người din năm 2005 ở trên (Bang 22) ta dễ dàng thấy rằng lượng vốn mà người dân muốn vay tăng thêm rất lớn. 49 hộ mong muốn được vay trên 20 triệu, 19 hộ muốn vay từ 10-20 triệu và chỉ có 7 hộ có nhu cầu vay dưới 10 triệu. Mức vốn mà những hộ nêu ra hầu hết là nguyện vọng của họ, họ mong muốn được đáp ứng đầy đủ hơn để hiệu quả từ đồng vốn vay triệt để

hơn.

Mong muốn về lượng vốn được vay sẽ cao hơn và nhu cầu về thời hạn vay cũng có sự thay đổi, thé hiện rõ trong bang sau:

Bảng 26. Thời Hạn Vay Mong Muốn của Các Hộ Điều Tra

Thời hạn vay Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%)

Ngăn hạn 32 42,67 Trung han 40 53,33 Dai han 3 4,00 Téng 75 100,00 Nguồn tin: Kết quả điều tra Bảng trên cho thấy, các hộ hầu như có xu hướng thích vay ngắn hạn và trung hạn hơn dài hạn. Cụ thể: có 40 hộ mong muốn được vay trung hạn

48

(chiếm 42,67%), 32 hộ muốn được vay ngắn hạn (chiếm 42,67%) và chỉ có 3 hộ mong muốn được vay dài hạn. Có một điều nghịch lý giữa mong muốn và thực tế vay của người dân, đa số hộ có nguyện vọng được vay trung và đài hạn, thế nhưng số liệu từ NHNo&PTNT cùng số liệu từ thực tế điều tra cho thấy số hộ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này có thể được lý giải:

do người dân đường như chưa có phương án sản xuất kinh doanh lớn, mục đích cam kết trong hợp đồng vay vốn thường chỉ để đầu tư nhỏ lại không rõ ràng nên Ngân Hàng không dám mạo hiểm rủi ro cho vay với số vốn lớn lại

dai hạn.

Nhu cầu vay vốn của hộ nông dan là rất lớn nhưng việc sử dung vốn Vay đầu tư vào ngành nào, ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi, tôi tiến hành tìm hiểu mục đích vay vốn (dự kiến ) của người dân.

Bang 27. Mục Dich Vay (Dự Kiến) của Các Hộ Điều Tra Mức vay (triệu đồng)

Mục đích vay Tổng

Dưới 10 10-20 Trên 20

Nuôi heo 3 7 - 10

Nuôi bò - = 9 9 Đầu tu tổng quát 4 9 5 18 Chuyển đổi cây trồng . 3 19 22 Khac * = - 14 14 Tổng 7 19 49 75 Nguồn tin: Kết quả điêu tra Kết quả được trình bày ở trên cho thấy, nếu như mục đích vay năm 2005 đa số để đầu tư vườn tạp và chăn nuôi heo thì sang năm 2006, mục đích vay của họ thay đổi, chủ yếu ho vay dé chuyển đổi cây trồng (22 hộ trong tổng số 75 hộ mong muốn được vay thêm) với lượng vốn lớn hơn. Số hộ vay với mục đích dau tư tổng quát vẫn khá nhiều, 18 hộ. Một điều đáng chú ý là số hộ có nguyện vọng được vay với lượng vốn lớn nhằm thực hiện các mục đích khác tăng thêm rất nhiều (14 hộ). Các mục đích khác ở đây bao gồm múc ao

nuôi cá, mua săm máy móc phục vụ sản xuât, mở tiệm cho con cái, đầu tư mở

49

rộng quy mô buôn bán...Với điều kiện hiện nay, việc chuyển dịch từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác là không thé tránh khỏi và cần thiết. Vì vậy,

mục đích vay của người dân cũng được mở rộng sang các lĩnh vực khác và nguyện vọng của họ là được Ngân Hàng đáp ứng.

Nhìn chung, nhu cầu vốn của mọi người dân (bất kể thành phần kinh tế nào) đều rất lớn. NHNo&PTNT nói cho cùng vẫn là một Ngân Hàng thương mại, hoạt động của họ vẫn nhắm vào mục tiêu sinh lợi, nên việc lo sợ rủi ro khi cho các đối tượng không có tai sản thé chấp hoặc các hộ không có một dự án sản xuất rõ ràng là điều để hiểu. Chỉ mong rằng Ngân Hàng địa phương linh hoạt hơn trong việc cho các hộ không có tài sản thế chấp vay vốn.

4.5. Quan điểm của người dân đối với rủi ro

Trong sản xuất nông nghiệp, rủi ro và bat định không thé không diễn ra với nhiều hình thái khác nhau. Tại địa bàn nghiên cứu xã Bảo Vinh, rủi ro hay xây ra nhất là rủi ro trong sản xuất và rủi ro đo giá cả, trong đó rủi ro do giá cả

Thị trường là thường xuyên hơn cả. 5 năm trở lại đây, giá cả các loại nông sản

tại địa bàn biến động khá mạnh. Đầu tiên, giá cà phê xuống đột ngột cùng lúc giá tiêu tăng cao rồi lại giảm, giá chôm chôm xuống trầm trọng đến nay, dịch cúm gia cầm làm nhiều trại chăn nuôi điêu đứng đồng thời giá heo tăng và nay dich lở mồm lông móng dang hăm he hoành hành. Cùng lúc đó giá cả các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh không lường trước được. Tất cả cùng làm cho người nông dân khó khăn hơn. Bên cạnh đó việc thu hồi vốn của Ngân Hàng cũng có nhiều trở ngại. Trước những rủi ro không thể lường trước như vậy, thái độ của người nông dân như thế nào? Sau đây ta sẽ tìm hiểu vấn đề này.

Thái độ của người dân trước rủi ro tại địa bàn nghiên cứu được xác

định thông qua câu hỏi “Nếu được vay với lượng vốn nhiều hơn và đài hạn hơn, nhưng lãi suất cao hơn, ông/bà có đồng ý không?” với ba mức độ trả lời:

Đồng ý/Không đồng ý/Tùy vào mức lãi suất cao hơn bao nhiêu. Ba mức trả lời trên tương đương với ba quan điểm: quan điểm mạo hiểm/quan điểm thận trọng/quan điểm kết hợp bởi việc đồng ý vay với mức lãi suất cao hơn đồng

50

nghĩa với việc chấp nhận rủi ro sẽ gia tăng trong quá trình sản xuất. Và kết quả

phỏng vấn như sau:

Bảng 28. Quan Điểm của Các Hộ Phóng Vấn Đối Với Rủi Ro Phân Theo

Nhóm Diện Tích Đất Canh Tác

DVT: Hộ

Diện tích Nhóm quan điểm `

(ha) Thận trọng Mao hiểm Kết hợp ANH

Dưới 0,5 7 1 6 14 0,5-1 12 i 3 20 1-1,5 15 6 14 35 1,5-2 1 2 2 5 Trén 2 - 3 - 3

Tổng 35 13 27 75 Nguôn tin: Kết quả điêu tra Kết quả điều tra ở trên cho thấy: phần lớn các hộ có thái độ ứng xử không thích rủi ro tức là tìm cách né tránh rủi ro. 80 hộ được phỏng vẫn có 5 hộ không có nhu cầu vay thêm vốn nên chỉ có 75 hộ thể hiện thái độ của họ đối với rủi ro. Trong số 75 hộ này chỉ có 13 hộ có quan điểm mạo hiểm, chấp nhận vay vốn mà không cần biết lãi suất cao hơn bao nhiêu, những hộ trong nhóm này đa số có diện tích đất canh tác từ 1-1,5 ha (6 hộ), các hộ có diện tích đất canh tác thuộc loại tương đối nhiều như từ 1,5-2 ha và trên 2 ha cũng thuộc nhóm quan điểm này. Còn lại 64 hộ, có 27 đưa ra quan điểm “lành mạnh” đối với rủi ro tức là biết kết hợp cả hai quan điểm trên. Họ chấp nhận mạo hiểm

khi đồng ý vay với lượng vốn lớn nhưng lại can thận xem xét liệu hoạt động sản xuất của họ có đủ lời để trả lãi cao hơn hay không, họ còn phân tích được trong lúc nào thì nên vay vốn với những điều kiện như vậy, những hộ này đa số có điện tích từ 1-1,5 ha. 35 hộ có quan điểm quá thận trọng, họ e ngại với lãi suất cao hơn, số này chiếm đến 35 hộ, chủ yếu có từ 0,5-1 ha (12 hộ) và 1- 1,5 ha (15 hộ), thái độ này có thể giúp họ hạn chế được rủi ro nhưng họ cũng có thể bị mất đi cơ hội có được thu nhập cao hơn. Nhìn chung, những hộ có

51

diện tích đất canh tác lớn đều có quan điểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nhưng số này lại chiếm tý lệ rất ít.

Độ tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc người dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở mức nào, đồng thời nó còn gắn với kinh nghiệm sản xuất cũng như kinh nghiệm về sử dụng vốn bởi những kinh nghiệm đó có xu hướng tăng dần theo thời gian. Vì vậy sau đây tôi sẽ đi vào tìm hiểu thái độ của người đân đối với rủi ro theo từng độ tuổi.

Bảng 29. Quan Điểm của Các Hộ Điều Tra Đối Với Rủi Ro Phân Theo Nhóm Tuối của Chủ Hộ

DVT: Hộ

5 Nhóm quan điểm :

Nhóm tuôi . - Tông

Thận trọng Mạo hiêm Kêt hợp

Dưới 30 lý 12 3 22 30-45 14 4 13 31 Trén 45 2 1 20 23 Tổng 35 13 27 75 Nguôn tin: Két qua diéu tra Kết quả ở bảng trên cho thấy hầu hết các hộ có quan điểm thận trong

đều ở độ tuổi từ 30-45 (14 hộ), những hộ có quan điểm mạo hiểm thường có những chủ hộ trẻ tuổi dưới 30 (12 hộ) và các hộ có kinh nghiệm tuổi trên 45 đa số có quan điểm kết hợp hai quan điểm trên.

Quan điểm của người đân đối với rủi ro quan trọng trong chiến lược quản lý tài chính trong sản xuất và việc ra các quyết định về tài chính. Mỗi quan điểm đều có ưu nhược điểm riêng và phụ thuộc vào nhiều yếu t6 khác

như giá trị tài sản ròng, các ràng buộc về tài chính...

5

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu nhu cầu tín dụng của hộ nông dân tại xã Bảo Vinh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)