1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Một số chính sách phát triển rau an toàn trên địa bàn TP.HCM

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Chính Sách Phát Triển Rau An Toàn Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh
Người hướng dẫn Cô Trang Thị Huy Nhất
Trường học Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn Và Khuyến Nông
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2006
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 27,18 MB

Nội dung

ee EI ET LS A EO Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Một Số Chính Sách Phát Triển Rau An Toàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH

KHOA KINH TE

Í BạiHỌG NONG LAM TP HOM

| THU VIÊN |.—

MOT SO CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN RAU AN TOÀN

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

NGUYEN THỊ THANH MINH

LUẬN VĂN CỬ NHÂN

NGANH PHÁT TRIEN NONG THÔN VÀ KHUYEN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 07/2006

Trang 2

ee EI ET LS A EO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Một Số Chính

Sách Phát Triển Rau An Toàn Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” do

Nguyễn Thị Thanh Minh, sinh viên khoá 28, ngành Phát Triển Nông Thôn và

Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Trang Thị Huy Nhất

Người hướng dẫn,

Ký tên ngày thang năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày thang năm Ký tên,ngày tháng năm

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã nuôi dạy và cho con ăn học

nên người Cảm ơn các anh chị trong gia đình đã tao điều kiện cho em học tập

đến ngày hôm nay.

Em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế đã trang bị kiến thức cho em trong suốt

quá trình học tập để em hoàn thành luận văn này cũng như những đạo ly lamngudi mà các thầy cô đã truyền đạt cho em

Kính gửi lời câm ơn đến cô Trang Thị Huy Nhất đã tận tình truyền đạt

kiến thức và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú Sở Nông nghiệp & Phát

triển nông thôn TP Hd Chí Minh, Chỉ cục Phát triển nông thôn TP Hồ Chí

Minh, Chi cục Bảo vệ thực vật TP Hồ Chí Minh, Trung tâm khuyến nông TP.

Hồ Chí Minh cũng như các cô chú, các anh chị lãnh đạo của UBND huyện BìnhChánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và của xã Tân Phú Trung, xã Xuân Thới

Thượng, xã Tân Quý Tây đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập

Cuối cùng gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong

quá trình thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh,ngày tháng năm 2006

Nguyễn Thị Thanh Minh

Trang 4

NỘI DUNG TOM TAT

NGUYEN THI THANH MINH, Khoa Kinh Té, Dai Hoc Néng LamThành phố Hồ Chi Minh Tháng 7 năm 2005 Một số chính sách phát triển rau antoàn trên dia bàn Thành phó Hồ Chí Minh.

Rau an toàn là một trong những cây trồng quan trọng trong chiến lược

phát triển nông nghiệp của TP.Hồ Chí Minh nhằm gia tăng sản lượng cung rau an

toàn cho người tiêu dùng Nhà nước (Thành phố, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn) đã ban hành một số chính sách như: vay vốn với lãi suất ưu đãi từchương trình 419, chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà trồng rau an toàn,chính sách khuyến nông rau an toàn, công tác quản lý chất lượng sản phẩm rau từnăm 1998 Những chính sách này đã được thực hiện như thế nào? Kết quá thực

hiện ra sao và ai là người hưởng lợi từ những chính sách trên? Đó là nội dung tim

hiểu của đề tài nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho những nghiên cứu tiếp theo vàgóp phan cải thiện những chính sách phát triển rau an toàn của Thành phố

Trang 5

NGUYEN THỊ THANH MINH, Faculty of Economics, Nong Lam

University — Ho Chi Minh City July, 2006 Some safe vegetable developmentpolicies in Ho Chi Minh city.

Safe vegetable is one of the important crop plants in agriculturaldevelopment strategy in Ho Chi Minh City to increase safe vegetable supplyyield for consumers The State (City, Ministry of agricultural and rural

development) promulgated some policies such as: borrowing money on

favourable interest from 419 program, helping cost to build safe vegetable growing house, encourage agriculture, and managing the quality of vegetables from 1998 How was implemented these policies? How was result? And Who enjoy official involvement from those policies? That is content which a thesis study to supply practical base for following researches and to take part in

improving safe vegetable development policies in Ho Chi Minh city.

Trang 6

Danh muc cac hinh

Danh muc phu luc

CHUONG 1 ĐẶT VAN DE

1.1 Ly do chon dé tai

lai ES ee

2.1.1 Khái niệm rau an toàn

2.1.2 Sự cần thiết của rau an toàn đối với sức khoẻ con người

2.1.3 Khái niệm và mục tiêu của chính sách nông nghiệp

2.1.4 Điều kiện sản xuất rau an toàn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.3 Trình tự nghiên cứu

2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp2.4 Phương pháp điều tra

2.4.1 Phương pháp chọn địa ban điều tra2.4.2 Phương pháp chọn mẫu (hộ) điều tra2.4.3 Nội dung điều tra

CHƯƠNG 3 TONG QUAN

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vi trí địa lý

Oo \wœ OO OO œ œ CO CO HD WH FSF FP FP FR HH WV NY = HH

¬ — —oS > €G

vi

Trang 7

3.1.2 Địa hình 103.1.3 Nguồn nước 113.1.4 Khi hau 113.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 12

3.2.1 Điều kiện kinh tế 123.2.2 Điều kiện xã hội Tã

3.3 Cơ sở pháp lý phát triển sản xuất rau an toàn 15

3.4 Tình hình quy hoạch, khảo sát công nhận vùng rau an toàn 17

3.5 Tình hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn 20

3.6 Tình hình kinh đoanh và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn

TP Hồ Chí Minh 35

3.7 Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa

bàn TP Hồ Chí Minh 23

3.8 Những chính sách Nhà nước đã ban hành phát triển nông nghiệp

nói chung và rau an toàn nói riêng 24

3.8.1 Chính sách hỗ trợ lãi vay 243.8.2 Chính sách khuyến nông 263.8.3 Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá

CHƯƠNG 4: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THÀO LUẬN 31

4.1 Một số chính sách khuyến khích phát triển rau an toàn 31

4.1.1 Chính sách hỗ trợ lãi vay 31

4.1.2 Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới 32

4.1.3 Chính sách khuyến nông 324.1.4 Chính sách quản lý chất lượng sản phẩm rau an toàn 33

Trang 8

4.2 Phản ánh thực hiện các chính sách thông qua điều tra hộ 34

4.2.1 Mô tả số mẫu điều tra 344.2.2 Đặc trưng mẫu điều tra 354.2.3 Phan ánh của người dân về việc thực hiện chính sách 38

4.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chính sách phát triển rau

an toàn và một số biện pháp nhằm cải thiện việc thực hiện chính sách 60

4.3.1 Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách 60

4.3.2 Một số biện pháp cải thiện việc thực hiện chính sách 63

CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 66

Trang 9

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

NN và PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BVTV Bảo Vệ Thực Vật

KH-CNMT Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường

FAO Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (Food and

Agricultural Organization)WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (Word Trade Organization)

UBND Uỷ Ban Nhân Dân

RAT Rau An Toan

GDP Tổng San Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product)

IPM Intergrated Pest Managemnet

GAP Good Agricultural Practice

1X

Trang 10

DANH MỤC CÁC BANG

Trang

Bảng 1 Tổng Sản Phẩm Trong Nước trên Địa Bàn Thành Phố Theo Giá Thực

Tế Phân Theo Khu Vực Kinh Tế 12 Bảng 2 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Thành Phố Giai Đoạn

1995 — 2005 13

Bảng 3 Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính, Thành Thị Và Nông Thôn,

Nông Nghiệp, Phi Nông Nghiệp 15

Bảng 4 Kết Quả Công Nhận Vùng Rau An Toàn 18 Bảng 5 Kết Quả Thực Hiện Công Tác Phát Triển Diện Tích RAT 20 Bảng 6 Sự Thay Đổi Về Diện Tích và Số Hộ Sản Xuất RAT Qua 3

Năm 2003-2005 21 Bảng 7 Quy Mô Sản Xuất RAT của Các Hộ Điều Tra Năm 2005 36 Bảng 8 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Điều Tra 38 Bảng 9 Thông Tin của Các Hộ về Chương Trình 419 39 Bảng 10 Nhận Xét của Các Hộ Vay Vốn Từ Chương Trình 419 40 Bảng 11 Phương Thức Trồng Rau An Toàn của Các Hộ Điều Tra 41

Bảng 12 Các Loại Hình Nhà Lưới của Các Hộ Điều Tra 44

Bảng 13 Nhu Cầu Hỗ Trợ Kinh Phí của Những Hộ Trồng RAT

Trong Nhà Lưới 45 Bảng 14 Nhu Cầu Hỗ Trợ Kinh Phí của Những Hộ Trồng RAT

Ngoài Nhà Lưới 46

Bảng 15 Phản Ánh của Hộ Trồng RAT về Việc Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Kinh Phí Xây Dựng Nhà Lưới 47 Bang 16 Kết Quả Chuyển Giao KHKT Sản Xuất RAT

Giai Đoạn 2001-2005 48

Bảng 17 Kết Quả Hoạt Động Khuyến Nông BVTV Đã Thực Hiện Giai Doan

2002 — 2005 51

Trang 11

Bảng 18 Tình Hình Tham Gia Các Hoạt Động Khuyến Nông RAT của

Các Hộ Điều Tra tại 3 Xã 52

Bảng 19 Số Lần Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Các Hộ Điều Tra 53 Bảng 20 Nhận Định về Tiếp Thu Thông Tin Kỹ Thuật và Khả Năng Áp Dụng

Kỹ Thuật của Các Hộ Điều Tra 53

Bảng 21 Số Mẫu Rau Đã Thực Hiện Giám Định Dư Lượng Thuốc BVTV 55Bang 22 Số Mẫu Rau Được Kiểm Tra Đột Xuất Qua Các Năm 2002-2005 57

Bảng 23 Tình Hình Kiểm Tra, Giám Sát Quy Trình Kỹ Thuật Trồng RAT

của Các Hộ Điều Tra 59

Bảng 24 Tình Hình Kiểm Tra Giám Sát Chất Lượng Sản Phẩm RAT trên Địa

Trang 12

Hình 5 Biểu Đồ Cơ Cấu Quy Mô Sản Xuất RAT Các Hộ Điều Tra

Xã Tân Phú Trung Năm 2005

Hình 6 Biểu Đồ Cơ Cấu Quy Mô Canh Tác của Các Hộ Điều Tra

Xã Xuân Thới Thượng Năm 2005

Hình 7 Biểu Đồ Cơ Cấu Quy Mô Canh Tác của Các Hộ Điều Tra

Xã Tân Quý Tây Năm 2005

Hình 8 Biểu Đồ Cơ Cấu Những Hộ Thuộc Diện và Không Thuộc Diện

Vay Vốn Từ Chương Trình 419

Hình 9 Biểu Đồ Cơ Cấu Các Hộ Có Nhu Cầu Vay Vốn và Không Có

Nhu Cầu Vay Vốn

Hình 10 Biểu Đồ Cơ Cấu Các Hộ Trồng RAT Theo Mô Hình Nhà Lưới

Hình 11 Biểu Đồ Diễn Biến Dư Lượng Thuốc Trừ Sâu Trong Rau Qua

Trang 13

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Ly do chọn đề tài

Rau xanh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, là sản phẩm

nông nghiệp rất quan trọng cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất bé dưỡng khác có liên quan Trên cả nước đã có nhiều trường hợp ngộ độc do ăn rau nhiễm

thuốc trừ sâu mà điển hình ở đây là những vụ ngộ độc thực phẩm rau quả xảy ra hành loạt tại các xí nghiệp, trường học, bếp ăn tập thé, công ty, hộ gia dinh Do

đó, việc cung cấp rau xanh không những đáp ứng yêu cầu về số lượng mà còn phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm an toàn cho cuộc sống hàng ngày

của mỗi con người Trước một tình hình thực tế là người ta ngày càng lạm dụng

thuốc bảo vệ thực vật gây ra nhiều vụ ngộ độc cho người sử dụng rau quả, Thànhphố đã có chủ trương triển khai sản xuất RAT từ năm 1996 Qua 10 năm thựchiện chương trình RAT, đến nay điện tích canh tác rau an toàn đã đạt trên 90%tổng diện tích canh tác rau toàn Thành phố Trong thời gian qua, Nhà nước đã

ban hành những chính sách gì để khuyến khích phát triển RAT và ai là ngườiđược hưởng lợi từ những chính sách đó? Đây chính là lý do mà đề tài: “Một sốchính sách phát triển ran an toàn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”

được thực hiện.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu về những chính sách rau an toàn ở TP.HCM và đánh giá kết quả

thực hiện dựa trên ý kiến của nông gia từ đó đưa ra những giải pháp góp nhan cải

thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển RAT

Câu hỏi nghiên cứu:

- Nhà nước đã ban hành và xây dựng những chính sách gi để phát

triển RAT ở TP.HCM?

- Ai là người hưởng lợi từ những chính sách trên?

Trang 14

1.3 Nội dung nghiên cứu

- - Những chính sách phát triển RAT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

trong giai đoạn vừa qua (1997-2005)

- _ Các đối tượng hưởng lợi từ chính sách, điều kiện của hộ được chọn thuộc

điện hưởng chính sách.

- Nhận xét về tác động của chính sách đối với hộ sản xuất (thé hiện qua sự

gia tăng về số hộ hay điện tích trồng RAT, góp ý của hộ có liên quan trên địa bản

Tìm hiểu một số chính sách phát triển RAT Thành phố Hồ Chí Minh trong

giai đoạn vừa qua (1997-2005).

Thời gian thực hiện đề tài: từ 13/03/2006 đến 15/07/2006

1.4.3 Giới hạn đề tài

Tìm hiểu chính sách hỗ trợ lãi vay (theo văn bản 419/UB-CNN ngày

05/02/2002 của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc tổ chức thực hiện chương trình

hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân TP); hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất nhà

trồng rau (nhà lưới) và chính sách khuyến nông RAT, công tác kiểm soát chất

lượng sản phẩm RAT (tập trung tại vùng sản xuất).

1.5 Cấu trúc đề tài: Đề tài gồm 5 chương

Chương 1 Đặt vấn đề

Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài, nội dung nghiên cứu của dé

tài và giới hạn của đề tài nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 trình bày những cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu bao gồm

khái niệm về RAT, sự cần thiết của RAT đối với sức khoẻ con người, khái niệm

Trang 15

và mục tiêu của chính sách nông nghiệp, phương pháp nghiên cứu, phương pháp

điều tra mà đề tài sử dụng.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu của dé tài bao gồm việc thựchiện các chính sách phát triển RAT của Thành phố và ý kiến nhận xét của ngườidân có liên quan về việc thực hiện các chính sách đó.

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Những kết luận chung về các chính sách đã được thực hiện, ý kiến nhận

xét của người dân

Đưa ra những kiến nghị đối với Thành phố và chính quyền địa phương cácquận, huyện nhằm góp phan cải thiện những chính sách Nhà nước đã ban hành.

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm RAT

“Rau an toàn là rau đảm bảo về phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại,đập nát, héo, úa, dư lượng thuốc trừ sâu BVTV, hàm lượng nitrate và kim loại

trong rau ở đưới mức cho phép, rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây

hại cho người và gia súc” (Viện nghiên cứu rau quả, 1994).

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân lá, hoa,

quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc

và mức độ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo

đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được gọi là rau đảm bảo an

toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn” (Quyết định số 67/QD — BNN —KHCN ngày 28/04/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

2.1.2 Sự cần thiết của rau an toàn đối với sức khỏe con người

Rau là món ăn không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi

chúng ta Rau là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho cơthể Các chất khoáng trong rau bao gồm nhiều loại như kali, canxi, sắt, iốt, Kalitham gia vào quá trình trao đổi nước trong cơ thể, có nhiều trong cà chua, đậu

rau Canxi cần cho sự vững chắc của hệ xương, có nhiều trong rau cải và các rau

ăn lá Tuy cơ thể cần ít chất sắt nhưng chất sắt cũng rất quan trọng, giúp cho việctạo thành hồng cầu, chứa nhiều trong rau cải, rau đền, rau muống, cà chua

Trong rau còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng như các vitamin A, B,

C, Các vitamin này rất cần thiết cho các hoạt động trao đổi chất, tăng cường sự

sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của cơ thé

Chất xơ chiếm phần lớn chất khô của rau, giúp cho việc tiêu hóa được

thuận lợi, do đó góp phần quan trọng tăng cường dinh dưỡng cho cơ thé

Trang 17

Nhiều loại rau còn chứa phần lớn những chất có tác dụng được lý như

những vị thuốc Chất phitoxit trong tỏi có tác dụng kháng sinh, chất vitamin U trong bắp cải có thé giúp làm lành các vết loét bao tử, chất papaverin trong rau bồngót giúp an thần, cây hành ding trị cảm lạnh và ăn khó tiêu

Với các thành phần đỉnh dưỡng phong phú, rau là yêu cầu không thé thiếu

đối với đời sống con người

2.1.3 Khái niệm và mục tiêu của chính sách nông nghiệp

Khái niệm về chính sách nông nghiệp Cho đến nay chưa có một định

nghĩa thống nhất về thuật ngữ “chính sách” Song, tựu chung lại thì “chính sách”

là “kiểu” can thiệp của Nhà nước vào một lĩnh vực nào đó theo những mục tiêu

và thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định Vì vậy, có thể coi chính sách nông nghiệp nông thôn như là một tổng thể các biện pháp kinh tế liên quan

đến nông nghiệp, nông thôn nhằm tác động vào nông nghiệp, nông thôn theo

những mục tiêu nhất định trong thời hạn nhất định Đó là sự can thiệp của Nha

nước vào việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo một mục tiêu nhất định (Giáo trình “Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn” - NXB Thống kê Hà

Nội - 2001)

Chính sách nông nghiệp, nông thôn: là sự can thiệp của Nhà nước vàoviệc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo một định hướng với một mục tiêu

nhất định Tùy theo định hướng mục tiêu lâu dài hay trước mắt mà có những biện

pháp thích hợp để tác động vào nông nghiệp, nông thôn, coi đó như là công cụ để

Nhà nước can thiệp và điều tiết sự phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ngô Đức

Cát, Vũ Đình Thắng, 2004)

Chính sách nông nghiệp là một hệ thống gồm các quy định của chính phú

về các nguyên tắc và hoạt động đối với nền nông nghiệp, nhằm đạt một số mục tiêu nhất định Các nguyên tắc và hoạt động này có liên quan đến nhiều lĩnh vực

khác nhau thuộc hoạt động của xã hội (Lê Quang Thông, 2005)

Mục tiêu của chính sách nông nghiệp Mục tiêu của chính sách nông

nghiệp nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, bảo đảm sự an toàn về sự

cung cấp và tiêu dùng lương thực đối với người dan; phân phối và hướng sử

Trang 18

dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý; phân phối lại mức thu nhập của

người sản xuất trong các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ;

kích thích sản xuất và gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát triển nguồn

nhân lực trong nông nghiệp; bảo hộ sản xuất nội địa và gia tăng sức cạnh tranh

trên thị trường nông sản quốc tế v.v

2.1.4 Điều kiện sản xuất rau an toàn (Quyết định số 67/QD - BNN - KHCN

ngày 28/04/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Đất trồng Đất để sản xuất “Rau an toàn” nên chọn đất trồng có lý hóa

tính tốt, nhiều min, tầng canh tác dày, dé thoát nước Dat phải gần nguồn nước

sạch Tuyệt đối không được quy hoạch và chọn vùng đất bị ảnh hưởng xấu trựctiếp của những chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnhviện, nghĩa trang dé sản xuất RAT

Phân bón.

- Chi sử dung phân hữu cơ hoai mục đã qua chế biến để bón cho rau.

Không được dùng phân hữu cơ còn tươi bón trực tiếp cho rau, kể cả

lúc bón lói.

- Tùy từng loại rau ma định số lượng, chủng loại phân bón, thời kỳ

bón, cách bón một cách cụ thê nhưng phải tuân thủ nguyên tắc: bón

phân cân đối, hợp lý và có thời gian cách ly an toàn trước khi thu

hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ít nhất là 15 ngày.

- Có thé dùng phân bón qua lá để bổ sung đinh dưỡng nhưng phải

tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ghỉ trên bao bì Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và điều hòa sinh trưởng

cây trồng cho cây rau Nghiêm cấm việc sử dụng các loại phân bón

lá không có trong danh mục các loại phân bón được phép sử dụng

và lưu thông ở Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển

nông (hôn ban hành (Danh mục được bỗ sung hàng năm)

Nước tưới Chỉ đùng nước giếng khoan, nước từ sông, hồ lớn đã được xác định không bị ô nhiễm các loại hóa chất và vi sinh vật độc hại để tưới cho rau.

Trang 19

Tuyệt đối không ding nước thải của: sản xuất công nghiệp, bệnh viện, khu dân

cư, nước ao, mương tù đọng chưa qua xử lý để tưới cho rau.

Phòng trừ sâu bênh Phải áp dụng phương pháp quản lý dich hại tống

hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường Do đó, cần chú ý biện pháp

chính sau:

- Giống: Phải chon giống tốt Các cây con giống cần được xử lý sạch

sâu bệnh trước khi xuất ra khỏi vườn ươm theo quy trình sản xuất

và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

- Biện pháp canh tác: Tận dụng triệt để các biện pháp canh tác như

chọn giống, thời vụ, làm đất, mật độ, bón phân tưới nước, diệt cỏ

đại, luân canh, xen canh để góp phần hạn chế thấp nhất các điều

kiện và nguồn phát sinh các đối tượng dịch hại trên cây rau Thựchiện theo quy trình sản xuất RAT do Sở NN và PTNT phát hành

- Chú ý thực hiện chế độ luân canh lúa — rau màu hoặc xen canh giữa

các loại rau khác họ với nhau như: Bắp cải, su hào, súp lơ với cà

chua, đậu đỗ hoặc cây trồng khác để giảm mức chống chịu sâubệnh.

- Dùng thuốc BVTV: Chi cần dùng thuốc khi cần thiết Sử dụng luân

phiên các loại thuốc BVTV khác nhau để tránh sự nhanh quen

thuốc Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng

dẫn trên nhãn của từng loại thuốc Tuyệt đối không dùng các loại

thuốc nằm trong danh mục thuốc BVTV cấm va hạn chế sử dung ở Việt Nam đã được Bộ NN & PTNT ban hành Hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm I và II), thuốc chậm phân hủy thuộc các nhóm Clo và lân hữu cơ Khuyến khích sử

dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp (thuộc nhóm độc III, IV), thuốc chóng phân hủy ít ảnh hưởng đếncác loài sinh vật có ích trên đông ruộng.

Trang 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô tả Phương pháp nghiên cứu mô tả là “thống kê lại

những hiện tượng, diễn biến, quá trình kinh tế, chính trị, xã hội theo một trình tựnhất định nào đó Trình tự theo thời gian, theo cơ sở lý luận đặt vấn đề là đề

cương nghiên cứu hay dàn bài” (Nguyễn Anh Ngọc, 2005)

Phương pháp nghiên cứu mô tả là “cách thức thu thập các thông tin số liệu

dé kiểm chứng những giả thuyết hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan đến tínhhiện tại của đối tượng nghiên cứu” (Trần Đính Lý, 2001).

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phương pháp này sử dụng để trìnhbày thực trạng sản xuất RAT, sự gia tăng về số hộ cũng như diện tích gieo trồng

RAT trên địa bàn TP.HCM qua các năm; tổng hợp những chính sách mà Thanh phố đã thực hiện để khuyến khích phát triển RAT trong những năm vừa qua.

- Bao cáo của các UBND xã trên địa bàn điều tra

- Báo cáo của HTX và Liên tổ sản xuất RAT Tân Phú Trung, HTX sản xuất RAT Ngã Ba Giồng (Xuân Thới Thượng)

2.3.2 Bước 2 Thu thập thông tin sơ cấp

Phỏng vấn những hộ sản xuất RAT trên địa bàn xã Tân Quý Tây (Bình

Chánh), xã Tân Phú Trung (Củ Chi), xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).

Để đáp ứng được cơ sở lý luận và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng

tôi tiến hành xác định số lượng hộ sản xuất RAT cần điều tra của 3 xã; danh sách vay vốn với lãi suất ưu đãi từ chương trình 419 của UBND xã Tân Phú Trung.

Trang 21

SES A CC Cua n sa

2.4 Phương pháp điều tra

2.4.1 Phương pháp chọn địa bàn điều tra

Trên địa bàn TP.HCM có các quận huyện sau tham gia sản xuất RAT:

Huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12 va quận 9 Trong đó, diện tíchRAT và số hộ tham gia sản xuất RAT tập trung ở 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn,

Bình Chánh nên chúng tôi chọn 3 huyện làm địa bàn nghiên cứu cho dé tài Ở

mỗi huyện chọn ra một xã để khảo sát Đề tài chọn 3 xã này theo phương phápchọn mẫu có chủ định Ba xã này đều là 3 xã trọng điểm sản xuất RAT của mỗi

huyện.

Huyện Củ Chi chọn xã Tân Phú Trung

Huyện Hóc Môn chọn xã Xuân Thới Thượng

Huyện Bình Chánh chọn xã Tân Quý Tây

2.4.2 Phương pháp chọn mẫu (hộ) điều tra

Đề tài tiến hành điều tra các hộ sản xuất RAT tại mỗi huyện theo phương

pháp chọn mẫu qua giới thiệu và chọn mẫu tình cờ (Theo khái niệm của Nguyễn

Thé Phan, 2002).

Riêng xã Tân Phú Trung đã có 18 hộ trong danh sách vay vốn (với lãi suất

ưu đãi từ chương trình 419 của UBND xã) và 12 hộ ngoài danh sách.

2.4.3 Nội dung điều tra

Phiếu điều tra được xây đựng nhằm thu thập những thông tin đáp ứng chomục tiêu nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của phiếu điều tra bao gồm:

- Thông tin cơ bản về hộ điều tra (địa chỉ, nhân khẩu, tuổi tác, trình

độ học van, diện tích sản xuất RAT, )

- Những thông tin về các chính sách khuyến khích phát triển RAT:

hỗ trợ nhà lưới, hỗ trợ lãi vay từ chương trình 419, hoạt động

khuyến nông RAT, kiểm soát chất lượng sản phẩm rau,

- Ý kiến của nông hộ về các chính sách nêu trên

Xử lý và phân tích thông tin: Sử dụng phần mềm excel để xử lý và phân

tích sô liệu

Trang 22

Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương

Phía Tây Bắc giáp Tây Ninh

Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai

Phía Đông Nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu

Phía Nam giáp Biển Đông

Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Long An

Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp — dịch vụ nhưng

vẫn có mang xanh nông nghiệp bảo vệ môi trường đó là vành đai nông nghiệpgồm các quận huyện bao quanh thành phố (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chị, Cần

Giờ, quận 9, quận 8, Thủ Đức) Tuy thành phố không có ưu thế về điều kiện tự

nhiên để phát triển nông nghiệp bằng các tỉnh khác, do giá trị đất đai cao, đất

nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho công trình xây dựng, do tốc

độ đô thị hóa, kỹ thuật, tập trung nguồn lực có chất xám, thuận lợi phát triển

nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo thành vành đai xanh

cho Thành phó

3.1.2 Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ và đồng

bằng Sông Cửu Long, kéo dài ra biển, có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây và

từ Bắc xuống Nam.

Trang 23

Địa hình: Có 4 dạng chính:

Dang gò đồi lượn sóng, có độ cao 2-10m chiếm 19% diện tích tự nhiên Dạng địa hình nay phân bố chủ yếu ở Củ Chi, Hóc Môn và

một phần ở Bình Chánh và Quận Thủ Đức.

- Dạng tương đối bằng phẳng: Độ cao khoảng 1,2m chiếm 15% diện

tích, thoát nước tương đối dé Dạng này phân bố đọc theo Quốc lộ

14 Nam Bình Chánh, Nhà Bè và ven sông Sài Gòn.

- Dang triing đầm lay: tiêu thoát nước kém ở phía Tay Nam, chiếm

35% diện tích tự nhiên, phân bố ở Bình Chánh, Nhà Bè va bung 6

Quận Thủ Đức.

- Dang thấp mới hình thành: Ở ven biển, độ cao phổ biến 0-1m, bọ

thủy triều khống chế theo chu kỳ, dạng này chiếm khoảng 20%

diện tích của TP.HCM.

3.1.3 Nguồn nước

Hai con sông Sài Gòn, Đồng Nai và chế độ thủy triều của Biến Đông qua hai cửa Soài Rạp và Génh Rai chi phối toàn bộ việc cung cấp và tiêu thoát nước

trên địa bàn Thành phó Có thể chia thành 4 vùng:

- Vùng ngọt quanh năm, phan lớn ở huyện Cú Chi

Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.800 — 1.900mm, khoảng 90% lượng

mưa nam lọt trong mùa mưa Số ngày mưa trung bình mỗi năm khoảng 159 ngày.Lượng mưa bốc hơi trong ngày là 5,7mm trong mùa khô và 3,1mm trong muamua Độ ẩm tương đối trung bình hang năm là 74,5%; mùa mưa là 78,5% va mùa

khô là 70,5% Am độ cao nhất là 82%, thấp nhất là 66%.

11

Trang 24

Nhiệt độ trung bình trong năm là 28,2°C Nhiệt độ cao nhát là 27,9°C va nhiệt độ thấp nhất là 14°C Số giờ nắng cao nat xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 4.

Với nhiệt độ và độ 4m như trên, Thành phố Hồ Chí Minh hầu như ít bị ảnh hưởng của gió bão, lũ lụt và rất phù hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi.

Nhưng với âm độ cao như thé sản phẩm nông nghiệp phải được bảo quan lý nếu

không dé bị hư hỏng.

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Điều kiện kinh tế

Bang 1 Tổng Sản Phim Trong Nước trên Địa Bàn Thành Phố Theo Giá

Thực Tế Phân Theo Khu Vực Kinh Tế

Ngành kinh tế PVT 2001 2002 2003 2004

Tổng sản phẩm trongnước Tỷ đồng 84.852 96.403 113.326 136.488

Nông, lâm, thủy sản nt 1.595 1.632 1.821 1.987

Công nghiệp va xây dựng nt 39.190 45.060 55.668 66.152Dịch vụ nt 39.929 49.711 55.837 68.349

Nguồn tin: Niên giám thông kê TP.HCM 2004

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 4 thành phố lớn nhất nước ta hiện

nay, là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, có lượng nhập cư hàng năm

cao nhất nước, GDP hàng năm luôn luôn tăng, mức sống người dan ngày càng

phát triển Thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh là phát triển mạnh về công

nghiệp, dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục và công nghệ thông tin liên lạc.

Lực lượng lao động dồi dao và đa dạng, đội ngũ cán bộ công nhân có trình

độ văn hóa cao là cái nôi thu hút và đào tạo nhân tài.

Cơ sở hạ tầng tương đối phát triển

Tình hình sử dung đất nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2000 — 2005

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường: Năm 2005, đất nôngnghiệp thành phố là 121.527 ha trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 77.359 ha, gồm 48.985 ha đất trồng cây

hàng năm và 29.374 ha đất trồng cây lâu năm

- Đất lâm nghiệp có rừng: 33.449 ha

12

Trang 25

- Đất nuôi trồng thủy sản: 8.812 ha

Đất ruộng muối: 1.471 ha

So với năm 1995: đất nông nghiệp Thành phố giảm 13.498 ha

So với năm 2000: dat nông nghiệp Thành phố giảm 9.193 ha

Bang 2 Hiện Trang Sir Dụng Dat Nông Nghiệp Thanh Phố Giai đoạn 1995 —

Trang 26

Dat trồng cây hàng năm: giảm 21.005 ha Trong đó:

Đất trồng lúa, lúa màu: giảm 17.311 ha do chuyển sang

trồng cây lâu năm 5.257 ha, chuyển sang nuôi trồng thủy sản 4.054 ha, chuyên sang đất phi nông nghiệp 8.000 ha (đất ở:

4.012 ha, đất sản xuất kinh doanh: 2.037 ha )

Đất trồng cỏ: tăng 1.225 ha, do chuyển từ đất trồng hàngnăm khác 960 ha và tận dụng đất chưa sử đụng: 295 ha (diện

tích có đến 1/1/2005: 1.532 ha).

Đất trồng cây hàng năm khác: giảm 4.949 ha, trong đó

chuyển sang đất trồng cỏ: 960 ha, chuyển sang đất trồng cây

lâu năm: 2.313 ha và đất phi nông nghiệp 1.676 ha

Đất trồng cây lâu năm: tăng 7.224 ha Trong đó:

Giảm 544 ha do chuyển sang đất ở: 216 ha, đất sản xuấtkinh doanh phi nông nghiệp: 112 ha

Tăng 7.768 ha do chuyển từ đất trồng lúa: 5.257 ha, từ đất

trồng cây hàng năm khác: 2,313 ha

PAt nuôi trồng thủy san: tăng 4.663 ha do chuyển từ đất

trồng lúa: 4.054 ha, đất ruộng muối: 488 ha, đất bằng chưa

sử dụng

14

Trang 27

3.2.2 Tình hình xã hội

Bảng 3 Dân Số Trung Bình Phân Theo Giới Tính, Thành Thị Và Nông

Thôn, Nông Nghiệp, Phi Nông Nghiệp

Khoản mục Năm2001 7 Năm2002 Năm 2003 Năm 2004

Tổng số (người) 5.449.203 5.658.997 5.867.496 6.062.993

1.- Nam 2.626.665 2.729.380 2.830.598 2.920.213

- Nữ 4.372.538 2.929.617 3.036.898 3.142.780 2,-Các quận 4.372.985 4.480.794 4.605.870 5.094.733 -Cac huyén 1.076.218 1.178.203 1.261.626 969.260

3.-Thành thị 4.474.154 4589325 | 4.721.727 — 5.170.070

-Nông thôn 975.049 — 1.069.672 1.145.769 892.923 4.- Nông nghiệp 288.269 265.689 255.239 250.646

-Phi néng nghiép 5.160.934 5.393.308 5.612.257 5.812.347

Nguồn tin: Niên giám Thông kê TP.HCM năm 2004

Qua bảng trên ta thấy, nguồn nhân khẩu của Thành phố là một thị trường

tiềm năng lớn cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho RAT nói riêng Nhu

cầu rau lớn nhưng trên thực tế Thành phố chỉ cung cấp được 25-30% lượng rau

tiêu thụ của Thành phế cón lại phải nhập từ tỉnh ngoài Điều này đòi hỏi chúng ta

cần phải đây mạnh việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản mà cụ thể là

RAT trên địa bàn Thành phố đề tận dụng lợi thế của địa phương

3.3 Cơ sở pháp lý phát triển sản xuất rau an toàn

Thành phố đã có chủ trương triển khai chương trình sản xuất RAT từ năm

1996 thông qua Thông báo số 395/TB-UB ngày 24/04/1996 của UBND Thành

phố và thành lập Ban chi đạo sản xuất RAT (Quyết định số 2958/QD-UB-KTngày 19/06/1996) giao nhiệm vụ cụ thể cho một số sở ngành như: NN và PTNT,

KH — CN MT, Thương mại, Hội nông dân tổ chức vận động nông dân sản xuất

và tiêu thụ RAT.

~ Bộ Nông nghiệp — PTNT đã ban hành “Quy định tạm thời về sản

xuất RAT” (Quy định số 67/1998-BNN-KHCN ngày 28/04/1998)

với yêu cầu nội chat của sản phâm rau phải dưới mức cho phép

15

Trang 28

theo tiêu chuẩn của các tổ chức Quốc tế FAO, WHO hoặc của một

số nước tiên tiến như Nga, Mỹ, chỉ tiêu nội chất được quy địnhcho rau bao gồm:

Dư lượng thuốc BVTV

Hàm lượng Nitrate (NO3)

Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu Cu, Pb, Hg,

Mức độ nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Ecoli, Samonella, )

va ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa — Asiaris, )

UBND Thành phố đã có Chỉ thị số 37/1998/CT-UB-KT ngày

16/10/1998 về việc triển khai thực hiện Quyết định số BNN-KHCN của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp — PTNT trên địa bàn

67/QD-Thành phó Đây là cơ sở pháp lý cho việc khảo sát, quy hoạch vùng

sản xuất RAT, xác định các vùng đất có khả năng sản xuất đồng

thời đề xuất các giải pháp khả thi cho việc sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm RAT trên địa bàn Thành phó, đáp ứng nhu cầu và bảo vệ sức

khỏe cho người tiêu dùng, xây dựng nền công nghiệp sạch và bềnvững.

Chỉ thị 08/1999/CT-TTg ngày 15/04/1999 cúa Thủ tướng Chính

phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm.

Nghị định 46/CP ngày 06/08/1996 của Chính phủ quy định về việc

xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực quản lý Nhà nước về y

tế,

Quyết định số 867/1998/QD-BYT ngày 04/04/1998 của Bộ Y tế về

việc ban hành danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thựcphẩm.

Chi thị 24/CT-UB-KT ngày 29/08/1997 của UBND TP.HCM về

việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng

hóa, trong đó phân công cho ngành Nông nghiệp chịu trách nhiệm

về quản lý đối với dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả

16

Trang 29

- Ngày 02/05/2000, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh phố hướng dẫn

việc thực hiện “Quy định tạm thời sản xuất RAT” trên địa bàn

TP.HCM (yêu cầu về chất lượng RAT, điều kiện sản xuất RAT)

- Quyết định số 104/QĐ-UB ngày 19/02/2002 của UBND Thành phố

về phê duyệt chương trình RAT Thành phố.

: Quyết định 84/QD-NN ngày 15/04/2002 của GD Sở NN và PTNT

Thành phố về việc ban hành tiêu chuẩn công nhận vùng RAT của

TP.HCM.

- Quyết định số 104/QD-UB ngày 19/09/2002 phê quyệt chương

trình mục tiêu phát triển RAT Thành phố giai đoạn 2002-2005.

3.4 Tình hình quy hoạch, khảo sát công nhận vùng rau an toàn

Từ năm 2000-2001, ngành Nông nghiệp Thành phố tổ chức quy hoạch

vùng RAT, trên cơ sở đó năm 2002, Sở Nông nghiệp —- PINT đã ban hành tiêu

chuẩn công nhận vùng sản xuất RAT, làm cơ sở mở rộng sản xuất và công nhận

các vùng sản xuất rau của ngoại thành gồm các bước như sau:

Bước 1 Thẩm định vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn: Khảo sát điềukiện đất, nước, lẫy mẫu gửi các cơ quan chức năng phân tích Nếu không có cácyếu tố gây ô nhiễm theo quy định thì công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau

an toàn Thủ tục, trình tự và phương pháp lẫy mẫu theo vùng diện tích trên địabàn Thành phố do ngành Nông nghiệp Thành phố quy định tạm thời Những

nông dân trong vùng được chung hưởng việc công nhận này.

Bước 2 Công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn: Nông dântrong vùng được tập huấn, huấn luyện sản xuất rau an toàn, làm cam kết thựchiện quy trình sản xuất rau an toàn Chất lượng rau nhất là dư lượng độc chấtphải được nông dân (người sản xuất) cam kết đảm bảo theo quy định của Pháplệnh chất lượng hàng hóa Mỗi hộ san xuất được cấp chứng nhận du điều kiện sảnxuất rau an toàn và được công nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn

Đồng thời được hướng dẫn đăng ký tham gia kinh tế hợp tác, thành lập tổsản xuất rau an toàn, tổ chức khuyến nông các mô hình sản xuất có hiệu quả, hỗ trợ tiêu thụ thông qua hợp đồng với các đơn vị kinh doanh.

[DAIHOCNONGLAMTP.HCM / `

Trang 30

Đối với rau muống nước Thực hiện chỉ thị số 10/2002/CT-UB ngày

15/5/2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp đểkhắc phục ngộ độc do sử dụng thuốc BVTV tuỳ tiện trên rau muống nước

Thực hiện văn bản số 999/UB-CNN ngày 14/3/2003 của Ủy ban nhân dânthành phố về việc tiếp tục khắc phục tình trạng ô nhiễm rau muống nước; Thựchiện thông báo số 829/TB - NN ngày 23/9/2004 của Sở Nông nghiệp và PTNT

về việc khắc phục tình trạng ô nhiễm trên rau muống nước

Bộ phận thanh tra chuyên ngành BV và KDTV Chi cục BVTV phối hợp

với ban ngành quận, huyện liên quan và trạm BVTV quận, huyện thực hiện khảo

sát các vùng trồng rau muống nước.

Diên tích canh tác rau cần chuyền đổi muc dich sứ dụng

- Rau muống nước ở những quận, huyện (quận 12, quận Thủ Đức,

quận Bình Tân) bị ô nhiễm, phải chuyển đổi mục dich sử dụng như:san lap, chuyên đổi cây trồng khác, nuôi cá, trồng cỏ

Tổng diện tích cần chuyển đổi: 214,25 ha

Tổng điện tích đã chuyển đổi: 53,38 ha

Tổng điện tích chưa chuyển đi: 160,87 ha

- — Vùng không đủ điều kiện cần phải chuyển đổi sang cây trồng, vật

nuôi khác là 234,8 ha của các xã, phường như Nhị Bình, Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), Tân Chánh Hiệp, Hiệp thành, Thới an, Thạnh

Xuân (quận 12), Bình Chiểu, Tam Phú, Linh đông (quận Thu Đức)

và Trường Thạnh (quận 9).

- Dién tich rau muống nước trên sông, kênh, rạch bị ô nhiễm là

269.115 m2, trong đó huyện Bình Chánh là 45.750 m”, quận 7 là

195 m’, quận 8 là 3.170 m’, quận Bình Thạnh là 220.000 mổ.

Như vậy, đến nay có 422,58 ha canh tác rau, chủ yếu là rau muống nước

phải chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác hoặc giải tỏa trồng rau muống,

chuyển đổi mục địch sử đụng đất, nhưng vẫn chưa thực hiện được và hiện tại trên

các khu vực này nông dân vẫn tiếp tục sản xuât rau cung cap cho thị trường

19

Trang 31

3.5 Tình hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn

Bang 5 Kết Qué Thực Hiện Công Tác Phát Triển Diện Tích Gieo Trồng

yếu tại xã Tân Phú Trung (Củ Chỉ), đến nay diện tích gieo trồng RAT trên địa

bàn Thành phố đã đạt 8.382,7 ha, tập trung ở Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn.Năng suất RAT bình quân đạt 21,9 tan/ha với sản lượng RAT trong năm 2005 dat

183,581 tấn (chiếm 90,35% sản lượng rau sản xuất tại TP.HCM)

Đến nay, diện tích nhà lưới trồng rau là 23,4 ha tập trung ở xã Tân PhúTrung thuộc huyện Củ Chi, xã Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhì thuộc huyện

Trang 32

Hình 2 Biển Đồ Diện Tích Gieo Trồng Rau và RAT Qua Các Năm

Qua 4 năm thực hiện chương trình RAT (2002-2005), diện tích gieo trồng

RAT tăng từ 505 ha lên 8.382,7 ha và diện tích RAT chiếm 98,3% diện tích rau

toàn Thành phố

Bang 6 Sự Thay Đồi về Diện Tích Canh Tác và Số Hộ Sản Xuất RAT Qua 3

Năm 2003-2005

Năm 2003 Nam 2004 Năm 2005

Quận, SỔ sử =ẻ~ aa Dién tich ;;a Diéntich RE ca Dién tich #3 sa

huyện (ha) Sô hộ (ha) Sô hộ (ha) Sô hộ

Củ Chi 626,79 1.396 855,54 2.117 881,54 2.235

Hóc Môn 112 516 274 936 618,5 1.605 Bình Chánh 177,3 473 217.3 613 249,8 803 Khác 0 0 130 268 130 268 Tổng 901609 2.385 1.476,84 3.934 187984 4.911

Nguồn tin: Chi Cục PTNT TP.HCM Như vậy sau 3 năm, từ năm 2003-2005, điện tích canh tác RAT của Thành

phố đã tăng lên đáng kể: năm 2003 là 916,09 ha với 2.385 hộ tham gia sản xuấtthì đến năm 2005 là 1.879,84 ha với 4.911 hộ tham gia sản xuất Quy mô sảnxuất RAT trung bình qua các năm không có chiều hướng giảm xuống nhưngđáng kể do những năm gần đây các hộ trồng rau ăn lá nhiều hơn (năm 2003 trung

2

Trang 33

bình 3.841m2/hộ, năm 2005 trung bình 3.827m’) Sự gia tăng diện tích và số hộ sản xuất này là do sự gia tăng về số xã được công nhận vùng RAT cũng như số tổ

sản xuất RAT ngày một tăng.

3.6 Tình hình kinh doanh và tiêu thụ rau trên địa bàn TP.HCM

Nguồn rau hiện nay được tiêu thu tai Thành phố chú yếu từ hai

- Từ các tinh nhập về khoảng 70% sản lượng Trong đó, chủ lực là

rau của Lâm Đồng, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh

Long, thông qua các thương lái thu mua với các chủng loại như:các loại rau ôn đới cải bắp, cải bông, cà rốt, củ cải trắng, su

hao, cac loại đặc thù như xà lách xoong, bí đỏ

- — Nguồn sản xuất tại Thành phó chỉ cung cấp được khoảng 25-30%

sản lượng nhu cau.Trong đó, chủ lực trồng tại Củ Chi, Hóc Môn,

Bình Chánh, Quận 9 với các chủng loại phong phú như rau thủy

sinh, rau ăn lá, rau ăn củ , rau gia vi.

- Hộ trồng rau khoảng 10.000 hộ với điện tích rau là 2.240 ha

Thi trường tiêu thu Phần lớn rau trước khi đến tay người bán lẻ đều qua các chợ đầu mối, chợ bán buôn Hiện nay Thành phố có 3 chợ rau đầu mối chính

là chợ rau quả Tân Xuân (Hóc Môn), chợ đầu mối rau quả Tam Bình (Thủ Đức)

và chợ Mai Xuân Thưởng (Quận 6) (sau này sẽ là chợ Bình Điền, Bình Chánh).

Lượng rau lưu thông qua mỗi chợ hàng ngày thay đổi từ 200 - 300 tan Nhữngngày cao điểm có thé lên đến 300-350 tan/ngay, trong đó có khoảng 70% là rau

nhập từ các tỉnh, 30% là rau Thành phố sản xuất Ngoài 3 chợ đầu mỗi chính nay còn có những chợ đầu mối không chính thức (chợ bán buôn) ở rải rác tại nhiều

địa bàn khác nhau Tại các chợ này, các nhà vườn hoặc các người bán sỉ mua rau

từ các nhà vườn ở khu vực ngoại thành Thành phố rồi chở đến bán cho người

mua về bán lẻ Các chợ này thường họp vào ban đêm và có quy mô lớn nhỏ khác

nhau tùy khu vực Phần lớn rau của Thành phố sản xuất đến tay người tiêu đùng

theo ngả này Ngoài ra một số ít rau được các nhà vườn nhỏ bán trực tiếp cho

22

Trang 34

người tiêu dùng tại chợ ở những khi vực các huyện ngoại thành nhưng số lượng

này it.

Tỷ trọng tiêu dùng rau hiện nay tại Thành phố có thể chia thành các khu

vực như sau:

- Tiêu dùng trong nhân dân lao động với tổng số cả dân nhập cư hiện

nay khoảng 6 triệu người Bình quân 90kg/người/năm, chiếm 60%

sản lượng tiêu thụ tại Thành phố

- Tiêu dùng trong nhà hàng khách san nhu câu chất lượng cao, chiếm

khoảng 10%.

- Tiêu dùng trong các bếp ăn tap thể của Khu công nghiệp, bệnh

viện, trường học, siêu thị, chiếm 20%

3.7 Công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm RAT trên địa bàn

Thành phố

Khó khăn lớn nhất của Chương trình rau an toàn là khâu tiêu thụ sản

phẩm, giải quyết đầu ra cho bà con nông dân Do đó, các ngành như Nông

nghiệp, Thương mại và nhất là sự ủng hộ nhiệt tình của ngành Giáo dục - Đàotạo Thành phố đã cùng tập trung chỉ đạo cho công tác này, trong các năm qua đãđạt nhiều kết quả tốt trong vấn đề tiêu thụ

Một số doanh nghiệp hưởng ứng đi đầu hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau an

toàn như FRESCO, HTX Thuận Toàn Một mô hình khá mới mẻ là sự kết hợp

của doanh nghiệp với nông dân từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ như Trung

tâm Sao Việt (thuộc Công ty Dịch vụ BVTV An Giang nay là Công ty cổ phần

bảo vệ thực vật An Giang) với sự hỗ trợ của các đơn vị trực thuộc Sở nông

nghiệp Thành phố triển khai mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ rau an

toàn tại xã Tân Quý Tây và xã Bình Chánh (huyện Bình Chánh) Trung tâm Sao

Việt tổ chức nhiều điểm bán rau an toàn trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ

trong nội thành Các sản phẩm rau đều có bao bì và được gắn mã vạch để kiểmsoát chặt chẽ chất lượng rau, tạo sự tin tưởng và yên tâm của người tiêu dùng

Sở Nông nghiệp và PINT đã cố gắng làm cầu nối giữa bà con trồng rau

an toàn và các nhà thu mua, cung ứng, tiêu thụ Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thương

23

Trang 35

mại, Sở giáo duc và đào tạo làm việc với các đơn vi, tổ chức sản xuất, kinh doanh

RAT để thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn Cho đến nay, trên địa bàn Thành phố đã cókhoảng 30 cửa hàng bán lẻ và 15 đơn vị thu mua, cung ứng RAT.

Trong khi chưa cụ thể về phân công các Sở ngành trong việc tiếp nhận hồ

sơ công bố chất lượng rau của các doanh nghiệp Nhưng để đáp ứng nhu cầu của

người sản xuất, kinh doanh về công bố chất lượng rau an toàn, Sở Nông nghiệp

và PTNT đã linh động giải quyết cho 17 công ty và cơ sở công bố tiêu chuẩn chất

lượng RAT Việc công bố này đã gắn trách nhiệm của người cung ứng RAT vớingười nông dân trồng rau đối với người tiêu dùng

Các Sở ngành đã phối hợp tốt với UBND huyện Hóc Môn tổ chức phiên

chợ giao dich RAT, phiên chợ được sự hưởng ứng tham dự của hơn 5.000 người.

Qua phiên chợ cho thấy nhu cầu tiêu ding rau an toàn của người dân Thành phố rất lớn, cần thiết phải xây dựng hệ thống kinh doanh, phân phối hợp ly hơn dé người dân Thành phố tiếp cận và ding RAT Hoạt động của Tổ tư vấn về RAT

đã giải quyết kịp thời mọi thắc mắc của người sản xuất, tiêu thụ RAT trong các

kỳ hội chợ trên địa bàn Thành phó

Gần đây việc tổ chức Hội thảo liên kết thực hiện chương trình RAT với

các tỉnh, nâng quy mô chương trình rau an toàn cấp vùng cũng đang hứa hẹn

những thuận lợi trong tiêu thụ, góp phần tạo điều kiện cho nông dân nắm bắt

thông tin thời vụ, chủng loại, giá cả để quyết định đầu tư phù hợp, giá thành hạ

đảm bảo tiêu thụ dé dang và có lãi.

3.8 Những chính sách phát triển nông nghiệp Nhà nước đã ban hành

3.8.1 Chính sách hỗ trợ lãi vay (Văn bản 419/UB-CNN ngày 05/02/2002 của

UBND TP.HCM; Chi cục PTNT TP.HCM)

Nôi dung Chính sách hỗ trợ lãi vay được thực hiện theo văn bản

419/UB-CNN ngày 05/02/2002 của UBND Thành phố về tổ chức thực hiện chương trình

hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân Thành phố phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy

sản, điêm nghiệp.

Mục đích “Chương trình hỗ trợ lãi vay cho hộ nông dân Thành phố là

một bộ phận của chương trình kích cầu thông qua đầu tư đối với lĩnh vực nông

24

Trang 36

nghiệp nhằm tăng cường hỗ trợ cho hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông

nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao theochủ trương của Thành phố

Đơn giản hóa các thủ tục tín dụng mà vẫn phù hợp với cơ chế hiện hữucủa Chính phủ và ngành Ngân hàng, đồng thời thé hiện sự phối hợp trách nhiệmcủa các ngành, các tổ chức tín dung Ngân hàng và đặc biệt là của chính quyền địaphương với người dân sở tại (đối tượng vay vốn)” (Văn bản 419/UB-CNN ngày

05/02/2002 của UBND TP.HCM)

Đối tượng được bỗ trợ lãi vay.

- Hộ nông dân đang sinh sống, có hộ khẩu thường trú tại Thành phố vàthực hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các quận huyện của Thành phố

- Đối tượng được hỗ trợ lãi vay là cây trồng, vật nuôi thuộc đối tượngchuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy sản và diém

nghiệp của địa phương theo chủ trương khuyến khích của Thành ủy, UBNDThành phế trong từng năm kế hoạch, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định

- Trong cơ cấu vốn vay phục vụ sản xuất: ưu tiên hỗ trợ lãi vay vốn cố

định như mua sắm giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất,

xây dựng chuồng trại, ao đập

Mức hỗ trợ lãi vay.

= Lãi suất cho vay của Ngân hàng thực hiện theo nguyên tắc thỏathuận giữa Ngân hàng cho vay và chủ phương án vay vốn; UBND quận, huyện

có trách nhiệm tìm Ngân hang cho vay lãi suất thấp dé đối tác

ˆ Mức hỗ trợ lãi suất của Ngân sách Thành phố tùy theo đối tượng cụthé, quy định như sau:

Đối với hộ nông dân thuộc “Chương trình xóa đói giảm nghèo” đượcngân sách Thành phố hỗ trợ lãi suất ở mức 7%/năm trên số du nợ gốc, phanchênh lệch với lãi suất thực vay ngân hàng nông đân tự trá Nếu vay vốn từ quỹXDGN được hỗ trợ lãi suất 4%⁄/năm

25

Trang 37

Đối với những hộ nông dan còn lại (không thuộc điện XDGN) được ngânsách Thành phố hé trợ lãi suất ở mức 4%/năm trên số dư nợ gốc, phần lệch vớilãi suất thực vay ngân hàng nông dân tự trả.

3.8.2 Chính sách khuyến nông (Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005

của Chính phủ về khuyến nông; Chi cục PTNT TP.HCM)

Mục tiêu.

- Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến

thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho ngườisản xuất

- Góp phan thúc day chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

thôn nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất

theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảmnghèo, góp phần thúc day quá trình công nghiệp, hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn.

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

tham gia khuyến nông

Nôi dung.

- Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả,

giới thiệu những nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất.

- — Xuất ban, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất

bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghi, hội thao, hội

chợ và các hình thức thông tin tuyên truyền khác

- Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất nâng cao kiến thức, kỹ

năng sản xuất

- Đào tạo nang cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt

động khuyến nông

- Xây đựng các mô hình trình dién về tiến bộ khoa học công nghệ

phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.

26

Trang 38

- _ Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn

ra diện rộng.

- Tư vin, hỗ trợ phát triển, ứng dung công nghệ sau thu hoạch, chế

biến nông lâm, thủy hải sản, nghề muối

Đối tượng hưởng lợi Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước

ngoài có hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm

nghiệp, thủy nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông sản, ngành nghề nông

thôn

Nông dân, diêm dân, ngư dân, hộ gia đình, công nhân nông-lâm trường,

chủ trang trại, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy

sản, nghề muối, chế biến, bảo quán, tiên thụ nông sản, thủy san, muối, ngành

nghề nông thôn được áp dụng các chính sách về khuyến nông, khuyến ngư theoquy định của Nghị định này.

Hộ gia đình, HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp Trong đề tài này đối tượng là những hộ sản xuất RAT, HTX và tổ hợp tác sản xuất RAT trên địa bàn

Thành phó

3.8.3 Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp

đồng

Quyết định 80/QD-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 24/06/2002 về

chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng (Chi cục PTNTTP.HCM)

Mục tiêu Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để

phát triển sản xuất én định và bền vững

Đối tượng Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết với

người sản xuất (HTX, hộ nông dân, trang trại)

Nôi dung Ứng trước vốn, hỗ trợ vật tư, kỹ thuật, công nghệ và mua lại

nông sản hàng hóa.

- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa.

- Truc tiếp tiêu thụ nông sản

27

Trang 39

Thực hiện QD 80/QD — TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 3 năm vừa

qua, 1 số HTX , DN có hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP da chú

động ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản đối với người nông dân, đạt được một số kết quả đáng khích lệ Cụ thể như Để phát triển vùng nguyên liệu, một số Công

ty đã đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nông đân như: Công ty Cổ phần

Giống cây trồng miền Nam, Trung tâm Sao Viét, đã công bố công khai về giá

cả và các yêu cầu về tiêu chuẩn chất, đồng thời cam kết giữ giá mua ổn định và bao tiêu nguyên liệu sản xuất cho các hộ nông dan có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với Công ty Một số HTX và tổ hợp tác trên địa bàn Thành phố đã

chủ động đứng ra làm đầu mối thu gom sản phẩm RAT của xã viên, hội viên, sau

đó tiến hành sơ chế và bán lại cho các siêu thị, bếp ăn của các trường học thôngqua các hợp đồng này, các HTX và tô hợp tác đã có thể chủ động trong việc phân

công lịch gieo trồng giữa các hộ xã viên, tổ viên

3.8.4 Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX

Nghị định 88/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/7/2005 về một số chính sách

hễ trợ, khuyến khích phát triển HTX

Đối tượng HTX, liên hiệp HTX đăng ký theo luật HTX năm 1996 và

đăng ký bỗ sung điều lệ, thực hiện theo quy định của luật HTX năm 2003

Nôi dung.

- Hỗ trợ khuyến khích thành lập, đào tạo và bồi đưỡng cán bộ 50%

kinh phí.

- Đất đai: giao đất, cấp giấy chứng nhân quyền sở hữu đất.

- Thuế: Miễn thuế thu nhập DN đối với phan thu nhập tạo ra từ hoạt

Trang 40

- Đầu tư cơ sở hạ tang phục vụ sản xuất của HTX, đời sống của công

đồng xã viên và tham gia chương trình phát triển KT-XH

3.9 Đánh giá chung về chương trình rau an toàn của Thành phố

3.9.1 Mặt làm được

Có sự phối hợp triển khai của Sở ngành, đoàn thể, UBND các quận huyệnliên quan thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo Đặc biệt là sự quan tâm của

người tiêu ding Thành phố, nhận thức của người nông dân về việc tuân thủ quy

trình sản xuất rau an toàn và sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc thumua, tiêu thụ sản phẩm đã góp phần cho chương trình đi đúng hướng và phát

triển có hiệu quả.

Đã hoàn thành công tác thấm định và công nhận vùng rau an toàn trêndiện tích 1.879,8 ha theo chỉ tiêu đề ra trong năm 2005.

Bên cạnh diện tích gieo trồng rau an toàn tang từng năm, hiệu quả sảnxuất đã thể hiện rõ trong kết quả sản xuất của nông dân, thu nhập bình quân của

nông dân trồng rau dat 60-100 triệu đồng/ha/năm Các tổ sản xuất rau an toàn ở

xã Tân Phú Trung-Củ Chi sản xuất có thị trường ổn định, bán được giá Các hộ

trồng rau Tân Qúy Tây-Bình Chánh đã cải thiện nâng cao năng suất, phẩm chất

nhờ chương trình đầu tư khép kín sản xuất-tiêu thụ của Trung Tâm Sao Việt- một

đơn vị đi đầu trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế và kinh doanh

rau an toàn băng mã vạch.

Về chỉ phí sản xuất trung bình trong vụ mùa 2005 nông dân chỉ

17.967.300 đồng/ha Trong đó chỉ phí bảo vệ thực vật là 1.137.900 đồng/ ha chỉ

chiếm 6,3 %, (so với vụ mùa 2004 là 11,5 %).

Dù mô hình nhà lưới còn nhiều khuyết điểm chưa khắc phục được, nhưng

nhà lưới vẫn là công cụ đắc lực cho nông dân chủ động sản xuất rau ăn lá trong mùa mưa, tăng số vòng quay và thu nhập cho người dan, nhiều mô hình sản xuất

rau an toàn trong nhà lưới có thu nhập từ 150 — 180 triệu đồng/ha/năm

Trên điện rộng, không còn tình trạng sử dụng thuốc BVTV cấm trên rau,mức độ an toàn của sản phẩm rau sản xuất và lưu thông đã được nâng cao, tỷ lệ

mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép đã giảm đáng kể, chứng tỏ việc quản lý

29

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Văn Mạnhoo YN Dw PF YN Khác
11.Nguyén Van Sau Khác
12. Lé Văn Dũng 13. Trịnh Van Gao 14. Bùi Nang Bich Khác
15.Nguyén Van Bé 16. Nguyễn Van Chính 17. Trần Văn Tèo Khác
18.Lé Đức Toại Khác
19.Lê Văn Cầu 20.Lê Văn Hiếu 21. Trần Văn Út Khác
22.Lê Văn Hữu Khác
23. Nguyễn Văn Man 24. Lê Hồng Nga Khác
25. Nguyễn Mai Hương Khác
26. Phan Thành Tâm Khác
27. Nguyễn Lê Tám Khác
28. Phan Hùng Khác
33. Phan Văn Tài Khác
34. Nguyễn Phác 35. Nguyễn Văn Phúc Khác
36. Vũ Văn Lạc Khác
41. Bùi Văn Bích Khác
42. Nguuyễn Văn Đuông Khác
43. Đặng Thị Tý Khác
44. Nguyễn Quốc Toản Khác
45. Phan Văn Tăng Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN