Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hệ quả trên và một trong những nguyên nhân khá quan trọng kiềm hãm quá trình phát triển của sản xuất nông nghiêp đó là tình trạng thiếu hụt vốn để
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HÒ CHÍ MINH
- NGHIÊN CỨU TINH HÌNH VON VAY VÀ SỬ DỤNG VON
VAY CUA HO NÔNG DÂN TẠI XÃ VĨNH THUẬN HUYỆN
VĨNH HUNG TINH LONG AN
NGUYEN THI NU
KHOA LUAN TOT NGHIEP
pi NHAN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGANH PHAT TRIEN NONG THÔN
Thành phó Hồ Chí MinhTháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu tình
hình vốn vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An”do Nguyễn Thi Nu,sinh viên khóa 29,chuyên ngành Phát
Triển Nông Thôn,đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày A fe ⁄27Z>
LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn
Ngày ÍÚ tháng ƒ năm a2
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
i š Ngày / thang ? năm D¬ 16 1 Ngà yc tú áng x năm OF—
c_ ——— —=——=—
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
Trước tiên là cha mẹ người đã nuôi đưỡng và chăm lo cho con rất nhiềutrong suốt quá trình học tập
Quý thầy cô trng khoa Kinh Tế đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quátrình học tập tại trường.
Thầy Lê Văn Lạng đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận
văn tốt nghiệp
Ban giám đốc,các cô chú,anh,chị tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong khi thực tập.
Ban lãnh đạo xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng.
Và những người bạn thân đã đóng góp ý kiến,giúp đỡ,động viên tôi suốt
thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài này.
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NỤ.Tháng 06 năm 2007.”Nghiên Cứu Tình Hình Vốn Vay
Và Sử Dụng Vốn Vay Của Hộ Nông Dân Tại Xã Vĩnh Thuận HuyệnVĩnh Hưng Tỉnh Long An”
NGUYEN THI NU.June 2007.”Reseach on Lending Capital and How Famers Use It At Vinh Thuan Village Vinh Hung District Long An
Province”.
, Nội dung thực hiện trong khóa luận gồm hai phần chính:
Phân tích,đánh giá tình hình hoạt động của các nguồn tín dụng chính
thức và phi chính thức đang tồn tại trên địa bàn xã thông qua các số liệu thứ
cấp và sơ cấp.
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua
bảng điều tra phỏng van trực tiếp 73 hộ dân trên địa bàn xã.Từ đó có một số giải pháp nhằm giúp đỡ nông hộ sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn để
tăng thu nhập,cải thiện đời sống khu vực nông thôn ngày càng cao.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt Vii
Danh muc cac bang viii
Danh mục các sơ đồ ix Danh mục các biểu dé
1.3 Phạm vi — thời gian nghiên cứu
1.4, Cấu trúc dé tài
Chương 2 TONG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội W ÔN UG aw ws ww bố wee BK
2.2.3 Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1 Cơ so lý luận 10
3.1.1 Hộ nông dân và cho vay hộ nông dân 10
3.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu PS)
3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 22
Trang 63.2.2.Phương pháp thống kê,phân tích,so sánh dữ liệu 22 Chương 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Một số nguyên tắc,điều kiện và quy trình cho vay vốn
hộ sản xuất của các nguồn tín dụng ở xã 26
4.1.1 Các hình thức tín dụng chính thức 26
4.1.2 Các hình thức tín dụng phi chính thức 33
4.2 Hoạt động cho vay của các tổ chức tin dung đối với hộ
nông dân trên địa bàn xã Vĩnh thuận huyện Vĩnh Hưng 37
4.2.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Huyện Vĩnh Hưng ST
4.2.2 NHCSXH huyện Vinh Hung 42
4.2.3 Các tổ chức tin dung phi chính thức 44
4.3 Tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn
Xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An 45
4.3.1 Nhu cầu vay vốn của người dân 45
4.3.2 Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nông dân 46
4.3.3 Nhu cầu và mức cung ứng vốn của các tổ chứctín dụng đối với ngành trồng trọt 474.3.4 Nhu cầu và mức cung ứng vốn của các tổ chức
tín dụng đối với ngành chăn nuôi 51
4.3.5 Các nhân tố anh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 53
Chương 5 KET LUẬN ~ KIEN NGHỊ 61
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị : 61
5.2.1, Đối với các tổ chức tín dụng 62
5.2.2 Đối với cơ quan lãnh đạo xã 63
5.2.3 Đối với hộ nông dan 63
Trang 7Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân
Khách hàng
Cán bộ tín dụng
Ngân hàng chính sách xã hội
Xóa đói giảm nghèo
Doanh số cho vay Thương mại-dịch vụ-thủ công nghiệp
Don vi tính
Loi nhuan/Chi phi
Thu nhap/Chi phi
Sản xuất nông nghiệp
Công nghiệp-Dịch vụ
'Yêu cầu kỹ thuật
vi
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG
Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai của xã năm 2006
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế của xã năm 2006
Bảng 4.1 Cơ cấu hộ vay và doanh số cho vay phân theo ngành năm 2006
Bảng 4.2 Hoạt động cho vay qua các tháng trong năm
Bảng 4.3 Tình hình nợ quá hạn đối với hộ sản xuất nông nghiệp
Bảng 4.4.Lãi suất cho vay của ngân hàng qua hai năm 2005-2006
Bảng 4.5 Tình hình cho vay của NHCSXH Vĩnh Hưng năm 2006
Bảng 4.6 Tình hình vay vốn từ các nguồn tin dụng phi chính thức
Bảng 4.7 Nhu cầu vay vốn của người dân
Bảng 4.8 Nguồn vay và sử dụng vốn vay
Bảng 4.9 Phân loại diện tích đất canh tác của hộ sản xuất
Bảng 4.10 Nhu cầu vốn cho lha lúa/năm
Bảng 4.11 Mức cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng cho 1 ha lúa/năm
Bảng 4.12 Kết quả-hiệu quả sản xuất 1 ha lúa/năm
Bảng 4.13 Nhu cầu vốn bình quân cho 1 con heo/năm
Bảng 4.14 Khả năng cung ứng vén của các tô chức tin dung cho 1 tạ heo
thit/nam
Bang 4.15 Kết quả - hiệu qua sản xuất 1 tạ heo thịt / năm
Bang 4.16 Tình hình thu — chi bình quân/năm/hộ của hộ SXNN
Bảng 4.17 Ý kiến của nông hộ về lãi suất,thời hạn,lượng vay
Bảng 4.18 Tình hình áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp tại xã
Bảng 4.19 Tỷ lệ các hộ không hoàn trả nợ đúng hạn phân theo trình
42
45 46 41
48
48 49 51
51
52 55 56 57
58 59
Trang 9DANH MỤC CÁC BIEU DO
Biểu đồ 4.1 DSCV phân theo ngành năm 2006
Biểu đồ 4.2 Hoạt động cho vay năm 2006
Biểu đồ 4.3 DSCV của NHCSXH năm 2006
Biểu đồ 4.4.Tỷ suất thu nhập phân theo các nhóm hộ vay
37
39
43 59
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ
Sơ đồ 1 Quy trình cho vay của NHNN & PTNT huyện Vĩnh Hưng
Sơ đồ 2 Quy trình cho vay của NHCSXH huyện Vĩnh Hưng
Sơ đề 3 Hoạt động cho vay của NHCSXH huyện Vĩnh Hưng
Sơ đồ 3 Sơ đồ ngân quỹ của nông hộ
1X
27 31 42 54
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục Bảng câu hỏi nông hộ
Trang 12CHƯƠNG 1
ĐẶT VAN DE
1.1 Mỡ đầu - `
Như chúng đã biết, Việt Nam là một quốc gia có truyền thống trồng lúa nước từ
rất lâu đời,hiện nay với hơn 80% dân số chuyên canh sản xuất nông nghiệp đóng góp
vào tỷ trọng GDP của quốc gia hơn 25%.Qua hơn 10 năm thực hiện chính sách đôi mớitheo định hướng XHCN nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có nhiều
thay đổi tích cực.Phải kể đến đầu tiên là nước ta từ một nước phải nhập khẩu gạo đến nay Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới,đời sống
nhân đân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, tài nguyên
đất nước ở nhiều vùng vẫn chưa được khai thác va sử dụng có hiệu quả,cơ sở vật
chất,kỹ thuật,máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém,sản phẩm nông nghệp làm ra phan lớn với chất lượng kém,thu nhập nhiều nơi vẫn
còn khó khăn chưa ổn định
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hệ quả trên và một trong những
nguyên nhân khá quan trọng kiềm hãm quá trình phát triển của sản xuất nông nghiêp
đó là tình trạng thiếu hụt vốn để đầu tư sản xuất.Như chúng ta đã biết vốn đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn.Nó dùng để mua các tư liệu sản xuất cần thiết cho sản xuất nông nghiệp như: giếng,phân bón,thuốc BVTV,công cụ sản
xuất.Vốn giúp tăng cường quá trình thương mại-hóa sản xuất nông nghiệp cũng như
góp phần chuyển dich cơ cấu sản xuất.Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp phụ thuộc
rất nhiều vào việc ứng dụng những công nghệ mới và việc sử dụng một cách có hiệu
quả các loại giống mới.Nếu không có sự hỗ trợ của vốn thì quá trình này diễn ra rất
chậm.Mặt khác việc nâng cao khả năng tiêp cận các nguồn vôn tín dụng sẽ khuyên
Trang 13khích sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến và các ngành sản xuất phi
nông nghiệp khác ở khu vực nông thôn.
Xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An với hơn 70% sống bằng nông
nghiệp,những năm gần đây người dan có khuynh hướng mạnh dạn đầu tư hơn trong
sản xuất nông nghiệp như sử dụng giống mới,áp dụng các tiến bộ KHKT vào trống lúa
để tăng năng suất.Dưới sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thứcphan nào đã cải thiện được cuộc sống khó khăn,făng thu nhập cho gia đình.Nhưng
nguồn vốn cần để đầu tư vào sản xuất ngày càng tăng mà người dân lại không tích lũyđược đủ vốn để tái sản xuất nên nhu cầu vay vốn là rất cao.Tuy nhiên không phải ai
cũng tiếp cận được nguồn vốn một cách dễ dàng.đó là điều không thật sự đơn giản bởi
vì: thiếu tài sản thế chấp,thủ tục vay rờm rà,chỉ phí giao địch cao Bên cạnh đó cũng
có khá nhiều hộ nông dân được vay vốn để đầu tư sản xuất nhưng lại chưa sử dụnghiệu quả nguồn vốn vay và tự biến mình thành những con nợ,làm cho đời sống đã khó
khăn thì ngày càng khó khăn hơn.
Làm sao để người dân nông thôn có thể tiếp cận được với nguồn vốn và làm sao
để họ sử dụng được nguồn vốn ấy một cách có hiệu quả nhất là vần đề cần phải đượcquan tâm và giải quyết để góp phần nâng cao hơn nữa mức sống của người dan nôngthôn,đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho họ.Xuất phát từ yêu cầu thực tiễntrên,được sự đồng ý của khoa Kinh Tế trường Dai Học Nông Lâm TP.HCM,giáo viên
hướng dẫn cùng sự chấp thuận của các cấp lãnh đạo xã Vĩnh Thuận tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu dé tài “Nghiên cứu tình hình vẫn vay va sử dung von vay của hộ
nông dân tại xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hung tinh Long An”,nhằm tìm ra những
nguyên nhân và các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân
nơi đây.Cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm,sự giúp đỡ
của các cô,chú,anh,chị trong NHNN & PTNT huyện Vĩnh Hưng và UBND xã Vĩnh
Thuận cũng như tất cả bà con nông dân trên địa bàn xã.Do thời gian và trình độ cònbạn chế khi làm nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mongquý thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để luận văn được hoan chính hơn
Trang 141.2 Mục đích — ý nghĩa của việc nghiên cứu dé tài
1.2.1 Mục đích —
Khảo sát thực trạng vay vốn của hộ nông dân tại địa bàn xã Vĩnh Thuận Khảo `sát cơ cấu vốnvay :theongành `
:theo quy mô điện tích
: theo nguồn vay
Đánh giá hiệu quả sử đụng vốn vay của hộ nông dân khi không vay và có vay
vốn dé sản xuất nông nghiệp
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay và hiệu quả sử dụng vốn vay từ
đó có các giai pháp dé nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân.
1.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Góp phan làm rõ thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân, những khó
khăn mà người dân gặp phải khi vay vốn sản xuất nông nghiệp,những nguyên nhân
làm cho nguồn vốn vay sử dụng không hiệu quả từ đó người dân có những cách thứctiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay hợp lý để sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn
1.3 Pham vi - thời gian nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động cho vay và thu nợ của các tổ chức tín dụng đối với hộ nông dan tại
xã Vĩnh Thuận huyện Vĩnh Hưng tỉnh Long An.
Hoạt động sản xuất kinh đoanh của những hộ đân vay vốn tại xã Vĩnh Thuận.Qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của những hộ dân đưa ra một số
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.
Không gian nghiên cứu: huyện Vĩnh Hưng
Thời gian nghiên cứu: 26/3 -01/06/2007.
Trang 15Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Khái quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,hoạt động sản xuất
nông nghiệp của xã.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu các cơ sở lý luận về hộ nông dân và cho vay hộ nông dân,những vấn đề cơbản về tín dụng
Nêu các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của các quá trình sản xuất và các
phương pháp nghiên cứu ding trong luận văn.
Chương 4:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức và phi chính
thức và tình hình sử dụng vốn vay của người dân tại địa bàn xã trong năm 2006
Chương 5:Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận trong quá trình nghiên cứu
Đưa ra các kiến nghị để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn Vay Của người
dân cũng như hiệu qua sử dụng vốn vay của họ
Trang 16CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Téng quan vé tai liệu nghiên cứu có liên quan
Luận văn được thực hiện dựa trên các tài liệu liên quan đến các vấn đề về tín
dụng,chủ yếu là tình hình hoạt động cuả các tổ chức tín dụng đang tồn tại phổ biếnhiện nay bao gồm cả tín dụng chính thức và phi chính thức,các hoạt động sản xuất của
người dân dựa trên các nguồn tín dụng này Để hoàn thành được luận văn tôi đã sửdụng rất nhiều các tài liệu thứ cấp và cả các tài liệu sơ cấp thu thập được qua điều trathực tế.Các tai liệu thứ cấp phải ké đến trước tiên là các giáo trinh sách giáo khoa của
các thầy cô trong trường cũng như các sách giáo khoa liên quan ở các trường khác.Kế
đến là các luận văn tốt nghiệp của các anh chị khoá trước,các báo cáo tổng kết tại ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Hưng,các báo cáo về tình hình hoạt động của hội phụ nữ,hội nông dân,uỷ ban nhân
dân xã Vĩnh Thuận trong năm 2006.
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điền kiện tự nhiên
a) Vi trí địa lý
Vĩnh thuận là một xã nội địa nằm phía Đông Bắc của huyện Vĩnh Hưng.Là
một xã có địa bàn tương đối rộng tuy nhiên có điều kiện thuận lợi về giao thông đường thuỷ cũng như đường bộ.Về đường thuỷ,xã có hệ thống kênh rạch chin chịch thuận lợi
cho giao thông đường thuỷ,còn đường bộ có tỉnh lộ 831 đi qua trung tâm xã nối liền các huyện lân cận,ngoài ra những năm gần đây hệ thống đường xá được xây dựng vào
tận các ấp trong xã,tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi lại và lao động sản xuất.Xã
gồm có năm ấp là: Kinh Mới,Ông Lẹt,Cà Na,Ca Nga và Xóm Mới.
Trang 17c) Thời tiết và khí hậu
Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm lượng mưa nhiều nhất vào tháng 8
va tháng 9 trong năm Vì là một huyện nằm ở hạ lưu sông Mê Kông nên hang năm khi
đến mùa mưa ở đây sẽ xảy ra lũ lụt bat đầu từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 11.Trongthời gian này người dân không thể sản xuất nông nghiệp mà thu nhập chủ yếu từ đánh
bắt,nuôi trồng thuỷ sản hay chăn nuôi gia súc gia cầm và các nghề thủ công
2.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình sử dụng đất đai ở xã
Bảng 2.1.Cơ cấu đất đai của xã năm 2006
Khoản mục Diện tích (ha) Cơ cầu (%)
Trang 18Theo bảng trên ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu đất tự nhiên của xã (67,87%).Có thể thấy đời sống chủ yếu của người dan nơi
đây là sản xuất nông nghiệp và phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở đây được gieo 2
vụ/năm.Ngoài ra điện tích đất lâm nghiệp ma chủ yếu là cây tràm những năm gần đâytuy đã bị khai thác khá nhiều nhưng vẫn còn một diện tích đáng kể,nó có giá trị rất lớntrong việc giữ gìn,bồi đắp phù sa cho đất và góp phần ngăn cản,giảm nhẹ thiên tai xảy
ra trong mua lũ.Đất bỏ hoang chiếm tỷ lệ rất ít hầu hết đã được người dân khi thác và
sử dụng triệt để
b) Tình hình dân số
Xã Vĩnh Thuận có 993 hộ gồm 4195 nhân khẩu.Trong đó số người trong độ
tuổi lao động là 2210 người chiếm 52,68%.Dân số ở đây chủ yếu là người Kinh.Lực
lượng lao động tương đối dồi dào,tuy nhiên ở đây chủ yếu theo mùa,lúc thiếu lúc lại
thừa,tỷ lệ lao động có tay nghề không cao
c) Cơ câu kinh tê của xã
Bảng 2.2 Cơ cầu kinh tế của xã năm 2006
Ngành kinh tế Số hộ (hộ) Cơ cầu (%)
Nguồn tin:Phòng Thống Kê huyện Vĩnh Hưng
Ta thấy đa số người dân ở đây sống dựa vào nông nghiệp là chính mà chủ yếu
là trồng lúa,số người hoạt động ở các ngành thương mai,dich vụ và tiểu thủ côngnghiệp rat ít.Đặt biệt có một số đông có ngành nghề không ổn định,phần lớn là những
người từ các tỉnh khác mới đến,chưa có ruộng đất để sản xuất mà làm thuê làm
mướn,buôn bán nhỏ,đánh bắt thuỷ sản đời sống và thu nhập của họ thay đổi theo
từng mùa khác nhau.
Trang 19d) Giáo đục — y tế
- Giáo dục: Năm 2006 tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 97,7%
Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1,học sinh vào lớp 6 đạt 100%
Kết quả phổ cập trung học cơ sở của xã đã hoàn thành
- Y tế: Chương trình y tế quốc gia cũng như công tác chăm sóc sức khoẻ chonhân dân được triển khai thực hiện khá tốt.Không có dịch bệnh xảy ra trên địa bànxã.Trong năm 2006 xã tổ chức khám và điều trị gần 6.487 lượt người có 1798 bảo
hiểm y tế nghèo,2142 bảo hiểm y tế thường.Tý lệ trẻ suy đinh dưỡng dưới 5 tuổi thấp
(18,1 %).Công tác tiêm chúng thường xuyên đạt 80% trở lên,riêng tiêm đủ 7 bệnh cho
trẻ đạt 94,2%.
e) Thu — chỉ ngân sách nhà nước
- Tổng thu: Tính đến 31/12/2006 là 383.629.374 trong đó thu tại xã là
282.020.374
- Tổng chi: Tính đến 31/12/2006 là 848.569.861
Trong đó: Chi xây dựng cơ bản là 263.047.000,chi hoạt động thường xuyên là
585.522.801
f) Văn hoá — thông tin truyền thanh
Đảm bảo thực hiện tốt công tác thông tin truyền thanh thời sự ở địa
phương.Trong năm 2006,đã phát 7898 lượt tin,bài,cắt dán 16 khẩu hiệu.Công tác xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đây manh,tinh đến nay xã có 3 ấp đượccông nhận là ấp văn hoá (cấp huyện: 2,cấp tỉnh: 1),05 khu dân cư đều đạt là khu dân
cư tiên tién.Cé 100% hộ đăng ky gia đình văn hoá và có 74,6% hộ đạt gia đình 4chuẩn
2.2.3 Hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã
Trang 20-8-Vụ Hè Thu: 1934 ha,năng suất bình quân : 4,3tắn/ha,sản lượng: 8346,2t4n.
- Rau màu: cả năm gieo trồng 281 ha.Có 20 ha rau màu các loại do dan trồng nhỏ lẻ.Còn lại chủ yếu là dưa hấu,năng suất bình quân: 20tắn/ha,giá bán trung bình:
Hoạt động đánh bắt,nuôi thuỷ sản phát triển mạnh từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm
vì thời gian này người dân có thẻ tận dụng diện tích mặt nước và thức ăn tự nhiên để
nuôi cá khi lũ về.
d) Ngành lâm nghiệp
Chủ yếu là trồng cây tram,dién tích tram trong năm 2006 tiếp tục giảm
(12 ha),hiện tại còn 647 ha.Cây phân tán khoảng 200.000 cây do nhân dân tự lực trồng
theo tuyến đê,lộ ,
Trang 21CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Hộ nông dân và cho vay hộ nông dân
a) Quan điểm về hộ nông dân
Khi phân tích hộ gia đình ta có nhiều tiêu thức như: cơ sở kinh tế,quan hệ huyết
thống,nơi cư trú Tuy nhiên đứng về mặt kinh tế và quan hệ dân sự thì có hai quanđiểm sau:
Theo điều 116 Bộ luật dân sự,hộ gia đình là don vị mà các thành viên trong hộ
có tài sản chung trong hoạt động kinh tế,trong quan hệ sử dụng đất,trong hoạt động sản
xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luậtquy định,là chủ thé trong các quan hệ dân sự đó.
Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự
liên quan đến đất đai ở đó
Theo công văn 499A quy định cho hộ sản xuất vai vốn.Hộ sản xuất là đơn vị
kinh tế tự chủ,trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh
Kết hợp hai quan điểm trên ta có thể thống nhất khái niệm hộ nông đân là hộ
gia đình chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt),là nhân
tố chủ yếu đưa tới sự tang trưởng nông nghiệp.Mặt khác hộ nông dân còn là nhân tố
chính trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp,cơ cấu ngành nghề và lao động ở nông
thôn,cũng là nhân tổ tiếp cận công nghệ mới.
4b.
Trang 22b) Cho vay hộ nông dân
Tín dụng nông thôn là hình thức tín dụng chủ yếu để bù đắp các nhu cầu vốn
cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nhằm tạo điều kiện và
khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm hàng hóa,phát triểncông nghiệp chế biến,mở mang các ngành nghề sản xuất mới,kinh doanh dich vụ.Tạo
công ăn việc làm,nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành nông nghiệp,góp phần
xây dựng một nông thôn phát triển giàu có văn minh
Các tổ chức tham gia cho vay hộ nông dân được phân thành hai nhóm:
Các tổ chức cung cấp tín dung bằng nguồn vốn thi trường bao gồm: cá nhân cho vay
mượn,các nhà cung cấp hàng hóa,nguyên vật liệu cho nông-lâm-ngư,công ty bảo
hiểm,ngân hàng thương mại
Các tổ chức cho vay bằng nguồn vốn có tính chất xã hội như các tổ chức phi chính
phi,té chức hiệp hội nông dân,ngân hàng người nghèo
Tính chất khách hàng:
Hộ nông dân rất đa dạng về tính chất xã hội,đây là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm
nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,hạn chế rủi ro trong nghiệp vụ của mình.Có thể
phân hộ nông dân thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Hộ nông dân loại tốt chiếm tỉ lệ thấp trong toàn xã hội.Hộ có vốn đểhoạt động sản xuất kinh doanh,có kỹ năng sản xuất,làm nghề giỏi,họ luôn tiếp cận vớithị trường một cách linh hoạt.Hộ nông dân trong nhóm này thường có nhu cầu vay vốnngân hàng nhằm phát triển quy mô sản xuất hoặc đầu tư theo chiều sâu để tăng thêm
lợi nhuận,đây là nhóm khách hàng luôn được tín nhiệm bởi ngân hàng.
Nhóm 2: Hộ nông dân loại trung bình,chiếm tỷ trọng lớn trong hộ nông dân.Họ
có sức lao động,tính cần cù,chịu khó nhưng lại thiếu vốn lẫn tư liệu sản xuất để hoạt
động sản xuất kinh doanh,hầu hết họ thiếu kinh nghiệm trong nền kinh tế thị
trường.Họ cần vay vốn dé bù vào số vốn bị thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh.Nhóm
Trang 23
-11-hộ này được ngân hàng chấp nhận cho vay kết hợp với các chương trình của các tổ
chức xã hội.
Nhóm 3: Hộ nông dân yếu kém: Đây là nhóm nông dân có sức lao động nhưng
không chịu lao động hoặc chăm chỉ nhưng lại hạn chế về sức khỏe,hoặc thiếu vốn
thiếu tư liệu sản xuất và không có khả năng bao đảm nguồn vốn.Đây không phái là đối
tượng để ngân hàng nông nghiệp tham gia đầu tư,mà đối tượng cho vay của các nguồnvon có tính chất xã hội và của các ngân hàng chính sách
Trình độ dân trí của các hộ nông dân có sự khác nhau,cho nên cách quản lý vốn
sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.Mặt khác yếu tố cạnh tranh trên thị trường đã tạo
nên quy mô sản xuất lớn,vừa và nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Mỗi nhóm ngành nghề sản xuất nông nghiệp có quy luật riêng đòi hỏi người sản
xuất phải tuân thủ theo quy luật của nó.Mỗi loại sản xuất có chu kỳ phát triển khác
nhau cho nên việc tài trợ vốn cũng khác nhau.Mặt khác địa bàn sản xuất nông — lâm —
ngư nghiệp là rất rộng lớn nên chu kỳ và đối tượng vay cũng khác nhau vì vậy việc xác
định chu kỳ nợ ứng với từng loại tín dụng trong ngân hàng nông nghiệp là rất phức tạp
và khó khăn.
3.1.2 Những vấn đề cơ bán về tín dụng
a) Sự ra đời và phát triển của các quan hệ tín dụng
Tín dung là hệ thông các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động các
phương tiện thanh toán tạm thời nhàn rỗi nhằm bù đắp sự tạm thời thiếu hụt về vốn trong quá trình hoạt động sản xuắt,kinh đoanh của các tổ chức kinh tế hay các tầng lớp
dân cư theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định
Trong chế độ cộng sản nguyên thủy,khi nền kinh tế còn dựa vào chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất,trình độ sản xuất thấp kém thì các cơ sở kinh tế chưa có hiện
tượng vay mượn Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và có sự phân công
lao động xã hội thì bat đầu hình thành quan hệ trao đổi hàng hóa,các mối quan hệ kinh
tế trong xã hội cũng xuất hiện và đã có sự phân hóa gìau nghèo.Điều đó đã tạo những
«3.
Trang 24quan hệ phụ thuộc về kinh tế phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa và đời sống
xã hội,nó đã thúc day các quan hệ tín đụng ra đời và phát triển từ thấp đến cao nhằm
đáp ứng và thúc day nền kinh tế
- Tín dụng nặng lãi
Trong các phương thức sản xuất mang tính tự cấp tự túc luôn tồn tại tín dựng
nặng lãi.Tín dụng nặng lãi ra đời khi chế độ cộng sản nguyên thủy bắt đầu tan rand
tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến.Trong cácchế độ này,người nông dân và thợ thủ công khi vay nặng lãi còn phải cầm cố ruộng
đất,khi đến hạn trả mà không trả được nợ gốc và lãi thì ruộng đất của họ sẽ bị các chủ
nợ chiếm đoạt
Như vay,tin dụng nặng lãi chính là phương tiện để ruộng đất tập trung vào tay
bọn chủ nợ,nếu người vay không có ruộng đất để gán nợ thì chính họ hoặc gia đình họ
sẽ trở thành nô lệ cho bọn chủ nợ và bị mua bán như súc vật.Tín dụng nặng lãi đã làm
cho người sản xuất trở nên khánh kiệt,sản xuất xã hội trì trệ.Đặc điểm của tin dungnặng lãi là lãi suất của nó rất cao,vì lẽ đó người đi vay không thể nào sử dụng tiền vay
để đầu tư cho sản xuất được mà chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu ding,lam kìm hãm sự
phát triển của sản xuất xã hội.Mặt khác tín dụng nặng lãi là nhân tố thúc đây nền kinh
tế tự nhiên tan rã và mở rộng kinh tế hàng hóa bởi vì người đi vay nặng lãi phải bán
được các sản phẩm của mình mới có tiền trả ng,do đó làm cho các quan hệ hang hóa —
tiền tệ ngày càng được mở rộng.Tín dụng nặng lãi cũng đã tạo ra tiền đề cho một
phương thức sản xuất mới ra đời,đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
- Tín dụng tư bản chủ nghĩa
Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời thì tín dụng nặng lãi vẫn đang
tồn tại,các nhà tư bản không thể sử dụng tín dụng nặng lãi để kinh doanh được.Để giảiquyết vấn đề này,giai cấp tư sản đã sử dụng công cụ nhà nước để ban hành các đạo
luật khống chế mức lãi suất của tín dung nặng lãi,mặt khác các nhà từ sản đã liên kếtnhau dé lập ra các hội tín dụng với mức lãi suất vừa phải để đảm bảo cho kinh doanh
có lãi,các hội tín dụng này phát triển dan thành các ngân hàng tư bản sau này.
-13.
Trang 25Chính các hội tín dụng của giai cấp tư sản ra đời đã trở thành đối thủ cạnh tranh
của các tổ chức cho vay nặng lãi ,buộc các té chức nay phải chuyển sang kinh doanhtheo cơ chế thị trường của tư bản chủ nghĩa.Như vậy,sự ra đời của các quan hệ tín
dụng tư bản chủ nghĩa là tất yếu của nền sản xuất hàng hóa lớn.
b) Bản chất của tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay.Giữa họ có mối
liên hệ với nhau thông qua quá trình vận động giá trị vốn tín dụng.Quá trình này được khái quát qua ba gia đoạn sau:
Giai đoạn 1:Cho vay
Ở giai đoạn này vốn tiền tệ hoặc vật tư,hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang
người đi vay
Giai đoạn 2:Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng,người đi vay được quyền sử
dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định.Tuy nhiên người đi vay không có
quyền sở hữu giá trị đó mà chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
định.
Giai đoạn 3:Sự hoàn trả của tín dụng
Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng,phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác.
Sự hoàn trả này luôn luôn phải được bảo tồn về mặt gia trị và có phần tăng thêm đưới hình thức lợi tức.
Vậy bản chất của tín dụng được thể hiện dưới hình thức vận động của vốn tiền
tệ theo nguyên tắc hoàn trả nhằm mục đích thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh
tê,nâng cao đời sông của người dan.
wf
Trang 26c) Chức năng của tin dụng
- Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội
Trong nền kinh tế hàng hoá thường xảy ra hiện tượng tạm thời thừa và tạm thờithiếu vốn tiền tệ trong lưu thông,nhờ hệ thống ngân hàng và các hoạt động tín dụng màtình trạng này sẽ được giải quyết.
Các ngân hàng,các tổ chức tín dụng không chỉ huy động vốn tiền tệ tạm thới
nhàn rỗi của các doanh nghiệp để đầu tư cho nền kinh tế và các nhu cầu của dân
cư,của nhà nước mà còn thu hút những khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi khác trong phạm vi
toàn xã hội để hình thành quỹ cho vay hay nguồn vốn tín dụng nhằm tăng cường qui
mô cho vay của mình.Đó là các khoản tiền tiết kiệm để đành của các tầng lớp đân
cư,tiền gởi của các tổ chức xã hội,tôn giáo
Việc huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp,các
tầng lớp dân cư là những quan hệ tín dụng được thực hiện trên nguyên tắc hoàn trả
đúng hạn cả gốc và lãi
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng chủ yếu là vốn tiền
gởi của các chủ sở hữu khác nhau trong phạm vi toàn xã hội.Do đó,để đảm bảo khả
năng thu vốn thì các doanh nghiệp phải dùng vốn vay vào những mục đích nhất định
để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa
Nhằm mục đích bảo toàn vốn cuả mình,ngân hàng và các tổ chức tín dụng phải
thường xuyên kiểm tra việc sử đụng tiền trước khi cho vay,trong quá trình phát tiền
vay và cả sau khi cho vay,việc kiểm tra tiền vay của ngân hàng vừa thể hiện sự quan
tâm đến đồng vốn phát ra cho vay,đồng thời qua việc kiểm tra này các ngân hàng có
thể đưa ra những kiến nghị,những giải pháp hợp lý giúp các nhà sản xuất kinh doanh
sử dung đồng vốn ngày càng có hiệu quả kinh tế cao hơn và cuối cùng là ngân hàng vàcác tổ chức tin dụng phải thu hồi được cd nợ gốc và lãi
Như vậy,thông qua công tác tín dụng mà tín dụng thực hiện việc kiểm tra các
hoạt động kinh tế trong xã hội
Trang 27
-15-d) Các hình thức tín dung
Trong nên kinh tế hàng hóa,các quan hệ tín dụng rất đa dạng và được biểu hiện
dưới các hình thức sau:
- Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn với nhau giữa các doanh nghiệp
thông qua việc mua bán chịu sản phẩm,hàng hóa.Trong cơ chế thị trường,các doanh
nghiệp hoạt động thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,do đó quan hệ tín
dụng thương mại giữa các doanh nghiệp không chỉ là việc mua bán chịu sản
phẩm,hàng hóa mà còn có những hình thức ứng trước tiền cho người bán,trong đó
người bán giữ vai trò là con nợ và người mua là chủ nợ.
Những đặc điểm của tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là một trong những giải pháp hỗ trợ khách hàng của các hãng kinh doanh
Hàng hóa 1a đối tượng của tín dụng thương mại: Day là một bộ phận của vốnsản xuất cần phải được chuyển hóa bằng tiền chứ chưa phải là vốn tiền tệ nhàn rỗi.Vì
vậy doanh nghiệp chỉ có thể bán chịu một lượng hàng hóa nhất định do mình sản
xuất và bán chịu trong một thời gian ngắn.Như vậy tín dụng thương mại không thể đầu
tư lớn được và cũng không thể đầu tư dài được.
Giá cả của tín dụng thương mại thường ổn định trong giá bán của hàng hóa và không
thể hiện là một yếu tố độc lập
Người đi vay và người cho vay đều là các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm xã hội Như vậy tín dụng thương mại chỉ xảy
ra giữa các doanh nghiệp,trong đó người bán chịu hàng hóa là chủ nợ,còn người mua
chịu hàng hóa là con nợ.
Quá trình vận động và phát triển của tín dung thương mại gắn với sự vận độngcủa quá trình tái sản xuất,nó không thể thiểu được trong quá trình chu chuyển vốn của
các doanh nghiệp Trong toàn bộ nền kinh tế,khếi lượng tín dụng thương mại lớn hay
Trang 28
-lá-nhỏ tùy thuộc vào tổng giá trị của khối lượng hàng hóa mua bán chịu Khi nền sản xuất
hàng hóa phát triển,khối lượng hàng hóa mua bán chịu tăng lên thì khối lượng tín dụng
thương mại cũng tăng lên Ngược lại,nền sản xuất và lưu thông hàng hóa bị thu hẹp thì
khối lượng tín dụng thương mại cũng sẽ giảm di.
Như vậy,sự tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến
quy mô của tín dụng thương mại.Do tín đụng thương mại gắn với quá trình chu chuyển
vốn của các đoanh nghiệp nên nó góp phần thúc đây việc tiêu thụ hàng hóa và từ đó
làm tăng nhanh quá trình tuần hoàn vốn của các nhà sản xuất kinh doanh.
Những hạn chế của tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại bị hạn chế về mặt khối lượng: tức là nó bị giới hạn về
khối lượng hàng hóa bán chịu,đơn vị cho vay không thể bán chịu số lượng hàng hóa
vượt quá số mà mình có,như vậy đơn vị cho vay không thể thỏa mãn nhu cầu của
người di vay — mua chịu, nhất là khi người đi vay cần đến một khoản vay lớn.
Tín dụng thương mại chỉ có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn chứ không
thể kéo dài thời hạn được,bởi vì vốn cho vay - hàng bán chịu chưa thoát ra khỏi chu kỳsản xuất kinh doanh để chuyển hóa thành tiền,do đó người cho vay — ban chịu cũng chi
có thể bán chịu trong một thời gian ngắn, sau đó phải thu hồi vốn để tiến hành tái sảnxuất hoặc đầu tư vào mục đích khác
Tin dụng thương mại chỉ có thể phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau khi hàng hóa của doanh nghiệp này sản xuất ra là nhu cầu của đơn vị khác, hoặc các nhà
sản xuất bán chịu hàng hóa cho các doanh nghiệp thương mại chứ không có hoạt độngđầu tư ngược lại Vì vậy mà phạm vi đầu tư của tín dụng thương et bi han ché, khong
mở rộng đầu tư vào mọi ngành,mọi lĩnh vực trong kinh tế được
Công cụ lưu thông của tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại được thực hiện nhờ vào một công cụ đặc biệt của nó,đó là
thương phiếu Thương phiếu có những đặc điểm sau đây:
Tính trừu tượng: Thương phiếu không nêu rõ nguyên nhân phát sinh công
nợ,chỉ ghi số tiền mà người phát hành ra nó phải trả vào đúng thời hạn quy định
Trang 29
-Í?-Tính bắt buộc trong việc trả tiền: người phát hành ra thương phiếu có trách
nhiệm trả đủ số tiền vào đúng kỳ hạn ghi trên thương phiếu, không được viện bất cứ lý
do gì để trì hoãn hoặc từ chối trả tiền vì việc trả tiền là vô điều kiện
Tính lưu thông: trong thời gian thương phiếu còn hiệu lực pháp lý thì nó có thể
được chuyển nhượng từ người này sang người khác làm phương tiện để thanh toán
công nợ mà không phải sử dụng đến tiền mặt thương phiếu muốn chuyển nhượng cho
người khác thì người chuyển nhượng phải kí vào mặt sau của thương phiéu,ngudi nao
cuối cùng giữ thương phiếu là người được hưởng số tiền của thương phiếu Nếu đến
kỳ hạn trả tiền mà thương phiếu bị chốt trả tiền vì lí do nào đó thì người giữ thương
phiếu sẽ truy đòi những người đã ký chuyển nhượng thương phiếu cho mình Như vậymọi người tham gia ký chuyển nhượng đều phải có trách nhiệm đối với thương phiếu.
Dựa trên cơ sở phương thức ký chuyển nhượng,thương phiếu được chia làm 3
loại:
Thương phiếu vô đanh: Không ghi tên người được hưởng,ai cầm thương phiếu
này hợp pháp thì có quyền đòi tiền người nhận nợ khi đến han thanh toán mà không
cần kí chuyển nhượng
Thương phiếu đích danh: Ghi rõ tên người được hưởng số tiền trên thương
phiếu Chỉ có người có tên trên thương phiếu mới có quyền đòi tiền của người nhận nợ
và không được kí chuyển nhượng
Thương phiếu kí danh: Cũng ghi tên người được hưởng, nhưng grea sở hữu có
quyền ki chuyển nhượng cho người khác
Dựa trên cơ sở người lập thương phiếu,thương phiếu được chia làm 2 loại:
Kỳ phiếu thương mại: Do người mua chịu lập để cam kết thanh toán trong một
thời hạn nhất định
Hối phiếu: Do ngừơi bán chịu lập,yêu cầu người mua phải thanh toán khi đến
hạn cho người giữ hối phiếu.
- Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên
là các chủ thể khác (doanh nghiệp,dân cư )
Trang 30
-18-Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau đây:
Tín dụng ngân hàng luôn diễn ra dưới hình thái tiền tệ ngân hàng huy động vốn
nhàn rỗi trong toàn xã hội để hình thành nguồn vốn cho vay va cho các chủ thể kháctrong xã hội vay để phục vụ sản xuất kinh doanh dựa trên những nguyên tắc phù hợp
Ngân hàng luôn đóng vai trò là người trung gian,làm cầu nối giữa người cung
vốn và người cầu vốn trong nền kinh tế Hoạt động của ngân hàng bao gồm hai mặt là
huy động vốn và cho vay vốn Khi huy động vốn ngân hàng giữ vai trò là người đivay,còn các doanh nghiệp,nhà nước,dân cư có tiền nhàn rỗi gởi tại ngân hàng đóng vai
trò là người cho vay.Còn khi ngân hàng cho các doanh nghiệp, nhà nước, dân cư vay
vốn thì ngân hàng lại là người cho vay
Sự vận động của tín dụng ngân hàng thể hiện tính độc lập tương đối với sự vận động của của quá trình tái sản xuất.Vốn tín dụng ngân hàng là bộ phận không thể thiếu
được của quá trình tái sản xuất xã hội Khi khối lượng hàng hóa sản xuất và lưu thông
tăng lên thì nhu cầu vốn trong đó có vốn tín dụng ngân hàng cũng tăng lên, như vậy
vốn tín dụng ngân hàng vận động phù hợp với sự vận động của quá trình tái sản xuất
xã hội.Nhưng trong nhiều trường hợp,vốn tín dụng ngân hàng không tham gia vào quá
trình tái sản xuất và lưu thông hàng hóa mà sử dụng vào các mục đích khác (trả nợ
chống vỡ nợ hoặc phá sản, mua cỗ phiếu ) Như vậy nhu cầu sử dụng tín dụng ngân
hàng vẫn gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không tăng hoặc khi nền kinh
tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng tín dụng ngân
hàng lại không đáp ứng kịp thời Điều đó chứng tỏ rằng sự vận động của tín dụng ngân
hàng mang tính chất độc lập tương đối so với sự vận động của quá trình tái sản xuất
- Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ giữa một bên là nhà nước và một bên là các tầng
lớp dân cư hoặc các tổ chức khác trong xã hội Trong quan hệ này nhà nước luôn đóng
vai trò là người đi vay bằng cách phát hành công trái hay trái phiếu
10.
Trang 31Trong trường hợp nhu cầu chỉ dùng của ngân sách lớn trong khi nguồn thukhông đáp ứng được Để thỏa mãn nhu cầu chỉ tiêu,chính phủ thường cân đối ngân
sách bằng cách phát hành công trái hay trái phiếu, đó là giấy nhận nợ của nhà nước đối
với người giữ trái phiếu Nhà nước là người đi vay nên người giữ trái phiếu nhà nước
là chủ nợ,khi đến hạn thanh toán thì nhà nước hoản tra cả tiền gốc và tiền lãi
- Tín dụng tiêu dùng
lín dụng tiêu dùng là quan hệ vay mượn giữa dân cư với các doanh nghiệp
hoặc các tô chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khi thu nhập không
đáp ứng được nhu câu đời sông kinh tế xã hội của dân cư.
Người đi vay có thể vay bằng tiền của các ngân hàng thương mại hoặc các tổchức tín đụng để mua sắm những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của họ.Mặt
khác,người đi vay có thể nhận được hàng hóa dưới hình thức mua trả góp của các
doanh nghiệp,thực chất đây là việc mua chịu hàng hóa tiêu dùng của tang lớp dan cư
và phải trả cả gốc và lãi cho các doanh nghiệp
e) Vai trò của tin dụng
- Tin dung góp phần thúc đây quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế
Tín dụng tạo ra nguồn vốn cho việc đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tăngcường cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cao khá năng cạnh tranh trên thị trường của các
nhà sản xuất kinh doanh Nhờ vào nguồn vốn tín dụng mà các doanh nghiệp thườngxuyên có đủ vốn thực hiện liên tục quá trình tái sản xuất mở rộng, thúc đây việc tiêuthụ sản phẩm xã hội,tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông hàng hóa và
tiêu dùng xã hội, tín dụng giúp cho lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng cả
trong nước va ra nước ngoài một cách có hiệu quả.
- Tin dụng là công cụ quan trọng trong việc tổ chức đời sống của dân cư
Dân cư sử dụng tín dụng như một phương tiện không thể thiếu để đầu tư sao cho có lợi
nhất nhằm mục đích cải thiện đời sông và nâng cao mức sông của mình
Trang 32
-20 Tín dụng là một trong những cộng cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế -20 xã
hội và điều hòa lưu thông tiền tệ
Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chỉ ngân sách
nhà nước, góp phần đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực thi các chính sách kinh
té ~ xã hội.
Mặt khác,nhà nước sử dụng tín dụng làm công cụ điều hành quá trình lưu thông
tiền tệ.Nhờ có sự tồn tại của các hoạt động tín dụng nên các khoản tiền nhàn rỗi bằng
nhiều hình thức đã được huy động đẻ đầu tư cho nền kinh tế,phục vụ cho các nhu cầu
khác của xã hội và dân cư.Sự gap giữa cung và cầu về vốn được thực hiện trên thị
trường vốn thông qua thi trường này,những noi đang có vốn tiền tệ tam thời được điều
chuyển đến những nơi cần bổ sung về vốn nhờ vào hoạt động tín dụng của các cơ quan
ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian.Việc điều hòa vốn của tín dụng trong
nền kinh tế không chỉ là giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà
còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt,tiết kiệm chỉ
phí lưu thông xã hội của tín dụng,góp phần vào việc điều hòa và ổn định lưu thông tiền
a
te.
Trong nền kinh tế thị trường,các quan hệ trao đổi quốc tế không ngừng được mở rộng,
thị trường trong nước không thể tách rời khỏi thị trường thế giới Vì vậy mà các quan
hệ tín dụng quốc tế cũng không ngừng phát triển tạo điều kiện cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nước được mở rộng nhờ tranh thủ được các nguồn tài chính từ
bên ngoài.Mặt khác,nhờ có các hoạt động của các tổ chức tín dụng mà vốn còn được đầu tư ra nước ngoài,mở rộng các quan hệ hợp tác quôc tê.
Trang 33
-21-3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấpThu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông
nghiệp, ngân hàng chính sách,quỹ xóa đói giảm nghèo của Huyện.
Thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội,hoạt động sản
xuất nông nghiệp tại phòng thống kê, phòng nông nghiệp, phòng kinh tế của huyện,ủy
ban nhân dân xã.
Thu thập số liệu sơ cấp
Lập bảng phỏng vấn nông hộ
Phỏng vấn trực tiếp 73 hộ có vay và không có vay vốn sản xuất nông nghiệp tại xã
Vĩnh Thuận.
Nội dung bảng phỏng vấn gồm các phan:
Thông tin nông hộ
Tình hình vay vốn của nông hộ
Tình hình sản xuất của nông hộ
Tình hình thu chi của nông hộ
3.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh đữ liệu
Bằng các đữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập tiến hành thống kê,tính
toán,phân tích, so sánh dé:
- Đánh giá hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ có vay và không có vay vốn
Các chỉ tiêu đánh giá:
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất:
Thu nhập = Giá trị sản phẩm tiêu thụ - Chi phi vật chất — Chi phí lao động thuê
~ Chi phí thuế
Đối với một doanh nhân là kinh đoanh làm sao để đạt được lợi nhuận còn đối
với nông hộ điều quan tâm nhất là thành quả lao động của mình chính là thu nhập
33.
Trang 34Đối với hộ nông dân nói riêng do tinh chất tự cung tự cấp nên quan niệm thu
nhập của họ là “lấy công làm lời”
Theo khái niệm thu nhập là phần giá trị đo lao động sáng tạo ra hay là phần giá
trị còn lại của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản chỉ phí về vật chất và chỉ phí thuê
ngoài,phần giá trị còn lại đó chính là thu nhập.Như vậy thu nhập của nông hộ là khoản
tiền nhằm đảm bảo cho các nhu cầu chỉ tiêu trong cuộc sống của họ.Thu nhập càng cao
là điều kiện nâng cao mức sống vật chất sau đó phát triển đời sống tinh than
Chi phí vật chất bao gồm toàn bộ chi phí giống,phân bón,thuốc trừ sâu,
Chi phí thuê ngoài chủ yếu là nhân công lao động ngoài trường hợp vừa thuê ngoàivừa thuê máy thì bao gồm hai chỉ phí đó
Như vậy thu nhập bao gồm chi phí lao dộng nhà và lợi nhuận nếu như sản phẩm
thu hoạch thấp hay chỉ phí vật chất bỏ ra quá cao thì giá trị sản phẩm còn lại sau khi
trừ chi phí vật chất có thé không lãi,hoặc có thể không bù đắp chỉ phí Chẳng hạn trong
trường hợp mat mùa hay bị dịch bệnh phá hoại, người dân thường bị lỗ vốn trong
trường hợp này ké như làm việc không công tức là phần công lao động không thu
hoạch được,từ đó có công thức tính lợi nhuận:
Lei nhuận = Thu nhập — Công nhà
Các nhân t6 ảnh hưởng đến mức thu nhập
Các công thức tính toán chỉ tiêu thu nhập cho thấy thu nhập có thể lớn hơn hoặc
bằng,có thể nhỏ hơn chỉ phí lao động mà họ bỏ ra.Vậy người lao động cần quan tâmđến các nhân tố ảnh hưởng
Chi phí đầu tư cho sản xuất (không tính chi phí cho công lao động nha).Néu
như chỉ phí cao không hợp lý thì giá trị sản phẩm thu được không thể bù đắp chỉ phí đãchi ra vì vậy các nông hộ cần áp dụng khoa học kỹ thuật để đầu tư cho hợp lý
(giống,phân bón,thuốc bảo vệ thực vat )
03.
Trang 35Năng suất thu hoạch: năng suất thu hoạch thấp thì giá trị sản phẩm thu hoạchthấp, giá tri còn lại thấp,fhu nhập thấp.Do vậy năng suất rất quan trọng muốn có năngsuất cao thì hộ cần phải áp dụng biện pháp thích hợp nhất,chẳng hạn gống mới,kỹ
thuật canh tác,sử dụng phân bón đúng liều lượng.
Giá bán của sản phẩm: giá thấp ảnh hưởng toàn bộ đến gái trị sản phẩm thu được, ảnh hưởng đến thu nhập.Đây là yếu tố đòi hỏi nông hộ phải chọn thị trường tiêu
thụ sản phẩm, đám bảo giá cả hợp lý để nông dân có thu nhập
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sản xuất
Hiệu qủa sử dụng vôn
Tổng gid trị sản lượng
Hiệu qua sử dung von =
Tổng chi phi sản xuất
Chi tiêu này thé hiện khi bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì thu lại được bao
nhiêu đồng giá trị sản lượng.Hệ số này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn càng
cao.Vì vậy để đạt hiệu quả cao phải sử dụng nguồn vốn hợp lý đúng lúc, đúng mục
đích phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tỷ suất thu nhập
Tổng thu nhập
Tỷ suất thu nhập =
Tổng chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này thể hiện khi bỏ ra một đồng chỉ phí sản xuất thì thu được bao nhiêu
đồng thu nhập, thu nhập bao gồm cả công nhà
A.
Trang 36Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng chỉ phí sản xuất
Chỉ tiêu này thể hiện khi bỏ ra một đồng chỉ phí sản xuất thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.Đây cũng là chí tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả sử dụng vốn
- So sánh nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân theo quy mô diện tích,ngành
nghề,khác nhau như thế nào?
- Phân tích những ưu,nhược điểm của các nguồn vay như thế nào?
- Nguồn vay nào được các nông hộ lựa chọn cao nhất.
Trang 37
-25-CHƯƠNG 4
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số nguyên tắc,điều kiện và quy trình cho vay vốn hộ sản xuất của các
nguồn tín dụng ở xã
4.1.1 Các hình thức tín dụng chính thức
Những năm gần đây,hoạt động của hệ thống tín dụng chính thức trở nên rằm rộ
trên địa bàn xã cũng như toàn huyện,với sự tham gia không những cuả chính phủ mà
còn có cá các chương trình viện trợ quốc tế có mục tiêu
Trong hệ thống tín dụng chính thức nếu phân theo tính chất có 2 hình thức:
Tín dụng mang tính kinh doanh (không hỗ trợ)
Tin dụng mang tinh hỗ trợ
a) Tín dụng mang tính kinh doanh
Trên địa bàn toàn huyện nói chung và địa bàn xã nói riêng hiện nay chỉ có duy
nhất NHNN & PTNT cho nông dân vay vốn mang tính chất kinh doanh,và là chủ thể
duy nhất cho nông dân vay vốn với doanh số cao nhất.Ngân hàng nông nghiệp đã đónggóp đáng kế nhu cầu vốn giúp nông dân tập trung sản xuất nông nghiệp cũng như mở
rộng ngành nghé,dich vụ mới dé tăng thu nhập
- Nguyên tắc cho vay
Khi khách hàng vay vốn tại NHNN & PTNT cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn đúng mục đích đã viết trong hợp đồng và phải có mục
đích,phương án cụ thé được dé ra gắn liền với cơ cấu chung quy hoạch của địa
phương.
Phải hoàn trả nợ gốc lẫn lãi vay đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng
26.
Trang 38- Điều kiện vay vốn
NHNN & PTNT cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực,pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự và chịu pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Mục đích sử dụng vốn vay là hợp pháp
Có dự án đầu tư,phương pháp sản xuất kinh doanh khả thi,cé hiệu quả,phương án phục
vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ của thống
đốc NHNN & PTNT và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Quy trình cho vay
Hình 4.1 Sơ Đồ Quy Trình Cho Vay Của NHNN & PTNT huyện Vĩnh Hưng
Quyết định Tra hồ sơkhông cho vay | —”
CBTD xem Trưởng phòng Ban giám đốc Quyết định
xéthồsơ || TD xét duyét | kiểm tra | cho vay
Thế chấp i _ Tín chấp
| ‡
KHxin >| Xácnhận của Công chứng ở CBTD vào
YAYVUH e+ UBNDxãä phòng tư pháp số theo dõi
| J
Nhân viên
Kế toán lập
kiền ngần 4 | Thủquỹgh || Kế toán trưởng phiếu ghi
B1ả1 ngân vào số theo dõi kiêm soát vào sô
-JT
Trang 39Các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn với đầy đủ các yêu cầu của nhân hàng tức
là có các đơn từ và có tài sản thế chấp,cầm cố sẽ trực tiếp đến ngân hàng vay
vốn.Ngược lại nếu không đủ điều kiện để vay cần xác nhận bảo lãnh của UBND xã nơi
cư trú,cán bộ tin dung nhận hồ sơ vay,nếu đã thấy đầy đủ các thủ tục cho vay vốn thì
báo cáo với trưởng phòng tín dụng cho phép thẩm định,sau đó lập báo cáo thẩm định
ghi ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho vay
Trưởng phòng tín dụng kiểm tra tinh hợp pháp,hợp lệ của bộ hd sơ,xem báo cáo
thấm định của cán bộ tín dụng,trường hợp không cho vay thì trả lại hồ sơ cho kháchhàng.Những giấy tờ liên quan cần có công chứng thì khách hàng trực tiếp công chứng
ở phòng tư pháp huyện.Nếu hộ nông dân được chấp thuận cho vay thì gởi lại báo cáo
đã được ký đuyệt cho cán bộ tin dụng vào số theo đối và ký khế ước.
Sau đó khách hàng đến phòng kế toán để kế toán lập phiếu chi và vào sé theo
dõi,sau cùng khách hàng đến nhân viên kiểm ngân để xin giải ngân.Sau khi giải ngân ngân hàng sẽ căn cứ vào thời gian thu hồi nợ hoặc giải toả tài sản thế chấp nếu bên vay
không hoàn trả nợ vay.
Thu lãi vay: Theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hang.Chi nhánh NHNN
& PINT Vĩnh Hưng thu lãi vay theo hình thức 3 tháng 1 lần,
Thu tiền vay: Trước khi đến hạn trả nợ từ 5 — 10 ngày thì cán bộ tín dụng sẽ báo
cho khách hàng chuẩn bị để trả nợ
Trường hợp đến nợ phải trả mà khách hàng không trả hoặc không xin gia hạn thì ngân
hàng chuyên sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất phạt nợ quá hạn bằng
150% * lãi suất Vay
Nếu xin gia hạn thì phải đóng phí gia han bằng 0,1% lượng tiền vay ké từ ngày
xin gia hạn Đối với những hộ gặp rủi ro như thiên tai,tai nạn thiệt hai trong sản xuấtthì ngân hàng cho phép khoanh nợ và không áp dụng lãi suất phạt nợ quá hạn với điềukiện phải có giấy xác nhận hoàn cảnh thực tế của gia đình do các cấp chính quyền địa
phương xem xét.
Trang 40
-28-Sau khi khách hàng trả hết toàn bộ vốn vay thì ngân hàng giao lại tài sản thế
chấp hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người vay và quy trình vay kết thúc
Nếu khách hành không còn khả năng hoàn trả nợ vay,ngân hàng có quyền bán tài sản
thế chấp của người vay để thu hồi nợ vay
- Chi phí cho thủ tục vay của một bộ hồ sơ:
Do những quy chế ràng buộc quá chặt chẽ nên quy trình cho vay thường rấtphức tạp qua nhiều khâu trung gian Để có được khoản tiền vay hộ nông dân phải mat
nhiều thời gian,ngoài ra còn phải tốn các khoản chỉ phí về giấy tờ,tiền bồi dưỡng
Các khoản chỉ phí đó ước tính gồm:
Số ngày công bị mat: 3 ngày :3 * 30.000 = 90.000
Chi phí đi lại trong 3 ngày: 3 * 10.000 =30.000
Chỉ phí mua hồ sơ,chứng nhận giấy tờ: 30.000
Chỉ phí bồi dưỡng cán bộ uỷ nhiệm ở xã: 50.000 — 100.000
Chi phí bồi dưỡng cán bộ tín dụng: 50.000 — 100.000
Như vậy để hoàn tất một bộ hồ sơ: 250.000 — 350.000
~ Cho vay theo hình thức tin chấp
Loại hình cho vay này không phát triển nhiều ở ngân hàng.Các khách hàng chovay chủ yếu của loại hình cho vay này tại ngân hàng là cán bộ công nhân viên nhànước,có giấy uy quyền của cơ quan nơi làm việc và đảm bao nợ vay bằng thu nhậphàng tháng Đối với hình thức vay này người vay không can thé chấp tài sản,chỉ cần
nộp đơn xin vay vôn.
- Cho vay theo hình thức thế chấp
Là hình thức áp dụng cho hộ sản xuất nông — lâm — ngư nghiệp,sản xuất kinh tế
hàng hoá,kinh tế thị trường,hợp tác xã,doanh nghiệp.Khách hàng chủ yếu của NHNN
& PINT huyện Vinh Hưng ở hình thức vay này là hộ sản xuất nông — lâm- ngư
nghiệp.Điều kiện cơ bán của hình thức vay này là là người vay phải có tài sản thế
chấp,tài sản thế chấp ở đây chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Đối với
hình thức vay thé chấp hộ vay được vay trên 10 triéu đồng
5G.