Từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương như: giao đất giao rừng, phát triển mô hình nuôi cá nhằm góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NONG LAM TP.HO CHÍ MINH
ĐỜI SONG KINH TE - XA HỘI CUA DAN TỘC STIÊNG TAI
XA DAKO HUYỆN PHUOC LONG TINH BÌNH
PHƯỚC: THUC TRANG VA GIẢI PHAP
HO THỊ BINH
KHOA LUAN TOT NGHIEP
DE NHAN VAN BANG CU NHAN
NGANH PHAT TRIEN NONG THON & KHUYEN NONG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phé Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đời sống kinh tế - xã hội của dân
tộc Stiêng tại xã ĐăkƠ huyện Phước Long tỉnh Bình Phước: Thực trang và giải
pháp” do Hé Thi Bình, sinh viên khóa 2003-2007, ngành Phát Triển Nông Thôn &
Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, những người có công sinh thành, nuôi dưỡng và
tạo điều kiện tốt nhất cho con có được ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường cùng toàn thể thầy cô đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cô Trang Thi Huy Nhat đã tận tình giúp đỡ tôi hòan thành khóa luận tốt nghiệp.
Các cô chú ở UBND xã DakO đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốtthời gian thực tập tại địa phương.
Bà con nông dân đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu.
Những người bạn đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên
Hồ Thị Bình
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
HO THỊ BÌNH Tháng 7 năm 2007 “Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội của Dân
Tộc Stiêng tai Xã DAkO, Huyện Phước Long, Tinh Bình Phước: Thực Trạng và
Giải Pháp”.
HO THI BINH July 2007 “Economic — Society Life of Stieng Minority in DakO Village, Phuoc Long District, Binh Phuoc Province: Actual and Solution”.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số luôn là
mối quan tâm chung của Đảng và nhà nước ta Hiện nay trên địa bàn xã ĐăkƠ có 10
dân tộc anh em sinh sống, trong đó ĐBDT Stiêng chiếm tỷ lệ khá cao (33,18%) Nhằm tìm hiểu thực trạng đời sống kinh tế văn hóa của DBDT Stiêng điển ra như thé nào, vi
thế khóa luận được thực hiện trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ người Stiéng
trên địa bàn xã DakO huyện Phước Long tỉnh Bình Phước Thông qua việc mô tả thực trạng và tìm hiểu các vấn đề:
Điều kiện sinh hoạt và sản xuất của nông hộ.
Tình hình tín dụng, công tác khuyến nông, tình hình thu nhập, tình hình chi tiêu
và vấn đề thực hiện kế hoạch hóa gia đình trong cộng đồng dân tộc Stiêng.
Phong tục tập quán và lễ hội truyền thống của ĐBDT Stiêng.
Từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế địa phương như: giao đất giao rừng, phát triển mô hình nuôi cá nhằm góp phần nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho ĐBDT Stiêng, giúp họ hòa nhập vào sự phát triển chung
của cộng đồng và xã hội.
Trang 51.2 Mục tiêu ngiên cứu
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4 Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Tổng quan về xã DakO huyện Phước Long tinh Binh Phước
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3 Công tác xóa đói giảm nghèo
2.1.4 Công tác an ninh quốc phòng
2.1.5 Đời sống người dân2.2 Đặc điểm về cộng đồng dân tộc Việt Nam
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về nghèo đói
3.1.2 Lý thuyết phát triển
3.1.3 Định nghĩa phát triển cộng đồng3.1.4 Văn hóa
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô tả mẫu điều tra
4.2 Đặc trưng các hộ điều tra
4.3 Điều kiện sinh hoạt của các hộ dân
4.3.1 Tình trạng nhà ở của các hộ dân
4.3.2.Điện sinh hoạt4.3.3 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân 4.3.4 Phương tiện sinh hoạt và sản xuất
4.3.5 Hiện trạng đường sá
4.4 Điều kiện vệ sinh môi trường
4.4.1 Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ dân
4.4.2.Vệ sinh ở thôn xóm4.5 Vấn đề thu hồi đất diễn ra tại địa phương
4.5.1 Nguồn gốc đất đai
4.5.2 Tình hình thu hồi đất của các hộ ĐBDT Stiêng
4.6 Tình hình sử dụng đất
4.7 Tình hình tín dụng
4.8 Công tác khuyến nông
4.9 Tình bình thu nhập của hộ ĐBDT Stiêng
4.15 Những giải pháp cải thiện đời sống người ĐBDT Stiêng
- 4.15.1, Vận động người dân tham gia thực hiện tốt công tác DS —
KHHGĐ
4.15.2 Tạo công ăn việc làm
-4.15.3 Tăng cường công tác khuyến nông
VI
22
22
22 26 26 28 29 30 31 32
32
33
34 34 34 36 36
39 42
43>
46
47 51 51
53
58 58
58
59 60
Trang 74.15.4 Đầu tư xây dựng CSHT, tăng cường công tác hỗ trợ vốn, y tế,
giáo duc cho ĐBDT đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc nghèo 4.15.5 Giao đất, giao rừng cải thiện đời sống người dân
4.15.6 Phát triển mô hình nuôi cá4.16 Những thuận lợi, khó khăn trong điều tra
65
66 66 67
68
Trang 8Cơ sở hạ tầngĐồng bào dân tộcDân số - kế hoạch hóa gia đình
Doanh thu Don vị tính
Kế hoạch hóa gia đình
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nôngKinh tế xã hội
Lợi nhuận Ngân Hàng Chính Sách Ngân Hàng Nông Nghiệp Nông nghiệp
Phát triển nông thônQuốc Gia Giải Quyết Việc Làm
Trình độ học vấn
Thu nhậpTiểu thủ công nghiệp
Tính toán tông hop
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc
Ủy Ban Nhân Dân
Xóa đói giảm nghèo
Vili
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bảng 2.1 Phân Loại Đất theo Mục Dich Sử Dụng trong Năm 2006 của X4DakO 5 Bang 2.2 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính của Xã DakO 7 Bang 2.3 Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Vật Nuôi Chính của Xã DakO bị
Bang 2.4 Cơ Cầu Dân Tộc Xã DakO Năm 2006 9 Bang 2.5 Tình Hình Phân Bố Hộ DBDT Stiéng theo Don Vị Hành Chính tại Xã DakO
Năm 2006 10
Bang 2.6 Tình Hình Dân Số Xã DakO theo Don Vị Hành Chính Năm 2006 11
Bang 2.7 Tình Hình Lao Động của Xã ĐăkƠ trong Năm 2006 12.”Bang 2.8 Trình Độ Văn Hóa của Dân Cư Xã DakO Năm 2006 13Bảng 4.1 Phân Bố Mẫu Điều Tra tại Xã DakO 22
Bảng 4.2 Quy Mô Nông Hộ Các Hộ Điều Tra 23 Bảng 4.3 Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ 24
Bảng 4.12 Tình Hình Thu Hồi Dat của Các Hộ Dân 35
Bảng 4.13 Tình Hình Đất Sản Xuất Nông Nghiệp của Các Hộ ĐBDT Stiêng 36
Bảng 4.14 Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Dân 37 Bảng 4.15 Tình Hình Sử Dụng Vốn 38
Bảng 4.16 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Các Hộ Dân 40 Bảng 4.17 Tình Hình Áp Dụng Khuyến Nông Vào Canh Tác Cây Lâu Năm của Các
Hộ Dân 41
ix
Trang 10Bảng 4.18 Sinh Kế của Hộ ĐBDT Stiêng trong Năm 2006 42 Bảng 4.19 Tình Hình Thu Nhập của Hộ Dân trong Năm 2006 43
Bảng 4.20 Tỷ Lệ Con Trai, Con Gái Được Đi Học Phân theo Điều Kiện Kinh Tế Gia
Dinh 45Bang 4.21 So Sanh Chi Tiêu Của Hộ DBDT Stiéng Nghéo va Hộ Không Nghèo Năm :
2006 46Bang 4.22 Độ Tudi Kết Hôn của Phụ Nữ Stiéng 47Bảng 4.23 Mức Độ Hiểu Biết về KHHGD của Các Hộ DBDT Stiéng 48
Bảng 4.24.Tinh Hình Ap Dụng Biện Pháp KHHGD của Các Hộ Dân 48
Bang 4.25 Số Người Con trong Mỗi Gia Dinh 49Bảng 4.26 TDHV của Người Vợ trong Mỗi Gia Dinh 50
Bang 4.27 Các Lễ Hội Truyền Thống của Người Dân Tộc Stiêng Trên ĐịaBàn 56 Bang 4.28 Chỉ Phí Xây Dựng Cơ Bản Cho Ao Nuôi 500m” 63
Bảng 4.29 Chi Phí Cho 1 Vụ Nuôi Cá 64
Bang 4.30 Kết Quả từ Nuôi Cá 500m’/Vu 64
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Nhà Ở của Đồng Bào Stiêng
Hình 4.2 Chăn Nuôi Gia Súc Thả Rong của ĐBDT Stiêng
Hình 4.3 Cơ Cấu Chi Tiêu của 1 Hộ DBDT Stiéng trong Một Năm
Hình 4.4 Các Gia Đình Stiêng Sống Quây Quan trong Sóc
Hình 4.5 Trang Phuc của Phụ Nữ Stiêng
Hình 4.6 Nhà Văn Hóa Cộng Đồng của ĐBDT Stiêng
Trang
2] 33 44 52 55 56
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
xii
Trang 13CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt van dé
Bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung vẫn còn tồn tại một số
bộ phận dân cư đời sống còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa Do vậy việc tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kếtdân tộc luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm
Phát triển nông thôn là vấn đề khá phức tạp va rộng lớn, để sự nghiệp phát triển
nông thôn có hiệu quả, cần phải có sự kết hợp chặt chế và nỗ lực lớn giữa nhà nước vànhân dan nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết, đồng thời tạo tiền đề cho những giai `đọan tiếp theo
ĐăkƠ là một xã thuần nông thuộc huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, với cơcấu dân tộc khá đa dang, đời sống và thu nhập của người dân nơi đây chi yếu dựa vào
nông nghiệp Trong những năm qua đời sống người dân không ngừng được cải thiện
nhưng vẫn còn không ít hộ đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nghèo khổ Do đó quan tâm chăm lo đời sống vật chat, tinh than
cho đồng bao các dân tộc thiểu số là trách nhiệm chung của nhà nước và chính quyền các cấp Vì thế cần phải có các kế hoạch phát triển, các chính sách hỗ trợ từ phía nhà
nước, chính quyền địa phương nhằm đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân Có như vậy ta mới thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
băng, dân chủ, văn minh”.
Trang 14Chính vì vậy khóa luận “Đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Stiéng tại xã
ĐăkƠ huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, thực trạng và giải pháp” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: hiểu biết về thực trạng đời sống của người dân tộc Stiêng
cả về đời sống vật chất và tỉnh thần của họ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm cải
thiện đời sống cho người dân địa phương
Mục tiêu cụ thể: nhằm tìm hiểu các vấn đề sau.
Tình hình đời sống vật chất của đồng bào dân tộc Stiêng như thé nào?
Phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Stiêng ra sao?
1.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Phạm vi nội dung: tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau
Trình độ văn hóa của nông hộ
Mức sống dân cư và chỉ tiêu của các hộ
Tình hình tham gia lễ hội truyền thống của các hộ
Đối tượng nghiên cứu: các hộ người dân tộc Stiêng gồm cả hộ nghèo và hộ
ngoài nghèo.
Pham vi không gian: khóa luận được thực hiện tại xã DakO huyện Phước
Long tỉnh Bình Phước.
Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện khóa luận từ ngày 26/3/2007 đến ngày
23/6/2007 và thu thập thông tin thứ cấp từ năm 2004 - 2006
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc khóa luận có 5 phần chính, bố cục theo các chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã DakO huyện Phước
Long tinh Bình Phước.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu ra các khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung của khóa luận và phương
pháp dé thực hiện khóa luận
Trang 15Chương 4: Kết qua và thảo luận
Trình bày một số kết quả nghiên cứu thực trạng về đời sống, điều kiện kinh tế
xã hội, mức thu nhập, chỉ tiêu và một số giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho đồng
bào dân tộc Stiêng ở địa bàn nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trình bày kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu và những kiến nghị của tácgiả sau quá trình thực hiện khóa luận.
Trang 16CHƯƠNG 2 TONG QUAN
2.1 Tổng quan về xã DakO huyện Phước Long tinh Binh Phước
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
ĐăkƠ là xã biên giới nằm ở phía Bắc huyện Phước Long, có diện tích tự nhiên
24.627 ha, cách thị trấn Thác Mơ 35 km, gồm có 11 thôn |
Ranh giới hành chính
Phía Bắc giáp: xã Bù Gia Mập
Phía Nam giáp: xã Đức Hạnh và xã Phú Nghĩa.
Phía Đông giáp: xã Bu Gia Map.
Phía Tây giáp: nước bạn CamPuChia.
Vị trí địa lý xã ĐăkƠ cho thấy một số lợi thế và hạn chế sau đây đến phát triển
kinh tế xã hội:
ĐăkƠ là xã nằm trong vùng miền núi cao nguyên và có đường biên giới vớinước bạn CamPuChia, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trịlẫn an ninh quốc phòng
Tuy vậy so với các xã khác trong huyện Phước Long nói riêng và vùng Đông
Nam Bộ nói chung thì ĐăkƠ là một xã nằm trong huyện miền núi, xa các trung tâm
kinh tế chính trị và thành phố lớn, vì vậy ít có cơ hội được hưởng sức lan tỏa của các
trung tâm phát triển đó, điều đó là một trở ngại không nhỏ trong phát triển kinh tế xã.
b) Địa hình
So với toàn huyện, DakO là xã có địa hình rừng núi tương đối đốc và chia cắt mạnh, đi lại khó khăn, là một trở ngại cho việc bố trí sử dụng đất so với các xã khác trong huyện Phần lớn địa hình xã ĐăkƠ có độ đốc 15 — 20” (chiếm 85% diện tích tựnhiên) ít thuận lợi cho sử dung đất trong nông nghiệp và các sử dụng khác
Trang 17c) Đất dai
Là một xã thuần nông, đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan, có tổng diện tích tự
nhiên là 24.627 ha, trong đó đất đành cho nông nghiệp chiếm 98,82% quỹ đất tự nhiên
toàn xã, phần lớn diện tích dat của xã đã được khai thác và sử dụng Cũng giống như
những vùng khu vực nông thôn của miền Đông Nam Bộ, thế mạnh của xã là phát triển
các loại cây công nghiệp.
Bảng 2.1 Phân Loại Đất theo Mục Đích Sử Dụng trong Năm 2006 của Xã ĐăkƠ
Mục đích sử dụng Diện tích ( ha ) tỷ lệ (%)
Tổng diện tích tự nhiên 24.627 100,00
1 Đất nông nghiệp 24.335,66_ 98,82
Đất sản xuất nông nghiệp 3.89144 15,80
Dat lam nghiệp 20.439,17 82,99
Đất nuôi trồng thủy sản 5,05 | 0,02
Dat nông nghiệp khác 0,00 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 291,33 1,18
trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Chế
độ nhiệt cao và khá 6n định, nhiệt độ trung bình là 26,2°C, nhiệt độ trung bình tối cao
không quá 33°C (31,7 — 32,2°C), và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20°C (21,5
— 22°C) Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400 — 2.500 giờ, số giờ nắng bình quân
trong ngày 6,2 — 6,6 giờ Thời gian nang cao nhất vào các tháng ít mưa 2, 3, 4, thờigian it nang nhất vào các tháng mưa nhiều 7, 8, 9 Lượng mưa bình quân tương đối cao
(2.045 — 2.315mm), mưa rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 85 —
5
Trang 1890% tống lượng mưa cả năm, chỉ riêng 4 tháng mưa lớn nhất lượng mưa đã chiếm 62 —
63% lượng mưa cả năm (Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Huyện Phước Long).
e) Thủy văn sông ngòi
Trên địa ban xã ĐăkƠ có sông Bé chảy dài dọc theo biên giới CamPuChia và
Việt Nam theo hướng Bắc — Nam Sông Bé có lưu vực rộng khoảng 4.000 kin? với các chỉ lưu chính: suối DakO dai 20 km và trên địa bàn còn có nhiều suối nhỏ lưu lượng
dòng chảy trung bình đạt khoảng 100m”⁄s.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế
Xã ĐăkƠ huyện Phước Long là một xã nằm ở phía Bắc của huyện, cơ sở vật
chất nghèo nàn, lao động tập trung chủ yếu cho nông — lâm nghiệp (trên 90%), lao
động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp 3%, lao động khác 5% Nhìn chung kinh tế đã có
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng tốc độ còn chậm Trong nền kinh tế
chung của xã, nông — lâm nghiệp là ngành kinh tế chính Ngành dịch vụ ở dạng buôn
bán chiếm vị trí không đáng kể, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa có cơ
sở đóng trên dia bàn, trong tương lai cần được đẩy mạnh theo chiều hướng tích cực.
a) Nông nghiệp
Nông nghiệp DakO là ngành kinh tế chính, thu hút 85% lao động xã hội, đónggóp cho kinh tế địa phương phát triển
Trồng trọt: với điều kiện về đất đai và địa hình cũng như khí hậu rất thuận lợi
cho việc phát triển những loại cây công nghiệp như: tiêu, điều, cao su đây là nhữngloại cây trồng mang lại thu nhập chính cho phần lớn dân cư trong xã
Trang 19Bảng 2.2 Tình Hình Sản Xuất Một Số Loại Cây Trồng Chính của Xã ĐăkƠ
triển chăn nuôi để tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình Tuy nhiên chăn nuôi còn phát
triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ cá thể, chỉ đáp ứng kinh tế phụ cho hộ gia đìnhtrong giai đoạn trước mắt Trong năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm
long móng ở một số nơi và tại địa phương nên đàn gia súc trên địa bàn đã giảm mạnh.
Tính đến thời điểm cuối năm 2006 tổng đàn gia súc hiện có 3.285 con, giảm 726 con
so với năm 2005 Trong tương lai ngành chăn nuôi cần phát triển mạnh mới có thể đáp
ứng được nhu cầu thực phẩm cho xã hội và phân bón cho cây trồng.
Bảng 2.3 Tình Hình Chăn Nuôi Một Số Vật Nuôi Chính của Xã DAkO
DVT: con Vật nuôi 2004 2005 2006 So sánh
Trang 20b) Lâm nghiện
Theo số liệu kiểm kê rừng của ngành địa chính, năm 2000 điện tích có rừng20.790 ha, năm 2002 diện tích 14.841ha và năm 2003 còn 13.353 ha trong đó lâm
trường Bu Gia Phúc 26,4 ha, lâm trường DakO 10.570 ha, lâm trường Bu Gia Map 590
ha và khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập 2.704,4 ha Năm 2006 diện tích rừng có
khoảng 14.000 ha Đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập có hệ thực vật phong
phú, trong đó có nhiều loài gỗ lớn như: dầu, vên vên, sao, gõ đỏ đưới tán rừng nhiềuloài động vật cư ngụ: nai, bò, heo và nhiều loài động vật khác Ngoài giá trị kinh tế rừng còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, vận chuyển lâm sản trái phéphiện nay trên địa bàn xã vẫn còn xảy ra các vụ vi phạm mang tính chất nghiêm trọng,qui mô tập thể từ 30 đến 50 người và thường diễn ra vào ban đêm ở khoảng thời gian
đầu năm Tuy nhiên với sự quyết tâm chặn đứng tình hình phá rừng làm rẫy của banngành các cấp, nạn phá rừng làm rẫy đã không còn diễn ra trên địa bàn
c) Công nghiệp, TTCN và thương mai
Hiện nay, DakO chưa có cơ sở công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp dia phương
và thuơng mại dịch vụ hiện nay chủ yếu là sửa chữa, buôn bán nhỏ trong các hộ gia
đình thuộc khu vực trung tâm xã, phục vụ nhu cầu tiêu đùng tại địa phương và khách
đến công tác tại xã
Tình hình xã hội
a) Dân tộc
DakO là nơi cư trú của 10 dân tộc anh em, trong đó Stiéng là người dân tộc
chính trong cộng đồng dân tộc tại xã, dân tộc Stiêng sinh sống lâu đời tại địa phương
và sống tập trung theo từng dòng tộc với cuộc sống du canh du cư Sau ngày miềnNam hoàn toàn giải phóng được Đảng và nhà nước vận động giúp đỡ, ĐBDT Stiêng
đã được định canh định cư tập trung ở 7 điểm dân cư chính (Thôn 2, Bù Khơn, BùBung, Bù Dung, Bi Du Nga, Ba Lé, Bu XaRê) các dân tộc thiểu số còn lại nằm xen
kế rải rác Hiện nay hộ ĐBDT Stiêng chiếm 33,18% số hộ ĐBDT.
Trang 21Bang 2.4 Cơ Cấu Dân Tộc Xã DakO Năm 2006
Tông số Tông nhân khẩu Tỷ lệ
STT Dân tộc_ (hộ ) ( người) (%)
Nguôn tin: UBND xã DakO
b) Các vấn đề kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc StiêngĐồng bào Stiéng có nhiều tên gọi khác nhau như: Xa-điêng, Tà-mun, Moi
Ngôn ngữ là Môn-Khmer, không có chữ viết, chỉ trao đổi bằng tiếng nói
Đồng bào Stiéng tập trung nhiều ở huyện Phước Long, Bình Long, Đồng Phú,
Lộc Ninh tinh Bình Phước và một số ít ở Lâm Đồng Họ là người ban xứ ở đây, có
thê là họ có chưng nguôn gôc với người Mnông.
Trang 22Bảng 2.5 Tình Hình Phân Bố Hộ ĐBDT Stiéng theo Đơn Vị Hành Chính tai Xã
Nguôn tin: UBND xã DakO
Cuối năm 2006 ĐBDT Stiéng trong toàn xã có 704 hộ với tổng số nhân khẩu là
3.561 người Qua Bảng 2.5 ta thấy người dân tộc Stiêng thường tập trung ở các thôn
như: Bù Bưng, Bù Khơn, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 6, vì ĐBDT Stiêng là người bản địa
nơi đây nên họ sống quây quan bên nhau từ sau giải phóng miền Nam cho đến tận bây
giờ Chỉ riêng 2 thôn không có người Stiêng sinh sống là DakLim và DakU, do 2 thôn
này ở gần trục đường chính và ngành nghề chủ yếu là địch vụ, buôn bán.
Ngày nay diện tích trồng lúa ray hầu như không còn, thay vào đó người dân
đang dé xô vào phát triển cây lâu năm như điều, tiêu hiện là loại cây mang lại kinh tếchính cho gia đình và địa phương.
Trong chăn nuôi chủ yêu là chăn nuôi thả rong quy mô nhỏ với mục đích tạo thêm thu
nhập, cải thiện bữa ăn gia đình và dùng trong lễ hội truyền thống Tại địa phương hiện nay
10
Trang 23chưa có hộ DBDT Stiéng nào chăn muôi với quy mô lớn hay với phương pháp công nghiệp
nên ngành chăn nuôi chưa mang lại hiệu quá kinh tế cho gia đình và xã hội.
Hiện nay DBDT Stiéng có nhiều điều kiện tiếp cận với văn hóa thông tin, đa
phần thanh niên Stiêng đều tích cực tham gia các phong trào văn hóa, thể dục thể thao.
Trước đây trẻ em cũng là lao động chính nhưng bây giờ thì độ tuổi lao động tính từ 16
trở lên Ngày nay nhờ sự vận động của xã nên hạn chế được sự cản trở của gia đình
cho các em đi học, cả nam lẫn nữ đều được đến trường Tuy nhiên trong một số gia
đình nhất là các gia đình nghèo vẫn tồn tại quan niệm chỉ cho các em trai đi học, còn
các em gái thì nên ở nhà phụ giúp gia đình.
c) Dân số
Tính đến thời điểm cuối năm 2006 toàn xã có 10.732 người Dân số phát triển,
nhưng mật độ dân số ĐăkƠ không cao (40 người/km”) do DakO có diện tích đất lâm
nghiệp rất lớn Đặc điểm chủ yếu của dân cư ĐăkƠ là phân bố theo đọc hành lang quốc lộ 741, hành lang đường thôn Bù Bung va khu trung tâm xã dé tiện giao thông,
tiện sử dụng nguồn nước và tiện sản xuất trên đồng ruộng
Bảng 2.6 Tình Hình Dân Số Xã DakO theo Don Vị Hành Chính năm 2006
Trang 24đ) Lao động
Chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tao, da phần lao động làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bang 2.7 Tình Hình Lao Động của Xã ĐăkƠ trong Năm 2006
Nguôn tin: UBND xã DakO
Tổng số hộ gia đình trong xã là 2.424 hộ với tổng số nhân khẩu là 10.732 người Trong đó nam: 5.687 người chiếm tý lệ 53%; nữ: 5.045 người chiếm 47% Tỷ
lệ người trong độ tuổi lao động của xã là 55,74%, đây là tỷ lệ cao Phần lớn lao động
tại địa phương trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại địa phương.
e) Cơ sở hạ tang
Giao thông: Trên địa bàn xã có trục đường chính DT741 chạy ngang qua trung
tâm xã với chiều dài 10km Ngoài ra xã còn có 40 km đường giao thông nông thôn với
toàn bộ nguồn vốn thuộc chương trình 135 Tuy nhiên do đặc điểm địa hình tương đối dốc và ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao trong công tác bảo vệ hành lang
đường bộ, dẫn đến tình trạng đường giao thông thường xuyên bị hư hỏng nặng gây khókhăn cho việc di lại của người dân.
Điện: Hệ thống lưới điện quốc gia đã đến được với các ấp trong xã Hiện toàn
xã có 1.716 hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 70,8% tổng số hộ toàn xã trong năm
2006 Hiện nay địa phương đang chú trọng cải tạo đường dây lưới điện thắp sáng cho
nhân dan.
Nước sinh hoạt: 95% hộ dân trong xã đang sử dụng nước giếng đào là nguồn nước sinh hoạt của hộ, 5% hộ sử dụng nước giếng khoan Tại xã chưa có hệ thống
nước máy.
Bưu chính viễn thông: Theo thống kê cuối năm 2006 toàn xã có 1.050 hộ sử
dụng điện thoại, đạt 9 máy trên 100 dân, tăng 440 máy so với năm 2005 Tuy nhiên đối
1z
Trang 25với người đồng bào dan tộc thiểu số thì nhu cầu này không cao, chỉ sử dụng chủ yếu
trong quản lí nhà nước và thương mại
f) Giáo dục
Hưởng ứng ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, các ngành đoàn thể đã vận động
số học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99%, xã có một lớp xóa mù phố cập là 25 em ĐBDT Trong năm 2006 địa phương thu tiền cơ sở vật chất được 36,4 triệu đồng, chi
mua sắm xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động của sự nghiệp giáo dục
Bang 2.8 Trình Độ Văn Hóa của Dân Cư Xã DakO Năm 2006
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)Dân sô từ 6 tuôi trở lên 9.014 100,00
Xã ĐăkƠ có một trạm y tế được đầu tư thường xuyên đáp ứng tốt nhu cầu
khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân Thực hiện tốt các tiêu chí của ngành và
chương trình y tế quốc gia trong công tác khám chữa bệnh cho người dân Về nhân sự
hiện xã đã có | bác sỹ, 2 y sỹ (1 dang di học bác sỹ 4 năm), 1 y ta, 1 nữ hộ sinh.
2.1.3 Công tác xóa đói giảm nghèo
Qua khảo sát rà soát số hộ sau khi bị thu hồi đất xâm canh trên đất lâm trường,
hiện địa phương còn 217 hộ thiếu đất sản xuất (trong đó 153 hộ ĐBDT).
Trong năm 2006 đã giảm được 84 hộ nghèo, đạt 66% kế hoạch dé ra, trong đó
có 30 hộ với 102 khẩu là ĐBDT Hiện số hộ nghèo còn 427 hộ - 2.074 khẩu (trong đó
ĐBDT là 296 hộ - 1.040 khẩu) chiếm 18% dân số trên tòan xã.
Hiện tại công tac XDGN còn gặp nhiều khó khăn, do phần đông DBDT trình độ
thấp, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, làm ăn thiếu kế
13
Trang 26hoạch, một số có tư tưởng trông chờ vào chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.Trong năm 2005 nạn sang nhượng cầm cé đất dai trái phép trong vùng ĐBDT tuy đã
được ngăn chặn song vẫn còn âm i tồn tại và chưa giải quyết đứt điểm Tình hình thiếu
nước vào mùa khô cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Từ những đặc điểm nêu trên đang là những thử thách không nhỏ đối với Đảng
bộ xã và chính quyền địa phương trong việc xóa nghèo trong vùng ĐBDT
2.1.4 Công tác an ninh quốc phòng
Là xã biên giới nên công tác an ninh quốc phòng được Đảng và chính quyềnquan tâm chỉ đạo và tăng cường thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng dân quân tự vệ của xã thường xuyên được cúng cố và nâng cao chấtlượng, nêu cao cảnh giác, thường xuyên tổ chức trực, gác, phối hợp cùng với các đơn
vị đồn biên phòng 783, 785, Hạt Kiểm Lâm, xã Bù Gia Mập tổ chức tuần tra truy quétbiên giới và nội địa, đảm bảo giữ vững chủ quyền an ninh biên giới
Ngoài ra xã còn tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lựclượng dir bị động viên, trong năm địa phương đã tổ chức tiễn đưa 9 thanh niên lên
đường làm nghĩa vụ quân sự đạt 100% chỉ tiêu trên giao.
2.1.5 Đời sống người dân
Năm 2006 do tình hình thời tiết thuận lợi cùng với sự áp dụng các loại hìnhKHKT vào trồng trọt nên một số loại cây trồng như: điều, tiêu và một số cây lươngthực đặc biệt là cây điều cho năng suất cao, giá cả 6n định nên đời sống nhân dan ngàycàng được cải thiện và nâng cao rõ rệt Tuy vậy nhưng đời sống của một bộ phận nhândân, đặc biệt là DBDT còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nạn sang nhượng,cầm cố đất đai trái phép ở các năm trước mà chưa được giải quyết đứt điểm Đội ngũcán bộ là ĐBDT còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, chưa theo kịp với tình hình
đổi mới hiện nay, một số cán bộ chưa thực sự đi sâu sát với quần chúng nhân dân,
trong công tác còn lúng túng nên hiệu quả công tác chưa cao Việc giải quyết nạn sangnhượng cầm cố và mua bán đất đai lén lút, trái phép vùng ĐBDT, UBND đã có nhiềubiện pháp kiên quyết để giải quyết nhưng biện nay vẫn còn nhiều phức tạp Tỷ lệ hộdân áp dụng KHKT vào trồng trọt và chăn nuôi tuy có cao hơn nhiều so với năm trước,nhưng vẫn còn một số bà con ĐBDT với tập tục cũ, canh tác còn lạc hậu chủ yếu dũngcác công cụ lao động thô sơ, đơn giản, chưa mạnh dạn ap dụng tiến bộ KHKT vào sản
14
Trang 27xuất dẫn đến năng suất chưa cao Việc thu hồi đất xâm canh dẫn đến thiếu đất sản
xuất, thu nhập không ổn định nên nạn đói giáp hạt vẫn còn xảy ra
2.2 Đặc điểm về cộng đồng dân tộc Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc: cả nước hiện có 54 dân tộc, dân số
giữa các dan tộc rất không đồng đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người
như Tay, Thái nhưng cũng có dân tộc chỉ có vai trăm người như PuPéo, Ro-mam,
Brâu Trong đó dân tộc Kinh là đân tộc đa số, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong dân cư cả
nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và
đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phan to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựng
nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau Ở một số vùng nhất định có dan tộc cư trú tương đối tập trung Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thé riêng Dia bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miễn núi và
vùng cao, một số dân tộc như Khơme, Hoa, Chăm một phần sống ở đồng bằng.
Các dân tộc ít người ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, có vị tríquan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái
Các dân tộc ở nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều
nhau Các dân tộc sống ở vùng thấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các
dân tộc ít người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao Các dan tộc ít người có đời sốngkinh tế - xã hội còn thấp kém
Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộcanh em có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng Sự phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa mỗi dân tộc càng làm phong phú nền văn hóa của cộng đồng dân tộc Việt Nam Thống
nhất trong đa dạng là nét riêng, độc đáo của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.
(Nguyễn Hữu Nhân, 2000)
Trong năm 2006 địa phương đã tổ chức thực hiện các chương trình PTNT và
XDGN:
Thực hiện khám chữa bệnh miễn phi cho trẻ em nghèo dưới 6 tuổi.
15
Trang 28Thực hiện quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ vé hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ DBDT thiểu số nghèo, địa phương đã tổ chứcnhận và cấp 39,2 ha đất cho 59 hộ ĐBDT, xây dựng 6 giếng khoan cho các thôn ấp
ĐBDT, làm 92 căn nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở UBND xã đã can thiệp ngân
hang NN&PTNT xã DakO cho 40 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn.
16
Trang 29_ CHUONG 3° _ 4
NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về nghèo đói
Hiện nay các nước trên thế giới có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề
nghèo đói Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo được Ủy Ban Kinh Tế
Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra trong hội nghị bàn về xóa đói giảm
nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 3/1999
“nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa man các nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương
Ở Việt Nam có các chỉ tiêu xác định mức độ nghèo đói khác nhau Theo tác giả
ˆ Trần Ngọc Thêm (tài liệu về giàu nghèo trong nông thôn hiện nay — 1993) thì “người
được xem nghèo đói khi có mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập của toàn xã hội
Theo Thạc Sỹ Trang Thị Huy Nhất (Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp, số 2/2000) thì ngưỡng nghèo đói phải là số tiền chỉ trả cho các nhu cầu cần
thiết của cuộc sống gồm: ăn, mặc, ở, học hành là những tập hợp biến số phụ thuộc
vào mức thu nhập, trình độ văn hóa, tâm lý, thói quen tiêu dùng sẽ thay đổi theo đà
tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập
Theo báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, ngưỡng nghèo là mức chỉ tiêu
cần thiết cho hộ gia đình mua đủ lương thực, thực phẩm để cung cấp 2.100 kalo bình
Trang 303.1.2 Lý thuyết phát triển
a) Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng, nếu chỉ biến đổi làm tăng về số
lượng thì đó mới chỉ là tăng trưởng (Nguyễn Hữu Nhân, 2000)
Cũng có thể hiểu phát triển là đi từ cổ truyền đến tiên tiến, hiện đại Con người
là nhân tố trung tâm của sự phát triển, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngàycàng cao của con người (Nguyễn Văn Năm, 2000)
Phát triển bao gồm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là:
Phát triển kinh tế bền vững và gắn liền với hiệu quả Có nghĩa là sự phát triểnkinh tế phải dam bảo có lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng thích hợp ổn định trongthời gian dài Ngoài ra, phải phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia.
Phát triển xã hội sao cho én định việc làm, én định thu nhập, giải quyết nhà ở
và các phúc lợi xã hội Đây là vấn dé thiết thực liên quan đến đời sống vật chất và tinhthần của người dân và cộng đồng Nếu sự phát triển chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế,
nhưng bỏ quên về mặt xã hội hay không thể đáp ứng nhu cầu xã hội thì không thể chấp
nhận được, ngược lại nó cũng không thé tồn tại
Phát triển môi trường: bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống Sựphát triển không chỉ đừng lại ở lợi ích kinh tế và xã hội mà không quan tâm đến môitrường, trong khi môi trường tác động đến sự tồn tại mẫn cảm của muôn loài Sự pháttriển phải duy trì đa dạng sinh học và luôn có định hướng cái tạo môi trường, giảmthiểu tổn hại, ô nhiễm về không khí, đất và tiếng ồn tạo thuận lợi cho sản xuất và đời
sống vì nhu cầu phát triển của loài người Quá trình khai thác tài nguyên, quá trình sản
xuất nói chung luôn tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường sống Vì thế vẫn đề đặt ra cho sự phát triển nhằm hướng đến sự cân đối về sấu mặt kinh tế, xã hội và môi
trường trong quá trình phát triển (Nguyễn Văn Năm, 12/2000)
b) Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng
và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt
đẹp hơn (Trần Văn Chử, 2004)
18
Trang 31c) Khái niệm về nông thôn |
Nông thôn là vùng khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống va làm việc, có mật độ dan cư thấp, có kết cầu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dan trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn (Vũ Thi
Bình, 1999)
d) Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn cũng không thẻ tách rời nguyên lý chung của sự phát triển.
Phát triển nông thôn cũng hướng vào 3 thành phần cơ bản của sự phát triển đó là: kinh
tế, xã hội và môi trường Bên cạnh đó, phát triển nông thôn còn quan tâm đến tăng
cường hợp tác của con người và năng lực của cộng đồng để phát triển nông thôn.
(Nguyễn Văn Năm, 2000)
3.1.3 Dinh nghĩa phát triển cộng đồng
Có nhiều định nghĩa về phát triển cộng đồng Năm 1956, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa: “phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa,
xã hội của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào
đời sống quốc gia (Nguyễn Hữu Nhân, 2000)
3.1.4 Văn hóa
a) Khái niệm văn hóa
Cho đến nay người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, xuất phát
từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng, phù hợp với van đề nghiên cứu.
Dưới đây là định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản tuyên
bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26
tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mehico: “văn hóa là những tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn
chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét
về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân
bản có lý tính, có óc phê phán và dan thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa ma
con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa
19
Trang 32hoàn thành đặt ra được xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ va sáng tao nên những công trình mới, những công trình vượt trội bản than
Văn hóa truyền thống là những gía trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm
tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian,
được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, nghỉ lễ, pháp luật, dư luận (Trần Ngọc Thêm, 2000)
b) Phong tục, tập quán
Tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày Mỗi dân tộc
đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có
những sự ảnh hưởng, bắt chước và có những cái giống nhau (Tran Ngọc Thêm, 2000)
Phong tục là những thới quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa
số mọi người thừa nhận và làm theo (Trần Ngọc Thêm, 2000)
Phong tục có hai loại: mỹ tục là những tập tục tốt như thờ phụng tổ tiên và hủtục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế hộ của
đồng bào dân tộc Stiêng ở xã ĐăkƠ, đồng thời với sự giới thiệu về các phong tục tậpquán của người dân tộc Stiêng.
3.2.2 Cách tiến hành nghiên cứu
a) Thu thập thông tin
- Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): là bước phác thảo sự nhận xét chung về địa
bàn nghiên cứu thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan như: UBND xã
DakO, Phòng Kinh Tế, Phòng Dân Tộc Tôn Giáo, đồng thời kết hợp quan sát thực địa,phỏng vấn người am hiểu về địa bàn nghiên cứu Từ đó có những dự kiến sẽ điều tra
tiếp, sâu kỹ những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu
- Phỏng vấn hộ: điều tra quan sát tình hình thực tế địa phương và phỏng vấn
ngẫu nhiên 60 hộ ở 3 thôn (Bù Ka, Bù Bưng, thôn 3) trong xã bằng cách sử dụng câu
hỏi đóng và mở.
20
Trang 33b) Xứ lí thông tin
Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lí bằng
phần mềm excel để tổng hợp, phân tích số liệu, phân tích và trình bày kết quả nghiên
cứu.
c) Một số chỉ tiêu tính toán
- Doanh thu:
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
Doanh thu được tính bằng tiền trong việc bán tất cả các sản phẩm
Lợi nhuận = Doanh thu — Tổng chi phí
Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí, là chỉ tiêu quan trọng để người
dân quyết định đầu tư hay không
- Thu nhập:
Thu nhập (TN) của hộ dân = TN từ NN + TN từ phi NN + TN khác
Thu nhập được tinh theo công thức sau:
TN = DT —(CPVC mua + CP lao động thuê)
= LN - (CPVC tự kiếm + Công lao động nha)
21
Trang 34CHƯƠNG 4 KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Mô ta mẫu điều tra
Mẫu điều tra gồm 60 phiếu được thu thập từ 60 hộ DBDT Stiéng tại xã DakOhuyện Phước Long tỉnh Bình Phước Trong đó có 23 hộ có số hộ nghèo và 37 hộkhông có số hộ nghèo Phân bố mẫu điều tra được thể hiện như Bang 4.1
Bảng 4.1 Phân Bố Mẫu Điều Tra tại Xã DakO
Don vị hành Tông thé Mẫu điều tra
chính ấp Sốlượng(hộ Týlệ(%) Sốlượng(hộ) Ty lệ(%)
Bù Bưng 148 42,17 25 41,67
Bù Ka 56 15,95 10 16,67 Thén 3 147 41,88 25 41,67
Tổng cộng 351 100,00 60 100,00
Neguén tin: Kết quả điêu traPhân bố mẫu ngẫu nhiên như Bang 4.1 nhằm đưa ra những nhận định chung vềđời sống của người dân tộc Stiêng, từ đó có những nhận xét, đánh giá mang tính đạidiện cho cộng đồng dân tộc Stiêng tại địa bàn nghiên cứu
4.2 Đặc trưng các hộ điều tra
Mau điều tra gồm 60 phiếu được thu thập từ 60 hộ DBDT Stiéng tại xã DakO
huyện Phước Long tỉnh Bình Phước Các kết quả đạt được của mẫu điều tra được thể
hiện thông qua các Bảng 4.2, 4.3, 4.4, 4.5.
Trang 35Bang 4.2 Quy Mô Nông Hộ Các Hộ Điều Tra
Nguồn tin: Kết quả điêu tra
Qua điều tra 60 hộ dân có 344 nhân khẩu, trung bình 5,7 người/hộ đây là con sốkhá cao Qua Bảng 4.2 ta có thể thấy rằng số hộ có ít hơn 4 người rất thấp chỉ có 2 hộchiếm 3,33%, đây là những hộ mới lập gia đình Số hộ có từ 4 — 5 người là 26 chiếm43,33%, quy mô hộ từ 6 — 8 người là 29 hộ chiếm 48,33% trong tổng số hộ, tỷ lệ nàyphản ảnh các gia đình đông con khá nhiều, chỉ có 3 hộ có trên 8 người chiếm 5% Đa
số những hộ có quy mô nông hộ từ 6 người trở lên thường sống theo đại gia đình 3 thế
hệ và những hộ này thường gặp nhiều khó khăn vì lao động chính thì ít mà số nhân
khẩu thì nhiều Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số trong những:năm gan đây
tuy có giảm nhưng không đáng kể, từ đó có thể phản ảnh công tác dân số, KHHGĐ ở
địa phương chưa được thực hiện có hiệu quả Để hiểu thêm về trình độ học van của
nông hộ ta xem Bảng 4.3.
23
Trang 36Bang 4.3 Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ
Trung hoc — Cao dang 0 0 0 0,00
Dai hoc oO, 0 0 0,00
em chiếm 0,87%, qua khảo sát thực tế thì các bậc ông bà, cha mẹ cho rằng họ không
may quan tam đến việc học hành của con cái, họ chưa thấy được ích lợi mang lại sau
này từ việc đầu tu cho con cháu đi học
Điều đáng quan tâm là có 38 người mù chữ chiếm 11,05%, tỷ lệ các em nữ
dang di học thấp chỉ có 57 em trong tổng số 142 em đang đi học, trong khi đó số nữ
giới thôi học là 55 người, do đây là một cộng đồng thuộc chế độ mẫu hệ và do quanniệm “con gái cần gì học cao nên ngay từ thuở nhỏ các em gái phải bận bịu với côngviệc gia đình, lớn lên tí xíu phải lên nương rẫy, đảm đương công việc nội trợ, chăn bò.Điều đáng chú ý là không có người nào học lên trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng
đại học.
24
Trang 37Do hạn chế về trình độ của nông hộ nên họ thường sản xuất theo phong tục tập
quán, theo thói quen cũ, chứ ít biết áp dụng KHKT mới vào sản xuất, dẫn đến gặp
không ít khó khăn khi dịch bệnh mùa màng đột xuất xảy ra, bằng chứng là trong 60 hộ điều tra thì có 40 hộ tham dự lớp tập huấn Khuyến Nông và chỉ có 23 hộ áp dụng KN
vào sản xuất Như vậy trình độ học vấn đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống gia đình Để hiểu thêm về tình hình dan số và lao động các hộ điều tra ta quan sát Bảng
4.4.
Bảng 4.4 Dân Số và Lao Động
Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Dưới tudi lao động 171 49,71
Trong tuổi lao động 148 43,02
Ngoài tuổi lao động 25 1,37
Tổng cộng 344 100
Nguồn tin: Kết quả điêu tra
Dưới tuổi lao động chiếm 49,71% một tỷ lệ khá cao, đây là nguồn nhân lực đồi đào cho tương lai Vi DakO là một xã thuần nông nên độ tuổi dưới lao động tham gia
vào hoạt động trong nông nghiệp là chủ yếu Ngoài độ tuổi lao động là 25 người chiếm 7,27%, tỷ lệ này phản ảnh mức độ tuổi thọ của người dân tộc Stiêng không cao lắm Trong độ tuổi lao động chiếm 43,02%, đây được coi là lực lượng khá dồi dao góp phầntạo ra sản phẩm vật chất cho các nông hộ
Nhìn chung trên địa bàn xã độ tuôi nào cũng tham gia vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp, tuy nhiên năng suất lao động chưa cao
Bảng 4.5 Đặc Trưng Về Cơ Cấu Tôn Giáo
Tôn giáo Số lượng(người) Cơ cầu (%)
Không theo đạo 12 20,00
Trang 38Trong đời sống tín ngưỡng của người dân tộc Stiêng thì đạo tin lành là tôn giáochính Vì vậy tại xã có 58,33% số hộ được điều tra theo đạo tin lành Có 11 hộ theođạo công giáo chiếm 18,33% và 3,33% số hộ theo đạo phật Tại địa phương đạo tin
lành có các điểm cầu nguyện tại thôn 9, thôn 6, thôn 4, vì thế quyền tự do tin ngưỡng
của ĐBDT được bảo đảm.
Qua điều tra khảo sát cho thấy hiện nay thanh niên ĐBDT nhìn chung khôngthích các tín ngưỡng và lễ hội truyền thống mà thích xem phim, ca nhạc, thể thao giảitrí vui chơi tại các tụ điểm đông người (trong đó chủ yếu là các nhà thờ, nhà nguyện,bóng đá, bóng chuyền, chiếu phim, ca nhạc)
4.3 Điều kiện sinh hoạt của các hộ dân
4.3.1 Tình trạng nhà ở của các hộ dân
Theo tục lệ xa xưa đồng bào Stiêng ở nhà sàn cao và đài, mỗi nhà gồm nhiềugia đình cùng chung sống Trước đây thì hầu như toàn bộ cộng đồng dân tộc đều vàorừng khai thác các sản vật từ rừng, mỗi lần vào rừng như vậy thường kéo dải từ 1 đến
2 tháng, chính vì thế họ ít quan tâm đến việc xây đựng nhà ở một cách kiên cỗ Nhưnghiện nay do sống gần cộng đồng người Kinh nên cách thiết kế nhà ở của người Stiêng
đã bị ảnh hưởng một phan bởi người Kinh và họ có những chuyến biến tích cực làquan tâm tới chỗ ở nhiều hơn, một phần nữa là đo rừng lồ ô bạt ngàn ngày xưa(nguyên liệu chính để đan sàn và làm nhà) đã bị tàn phá Do đó họ đã biến nhà sànthành những căn nhà xây kiên cố, bán kiên cố hoặc những căn nhà trệt như người
Kinh.
26
Trang 39Hộ nghèo Hộ ngoài nghèo
Tình trạng nhà ở —_ :
Sô lượng (hộ) Tỷlệ(%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Kiên cố 1 4,35 13 35,14Bán kiên cố 6 26,09 17 45,95
Đơn sơ 9 39,13 4 10,81
Tạm bợ 7 30,43 3 8,10
Tổng cộng 23 100,00 37 100,00
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Ngày nay đồng bào Stiêng khá, giàu thì xây nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, cuộc sống của họ sung túc hơn Trong 60 hộ điều tra có 14 hộ ở nhà kiên cố chiếm 23,33%,
đặc điểm nhà ở là nhà xây lợp tôn, nền gạch hoặc tráng ximăng, tuy nhiên nhà vẫn
chưa được xây khang trang mà chỉ diện tích chật hẹp Số hộ có nhà bán kiên cố là 23
hộ chiếm 38,33% trong tổng số hộ, nhà bán kiên cố là nhà được làm bằng gỗ, lợp tôn
hoặc lợp ngói đồng thời có điện tích khá rộng rãi và sinh hoạt thuận tiện Điều này chothấy cuộc sống của người dân được cải thiện rất nhiều Mặt khác vẫn còn 38,33% tổng
số hộ ở nhà đơn sơ và nhà tạm, đa phần là những hộ thuộc diện XĐGN.
27
Trang 404.3.2.Điện sinh hoạt
Điện và các phương tiện sử dụng điện không còn mới mẻ đối với người dân ĐBDT Stiéng, hiện nay hệ thống lưới điện quốc gia đã đến được với các ấp trong xã,
trong các hộ đa số chỉ dùng điện dé thắp sáng, bơm nước, xem tivi hoặc nghe đài chit
không có phương tiện sử dụng điện đáng kể.
Bảng 4.7 Tình Hình Sử Dụng Điện của Các Hộ Dân
Hộ nghèo Hộ ngoài nghèo
những hộ ở xa đường dây chính, lại không có đủ tiền để kéo điện về nhà, những hộ
này đều mong muốn rằng một ngày gần đây họ sẽ được chính quyền địa phương quan.tâm, tạo điều kiện để họ có cơ hội tiếp cận với đường dây điện thắp sáng để họ có cuộc
sống sinh hoạt thuận tiện hơn
Hiện nay, cùng với tốc độ phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng,
do đó để bà con có cơ hội tiếp cận thông tin, nhà nước và chính quyền cần hỗ trợ nhiềuhơn để kéo điện cho bà con sử dụng từ đó cải thiện được phần nào dân trí Ngoài raviệc khuyến khích người dân ra định cư tại các trục đường chính dé thuận tiện cho việckéo điện sử dụng là điều rất cần thiết, nếu người dân cứ tiếp tục di cư vào những vùng
xa xôi héo lánh thi sẽ không có điện thắp sáng.
28