3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Hiện nay các nước trên thế giới có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề nghèo đói. Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo được Ủy Ban Kinh Tế Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) đưa ra trong hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 3/1999
“nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa man các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Ở Việt Nam có các chỉ tiêu xác định mức độ nghèo đói khác nhau. Theo tác giả ˆ Trần Ngọc Thêm (tài liệu về giàu nghèo trong nông thôn hiện nay — 1993) thì “người
được xem nghèo đói khi có mức thu nhập dưới 1/3 mức thu nhập của toàn xã hội .
Theo Thạc Sỹ Trang Thị Huy Nhất (Tập san khoa học kỹ thuật Nông lâm
nghiệp, số 2/2000) thì ngưỡng nghèo đói phải là số tiền chỉ trả cho các nhu cầu cần
thiết của cuộc sống gồm: ăn, mặc, ở, học hành...là những tập hợp biến số phụ thuộc vào mức thu nhập, trình độ văn hóa, tâm lý, thói quen tiêu dùng...sẽ thay đổi theo đà tăng trưởng kinh tế và sự phân phối thu nhập.
Theo báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2000, ngưỡng nghèo là mức chỉ tiêu cần thiết cho hộ gia đình mua đủ lương thực, thực phẩm để cung cấp 2.100 kalo bình
quân 1 người/ngày.
Theo Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội huyện Phước Long và UBND xã DakO thì năm 2006 hộ nghèo ở DakO là những hộ có mức thu nhập dưới 200.000 đồng/người/tháng, tức dưới 2.400.000 đồng/năm.
3.1.2. Lý thuyết phát triển a) Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng, nếu chỉ biến đổi làm tăng về số lượng thì đó mới chỉ là tăng trưởng. (Nguyễn Hữu Nhân, 2000)
Cũng có thể hiểu phát triển là đi từ cổ truyền đến tiên tiến, hiện đại. Con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của con người. (Nguyễn Văn Năm, 2000).
Phát triển bao gồm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là:
Phát triển kinh tế bền vững và gắn liền với hiệu quả. Có nghĩa là sự phát triển kinh tế phải dam bảo có lợi nhuận cao, nhịp độ tăng trưởng thích hợp ổn định trong
thời gian dài. Ngoài ra, phải phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia.
Phát triển xã hội sao cho én định việc làm, én định thu nhập, giải quyết nhà ở và các phúc lợi xã hội. Đây là vấn dé thiết thực liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân và cộng đồng. Nếu sự phát triển chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế, nhưng bỏ quên về mặt xã hội hay không thể đáp ứng nhu cầu xã hội thì không thể chấp
nhận được, ngược lại nó cũng không thé tồn tại.
Phát triển môi trường: bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường sống. Sự phát triển không chỉ đừng lại ở lợi ích kinh tế và xã hội mà không quan tâm đến môi trường, trong khi môi trường tác động đến sự tồn tại mẫn cảm của muôn loài. Sự phát triển phải duy trì đa dạng sinh học và luôn có định hướng cái tạo môi trường, giảm thiểu tổn hại, ô nhiễm về không khí, đất và tiếng ồn...tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống vì nhu cầu phát triển của loài người. Quá trình khai thác tài nguyên, quá trình sản
xuất nói chung luôn tác động đến môi trường tự nhiên, môi trường sống. Vì thế vẫn đề đặt ra cho sự phát triển nhằm hướng đến sự cân đối về sấu mặt kinh tế, xã hội và môi
trường trong quá trình phát triển. (Nguyễn Văn Năm, 12/2000).
b) Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh
tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng
và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn. (Trần Văn Chử, 2004)
18
c) Khái niệm về nông thôn |
Nông thôn là vùng khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống va làm việc, có mật độ dan cư thấp, có kết cầu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dan trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn. (Vũ Thi
Bình, 1999)
d) Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn cũng không thẻ tách rời nguyên lý chung của sự phát triển.
Phát triển nông thôn cũng hướng vào 3 thành phần cơ bản của sự phát triển đó là: kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, phát triển nông thôn còn quan tâm đến tăng cường hợp tác của con người và năng lực của cộng đồng để phát triển nông thôn.
(Nguyễn Văn Năm, 2000).
3.1.3. Dinh nghĩa phát triển cộng đồng
Có nhiều định nghĩa về phát triển cộng đồng. Năm 1956, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra định nghĩa: “phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào
đời sống quốc gia (Nguyễn Hữu Nhân, 2000).
3.1.4. Văn hóa
a) Khái niệm văn hóa
Cho đến nay người ta đã thống kê có hơn 400 định nghĩa về văn hóa, xuất phát từ những cứ liệu riêng, góc độ riêng, mục đích riêng, phù hợp với van đề nghiên cứu.
Dưới đây là định nghĩa văn hóa của UNESCO được thông qua trong bản tuyên bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mehico: “văn hóa là những tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị,
những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dan thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa ma con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa
19
hoàn thành đặt ra được xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ va sáng tao nên những công trình mới, những công trình vượt trội bản than .
Văn hóa truyền thống là những gía trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ,
phong tục, tập quán, nghỉ lễ, pháp luật, dư luận. (Trần Ngọc Thêm, 2000)
b) Phong tục, tập quán
Tập quán là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Mỗi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu; về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có những sự ảnh hưởng, bắt chước và có những cái giống nhau. (Tran Ngọc Thêm, 2000)
Phong tục là những thới quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo. (Trần Ngọc Thêm, 2000)
Phong tục có hai loại: mỹ tục là những tập tục tốt như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép.
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp mô tả
Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả thực trạng phát triển kinh tế hộ của đồng bào dân tộc Stiêng ở xã ĐăkƠ, đồng thời với sự giới thiệu về các phong tục tập
quán của người dân tộc Stiêng.
3.2.2. Cách tiến hành nghiên cứu
a) Thu thập thông tin
- Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): là bước phác thảo sự nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan như: UBND xã DakO, Phòng Kinh Tế, Phòng Dân Tộc Tôn Giáo, đồng thời kết hợp quan sát thực địa, phỏng vấn người am hiểu về địa bàn nghiên cứu. Từ đó có những dự kiến sẽ điều tra tiếp, sâu kỹ những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu.
- Phỏng vấn hộ: điều tra quan sát tình hình thực tế địa phương và phỏng vấn
ngẫu nhiên 60 hộ ở 3 thôn (Bù Ka, Bù Bưng, thôn 3) trong xã bằng cách sử dụng câu
hỏi đóng và mở.
20
b) Xứ lí thông tin
Những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lí bằng phần mềm excel để tổng hợp, phân tích số liệu, phân tích và trình bày kết quả nghiên
cứu.
c) Một số chỉ tiêu tính toán
- Doanh thu:
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
Doanh thu được tính bằng tiền trong việc bán tất cả các sản phẩm.
- Tổng chỉ phí:
Tổng chỉ phí = Chỉ phí vật chất + Chi phí lao động
Chỉ phí vật chất gồm: máy móc, phân bón, thuốc... nói chung là tư liệu dùng cho sản xuất.
Chi phí lao động: là số lượng lao động dé làm ra khối lượng vật chất đó. Nó gồm cả lao động nhà và lao động thuê.
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu — Tổng chi phí
Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chỉ phí, là chỉ tiêu quan trọng để người dân quyết định đầu tư hay không.
- Thu nhập:
Thu nhập (TN) của hộ dân = TN từ NN + TN từ phi NN + TN khác
Thu nhập được tinh theo công thức sau:
TN = DT —(CPVC mua + CP lao động thuê)
= LN - (CPVC tự kiếm + Công lao động nha)
21
CHƯƠNG 4