4.15.1. Vận động người dân tham gia thực hiện tốt công tác DS - KHHGD
Đa số hộ ĐBDT đều có đông con, nếu tình trạng bình quân 5,7 khẩu/hộ cứ tiếp
diễn ở các hộ, thì chiến lược giảm nghèo của xã có thé gặp không ít khó khăn và phải
mất một khoảng thời gian dài thi mới xóa đói giảm nghèo được. Trong 60 hộ điều tra thì có 18 hộ có 5 nhân khẩu trở lên, do nhân khẩu đông mà việc làm lại thiếu, ngoài
hoạt động nông nghiệp họ chỉ tham gia vào làm thuê trong nông nghiệp chứ không có
một ngành nghề nào khác, thiếu đất sản xuất nên thu nhập bình quân đầu người của các hộ chưa cao. Do đó, các thành viên trong Ban dân số và Ban XDGN phải tích cực
58
tuyên truyền vận động nhân dân trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt công tác KHHGD, thường xuyên chăm lo đến thế hệ tương lai của đất nước nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các đối tượng thiếu niên hư hong. Phải dé cập thường xuyên vấn đề này qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cán bộ dân số phải được phân công đến từng thôn ấp dé thực hiện công tác tuyên truyền định kỳ theo tháng, có thể dùng loa phát thanh lưu động, tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ trong đó lồng ghép các tiết mục đề cập đến hậu quả của việc sinh con đông cho người dân dễ hiểu và nhận thức rõ vấn dé này. Phải thực hiện công tác theo lối “mưa dầm thấm lâu để người dan nhận thức được đông con là gan liền với khó khăn và nghèo khổ.
4.15.2. Tạo công ăn việc làm
Giải quyết việc làm vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội. Về kinh tế, giải quyết việc làm là giải quyết việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tao ra thu nhập và của cải vật chất cho xã hội. Về xã hội, giải quyết việc làm có mục tiêu chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm, góp phần XĐGN và từ đó giải quyết tốt vấn đề tệ nạn xã hội.
Để tận dụng nguồn lực và giải quyết việc làm, địa phương nên khuyến khích nhân đân trên địa bàn có điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân, bằng cách xây dựng nhà máy chế biến hạt điều để giải quyết việc làm tại chỗ, vấn đề là nhà máy phải có các biện pháp xử lí nước thải để đảm bảo về mặt môi trường và kêu gọi đầu tư từ các xã, thị tran trong huyện. Đồng thời để giải quyết việc làm về lâu dài, địa phương cũng cần thành lập các cơ sở dạy nghề và hướng nghiệp cho thanh thiếu niên đặc biệt hướng đến các đối tượng là con em ĐBDT. Đối với hộ nghèo thì vận động họ tham gia lớp học và không thu học phí, phần chỉ phí này sẽ được trích ra từ quỹ QG GQVL, có như vậy họ mới có cơ hội tim kiếm được việc làm và cải thiện mức sống trong tương lai.
Qua hai đợt cưỡng chế, giải tỏa thu hồi đất rừng bị phá và lan chiếm trái phép, hiện nay còn 8 hộ trong tổng 60 hộ điều tra thiếu và không có đất sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp, do đó việc thiếu đất trong sản xuất nông - nghiệp sẽ làm mắt đi cơ hội phát triển các loại hình canh tác trên đất mà lẽ ra họ có được và làm cho thu nhập của họ thấp đi, cuộc sống cũng trở nên khó khăn hơn. Vì
59
vậy địa phương cần nhanh chóng xem xét cấp lại đất cho các hộ dân này dé họ 6n định đời sống, tránh tình trạng người dân hoang mang, lo lắng và có tư tưởng chống đối từ
đó có những việc làm gây bat 6n định chính tri, gây khó khăn trong việc quan lí hành chính tại địa phương. Ngoài ra, địa phương cũng có thể phối hợp với Công Ty Cao Su Phú Riéng trực tiếp đưa con em DBDT vào làm công nhân trong đơn vị này, như vậy
đã giải quyết một phần khó khăn trước mắt về việc làm cho con em DBDT.
4.15.3. Tăng cường công tác khuyến nông
Khuyến nông được xem như một công cụ hữu hiệu giúp cộng đồng dân tộc Stiéng chủ động, mạnh dan áp dung vào sản xuất, tuy nhiên mới đạt tỷ lệ 57,5% hộ áp
dụng trong số 40 hộ được tập huấn. Qua khảo sát thực tế, tình hình sản xuất nông
nghiệp của ĐBDT Stiêng chưa đạt hiệu quả cao, nguyên nhân là đa số các hộ đều canh tác theo lối truyền thống, không đầu tư phân bón, thuuốc BVTV đã làm năng suất cây trồng không cao, cộng với trình độ hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp thu tiến bộ KHKT trong sản xuất. Hiện tại ở xã đã có Câu Lạc Bộ Khuyến Nông, tuy nhiên hoạt động của Câu Lạc Bộ KN xã chưa thật sự mạnh, do đó dé công tac KN thật sự đạt hiệu quả cao các cán bộ KN cấp xã cần được đào tạo, nâng cao kỹ năng, có khả năng tiếp cận tốt các thông tin bên ngoài.
Thường xuyên mở nhiều lớp tập huấn, chuyên giao KHKT, xây dựng mô hình và chọn điểm trình diễn có sự tham gia của nông hộ, để họ tận mắt chứng kiến hiệu quả của mô hình dem lại. Từ đó họ mới thật sự cảm thấy yên tâm và tin tưởng khi áp dụng vào sản xuất.
Cán bộ KN phải thường xuyên giám sát, theo đối hoạt động sản xuất của các hộ, tổ chức nhiều cuộc hội thảo đầu bờ, khéo léo vận động người dan tham gia va lắng nghe ý kiến của dân, tạo không khí cởi mở để tiện cho việc trao đổi thông tin hai chiều, phải cùng ở, cùng làm với các hộ để họ cảm thấy có sự gần gũi, gắn bó hơn giữa
nông dân với cán bộ KN.
Bên cạnh việc tăng cường công tác KN cũng cần phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp dé đưa người dân vào sản xuất có hiệu quả bằng cách tập trung cải tạo vườn điều già cỗi cho năng suất thấp, thay thế bằng các giống điều cao sản cho năng suất cao, đồng thời trồng thêm cây ăn quả để sản xuất bền vững hơn. Tăng lượng đàn gia súc để có thể phát huy được tiềm năng về diện tích chăn thả của đất rừng, tận
60
dụng các nguồn lương thực dư thừa tại chỗ để đưa vào chăn nuôi, qua đó xây dựng các
trại cây con giống để đáp ứng nhu cầu về nguồn giống cho người dân khi cần thiết.
4.15.4. Đầu tư xây dựng CSHT, tăng cường công tác hô trợ vốn, y tế, giáo dục cho ĐBDT đặc biệt đối với cộng đồng dân tộc nghèo
Đầu tư CSHT như điện, đường, trường, trạm, giếng nước đặc biệt quan tâm đến các hộ chưa có điện thắp sáng để họ ổn định đời sống, phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe người dân cũng như nâng cao dân trí. CSHT luôn là nền móng vững chắc cho sự phát triển nhất là đường sá, vì thế địa phương và các ban ngành đoàn thể cần nâng cấp, mở rộng giao thông đường bộ, giúp người dân lưu thông cũng như vận chuyển hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn.
Thực hiện cho vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi, đồng thời cần đơn giản thú tục cho vay để người nghèo có thể vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn cũng phải được vay trung và dài hạn thì người đân mới có thể xoay sở được. Cần biểu đương, khen thưởng những hộ nghèo chăm chỉ làm ăn, sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo, có thể tăng cường nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo bằng cách ban lãnh đạo địa phương cần huy động sức mạnh tổng hợp trong nhân dân. Triển khai, tuyên truyền, vận động sâu rộng trong tầng lớp nhân dân về công tác xây dựng “quỹ vì
người nghèo” theo phương châm “lá lành đùm lá rách .
Củng cố hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế ở địa phương, qua đó cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo để họ cảm thấy sự quan tâm của nhà nước đối với họ. Cở sở y tế xã cần cung cấp các loại thuốc thông thường để điều trị các bệnh xã hội cho ĐBDT như:
sốt rét, đau bụng, phong, cảm cúm và các văcxin cơ bản phòng bệnh cho trẻ em như:
viêm gan siêu vi B, viêm não nhật bản, bệnh bại liệt...xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội đồng thời vận động người dân tham gia các chương trình y tế vệ sinh của quốc gia như
công trình vệ sinh gia đình, nước sạch, thực hiện KHHGĐ...nhằm giảm bớt tốc độ
tăng dân số và tăng mức đầu tư cho y tế vệ sinh.
Vấn đề cấp thiết trước mắt là công tác xóa mù, nâng cao chất lượng dạy và học, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, thiếu đội ngũ giáo viên và thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho học tập bằng cách trích thêm ngân sách địa phương xây dựng, nâng cấp hệ thống trường học đặc biệt chú trọng mớ rộng nhà trẻ hay trường mẫu giáo. Thực hiện cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ trọn gói cho con em DBDT đều được đến
61
trường, kịp thời động viên giúp các em đi học đúng tuổi đặc biệt là giúp các em gái có cơ hội đến trường nhiều hơn, ngoài ra địa phương cần hướng dẫn các bậc phụ huynh để họ hiểu rõ lợi ích từ việc đầu tư cho con cái đi học. Mặt khác cũng cần chú trọng
đến việc cải thiện chế độ tiền lương cho giáo viên để họ an tâm công tác và nâng cao
chất lượng giảng dạy.
4.15.5. Giao đất, giao rừng cải thiện đời sống người dân
Trên địa bàn xã đã thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân quản li, đặc điểm của công việc này là nhận giao khoán bảo vệ với 50.000 đồng/ha/năm và chủ yếu tập trung cho người Kinh nhận, trong khi đó người dân tộc thiểu số chưa được nhận nhiều, vì thế cần tập trung giao đất giao rừng cho các đối tượng là ĐBDT chăm
sóc bảo vệ đồng thời tạo công ăn việc làm cai thiện cuộc sống người dân.
Hiện nay trên địa bàn xã diện tích có rừng là 14.000 ha do Ban quản lí rừng
phòng hộ DakO trực tiếp quản lí nay đang bị lâm tặc khai thác nghiêm trọng. Nếu rừng
không được quan tâm thì trong một thời gian không xa diện tích rừng sẽ ngày càng bị thu hẹp thậm chí không còn tồn tại, vì thế cần có sự chăm sóc bảo vệ của người dân.