Phương Tiện Sinh Hoạt và Sản Xuất của Các Hộ Dân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đời sống kinh tế xã hội của dân tộc Stiêng tại xã Đăkơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước: Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 53)

DVT: Cai’

Hộ nghèo Hộ ngoài nghèo

Loại phương tiện Ẹ :

Sô lượng Tỷ lệ (%) Sô lượng Tỷ lệ (%) Máy bơm 0 0,00 5 13,51 Binh xịt thuốc 0 0,00 8 21,62 Tivi 5 21,74 16 43,24 Cassette 6 26,09 17 45,95 Xe may 6 26,09 29 78,38 Xe dap 12 52,17 6 16,22 Khac 5 21,74 12 32,43 - Tổng số hộ 23 100,00 37 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Đối với những hộ ngoài nghèo thì tỷ lệ có xe máy là 78,38% trong tổng số hộ, còn những hộ nghèo con số này là 26,09%. Trong khi đó, tỷ lệ xe đạp mà hộ không nghèo có là 16,22%, còn hộ nghèo là 12 chiếc chiếm 52,17%. Các tỷ lệ trên đây đều phản ảnh người dân rất quan tâm đến vấn đề đi lại, xe đạp là phương tiện đi lại bình dân nhất trong thời đại hiện nay nhưng nó vẫn được người ĐBDT nghèo sử dụng rất phổ biến.

Phương tiện nghe nhìn của ĐBDT tại địa phương nói chung và người dân tộc

Stiêng nói riêng chủ yếu là tivi, cassette tuy phần lớn đều là tivi trắng đen coi không rõ nhưng cũng di để người dân theo dõi các chương trình thời sự, hoạt động KT-XH, van

30

hóa, thể dục thể thao. Trong 60 hộ điều tra có 21 cái tivi trong đó hộ ngoài nghèo sở hữu 16 cái chiếm 43,24%, có 23 cdi cassette, các phương tiện này hộ không nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn, điều này chứng tỏ các hộ nghèo quá khó khăn và thiếu thốn.

Về phương tiện sản xuất: trong tổng số 60 hộ điều tra có 13 cái máy bơm và bình xịt thuốc chiếm 21,67%, những phương tiện này đều được sở hữu bởi những hộ gia đình khá giả, tuy nhiên con số này chưa phải là cao. Đối với hộ nghèo việc lo cái

ăn cái mặc hàng ngày đã là một khó khăn lớn, nên họ không nghĩ đến việc phải nhất

thiết mua một cái máy bơm hay cái bình xịt thuốc trị giá lên cả triệu đồng. Phần lớn người dân tộc Stiêng nơi đây họ lao động theo kiểu “lấy công làm lời chứ không quan tâm đến việc đưa máy móc thiết bị vào phục vụ sản xuất vì chi phí máy móc quá cao.

Hơn nữa với phương thức canh tác lạc hậu theo tập quán và thói quen cũ, thì các công

cụ như: dao, cuốc, rựa, xẻng, sat lai đó là những dụng cụ lao động thân thiện khi họ lên nương rẫy. Điều này đã ảnh hưởng làm cho năng suất lao động và sản lượng cây trồng không cao, do đó đời sống người dan luôn gặp nhiều khó khăn.

4.3.5. Hiện trạng đường sá

Giao thông ở xã trong những năm gần đây đang bị xuống cấp trầm trọng, do địa hình đồi núi tương đối đốc, lại là nơi có lượng mưa nhiều nên chỉ sau 2-3 năm sử dụng đường đã bị hư hỏng nặng, nhiều “ổ gà” xuất hiện gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân. Hiện nay, UBND tỉnh Bình Phước đã có quyết định mở rộng và tráng nhựa nóng 10 km đường bộ từ thôn DakU đến trung tâm xã, điều này đã cải thiện được phan nào khó khăn cho việc di lại của người dân. Tuy nhiên các con đường đi vào thôn ấp vẫn chưa được tráng nhựa, chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, các hộ dân sống trong các thôn này (Bù Ka, Thôn 6, Bù Bưng...) thường gặp nhiều khó khăn khi đi lại, mùa nắng thi đầy bụi, còn mùa mưa thì đường lay lội trơn trượt rất khó đi.

Đường đi vào thôn làng chia hai loại: trục đường chính là đường cho các loại

phương tiện cơ giới có thể tiếp cận với vùng trung tâm xã, đường thứ hai là các con đường nối từ trục đường chính vào với thôn làng, thông thường phải qua những đoạn dốc rat khó đi.

Trong quá trình điều tra thực địa, tôi nhận thấy. đường vào thôn làng có 3 loại:

đường xe có thể vào tận thôn quanh năm, đường xe chỉ vào được mùa nang và đường

xe không vào được.

Bảng 4.10. Tình Hình Giao Thông Các Hộ Điều Tra

Đặc điểm đường sa Sé hộ Tỷ lệ (%)

Xe vào quanh năm 37 61,67

Xe vào được mùa nang 16 26,67

Xe không vào được 7 11,67

Tổng 60 100,00

Nguôn tin: Kết quả điều tra Qua Bảng 4.10 ta có thể nhận thấy phân bố dân cư giữa các con đường không đồng đều, có 37 hộ chiếm 61,67% xe có thể vào được quanh năm, đây là những hộ sống gần trục đường chính, có 16 hộ chiếm 26,67% xe có thể vào được mùa nắng, đây là những đọan đường quanh co, đốc nhỏ hẹp, mùa mưa đến thì lầy lội xe không thé đi

qua được, còn 7 hộ chiếm 11,67% xe không thể vào được vì đường đã nhỏ hẹp mà địa hình lại đốc cao và hiểm trở. Đặc điểm đường sá càng rộng xe càng dé lưu thông, tuy

nhiên tâm lí người dân tộc là không thích sống gần những trục đường lớn như vậy, đây

là một khó khăn lớn của ban định canh định cư cũng như các cấp chính quyền địa

phương trong việc vận động người dân ra sinh sống tại các trục đường chính.

4.4. Điều kiện vệ sinh môi trường

Vấn đề vệ sinh là một yếu tố quan trọng liên quan đến sức khỏe của con người.

Hiện nay DBDT tại địa phương đã bat đầu biết quan tâm đến vấn dé vệ sinh như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong ăn uống. Trong quá trình điều tra thực địa tôi nhận thấy xung quanh nhà ở của các hộ dân đã được phát quang, đọn sạch sẽ, nhiều hộ cũng đã có nhà vệ sinh.

4.4.1. Tình hình sử dụng nhà vệ sinh của các hộ dân

Bảng 4.11. Tình Hình Sử Dụng Nhà Vệ Sinh của DBDT Stiéng

Hộ nghèo Hộ ngoài nghèo Tình trạng S6 lượng Tỷ lệ - $6 lượng Tỷ lệ

(hộ) (%) (hộ) (%)

Có nhà vệ sinh 9 39,13 30 81,08 Không có nha vệ sinh 14 60,87 tổ 18,92

Tổng cộng 23 100,00 37 100,00 Nguôn tin: Kết quả điều tra

32

Trong 60 hộ điều tra có 39 hộ có nhà vệ sinh chiếm 65% nhưng mới chỉ được làm tạm bg, che chắn đơn sơ bằng những tam bạt cũ và tre nứa xung quanh nhà, dù sao điều đó cũng dam bảo vệ sinh được phần nào. Còn lại 21 hộ không có nhà vệ sinh chiếm 35%, do các hộ này ở gần các con suối nhỏ nên đi vệ sinh bừa bãi, đây là một nguy cơ cho dịch bệnh phát sinh. Phần lớn người dân tộc Stiêng thường sống tập trung trong các thôn sóc tạo thành làng bản riêng của người dân tộc. Vì vậy việc khuyến khích người dân ra ở tại các con đường chính nhằm đảm bảo vấn dé vệ sinh cũng đang là một trở ngại lớn cho chính quyền địa phương.

4.4.2. Vệ sinh ở thôn xóm

Do tập quán chăn nuôi gia súc thả rong mà vấn đề vệ sinh trong thôn làng chưa được người dân quan tâm. Heo là đối tượng thường xuyên nuôi thả rong nhất, trâu bò cũng được nhốt gần nhà chưa có chuồng trại riêng. Mặc dầu xung quanh nhà ở đã

được phát quang bụi rậm, cây cỏ, tuy nhiên phân heo và trâu bò vẫn thường vung vãi gay 6 nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh chung chính quyền xã cần vận động nhân dân hạn chế nuôi gia súc thả rong đặc

biệt là vào mùa mưa.

Hình 4.2. Chăn Nuôi Gia Súc Thả Rong của ĐBDT Stiêng

eee =

ris

"

4.5. Vấn đề thu hồi đất diễn ra tại địa phương 4.5.1. Nguồn gốc đất đai

Trước năm 2000, mật độ dân di cư tự do thấp, diện tích rừng tự nhiên khá lớn, người ĐBDT với cuộc sống du canh du cư, trình độ nhận thức hạn chế đã không nhận

thấy được ích lợi lâu dài từ rừng. Lúc này khi cuộc sống quá khó khăn, họ chỉ cần có

vài chục ngàn đồng để sắm cái rua, con dao, công cụ lao động trực tiếp giúp họ có thể khai phá đất đai. Chính vì vậy diện tích trồng trọt của ĐBDT lúc bấy giờ khá lớn (trung bình mỗi hộ có từ 5 — 6 ha), sau khi gieo trồng được 2 — 3 năm đất đai trở nên bạc màu, họ bỏ hóa hoặc bán cho người Kinh với giá rất rẻ và tiếp tục di cư sang nơi

đất khác tốt hơn, lại tiếp tục phá rừng làm rẫy, nơi nào đất tốt thì họ canh tác chứ

không canh tác tập trung một chỗ như người Kinh. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lí đất lâm nghiệp của lâm trường.

Sau năm 2000, lượng dân di cư tự do vào địa phương sinh sống ngày càng

nhiều (khoảng 5 — 6 ngàn dân). Hiểu biết pháp luật kém cộng với trình độ hạn chế nên

ĐBDT không mặc cả khi người Kinh mua vườn rẫy của họ với giá rất rẻ hoặc đổi chác

bằng các vật dụng như tivi, cassette, xe đạp, quần áo... Vào thời gian này các cơ quan công quyền thuộc lĩnh vực quán lí và bảo vệ rừng hoạt động kém hiệu quả nên việc phá rừng làm ray, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn thường xuyên xảy ra va có xu

hướng tăng mạnh hơn.

Hiện nay, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thuộc sự quản lí của Ban Quản Lí Rừng Phòng Hộ DakO.

Từ sau khi có quyết định cưỡng chế giải tỏa thu hồi đất rừng bị phá và lấn chiếm trái phép đợt I (10/5/2006) và dot II (6/8/2006) thì đời sống ĐBDT gặp nhiều

khó khăn.

Hiện nay trên toàn xã có 427 hộ nghèo, sau khi thu hồi đất đợt I và đợt II số hộ

thiếu và không có đất sản xuất là 217 hộ (trong đó 153 hộ ĐBDT).

4.5.2. Tình hình thu hồi đất của các hộ DBDT Stiéng

Xã DakO là xã trong huyện Phước Long của tỉnh Binh Phước có điện tích đất rừng lớn so với các xã khác trong huyện, vốn là nơi có quỹ rừng rất phong phú, đa dạng và nó có giá trị phòng hộ, môi trường cho cả vùng Đông Nam Bộ nhưng đã bị _ khai thác và tàn phá mạnh mẽ.

34

Thực hiện quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 26/06/2006 của UBND huyện Phước Long về việc thu hồi đất rừng bị phá và lấn chiếm trái phép từ năm 2004 — 2006. Thành lập đoàn kiểm tra, truy quét và xử lí các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép.

Bang 4.12. Tình Hình Thu Hồi Đất của Các Hộ Dân

Diện tích bị thu hồi (ha) Số hộ (hộ) Cơ cau (%)

<0,5 Il 68,75 0,5-1 2 12,50

>1 3 18,75

Tổng 16 100,00

Nguồn tin: Kết quả điều tra Qua điều tra, khảo sát 60 hộ thì có 16 hộ bị thu hồi đất, phần lớn diện tích đất bị thu hồi là dưới 0,5 ha, ở đây có 11 hộ chiếm 68,75%, có 2 hộ chiếm 12,5% có điện tích đất từ 0,5 — 1 ba bị thu hồi, điện tích đất bị thu hồi trên 1 ha có 3 hộ chiếm

18,75%.

Sau khi thu hồi đất đợt I và II, trong 16 hộ thì có 8 hộ tái nghèo do không có đất sản xuất.

Diện tích đất bị thu hồi đợt I chủ yếu là đất trắng và điều nhỏ, diện tích đất bị thu hồi đợt IT chủ yếu là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên có một nghịch lí là tổng điện tích đất qua hai đợt thu hồi của dan không giao cho dân trồng rừng mà lại giao cho các tổ chức khác trồng cao su như: Công Ty Cao Su Phú Riêng, Công An Huyện, Viện Kiểm Sát, Huyện Đội... Trong khi nhu cầu về đất sản xuất của người dân rất lớn, lực lượng lao động nhiều thì lại giao đất cho các đơn VỊ này trồng cao su, đây là điều rất bat hợp lí.

Tuy nhiên, các đoàn thể, ban ngành các cấp đã có hỗ trợ đền bù cho người đân băng các hình thức như: hỗ trợ gạo, muối, bột canh, cây, con giống. Nhưng đây chỉ là hình thức hỗ trợ động viên nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trước mắt cho người dân chứ không mang tính chất cơ bản cho đời sống kinh tế của các hộ đân này.

Qua điều tra thì ý kiến người dân có nhiều luồng tư tưởng, trong đó có một số có trình độ học van thì nhận thức vấn dé thu hồi đất là hoàn toàn đúng, phần lớn họ

35

không hiểu biết và không đồng tình với vụ việc trên. Đây là vấn đề nan giải đối với chính quyền địa phương.

4.6. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất nông nghiệp của các hộ là 44,7 ha, trong đó diện tích trồng cây lâu năm là 37,5 ha chiếm 83,9% tổng diện tích đất sản xuất. Có 7,2 ha đắt trồng cây hàng năm chiếm 16,11% điện tích.

Bảng 4.13. Tình Hình Dat Sản Xuất Nông Nghiệp của Các Hộ DBDT Stiêng Diện tích (ha) Số hộ (hộ) Cơ câu (%) 0 8 13,33

<0,5 31 51,67

05-1 9 15,00 1xã 9 15,00

>2 3 5,00

Tổng 60 100,00

Nguôn tin: Kết quả điều tra Qua Bảng 4.13 cho thấy phân phối diện tích đất sản xuất của các hộ là khá cao.

Số hộ sở hữu điện tích đất dưới 0,5 ha là đông nhất có 31 hộ chiếm 51,67%, số hộ có từ 0,5 — 1 ha diện tích đất nông nghiệp là 9 hộ chiếm 15%, tương tự như vậy có 9 hộ sở hữu diện tích đất từ 1 -2 ha chiếm 15%, phần lớn những diện tích này đều do những hộ có điều kiện trung bình khá làm chủ, hộ có diện tích trên 2 ha là 3 hộ chiếm 5%,

đây là những hộ giàu có. Diện tích đất bình quân trên hộ là 7.450m”/hộ.

Đất nông nghiệp của các hộ chủ yếu là trồng cây lâu năm, trong đó bà con đặc

biệt quan tâm chăm sóc và cải tạo vườn điều, coi đây là nguồn thu nhập chính của gia đình.

Trong 60 hộ điều tra thì có 22 hộ chiếm 36,67% có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn lại 22 hộ chiếm 36,67% đất đang xem xét chuẩn bị được cấp sổ, có 8 hộ không có đất sản xuất chiếm 13,33%, đây là những hộ lan chiếm đất rừng trái phép, qua hai đợt cưỡng ché, giải tỏa thu hồi đất những hộ này đã trở nên tái nghẻo.

4.7. Tình hình tín dụng

Chúng ta biết rằng vốn là một yếu tố quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Hệ thống ngân hàng tại xã ĐăkƠ đã cố gắng đáp ứng nguồn vốn

36

vay cho toàn thể nhân dân trên địa bàn, tuy nhiên khả năng cung ứng vốn còn rất hạn chế đồng thời với lãi suất thích hợp thì lại càng khó khăn hơn.

Trường hợp người ĐBDT nhiều khi họ không hiểu được ích lợi từ việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay sao cho có hiệu quả là điều không dễ dàng đối với họ,

Bảng 4.14. Tình Hình Vay Vốn cúa Các Hộ Dân

Trong đó

Hộ

Diên giải Sốlượng Tỷ lệ Tylé ngoài Tỷ lệ nghèo

(hộ) (%) (hộ) (%) nghèo (%)

(hộ)

Tổng mâu điều tra 60. — 100,00 23 100,00 37 — 100,00 Có nhu cầu vay vốn 31 51,67 13 56,52 18 48,65

Vay tai NHCS 4 6,67 2 8,70 2 - SAI Vay tại NHNN l6 26,67 0 0,00 l6 43,24

Vay từ quỹ XĐGN 11 18,33 lãi 47,83 0 0,00 Nguôn tin: Kết quả điều tra Qua Bảng 4.14 cho thấy rằng, qua điều tra khảo sát 60 hộ thì có 31 hộ có nhu cầu vay vén chiém 51,67% tổng số hộ, trong đó có 13 hộ nghèo có nhu cầu vay vốn

đạt tỷ lệ 56,52% tông hộ nghèo, đây là tỷ lệ khá cao, điều này có thể phản ảnh người nghèo tại địa phương họ muốn có một nguồn vốn nhất định để đầu tư vào sản xuất, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân họ có thể tự vươn lên thoát nghẻo trong một

thời gian không xa.

Trong 13 hộ nghèo có vay vốn thì có 11 hộ vay từ quỹ XĐGN chiếm 47,83%

với lãi suất trung bình là 0,3%/tháng, đây là chính sách hỗ trợ người nghèo về lãi suất

vay, lượng vay trung bình cho các hộ vay từ nguồn này là 3.000.000 đồng với thời hạn bình quân 36 tháng cho mỗi lượt vay. Tuy lượng vay không nhiều và thời hạn vay quá ngắn nhưng cũng giải quyết nhu cầu vốn trước mắt cho người dân, có 2 hộ vay tại NHCS chiếm 8,7%.

Tất cả các nguồn vay của hộ nghèo đều được áp dụng theo phương thức tín chấp chứ không cần thé chắp vì tài sản của người dan chẳng có gì để thé chấp. Vì lí do

37

này mà tất cả các nguồn vốn cho người dân vay với một lượng và thời han rất khiêm tốn, có thé gia hạn khi hết hạn nếu người dân chưa trả được nợ.

Trong 18 hộ ngoài nghèo có nhu cầu vay vốn thì có 16 hộ chiếm 43,24% vay tại NHNN, lượng vay bình quân 5.000.000 đồng với lãi suất 0,6%/tháng và thời hạn vay 36 tháng, đây là nguồn được nhiều hộ vay nhất. Theo ý kiến người dân cho rằng chỉ nhánh NHNN tại xã rất thuận tiện cho việc cung ứng vốn cho bà con khi có nhu cầu

vay.

Còn lại 29 hộ chiếm 48,33% tổng số hộ điều tra không vay vốn, con số này khiến chúng ta phải suy nghĩ, qua điều tra phỏng vấn hộ thì tồn tại một số nguyên nhân

sau:

Thứ nhất, những hộ này không quan tâm đến việc vay vốn vi ho không biết sử dụng nguồn vốn vào mục đích gì.

Thứ hai, những hộ có nhu cầu về vốn nhưng không được vay vì họ không có tài sản dé thé chấp.

Thứ ba, những hộ này không đám vay vì họ sợ quá trình sản xuất xay ra rủi ro thì không có tiền để hoàn lại vốn vì thời hạn vay rất ngắn (36 tháng) trong khi cây trồng thì nhiều năm mới thu hoạch được. Còn một lý do khác là phương thức canh tác truyền thống lạc hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của người dân này, trong sản xuất họ không cần đầu tư phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật... vì thế không cần đến vốn làm gì, trường hợp này thường rơi vào các hộ nghèo vì sợ không có khả năng

trả nợ.

Bảng 4.15. Tình Hình Sứ Dụng Vốn

= = Hộ Nghéo H6 ngoai nghéo

Muedichstdung — sénohd) Tỷylệ(%) Sốhộ(hộ) Tỷ lệ)

Sản xuất 2 15,38 9 50

Tiêu đùng 5 38,46 2 11,11

Sản xuất và tiêu ding 6 46,15 7 38,89 Tổng _ 13 - 100 18 100

Nguôn tin: Kết quả điêu tra Trong 31 hộ có nhu cầu vay vốn thì chủ yếu số vốn được sử dung vào 3 mục dich là sản xuất, tiêu dùng, cá sản xuất và tiêu dùng. Qua Bang 4.15 cho thấy số vốn được người dân sử dụng vào sản xuất và tiêu đùng chiếm tý lệ cao nhất 41,94% với số hộ là 13, tiếp đến là số vốn được sử đụng vào sản xuất có 11 hộ chiếm 35,48%, đây

38

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đời sống kinh tế xã hội của dân tộc Stiêng tại xã Đăkơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước: Thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)