5.1. Kết luận
Thành phố triển khai chương trình phát triển RAT từ năm 1996. Qua các năm có rất nhiều chính sách đã được thực hiện dé phát triển RAT như: chính sách
hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà lưới, chính sách khuyến nông RAT,
chính sách quản lý chất lượng sản phẩm rau. Những chính này được ban hành đã góp phần gia tăng diện tích và số hộ sản xuất RAT qua các năm.
Chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi từ chương trình 419. Chính
sách này đã không thực biện được như mục tiêu đề ra (không giải ngân hết tổng
số vốn đầu tư) đo thời gian giải ngân chậm nên người dân đã đi “vay ngoài” hay
“ứng trước” từ tư thương.
Các hộ được vay vốn với lãi suất ưu đãi đều đúng đối tượng của chính
sách. Tuy nhiên, nhiều người dân ở các xã đã không có thông tin về chính sách
này.
Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dưng nhà lưới. Mô hình nhà lưới trồng
RAT còn nhiều mới lạ đối với người dân trồng rau ở TP. Hồ Chí Minh. Chính sách hỗ trợ kinh phí xây đựng nhà lưới đã hỗ trợ người dân trong việc giảm chỉ
phí đầu tư ban đầu. Những nông gia được nhận hỗ trợ kinh phí đều thuộc diện của chính sách đưa ra. Tuy nhiên, mô hình nhà lưới được thiết kế chưa phù hợp với điều kiện của Thành phố vì vậy mô hình này chưa có nhiều thuyết phục đối
với người đân trồng rau nơi đây.
Chính sách khuyến nông. TTKN, Chỉ cục BVTV Thành phố phối hợp cùng với trạm khuyến nông và trạm BVTV cũng như khuyến nông viên cơ sở
thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật trồng RAT, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, xây
dựng các mô hình nhà lưới, mô hình giống mới năng suất cao, tổ chức các buổi tham quan cho người dân trồng rau học tập kinh nghiệm. 100% số hộ điều tra
đều tham gia hoạt động khuyến nông và áp dụng kỹ thuật được chuyển giao vào
sản xuất rau của gia đình họ.
Có số người hướng lợi cao
Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng san phẩm RAT.
Chi cục BVTV phối hợp với Trạm BVTV các quận, huyện thực hiện giảm
sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm rau. Trong 04 năm thực hiện, diễn biến du lượng BVTV vượt mức cho phép có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, thực tế vẫn
còn tình trạng hộ trồng rau trong vùng RAT có dư lượng thuốc BVTV vượt mức
cho phép. Trường hợp mẫu rau có dư lượng vượt mức cho phép chỉ được nhắc
nhở, không cho lưu thông lượng rau đó trên địa bàn chứ chưa có hình thức xử phạt những đối tượng này, cách xử lý còn mang tính chất nhân nhượng.
Từ những chính sách nêu trên ta thấy, trong tương lai, chính sách khuyến
nông cần được và quản lý chất lượng sản phẩm rau cần được phát triển hơn nữa.
Hai chính sách có đối tượng hưởng lợi nhiều nhất (người sản xuất và những đối tượng liên quan). Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm rau có tác động mạnh trong việc điều chỉnh thị trường, uốn nắn người sản xuất và phân phối. Đây là công tác rất quan trọng vì nó đem lại lợi ích cho cả cộng đồng.
Hạn chế của đề tài là có một số khó khăn trong việc xin số liệu về kinh phí
thực hiện các chính sách. Vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc nhận xét và đánh giá
các chính sách.
5.2. Kiến nghị
Qua quá trình tim hiểu việc thực hiện các chính sách phát triển RAT, để mở rộng phát triển điện tích RAT trên địa bàn Thành phố và thực hiện những chính sách đạt kết quả cao hơn, đề tài có một số kiến nghị đối với Lãnh đạo UBND TP.HCM và Sở NN và PTNT Thành phố cùng các cơ quan trực thuộc Sở,
lãnh đạo chính quyền địa phương các quyện huyện:
Quy hoạch và mở rộng vùng chuyên canh sản xuất RAT
Nhu cầu của người sắn xuất RAT về nhà lưới và vay vốn ưu đãi không
cao, trong tương lai cần phải chan chỉnh lại những chính sách nay.
67
———— —~—_—Ằ———ỶỲFEBEB— —— TT ee et hl aia = do ws +. '. 1. số
Liên kết với các công ty thuốc BVTV cùng với các nhà đầu tư tăng cường
chương trình huấn luyện nông dân kỹ thuật sản xuất RAT, năng suất cao, phẩm
chất tốt.
Tăng cường năng lực kiểm tra và tự kiểm tra của vùng sản xuất RAT, tổ
hợp tác, HTX, chợ đầu mối. Phối hợp với các địa phương thực hiện biện pháp chế tài, xử phạt các trường hợp sai phạm trong việc sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng độc chất trong sản phẩm RAT.
Những trường hợp sai phạm (có dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho
phép) cơ quan chức năng cần phải có biện pháp chế tài mạnh mẽ, kiên quyết và
triệt để hơn như tịch thu, tiêu huỷ lượng rau đó.
Có cơ chế quản lý phù hợp thúc đẩy cho người sản xuất an tâm phát triển dần tiến tới không còn sản xuất rau không an toàn trên toàn Thành phô.
Bên cạnh việc xúc tiễn thương mại phải tiến hành thường xuyên, cùng với
việc tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh thu mua rau an toàn, cần
phải tác động đến hệ thống thu mua rau truyền thống đã hình thành lâu đời tại các địa phương, kêu gọi vận động họ tham gia chương trình rau an toàn một cách
thiết thực trong việc chọn lọc nguồn rau đảm bảo an toàn về dư lượng độc chất.
Cần có chương trình phối hợp chặt chế với các tỉnh cung cấp rau chủ yếu
cho thành phố như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long...để kiểm soát tận gốc chất lượng rau,
giảm thiểu lượng rau có đư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép nhập vào
Thành phố.
Xây dựng mỗi gắn kết chặt chẽ trách nhiệm của người san xuất - người phân phối - người tiêu dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ rau an toàn. Nhà nước làm vai trò kiểm tra giám sát trong việc sản xuất và kinh doanh rau an toản.
Triển khai mô hình hợp tác sản xuất khép kín giữa xã Tân Quý Tây- TT Sao Việt nhằm tạo đầu ra ổn định cho người dân trồng RAT.
68
1111 VI TO ——=s—= "= =: —. cm —- .———— ne —