1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng

185 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp - nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng
Tác giả Phạm Minh Lộc
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Trang 1

PHẠM MINH LỘC

VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

PHẠM MINH LỘC

VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9310102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học PGS.TS MAI NGỌC ANH

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án cơ sở này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Người hướng dẫn

Trang 4

1.1 Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực 10

1.1.3 Những nghiên cứu về tác động của khu công nghiệp đến phát triển nguồn nhân lực 12

1.1.4 Nhận xét chung về các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra 13

1.2 Phương pháp nghiên cứu 14

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 21

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PTNL NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ 22

2.1 Khu công nghiệp và sự phát triển nhân lực khu công nghiệp 22

2.1.1.Khu công nghiệp và vai trò của nó đối với sự triển kinh tế xã hội 22

2.1.2 Khái niệm và đặc điểm phát triển nhân lực khu công nghiệp 30

2.2 Vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp: Thực chất, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng 35

2.2.1 Thực chất vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp 35

2.2.2 Nội dung vai trò và tiêu chí đánh giá vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp 42

Trang 5

2.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển 55 2.3 Thực tiễn nâng cao vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở một số tỉnh thành trong, ngoài nước và bài học đối với một số tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng sông Hồng 65

2.3.1 Thực tiễn nâng cao vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp của một số tỉnh Thành phố trong và ngoài nước 65 2.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho các tỉnh ven biển vùng ven biển ĐBSH 70 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG 72

3.1 Khái quát sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng 72

3.1.1 Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở các tỉnh ven biển ĐBSH 72 3.1.2 Về kết quả đóng góp của các KCN đối với sự phát triển KT- XH các tỉnh ven biển ĐBSH 81 3.2 Phân tích thực trạng vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng

sông Hồng 84 3.2.1 Thực trạng biến đổi về số lượng và chất lượng nhân lực của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp 84 3.2.2 Đánh giá về vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng 87 3.3 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế vai trò của khu công

nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH 95

3.3.1 Những hạn chế chủ yếu về vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH 95 3.3.2 Nguyên nhân hạn chế về vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH 100 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 113

Trang 6

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 114

4.1 Quan điểm, phương hướng nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng những năm tới 114

4.1.1 Bối cảnh, mục tiêu và nhu cầu lao động đối với khu khu công nghiệp của một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới 114

4.1.2 Quan điểm nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới 118

4.1.3 Phương hướng chủ yếu nâng cao vai trò của khu CN đối với PTNL ngành CN trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới 120

4.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới 123

4.2.1 Hoàn thiện môi trường luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước 123

4.2.2 Tăng cường công tác tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển nhân lực khu công nghiệp 125

4.2.3 Tăng cường hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp 128

4.2.4 Tăng cường sự tham gia vào quá trình phát triển nhân lực của các tổ chức XH-nghề nghiệp 130

4.2.5 Nâng cao năng lực của bản thân người LĐ trong khu CN 134

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 135

KẾT LUẬN 136

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN 138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 139

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 1.1 Thang đánh giá Likert 19

Bảng 2.1 Phân biệt LĐ đã qua ĐT và LĐ có trình độ chuyên môn 48

Mô hình 2.1 Cấu trúc của năng lực 64

Bảng 2.2 Cơ cấu LĐ của các khu CN tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2014 67

Bảng 2.3 Trình độ học vấn của LĐ tại các khu CN tỉnh Bình Dương từ năm 2 010 - 2014 68

Bảng 3.1 Khái quát về các khu CN các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2018 72

Bảng 3.2 Quy mô LĐ và tốc độ tăng quy mô LĐ của cac KCN Hải Phòng năm 2015-2018 85

Bảng 3.3 Tình hình dãn thải và thu hút LĐ bổ sung của các KKT, KCN Hải Phòng 86

Bảng 3.4 Cơ cấu LĐ theo trình độ chuyên môn của các KCN Hải Phòng 2015-2018 86

Bảng 3.5 Đóng góp của KCN vào đội ngũ lao động chuyên môn – kỹ thuật của thành phố và của ngành công nghiệp thành phố 88

Bảng 3.6 So sánh đóng góp của LĐ KCN với LĐ TP về giá trị sản xuất CN 89

Bảng 3.7 So sánh đóng góp của LĐ KCN với LĐ TP về giá trị xuất khẩu 90

Bảng 3.8 TN của 316 người LĐ thuộc 100 DN năm 2016 91

Bảng 3.9 TN, chi tiêu và tiết kiệm của 316 người LĐ thuộc 100 DN năm 2016 92

Bảng 3.10 TN bình quân của PT và của KCN 93

Bảng 3.11 Đóng góp của KCN vào tỷ lệ tham gia BHXH trên địa bàn TP 94

Bảng 3.12 Đánh giá vai trò KCN đối với sự PTNL ngành CN TP Hải Phòng 94

Bảng 3.13 Tình hình dãn thải LĐ 2016-2018 96

Bảng 3.14 Tình hình chuyển chỗ làm việc 97

Bảng 3.15 Cơ cấu LĐ theo ĐT trong các KCN Hải Phòng 97

Bảng 3.16 Tỷ lệ LĐ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp các KCN Hải Phòng 2015-2018 98

Bảng 3.17 Cơ cấu LĐ theo giới và theo hợp đồng trong KCN Hải Phòng 2015-2018 98

Bảng 3.18 Đánh giá về tác phong CN của người LĐ so với yêu cầu DN 99

Trang 9

Bảng 3.19 Đánh giá tác động của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách đến sự

phát triển các KCN hiện nay 101

Bảng 3.20 Đánh giá mức độ tác động của QLNN đến PTNL trong các KCN Hải Phòng 103

Bảng 3.21 Tình hình ĐT tại các DN trong các KCN Hải Phòng 105

Bảng 3.22 Tình hình thuê nhà ở của người LĐ 106

Bảng 3.23 Đánh giá hoạt động PTNL tại Doanh nghiệp 108

Bảng 3.24 Độ tưởi và hộ khẩu của người LĐ tại 50 DN điều tra 110

Bảng 3.25 Tình trạng hôn nhân của người LĐ 110

Bảng 3.26 Thâm niên làm việc tại KCN 111

Bảng 3.27 Trình độ văn hoá của 316 người LĐ tại 102 DN 111

Bảng 3.28 Đóng góp của một LĐ tại các DN KCN điều tra trên địa bàn TP Hải Phòng những năm 2014-2016 112

Bảng 4.1 Nguyện vọng của người LĐ trong KCN 128

Hình 1 Khung phân tích của luận án 4

Mô hình 2.1 Cấu trúc của năng lực 64

Trang 10

MỞ ĐẦU

1.Lý do lựa chọn đề tài

Các tỉnh ven biển vùng ĐBSH (ĐBSH) bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình có vị trí quan trọng trong PT KT-XH không chỉ đối với vùng ĐBSH mà còn đối với cả nước Trong những năm đổi mới, các tỉnh TP ven biển ĐBSH đã đạt nhiều thành tựu to lớn: KT liên tục TT ở mức cao, nền CN có sự PT mạnh mẽ và đồng đều với chỉ số giá trị SX trong CN có sự thay đổi khá mạnh trong những năm gần đây.Cơ cấu CN chuyển dịch tích cực Các ngành CN CNC mới được chú trọng PT Điểm đáng nổi bật là các tỉnh, TP ven biển ĐBSH ngày càng chú trọng đầu tư PT các Khu chế xuất (KCX), khu CN (KCN), Khu KT (KKT) Việc PT mạnh các KCN, KKT tại tỉnh, TP ven biển ĐBSH tạo cơ hội thu hút được các nguồn vốn lớn, cũng như các tổ chức sử dụng và ứng dụng đầu tư CNC nhằm tăng giá trị SP đầu tư vào khu vực này, từ đó, mở ra cơ hội để thu hút một lực lượng LĐ khá lớn vừa đáp ứng nhu cầu PT của KCN, vừa tạo công ăn việc làm, tạo TN để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người LĐ Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, sự PT lực LĐ của KCN nói riêng, của ngành CN các tỉnh, TP nói chung, trong đó có các tỉnh ven biển ĐBSH đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc

Trước hết, “mặc dù tỷ lệ thu hút LĐ hàng năm khá cao, nhưng tỷ lệ dãn thải LĐ cũng khá lớn Theo Nguyễn Hữu Dũng, trên phạm vi cả nước mỗi năm LĐ tăng thêm khoảng 10%, nhưng biên độ biến động lên tới 50% - 60%, thậm chí có nơi lên tới 70%, làm cho DN không đủ để bảo đảm SX Gần 73% số LĐ rời DN là do tự bỏ việc bởi TN không đủ đảm bảo trang trải cuộc sống” (Nguyễn Hữu Dũng, 2008)

Tại các tỉnh ven biển ĐBSH, chẳng hạn trên địa bàn TP Hải Phòng, “năm 2015 với 153 DN trong tám KCN thì có 125 DN có sự biến động LĐ trong năm với tỷ lệ thu hút là 9,71% và dãn thải 8,1% Đáng chú ý là nhiều DN có tỷ lệ dãn thải cao hơn tỷ lệ thu hút và cũng có những DN trong năm không thu hút mà có tỷ lệ dãn thải lớn lớn như Công ty TNHH HZ- Tone VINA dãn thải tới 30% LĐ” (Ban quản lý Khu KT Hải Phòng, 2015) Tình hình trên có thấy, đang có sự dãn thải về LĐ trong các KCN dẫn đến không những gia tăng chi phí cho DN, mà còn dẫn đến sự bất ổn về công ăn việc làm, đảm bảo an sinh XH (ASXH) cho người LĐ cũng như tương lai của họ

Thứ hai, “cơ cấu trình độ kỹ thuật của LĐ vào làm việc trong KCN mặc dù có sự dịch chuyển theo hướng tích cực là tăng tỷ lệ LĐ được ĐT, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, giảm tỷ lệ LĐ phổ thông chưa qua ĐT Tuy thế, cho đến năm 2015, tỷ lệ LĐ phổ thông chưa qua ĐT vẫn còn chiếm tới 45%” (Ban quản lý Khu KT Hải Phòng, 2015) Điều này một mặt vừa làm cho chất lượng LĐ KCN chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật của quá trình SX KCN là nơi cần những LĐ có

Trang 11

kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng đến NS, chất lượng SP được SX ra, mặt khác sự tiến bộ của người LĐ nói riêng và trình độ KH kỹ thuật của lực lượng LĐ XH nói chung bị hạn chế Thứ ba, ý thức chấp hành kỷ luật LĐ, thái độ của người LĐ đối với các công việc mà bản thân đang đảm nhận, sự hứng thú với công việc và ý chí vươn lên của người LĐ trong rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ LĐ, hay nói cách khác là tác phong CN của người LĐ chưa cao Điều này vừa ảnh hưởng tới NS LĐ của người LĐ, vừa không tạo ra đội ngũ LĐ làm việc có kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt

Nói cách khác, lực lượng LĐ trong các KCN trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH nói riêng đang đối mặt với những vấn đề khó khăn Đó là tính bất ổn về việc làm, sự hạn chế về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tác phong CN còn hạn chế Trước những yêu cầu PT mạnh mẽ của KCN, việc đảm bảo về sự ổn định LĐ trong KCN, đảm bảo nguồn LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và có tác phong LĐ CN đang là những đòi hỏi bức xúc

“Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề PTNL trong KCN Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có chỉ tập trung vào khía cạnh người LĐ như là nguồn lực đầu vào để đáp ứng nhu cầu NL cho sự PT SX của KCN Theo cách tiếp cận đó, để KCN PT cần phải đảm bảo lượng lượng LĐ về số lượng, cơ cấu và chất lượng” (Đỗ Tuấn Sơn, 2017)

Song ngược lại, KCN phải làm gì để phát huy vai trò của người LĐ làm việc trong các KCN, góp phần vào việc PTBV lực lượng LĐ ngành công nghiêp thì hầu như chưa được quan tâm thoả đáng Vấn đề đang đặt ra là, người LĐ sau thời gian làm việc tại KCN thì họ sẽ được những gì, kể cả trước mắt và lâu dài? Trước mắt rõ ràng là họ có được công ăn việc làm, có TN để đảm bảo đời sống Song về lâu dài, liệu họ có được việc làm ổn định cho đến khi đến tuổi nghỉ hưu hay giữa chừng lại mất việc? Biết rằng trong điều kiện KT thị trường, tình trạng dãn thải LĐ sẽ diễn ra theo chu kỳ SX như là một vấn đề mang tính quy luật, nhưng đối với người LĐ đó là một thảm hoạ Nếu chưa đến tuổi nghỉ hưu, người LĐ vẫn muốn gắn bó với DN KCN nhưng DN KCN nơi họ đang làm việc lại kết thúc chu kỳ hoạt động, hoặc bị giải thể thì họ sẽ làm gì, trong khi cả đời họ chỉ gắn bó với một công đoạn nhỏ trong dây chuyền SX mà không biết đến những nghề nghiệp chuyên môn khác? Vấn đề này đang là bức xúc không những chỉ đối với bản thân người LĐ, mà còn là đối với sự PTBV của lực lượng LĐ ngành CN, cũng như lực lượng LĐ XH

Thêm nữa, liệu trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của người LĐ có được nâng cao trong quá trình làm việc tại DN KCN hay không? Chất lượng LĐ của các KCN nói riêng và do đó chất lượng LĐ của XH (ngành CN) nói chung sẽ như thế nào? Những điều đó đang đặt ra chưa có nghiên cứu nào lý giải có hệ thống

Trang 12

Vì thế, việc nghiên cứu chủ đề “Vai trò của khu CN đối với PTNL ngành CN - Nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển ĐBSH” là mang lại ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu:

Dựa trên lập luận KH về vai trò của KCN đối với PTNL ngành CN và thực tế ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSH, luận án đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp định hướng nâng cao vai trò KCN với PTNL ngành CN trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới

Thứ ba, đề xuất định hướng quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của KCN đối với PTNL ngành CN ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới

3 Đối tượng nghiên cứu: là vai trò KCN đối với PTNL ngành CN Tuy nhiên PTNL ngành CN có phạm vi rộng Đề tài tập trung phân tích NL trực tiếp SX, hay là đội ngũ công nhân LĐ, bao gồm cả LĐ phức tạp (kỹ thuật) và LĐ giản đơn

Sự PTNL ngành CN trong luận án được hiểu là sự PT về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ NL ngành CN

Vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành CN được nhìn nhận dưới ba khía cạnh là i) PT về số lượng, ii) PT về chất lượng và iii) Những đóng góp về KT XH của NL ngành CN

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian đề tài khảo sát là sự PTNL ngành CN trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH gồm TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình Tuy nhiên khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá vai trò KCN đối với sự PTNL ngành CN luận án chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát của TP Hải Phòng để minh hoạ

- Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng NL ngành CN trong những năm 2015-2018, khuyến nghị phương hướng và giải pháp đến năm 2025

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, khung nghiên cứu của luận án: Khung nghiên cứu của luận án được thể hiện như sau:

i) Các nhân tố ảnh hưởng với tư cách là các nguồn lực đầu vào tác động đến vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp Các nhân tố này bao gồm : môi trường luật pháp và cơ chế chính sách phát triển KCN như chính sách ngành nghề; chính sách kỹ thuật; chính sách đào tạo; chính sách tiền lương thu nhập đối với nhân lực,…;tổ chức quản lý của nhà nước trung ương và chính quyền địa phương về công tác quy hoạch KCN, quy hoạch ngành nghề; quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước trong thực hiện chính sách và quy hoạch phát triển; kế hoạch và tổ chức thực hiện phát triển nhân lực của các doanh nghiệp trong KCN; sự tham gia của cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp vào phát triển nhân lực KCN và năng lực tự thân của nhân lực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và tác phong công nghiệp

ii)Về vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp như là biến phụ thuộc phản ánh kết quả đầu ra Nó làm rõ KCN đã đóng góp vào việc tăng số lượng (quy mô), biến đổi cơ cấu, nâng cao chất lượng; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

iii)Về các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: các chỉ tiêu đánh giá vai trò của KCN đối với sự phát triển nhân lực về số lượng, cơ cấu, chất lượng; các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực ngành công nghiệp

Hình 1 Khung phân tích của luận án Nhân tố ảnh hưởng

- Môi trường luật pháp và cơ chế chính sách

- Tổ chức quản lý của nhà nước - Hoạt động phát triển nhân lực của doanh nghiệp KCN

- Sự tham gia phát triển nhân lực của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp - Tự thân người lao động

Vai trò KCN trong phát triển nhân lực ngành công nghiệp - Đóng góp vào phát triển đội ngũ nhân lực

- Đóng góp vào sự biến đổi cơ cấu nhân lực

-Đóng góp vào biến đổi chất lượng nhân lực

- Đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực

Các tiêu chí đánh giá

- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp như: Số lượng; Cơ cấu; Chất lượng nhân lực - Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế- xã hội của nhân lực

Quan điểm phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Trang 14

Thứ hai, cơ sở lý thuyết của luận án là dựa trên quan điểm kinh tế chính trị, kết hợp lý thuyết về tổ chức phát triển công nghiệp và lý thuyết phát triển nhân lực để nghiên cứu sự biến đổi nhân lực trong KCN tác động đến sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Thứ ba, phương pháp thu thập xử lý dữ liệu Luận án chỉ ra các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng trong luận án Về dữ liệu sơ cấp, luân án thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua hệ thống bảng hỏi đối với người lao động (M1); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp trong khu công nghiệp (M2); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý nhà nước và các nhà nghiên cứu (M3); Bảng hỏi phỏng vấn sâu với các cơ sở đào tạo (M4) Luận án làm rõ cấu trúc nội dung từng loại bảng hỏi, kỹ thuật thiết kế; áp dụng thang đo Likert 5; chọn mẫu điều tra tiến hành điều tra với 316 M1+ 102 M2+ 104M3+ 3 M4= 525 phiếu các loại và phương pháp xử lý dữ liệu

Bên cạnh đó luận án còn tiến hành thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn sâu đối với các nhà lãnh đạo quản lý trên địa bàn các tỉnh Nam Định, Ninh Bình

Về dữ liệu thứ cấp, luận án sử dụng báo cáo từ tổng cục thống kê, của UBND, Ban quản lý KCN các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, các báo cáo từ các nghiên cứu có liên quan trên các tạp chí, ân phẩm khoa học trong và ngoài nước

6 Những đóng góp của luận án

Về lý thuyết dựa trên các cơ sở lý luận KT về NL và PTNL, lý thuyết về KT CN và tổ chức PT CN, luận án đã chỉ ra dấu hiệu nhận biết về vai trò của KCN với sự PTNL ngành CN; đồng thời phân tích các xu hướng vận động và XD hệ thống 19 tiêu chí để đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới vai trò khu CN đối với sự PTNL ngành CN

Về thực tiễn, bằng các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu được qua điều tra, khảo sát, luận án đã khái quát được thực trạng vai trò KCN trong PTNL ngành CN, đặc biệt đã chỉ rõ những hạn chế trên hai khía cạnh: i) Về số lượng thì quy mô LĐ thu hút làm việc tại các KCN còn thấp so với khả năng của KCN; việc làm của một bộ phân LĐ không ổn định do tình trạng dãn thải LĐ khá lớn; tỷ lệ LĐ hợp đồng có thời hạn khá cao; tình trạng chuyển chỗ làm việc cũng khá nhiều; ii) Về chất lượng: tỷ lệ LĐ chưa qua ĐT, hay LĐ phổ thông còn khá lớn (khoảng 50%, thậm chí hơn 50% số LĐ của KCN); tình trạng mất cân đối của các loại LĐ có trình độ chuyên môn khá rõ nét; tỷ lệ LĐ nữ cao; tỷ lệ LĐ chuyên gia nước ngoài vẫn còn đáng kể (khoảng 2%) trong cơ cấu LĐ KCN; tác phong CN của người LĐ KCN còn hạn chế

Từ đó, luận án đã đề xuất ba quan điểm, ba phương hướng và năm giải pháp mà nhằm giải quyết những hạn chế trên, nếu được vận dụng thực tiễn sẽ góp phần nâng cao vai trò KCN đối với sự PTNL ngành CN cũng như thúc đẩy sự PT KT XH các tỉnh ven biển vùng ĐBSH

Trang 15

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

1.1 Tổng quan các công trình khoa học đã được công bố trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về khu công nghiệp

Đến nay, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu công nghiệp (KCN)

Thứ nhất, các nghiên cứu ngoài nước

“Mô hình ban đầu về KCN, KCX, KKT là mô hình đặc khu KT (ĐKKT) được XD vào năm 1574 ở nước ý Ý dưới dạng là một Thương cảng tự do vào năm 1896 Sau đó, tại nước Anh đã xây dựng KCN đầu tiên trên thế giới” (Vũ Thành Hưởng, Tr.6) Sau thế chiến thế giới lần thứ II năm 1945, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, xu hướng xuất khẩu tư bản diễn ra mạnh mẽ, việc đầu tư từ quốc gia này tới quốc gia khác ngày gia tăng Để kích thích thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài, các quốc gia nhận đầu tư đã phát triển mô hình các KCX, KCN, KKT Trước tình hình đó, việc nghiên cứu mô hình, tiêu chuẩn cũng như điều kiện phát triển các KCX, KCN, KKT trở nên cấp bách nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư (VĐT) của nước ngoài

“Trong các thập kỷ 70 và 80 nhiều quốc gia trên thế giới tập trung đẩy mạnh xây dựng các KCN, KCX để đón đầu các nguồn VĐT từ các nước phát triển có lợi thế về vốn, thị trường, công nghệ, …Tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, những mầm mống của KCX, KCN cũng xuất hiện từ nhằng năm đầu thế kỷ XIX, như các Hải cảng tự do ở Singapore, Penang (Malayxia), Hồng Kong và Phillippin, song các KCX theo nghĩa hẹp của nó được thành lập đầu tiên tại Đài Loan vào năm 1966, sau đó lan rộng sang các nước khác trong khu vực như Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc), Malayxia, Phillipin, Trung Quốc, Thailan Cho đến năm 1984, tại bảy nước Châu Á- Thái Bình Dương là Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malayxia, Phillipin, Trung Quốc và Thailan đã có 29 KCX” (Mai Ngọc Cường, 1993.tr.9)

Chính vì sự phát triển các KCX, KCN như thế nên đã có nhiều công trình nước ngoài nghiên cứu về các KCN, KCX Trước hết các nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) để phát triển KCN, KCX Việc phát triển các KCN, KCX

Trang 16

mang tính tập trung nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài nên việc đầu tư xây dựng CSHT là cần thiết Bởi CSHT tốt sẽ tạo ra các lợi thế đặc biệt, những ưu đãi để thu hút vốn cũng như thúc đấy SX, tạo điều kiện dễ dàng thuận tiện hơn cho hoạt động của quản lý từ các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) đối với với các hoạt động sản xuất tại các KCN

Các nghiên cứ nước ngoài đã phân tích khá toàn diện về mô hình hoạt động, cơ chế vận hành, công tác tổ chức quản lý, các chính sách, biện pháp của các nước chủ nhà đảm bảo cho các KCN phát huy được vai trò của nó trong phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội trong hoạt động Các nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện bởi Alexander PC (1963), “Industrial estates in India; Ashok Kundra (2000), The Performance of India's Export Zones: A Comparison with the Chinese Approach; Philip McCam (2001), Urban and Regional Economics; bởi Ashok Kundra (2000) The Performance of India's Export Zones: A Comparison with the Chinese Approach; bởi Benjamin Higgins and Ronald J Savoie (1997)”, Regional Development Theories & Their Application;…

Những năm gần đây, việc nghiên cứu phát triển bền vững (PTBV) các KCN được chú trọng Ấn phẩm: “The application of industrial ecology principles and planning guidelines for the development of eco- industrial parks: an Australian case study” (2004 cho ra một quan điểm mới trong PTBV KCN căn cứ theo mô hình PT KCN sinh thái (EIPs) trong điều kiện tại Australia với các điều kiện, tiêu chí cụ thể

Thứ hai, các nghiên cứu trong nước về phát triển KCN

Tại Việt Nam, ngày 18 tháng 10 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành “Nghị định số 322-HĐBT về Quy chế KCX”, và trong những năm đó ba KCX đầu tiên ra đời là KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung (TP Hồ Chí Minh) và KCX Đồ Sơn (Hải Phòng) Tiếp đến năm 1994, Chính phủ ban hành “Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 về Quy chế KCN” Từ đó các KCN, KCX ở Việt Nam phát triển mạnh

Trong hoạt động nghiên cứu, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số công trình đã giới thiệu về sự phát triển các Khu chế xuất (KCX) Chẳng hạn năm 1993, Nhà xuất bản Thống kê đã giới thiệu cuốn sách của Mai Ngọc Cường về “Các KCX Châu Á Thaí Bình Dương và Việt Nam” “Cuốn sách đã khái quát những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý hoạt động và chính sách đối với các KCX Cuốn sách cũng đã làm rõ sự cần thiết và khả năng phát triển KCX ở Việt Nam; đồng thời chỉ ra những vấn đề về các điều kiện thành lập, tổ chức hoạt động kinh doanh của DN trong KCX, về

Trang 17

quản lý nahf nước đối với hoạt động KCX, về cơ chế chính sách để phát triển các KCX đầu tiên của Việt Nam như KCX Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh), KCX Linh Trung (TP Hồ Chí Minh) và KCX Đồ Sơn Hải Phòng” (Mai Ngọc Cường, 1993) Nhiều công trình khác đề cập đến những khía cạnh khác nhau trong hoạt động của KCX trong giai đoạn này, chẳng hạn Trần Huy Năng (1994) nghiên cứu “Hình thành việc tổ chức quản lý thương mại ở KCX Việt Nam”,

Theo đà phát triển, nhất là sau năm 1994, mô hình KCN được sự quan tâm của giới nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất tổng kết sự phát triển các KCN trên cả nước, cũng như các ĐP, đã chỉ ra vẫn đề lý luận và những vẫn đề liên quan thực tiễn phát triển, đánh giá những thành tựu, những hạn chế, chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế nhằm từng bước thúc đẩy sự phát triển của các KCN Đáng chú ý là công trình của Võ Thanh Thu (2005) về “Nghiên cứu những giải pháp phát triển các KCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” Đây là đề tài KH cấp nhà nước và vào năm 2006, với bài viết "PT KCN, KCX đến năm 2020, triển vọng và thách thức" đã đã khái quát 8 thành tựu sau 15 năm PT KCN, KCX ở Việt Nam như i) xây dựng được một hệ thống gồm 120 KCN, KCX tập trung và hơn 450 cụm các KCN; ii) Tạo dựng được cơ chế quản lý các KCN, KCX theo mô hình quản lý từ trung ương đến địa phương; Cơ chế quản lý tại các bộ phận “một cửa” phát huy được tính minh bạch, nhanh gọn trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện hấp dẫn thu hút đầu tư KCN; iv) Hình thành các mô hình về KCN CNC, chất lượng cao đáp ứng thời đại CN 4.0; v) xaayd ựng đội ngũ cán bộ quản lý KCN có chuyên môn, trình độ; vi)PT được đội ngũ LĐ phổ thông chất lượng càng ngày càng được nâng cao; vii) Đa dạng hóa các thành phần KT tham gia vào KCN nên thu hút được nhiều nguồn VĐT cho KCN;viii) Hoạt động hiệu quả đến từ các KCN không những đóng góp nhiều cho ĐP mà đóng góp chung cho phát triển kinh tế của quốc gia

Tuy nhiên bản thân tác giả bài viết cũng đưa ra, sự phát triển các KCN, KCX ở nước ta đang đứng trước những bất cập, tạo ra những thách thức Từ đó, tác giả kiến nghị 7 nhóm định hướng giải pháp nhằm phát triển các KCN, KCX như i) Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các KCN; ii) XD luật về các KCN; iii) hoàn thiện quy hoạch phát triển các KCN; iv) nâng cao khả năng cạnh tranh của KCN; v) Có chiến lược phát triển nguồn NL; vi) phát triển khu dân cư ở các KCN;vii) quản lý môi trường tại các KCN”(Võ Thanh Thu, 2006)

Đề cập đến những khía cạnh khác nhau về vấn đề này còn có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Chơn Trung, Trương Giang Long (2004) “Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH”; Đinh Hữu Quí (2005): “Mô hình KKT đặc biệt

Trang 18

trong quá trình phát triển kinh tế của các nước với việc hình thành và PT các KKT đặc biệt ở nước ta”; Vũ Cương (2007) “Vấn đề PTBV các khu Công nghiệp ở Việt Nam”; Nguyễn Cao Lãnh (2011) “Quy hoạch PT KCN tại khu vực nông thôn vùng ĐBSH theo hướng sinh thái”, Phan Tuấn Giang (2010) “Định hướng chính để phát triển Khu CN”; Vũ Thành Hưởng (2010) “Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo hướng bền vững”; Đan Đức Hiệp (2012) ”Khu chế xuất - Khu Công Nghiệp, Khu Kinh tế Việt Nam"

Nhiều nghiên khác đã chỉ ra những điểm bất cập hiện nay trong sự phát triển KCN, qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch, tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý, cũng như các điều kiện đảm bảo sự phát triển của các KCN Chẳng hạn, trong lĩnh vực CS đất đai là một trong những vấn đề bức xúc cho đến ngày nay, Đỗ Đức Quân trong công trình “Một số giải pháp nhằm PTBV nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quản trị xây dựng phát triển các khu CN (Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh phúc, Hải dương, Ninh bình)” tác giả chỉ ra là NN, nông dân, là lực lượng quan trọng trong phát triển KT-XH bền vững của đất nước Trong quá trình phát triển kinh tế nhiều khu công nghiệp đã hình thành Bên cạnh những mặt tích cực, các khu CN lấy mất đất nông nghiệp, làm mất cân đối, thiếu hụt các nguồn lực dành cho phát triển nông thôn, nhiều người thiếu việc làm, chất lượng MT bị suy giảm Từ đó, tác giả khuyến nghị các giải pháp phát triển các KCN nhằm PTBV nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện nay

Hoặc đề cập đến những bất cập về môi trường sinh thái trong quá trình phát triển KCN, trong “Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách và một số giải pháp nhằm hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các KCN, KCX trong thời gian tới” Trần Ngọc Hưng (2006) đã chỉ ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải của KCN hiện nay và đề xuất một loạt các biện pháp, chính sách nhằm hỗ trợ việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở diện tập trung tại các KCN, KCX

Đề cập đến những bất cập của công tác quản lý, như tình trạng xây dựng quá nhiều các KCN tại những vị trí chưa được chuẩn bị kỹ càng về nhiều điều kiện, không chú ý đến cơ cấu ngành nghề nên tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh về thu hút đầu tư vào các KCN ở những ĐP khác nhau, những vấn đề như ô nhiễm môi trường mà thường những vấn đề này không được chú trọng tại các KCN, các nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp khuyến khích thay đổi chính sách để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng của các KCN từ đó đảm bảo sự phát triển lâu dài bền vững của các KCN Các nghiên cứu như thế được trình bày trong các công trình của Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương, Nguyễn Văn Thanh, Đặng Hùng, Ngô Thúy Quỳnh

Trang 19

Những năm gần đây, sự phát triển KCN tại các địa phương đã nảy sinh nhiều vấn đề về XH, về đời sông vật chất, đặc biệt là nhà ở và ASXH cho người lao động trong các KCN Trước tình trạng đó, một loạt các nghiên cứu làm rõ thực trạng và kiến nghị những giải pháp đảm bảo nhà ở và an sinh xã hội (ASXH) cho người lao động trong KCN Chẳng hạn, Nguyễn Ngọc Dũng (2005), “Một số vấn đề xã hội - Trong xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam”, Trần Việt Tiến (2009), “Một số vấn đề xã hội trong các KCN Việt Nam”; Khổng Thành Công (2011) “Xây dựng nhà ở cho người lao động trong KCN: Góp phần đảm bảo ASXH”; Trường Thủy (2011) “Vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, và KKT: Cần nhiều cơ chế, chính sách”; Phương Ngọc Thạch (2012), “Nâng cao đời sống vất chất, tinh thần cho công nhân để PTBV các KCN”; Đặng Quang Điều (2012) “Nhà ở của người lao động trong các KCN-KCX - Thực trạng và giải pháp”; Nguyễn Bình Giang (2012) “Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam”; Lê Quốc Hội (2012), “Việc làm và đời sống của người LĐ trong KCN-KCX và KKT ở Việt Nam”; Mai Ngọc Cường (2013) “Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay”; Nguyễn Hằng (2013) “Giải pháp về nhà ở cho người lao động”; Nguyễn Đình Cường (2013) “Nhà ở cho người lao động trong các KCN”; Vũ Quốc Huy (2014) “Nhà ở cho người lao động trong các KCN”; Phan Minh Toàn Thư (2014) “PT nhà ở cho công nhân các KCN: Kinh nghiệm và giải pháp”; Bùi Văn Dũng (2015)”Giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động các khu CN - Nghiên cứu trên địa bàn một số tỉnh Bắc Trung bộ”;… 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực

Thứ nhất, các nghiên cứu nước ngoài về phát triển nhân lực

Vấn đề PTNL đã được nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau

“Các công trình tại Anh quốc học tập theo phương pháp phát triển mô hình trong tăng cường công tác đào tạo và phát triển” (David Rae, 2000); trong khi đó “các nhà nghiên cứu Mỹ lại tập trung vào việc phát triển nhân viên để tăng cường và cải thiện hiệu quả công việc” (Sambrook, S., 2004) “Các quan niệm PTNL ở Mỹ đều nhất trí cao về cách tiếp cận thông qua phát triển lý thuyết tổ chức và nhân mạnh về phát triển huấn luyện, tư vấn và lãnh đạo” (Salas,E.,& Cannon- Bowers, J.A 2001)

“Nếu như trước những năm 1980, PTNL chú trọng nhiều vào việc học tập của mỗi cá nhân còn tổ chức chưa được quan tâm” (Mintzberg, Henry, 2004) thì cuối những năm 1980 “PTNL được nhìn nhận dưới một góc độ rộng hơn, dựa trên hiệu năng và năng lực tổ chức” (Sambrook, S., 2004) Theo Hiệp hội đào tạo và phát triển

Trang 20

của Mỹ, phát triển nguồn nhân lực (NNL) là “quá trình nâng cao năng lực của nhân lực thông qua phát triển và gia tăng giá trị cho cá nhân, nhóm hoặc một tổ chức” (Simmonds, D., Pedersen, C., 2006) Như thế phát triển NNL không chỉ liên quan đến kỹ năng làm việc của cá nhân mà còn đem lại ích lợi cho tổ chức do quá trình PTNL

“Một số nghiên cứu đã công bố làm rõ khái niệm, mục đích và chức năng của PTNL, như Kristine Sydhagen và Peter Cunningham” (2007), Abdullah Haslinda (2009),… mặc dù có nhiều cách nhìn đa chiều nhưng nhiều nghiên cứu thống nhất quan niệm PTNL là quá trình đào tạo và phát triển; là phát triển cá nhân và phát triển tổ chức

Thứ hai, những nghiên cứu trong nước về PTNL

“Các nhà KH Việt nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề PTNL Trong các giáo trình của Trường Đại học KT quốc dân, PTNL không những được nhìn nhận dưới góc độ học tập có tổ chức để tạo ra sự thay đổi hành vi cá nhân của người lao động” (Nguyễn Vân Điềm 2004), “mà còn được tiếp cận dưới góc độ xã hội, như là sự phát triển về quy mô nhân lực, cơ cấu nhân lực và chất lượng nhân lực” (Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh, 2001; Trần Xuân Cầu, Mai Quốc chánh, 2008; Nguyễn Tiệp, 2005)

Theo các cách tiếp cận đó, “để đáp ứng nhu cầu nhân lực của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhiều nghiên cứu đã đề cập đến chủ đề về PTNL cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực” Chẳng hạn như: Bùi Sỹ Lợi (2002) “Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010”; Phan Thanh Tâm (2000) “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu CNH và HĐH đất nước” Các nghiên cứu này cho rằng, việc PTNL cần chú trọng phát triển về quy mô, phát triển cơ cấu và nâng cao chất lượng nhân lực

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu PTNL hướng tới đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực của nền KT-XH như: Lê Thị Mỹ Linh (2010) “ Phát triển NNL trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập KT”; Nguyễn Trọng Cảnh (2010) “Đào tạo và phát triển NNL chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam”; “Bùi Sỹ Tuấn (2012) “Nâng cao chất lượng NNL nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khaari lao động của Việt Nam đến năm 2020” Theo hướng nghiên cứu này, có những công trình củaNguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2004); Bùi Văn Nhơn (2006); Lê Thị Mỹ Linh (2009),…

Việc PTNL còn được đề cập đến các đối tượng lao động khác nhau như đối tượng cán bộ quản lý, CNKT Ở đây, biện pháp đào tạo đã được chú ý Các nghiên cứu

Trang 21

của Việt Nam cũng đề cập đến các khía cạnh khác nhau về điều kiện đảm bảo, hoặc các yếu tố tác động đến sự PTNL Theo đó những vấn đề về môi trường luật pháp và cơ chế chính sách, vai trò tổ chức QLNN, hoạt động phát triển NNL của doanh nghiêp, sự phói hợp phát triển nhân lục của các tổ chức xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân người lao động được lý giải ở các mức độ khác nhau trong các công trình nghiên cứu đã được công bố

1.1.3 Những nghiên cứu về tác động của khu công nghiệp đến phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, các nghiên cứu ở nước ngoài

Một số nghiên cứu nước ngoài cũng đã đề cập đến tác động của việc phát triển KCN đến thu hút lao động và giải quyết việc làm “Nghiên cứu Chinese Science and Technology Industrial Parks” của Susan M Walcott (2003) đã chỉ ra được vai trò trong việc PT các KCN ở Trung Quốc tiến tới việc thu hút được khả năng nâng cao công nghệ trong SX hàng hóa có tiêu chuẩn chất lượng Trong đó tác giả nói rõ các lập luận dựa trên lý thuyết về liên kết KCN giữa các nước này với các khác biệt ở các địa phương khác nhau trên Trung Quốc

Thứ hai, các nghiên cứu trong nước

Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu về PTNL trong các KCN Các nghiên cứu xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của nhân tố con người trong phát triển KT- XH, đã chỉ ra sự PTNL có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ngành CN, các DN, trong đó bao hầm các doanh nghiệp KCN Để PTNL cung ứng cho KCN, nhà nước, các doanh nghiệp cần có các biện pháp chính sách, đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lương nhân lực cho KCN

Trong bối cảnh biến động về lực lượng lao động, tình trạng người lao động bỏ việc diễn ra khá phức tạp tại các doanh nghiệp KCN Trước tình hình đó, một số nghiên cứu công bố về việc bảm đảm, duy trì NNL cho các KCN

Nghiên cứu của Đỗ Tuấn Sơn về “Bảo đảm lực lượng lao động cho các khu CN tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025” Trong nghiên cứu này tác giả quan niệm “bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN là việc nhà nước, doanh nghiệp sử dụng sử dụng các giải pháp tác động lên cung lực lượng lao động - cầu lực lượng lao động KCN để các doanh nghiệp trong KCN có đủ lao động cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định” ( Đỗ Tuấn Sơn, 2017 Tr.45) “Tác giả chỉ rõ nội hàm của khái niệm đảm bảo là bảo đảm về số lượng lao động, bảo đảm về cơ cấu lao động và đảm bảo về chất lượng lao động Tác giả cũng chỉ rõ đối tượng được bảo đảm,

Trang 22

chủ thể bảo đảm và thời gian hay tiến độ bảo đảm lực lượng lao động cho các KCN” (Đỗ Tuấn Sơn, 2017, Tr 48-49)

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương (2016) chỉ ra ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến duy trì NNL trong các doanh nghiệp KCN tại TP Hồ Chí Minh là Quan hệ lãnh đạo, Ưu đãi và khen thưởng, MT làm việc Theo tác giả, “một doanh nghiệp trong KCN có môi trường làm việc tốt, hoặc có chính sách ưu đãi khen thưởng tốt, hoặc quan hệ lãnh đạo tốt hoặc hai hoặc cả ba yếu tố trên đều làm gia tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp Hay nói cách khác, một doanh nghiệp trong KCN làm tốt được các yếu tố trên đây sẽ duy trì tốt NNL của doanh nghiệp đó” (Huỳnh Thị Thu Sương,2016) Tác giả cũng chỉ ra, “trong các yếu tố có ảnh hưởng đến duy trì NNL trong các doanh nghiệp KCN, thì yếu tố môi trường làm việc có tác động mạnh nhất, kế đến là yếu tố ưu đãi khen thưởng và thứ ba là quan hệ lãnh đạo”

1.1.4 Nhận xét chung về các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra Tại các công trình đã được công bố hoặc là có liên quan đến PTNL cho các KCN, KCX hoặc nghiên cứu về PTNL trong quá trình phát triển KT-XH hoặc cho một ngành, một loại hình DN Tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung làm rõ sự phát triển KKT, KCN, phát triển DN, phát triển KT XH đặt ra các yêu cầu về quy mô, cơ cấu và chất lượng NL như thế nào? Và làm thế nào để đảm bảo cơ cấu số lượng và chất lượng NL để các doanh nghiệp, các KCN phát triển hiệu quả Nói cách khác các nghiên cứu đã có chủ yếu chỉ coi NL như là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tại KCN hiện nay Khía cạnh ngược lại là ảnh hưởng của KKT, KCN đến việc PTNL hầu như chưa đề cập đến một cách toàn diện, hoặc có đề cập đến nhưng chỉ là những nhận xét về thu hút người lao động vào làm việc tại KCN, tạo công ăn việc làm nói chung Trong khi đó, mục tiêu phát triển các KCN không chỉ là đẩy mạnh SX, tạo ra nhiều sản phẩm, mà còn là phát triển về quy mô, thay đổi về cơ cấu, nâng cao chất lượng nhân lực; phải mang lại lợi ích, nâng cao trình độ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ và bản thân người lao động Điều này hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, ngoại trừ một số ý tưởng như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng có đề cập “Phát triển KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm… KCN là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế Do đó, đóng góp rất lớn vào đào tạo NNL để hình thành đội ngũ lao động của nền CN hiện đại” (Nguyễn Hữu Dũng, 2008) Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Dũng cũng mới chỉ đề cập một cách rất khái

Trang 23

quát về vai trò của KCN đến sự phát triển lực lượng lao động xã hội (ngành công nghiệp) Việc luận giải có căn cứ kế hoạch về chủ đề này hầu như vẫn còn bỏ ngỏ

Vấn đề đặt ra là vì sao phát triển KCN lại tác động đến sự phát triển quy mô, cơ cấu và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp? Tác động đó được thực hiện như thế nào? Bằng cách nào? Những xu hướng nào sẽ diễn ra trong quá trình biến đổi lực lượng lao động và cách giải quyết ra sao? Những biểu hiện hay chỉ tiêu nào để đánh giá vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp? Và thực hiện được vai trò đó thì cần thiết phải có những điều kiện gì?

Từ đó, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong nghiên cứu này là:

Thứ nhất, hiểu như thế nào về vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp? Vì sao KCN có vai trò đối với sự PTNL ngành công nghiệp? Sự PTNL ngành công nghiệp dưới tác động của phát triển KCN sẽ diễn ra theo những xu hướng nào? Vai trò đó được thực hiện như thế nào và những tiêu chí nào đánh giá vai trò đó? Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò K CN đối với PTNL ngành công nghiệp nói chung, trên phạm vi một tỉnh, Thành phố nói riêng?

Thứ hai, thực trạng vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp tại một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH, nhất là ở TP Hải Phòng hiện nay như thế nào? Những vấn đề gì đang đặt ra đối với KCN trong PTNL ngành công nghiệp tại thành phố đó? Những thành tựu, hạn chế nào và nguyên nhân của những hạn chế vai trò KCN trong PTNL công nghiệp tại một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH là gì?

Thứ ba, phương hướng và đề xuất giải pháp nào để nâng cao vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới?

1.2 Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, khung nghiên cứu của luận án Khung nghiên cứu của luận án cho thấy:

i) Các nhân tố ảnh hưởng với tư cách là các nguồn lực đầu vào tác động đến vai trò KCN đối với PTNL ngành công nghiệp Các nhân tố này bao gồm: Một là, môi trường luật pháp và cơ chế chính sách phát triển kKCN như chính sách ngành nghề; chính sách đào tạo; chính sách tiền lương đối với người lao động,…; Hai là, tổ chức quản lý của nhà nước TU và chính quyền ĐP về công tác quy hoạch KCN, quy hoạch ngành nghề; quy hoạch CSHT kỹ thuật và hạ tầng xã hội; kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong thực hiện CS và quy hoạch phát triển; Ba là, kế hoạch và tổ chức thực hiện PTNL của các DN trong KCN; Tư là, sự tham gia của các tổ chức XH - nghề nghiệp vào PTNL ngành

Trang 24

CN; Cuối cùng, năng lực tự thân của người lao động trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và tác phong công nghiệp

ii) Về vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp như là biến phụ thuộc phản ánh kết quả đầu ra Nó làm rõ KCN đã đóng góp vào việc tăng số lượng (quy mô) và nâng cao chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp

iii) Về các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá vai trò KCN với sự phát triển về quy mô số lượng và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp và các tác động KT-XH khác

Thứ hai, cơ sở lý thuyết của luận án dựa vào quan điểm kinh tế chính trị, luận án kết hợp lý thuyết về tổ chức phát triển công nghiệp và lý thuyết PTNL để nghiên cứu sự biến đổi nhân lực trong KCN tác động đến sự PTNL ngành công nghiệp

Thứ ba, phương pháp luận của luận án:

Phương pháp luận là dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống của KH KT chính trị: Luận án xem xét vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp bằng tư duy biện chứng và lịch sử cụ thể, chỉ rõ sự phát triển KCN tác động đến sự PTNL ngành công nghiệp, đồng thời sự PTNL của ngành công nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các KCN phát triển trên địa bàn

Thứ tư, phương pháp tiếp cận

+ Tiếp cận thực nghiệm: Để nghiên cứu vai trò của khu công nghiệp đối với PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh ven bển vùng ĐBSH, luận án tiến hành xây dựng khung

Trang 25

nghiên cứu Trên cơ sở đó, luận án tiến hành điều tra và khảo sát thu thập các thông tin về tài liệu thứ cấp tại địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH và tài liệu sơ cấp tại TP Hải Phòng để phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của khu công nghiệp trong PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh hiện nay

+Tiếp cận hệ thống: Theo cách này, đề tài trước làm rõ môi trường KT - XH của sự PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSH; xác định yếu tố tác động đến vai trò KCN trong PTNL ngành CN các tỉnh ven biển vùng ĐBSH; phân tích thực trạng tình hình biến đổi về cơ cấu số lượng và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp dưới tác động của KCN; những thành tựu và hạn chế trong PTNL ngành công nghiệp hiện tại và nguyên nhân những hạn chế; từ đó đề xuất lên quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp các tỉnh ven biển vùng ĐBSH

+ Tiếp cận liên ngành: Sự PTNL ngành công nghiệp trong điều kiện phát triển KCN không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngành công nghiệp mà còn chịu sự tác động của nhiều ngành khác, nhất là sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển của giáo dục và đào taok, sự quan tâm của các doanh nghiệp, của các cấp chính quyền địa phương Chính vì thế, việc nghiên cứu vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp cần được tiếp cận theo hướng liên ngành, phân tích sự phối hợp trong tổ chức thực hiện triển khai hoạt động các cơ quan quản lý của chính quyền địa phương, các ngành các cấp, các doanh nghiệp, và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng NNL trên địa bàn nghiên cứu Cách tiếp cận này giúp đề tài có cái nhìn tổng thể với chủ đề nghiên cứu

Thư năm, phương pháp thu thập dữ liệu i) Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp của đề tài luận án được thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan được công bố rộng rãi từ các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học, các trường đại học Những tài liệu phục vụ cho xây dựng khung lý thuyết cho chủ đề nghiên cứu

Luận án tiến hành thu thập các báo cáo của địa phương tại các tỉnh, thành phố nghiên cứu như các báo cáo của Ban quản lý các KKT, báo cáo của sở Công thương, Sở lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê và sở ngành có liên quan Trên cơ sở đó, luận án xây dựng bộ dữ liệu về KCN, LĐ trong KCN và ngành công nghiệp của các tỉnh TP nghiên cứu

Bộ dữ liệu này phản ánh: a) Quy mô lao động, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kỹ thuật của LĐ, trình độ văn hóa và chuyên môn của đội ngũ công nghiệp ngành công nghiệp b) Dữ liệu về tổ chức đào tạo lao động công nghiệp từ các cơ sở đào tạo, dạy

Trang 26

nghề của TP và của các doanh nghiệp KCN; c) Dữ liệu về đóng góp của các KCN với sự PTNL ngành công nghiệp của các tỉnh TP nghiên cứu

ii) TN thông tin tài liệu sơ cấp; Việc thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua hệ thống bảng hỏi

a)XD bảng hỏi

Luận án thiết kế bốn loại bảng hỏi: bảng hỏi đối với người lao động (M1); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp trong KCN (M2); bảng hỏi đối với cán bộ QLNN và các nhà nghiên cứu (M3); Bảng hỏi đối với các cơ sở đào tạo (M4)

- Bảng hỏi đối với người LĐ: Bảng hỏi đối với người lao động được thiết kế nhằm hai mục tiêu: i) Thu thập được những dữ liêu cơ bản về người lao động như tuổi tác, nam nữ, độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật; tình hình thu, nhập và đời sống của người lao động; ii) những ý kiến cảm nhận của người lao động về sự PTNL của ngành nghề họ đang làm việc, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong PTNL; những yêu cầu và nguyện vọng của người lao động về thu nhập, việc làm và sự phát triển của bản thân

-Bảng hỏi đối với các chủ doanh nghiệp Bảng hỏi đối với các chủ doanh nghiệp nhằm thu thập các dữ liệu tổng hợp về quy mô, cơ cấu và trình độ người lao động; tình hình thu nhập đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp điều tra Bảng hỏi nay cũng thu thập được những dữ liệu đánh giá cảm nhận của chủ doanh nghiệp về sự phát triển đội ngũ công nhân lao động; những mặt mạnh và yếu trong PTNL hiện nay; nguyên nhân của những mặt còn tồn tại, những quan điểm, phương hướng ưu tiên PTNL và những giải pháp chủ chốt nhằm PTNL ngành công nghiệp thời gian tới

- Bảng hỏi đối với bộ phiếu dành cho cán bộ QLNN: Đề tài hướng đến nhóm đối tượng đang đảm nhiệm các chức vụ quản lý tại ban quản lý KKT và các cán bộ quản lý ở cấp TP và cấp huyện Các thông tin thu thập trong bảng hỏi này nhằm thu thập được đánh giá cảm nhận của các đối tượng có liên quan về sự PTNL ngành công nghiệp cũng như môi trường luật pháp, cơ chế chính sách của nhà nước, về tổ chức quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và khả năng của công nhân trong việc thích ứng với ngành nghề và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp

- Bảng hỏi đối với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhân lực như các trường đại học, cao đẳng,, trung học, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn hai tỉnh, Thành phố Bảng hỏi này thu thập tình hình đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo;

Trang 27

cảm nhận về mức độ đáp yêu cầu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp KCN; những thuận lợi, khó khăn và những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo

b) Kỹ thuật thiết kế bảng hỏi

- Căn cứ vào giáo trình Điều tra XHH của Trần Thị Kim Thu (2012) khi thiết kế bảng hỏi này tác giả xây dựng trình tự câu hỏi đi theo từng nhóm câu hỏi:

Nhóm thứ nhất: câu hỏi lọc nhằm giúp tác giả xác định nhóm điều tra theo tuổi, giới tính, ngành nghề, nơi làm việc của lao động

Nhóm thứ hai: câu hỏi sự kiện, nhóm câu hỏi này nhằm giúp tác giả thu nhận những thông tin cụ thể, nội dung cụ thể như trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thu nhập, các khoản chi tiêu của lao động ở những năm 2011-2018,…

Nhóm câu hỏi thứ ba: câu hỏi đóng, các câu hỏi này giúp cho tác giả có được các nhận định cụ thể nhóm đối tượng được điều tra về quy mô, cơ cấu, trình độ và các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi về quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

Nhóm câu hỏi thứ tư: câu hỏi mở, các câu hỏi này đễ xem xét thái độ, phản ứng của đối tượng được trả lời đối về quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

c) Cấu trúc bảng hỏi:

Đối với phiếu điều tra người lao động, bảng hỏi được chia thành 3 phần chính: Phần thứ nhất là các thông tin chung về người lao động Ở phần này, các câu hỏi tập trung thu thập những thông tin cơ bản như tên, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động, Phần thứ hai là: Các thông tin liên quan đến tình hình tham gia vào các khóa đào tạo trước và sau khi vào làm việc tại KCN, ảnh hưởng của nó đến thu nhập đời sống của người lao động; Phần thứ ba là: Nhóm câu hỏi dành cho đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về nhận định của người lao động về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt trong đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về việc làm, về sự đòi hỏi phẩm chất cần thiết của ngành nghề, những điều kiện làm việc, cũng như những mong muốn của người lao động về việc làm, thu nhập, sự tiến bộ của họ trong giai đoạn sắp tới

Đối với phiếu điều tra của chủ doanh nghiệp tại KCN, bảng hỏi chia thành ba phần: Phần thứ nhất là: Thu thập những thông tin cơ bản của chủ doanh nghiệp trả lời phỏng vấn như: họ tên, giới tính, tên doanh nghiệp;… Phần thứ hai là: Thông tin về tuyển dụng, đào tạo, bỗi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động trong doanh nghiệp, về tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp;

Trang 28

Phần thứ ba là: Những thông tin liên quan đến đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với tình trạng biến đổi KT, XH ở khu vực công nghiệp, những đánh giá về thực trạng biến đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động hiện nay; về các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tiếp cận tốt hơn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như quan điểm của họ đối với phương thức hỗ trợ người lao động trong việc đáp ứng các nhu cầu về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm tới

Đối với phiếu điều tra cán bộ quản lý, thì bảng hỏi được thiết kế với hai hợp phần chính: Phần thứ nhất là: Thu thập những thông tin cơ bản của đối tượng cán bộ quản lý trả lời phỏng vấn như: họ tên, giới tính, đơn vị công tác Phần thứ hai là: Những thông tin liên quan đến đánh giá của cán bô quản lý đối với tình trạng biến đổi KT, XH ở khu vực công nghiệp, những đánh giá về thực trạng biến đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động ngành công nghiệp hiện nay; về các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tiếp cận tốt hơn tới hoạt động xản xuất của doanh nghiệp cũng như quan điểm của họ đối với việc hoàn thiện môi trường pháp chính sách, tổ chức quản lý, … đối với ngành công nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm tới

Đối với phiếu thu thập thông tin từ cơ sở đào tạo, bảng hỏi gồm hai phần chính Phần thứ hai là: Thu thập những thông tin cơ bản của đối tượng lãnh đạo cơ sở đào tạo như: họ tên, giới tính, cơ sở đào tạo; đội ngũ cán bộ giáo viên; tình hình đào tạo bồi dưỡng người lao động trong những năm 2013-2018 Phần thứ hai là: Những thông tin liên quan đến đánh giá của lãnh đạo cơ sở đào tạo về mức độ đáp ứng nhu cầu chất lượng đao tạo, thuận lợi và khó khăn của quá trình đào tạo và những khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu XH (KCN)

d) Thang đo Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, trong các bảng hỏi, luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm Việc nhận xét khi sử dụng giá trị bình quân để đánh giá đối với từng yếu tố tác giả quy ước:

Bảng 1.1 Thang đánh giá Likert

Trang 29

Thứ sáu, chọn mẫu điều tra Số liệu sơ cấp của đề tài thực hiện năm 2017 với việc điều tra, phỏng vấn 3 nhóm đối tượng sau đây:

- i) Điều tra phỏng vấn người lao động, tác giả đã phát ra 350 phiếu điều tra tại 100 doanh nghiệp trong KCN Tổng số phiếu thu về 316 phiếu (M1)

- ii) Điều tra phỏng vấn, cán bộ quản lý doanh nghiệp: tác giả phát ra 200 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý của 100 doanh nghiệp Kết quả thu về 102 phiếu cán bộ quản lý doanh nghiệp (M2)

iii) Điều tra phỏng vấn cán bộ QLNN và các nhà khoa học: Đã phát ra 120 phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và chuyên viên QLNN về phát triển KCN các cấp TP, BQL KKT, các sở, huyện và các nhà khoa học và thu về được 104 (M3)

iv) Năm 2020, đề tài đã phỏng vấn 5 cơ sở đào tọa nguồn nhân lực (M4) Tổng hợp phiếu điều tra được thu thập tại TP Hải Phòng là 316 M1+ 102 M2+ 104M3+ 5 M4= 527 phiếu các loại

Thứ bảy, phương pháp xử lý dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu thu thập được từ số liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng công cụ exell và phương pháp thống kê mô tả qua các công thức, bảng biểu, mô hình, đồ thị để tính toán, so sánh, phân tích tình hình biến đổi quy mô, cơ cấu chất lượng nhân lực theo thời gian nghiên cứu, tình hình đào tạo, bỗi dưỡng, nâng cao trình của độ đội ngũ lao động, đồng thời tiến hành đánh giá các nhận định của công nhân và các đối tượng quản lý về việc thực thi các chính sách hiện hành có tác động đến biến đổi nhân lực ngành công nghiệp các tỉnh ven biển vùng ĐBSH

Trang 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở luận giả về sự cần thiết của nghiên cứu chủ đề „Vai trò của KCN đối với PTNL ngành công nghiệp - Nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển ĐBSH” ở phần mở đầu, nội dung chương này của luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề, chỉ ra khoảng trống để lựa chọn nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở đó, luận án trình bày rõ phương pháp nghiên cứu trong đề tài, đặc biệt luận giải rõ ý tưởng thiết kế 4 mẫu phiếu điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp để tổ chức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án

Trang 31

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PTNL NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

2.1 Khu công nghiệp và sự phát triển nhân lực khu công nghiệp 2.1.1.Khu công nghiệp và vai trò của nó đối với sự triển kinh tế xã hội 2.1.1.1 Khu công nghiệp: Khái niệm và đặc điểm

CNH, HĐH để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển từ nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp là chung tại các quốc gia toàn thế giới Để thực hiện mục tiêu này, mỗi quốc gia cần xác định và định hướng giải quyết thực hiện CNH, HĐH riêng biệt vào điều kiện và hoàn cảnh quốc gia cụ thể Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ở vào giai đoạn toàn cầu hoá và hậu CN và nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những thành tựu phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ (KHCN) Cách mạng CN 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá của công nghệ số, máy và khoa học dữ liệu là tập hợp các công nghệ thông minh như: Công nghệ: thông tin, sinh học, nano, vật liệu mới, tự động hóa, người máy thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ in 3D…để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất Mỗi sản phẩm được sản xuất ra thương trường không còn là sản phẩm riêng mỗi nước Nó là sự kết tinh chung của những giá trị mang tính nhân loại Do vậy, cần triệt để khai thác các liên kết kinh tế và chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế Đó vừa là những cơ hội to lớn, nhưng vừa là thách thức cho các nước đang phát triển

Để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, mỗi nước có con đường phát triển khác nhau, song việc phát triển các KCN là một phương châm trọng yếu để đưa sự nghiệp CNH, HĐH đến thành công

Trên thế giới loại hình KCN đã phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ Anh, Mỹ cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,… và vẫn được các quốc gia học tập và thừa kế kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH Căn cứ tình hình cụ thể từng quốc gia mà việc tổ chức KCN có cách thức hoạt động kinh tế không giống nhau và mang nhiều tên gọi đa dạng, nhưng đều mang thuộc tính riêng của KCN

Có nhiều khai niệm về KCN Có thể nêu lên một số khái niệm như sau

Trang 32

Theo Michael T.Peddle thì “Một kKCN là một vùng đất rộng, được chia nhỏ và phát triển để sử dụng cho một vài công ty ở cùng một thời điểm, phân biệt bởi CSHT có thể được chia sẻ của nó và rất gần với các công ty đó” (Michael T Peddle, 1990)

Theo P.C Alexander, “KCN là một nhóm các nhà máy xây dựng trên một phạm vi kinh tế trong công trường phù hợp có các tiện ích gồm nước, giao thông, điện, hơi, ngân hàng, bưu điện, căng tin, dịch vụ bảo vệ và sơ cấp cứu với sự sắp xếp đặc biệt về hướng dẫn kỹ thuật tiện ích dịch vụ chung” (Alexander PC, 1963)

Tổ chức UN cho rằng “KCN là một cụm các doanh nghiệp được cung cấp khu đất phát triển, nhà xưởng xây sẵn và có cung ứng các dịch vụ, tiện ích tới khách hàng trong khu”(United Nations, 1966)

Tổ chức UNIDO cho rằng, “KCN là cụm các doanh nghiệp được cung cấp các nhà xưởng tiêu chuẩn dựng sẵn theo nhu cầu và đa dạng các dịch vụ và tiện ích tới khách hàng trong khu” (United Nations Industrial Development Organisation, 1967)

Greg Landry đưa ra một khái niệm chi tiết hơn, “KCN là một vùng công nghiệp được sắp xếp theo một kế hoạch hoàn chỉnh mà được thiết kế nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động công nghiệp và các hoạt động của cộng đồng dân cư ở đó Bản kế hoạch cần phải thiết kế đường cho các phương tiện vận tải và các phương tiện giao thông khác, khoảng lùi, kích thước lô đất nhỏ nhất, tỉ lệ sử dụng đất thấp nhất, xây dựng kiến trúc, yêu cầu cảnh quan, và các yêu cầu sử dụng cụ thể, tất cả đều nhằm thúc đẩy sự mở cửa và sự hòa nhập giữa các hoạt động công nghiệp và cộng đồng xung quanh KCN cần có một kích cỡ hợp lý và khu vực phù hợp để bảo vệ các vùng xung quanh Việc quản lý được thu phí để duy trì bảo dưỡng CSHT cũng như bảo vệ sự đầu tư của nhà đầu tư và các khách hàng” (Greg Landry, 1997)

Ở nước ta, định nghĩa về KCN được nêu trong một loạt các nghiên cứu của các nhà khoa Khái niệm về KCN trình bày tại các công trình nghiên cứu như Mai Ngọc Cường (1993), Trần Huy Năng (1994), Lê Tuyển Cử (2003), Đoàn Duy Khang (2003), Trần Ngọc Hưng (2006), Vũ Thành Hưởng (2010), Đan Đức Hiệp (2012), Đỗ Tuấn Sơn (2017) Theo đà phát triển của KCN và các tổ chức sản xuất công nghiệp công tác QLNN về KCN cũng dần hoàn thiện

“KCN ban đầu được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống” (tại Quy chế Khu CN ban hành tại Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ)

Trang 33

Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN; KCX và KKT thì khái niệm KCN như sau:

“ KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ

“Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định” của Chính phủ

“KCN, khu chế xuất được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể”

“KKT là khu vực có không gian kĩ thuật riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ

”KhKT bao gồm các khu chức năng: Khu bảo thuế, khu phi thuế quan, kKCN, khu chế xuất, khu du lịch, khu giải trí, khu dân cư, khu đô thị, khu hành chính”

“KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ

“KKT, kKT cửa khẩu được gọi chung là KKT, trừ trường hợp quy định cụ thể” Như vậy hiện nay ở nước ta có hai khái niệm là KCN và KKT

Như vậy, “KCN là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể Đó là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định Trong KCN có thể có KCX hoặc các DN chế xuất KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khung pháp lý riêng” (Đan Đức Hiệp, 2012)

Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau người ta phân chia KCN thành những loại hình khác nhau “Căn cứ vào tính chất ngành nghề người ta chia thành KCN chuyên ngành, hoặc KCN đa ngành, hoặc KCN sinh thái; Căn cứ vào quy mô người ta chia thành KCN lớn, hoặc KCN vừa, hoặc KCN nhỏ Căn cứ theo đối tượng quản lý người ta chia thành KCN tập trung, hoặc KCN CNC Căn cứ theo chủ thể quản lý người ta chia thành KCN do Chính phủ quản lý hoặc KCN do chính quyền” (cấp tỉnh) ĐP quản lý Đỗ Tuấn Sơn (2017)

Trang 34

Tuy nhiên, dù được phân loại theo tiêu chí nào thì KCN đều một số điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về chức năng, KCN là khu vực sản xuất công nghiệp (SXCN) và thực hiện dịch vụ cho SXCN

Thứ hai, về không gian địa lý, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống Các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hàng rào KCN để phân biệt với khu vực xung quanh Mọi hoạt động SX kinh doanh của KCN diễn ra bên trong hàng rào và được điều chỉnh bởi các quy định của Chính phủ Các KCN thường nằm ở các vị trí địa lý thuận lợi đặc biệt là về giao thông để thuận lợi vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa cũng như hoạt động XK, nhập khẩu của DN KCN

Thứ ba, về thẩm quyền thành lập, các KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ, theo định hướng và quy hoạch phát triển của Chính phủ

Thứ tư, về thị trường, hàng hóa của KCN có thể được tiêu thụ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu (Đỗ Tuấn Sơn, 2017)

2.1.1.2 Sự cần thiết của khu CN đối với sự PT KT XH

Phát triển KCN là từng bước đưa sự phát triển của một nước tham gia quá trình phân công lao động quốc tế hướng tập trung và chuyên môn Phương thức cho phép khai thác tối ưu tài nguyên và nguồn lực con người, sử dụng vốn, KHCN vv của thế giới vào các lĩnh vực của đời sống xã hội

Thực tiễn cho thấy, “trong quá trình sản xuất KCN tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả những thành tựu của KHCN Chỉ ở KCN, các nhà đầu tư mới hưởng một số chính sách ưu đãi, có đủ điều kiện để phát huy mọi lợi thế Nhà đầu tư là người biết cần sản xuất hàng hóa nào, bày bán ở đâu, sản xuất chúng ra sao vv So với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở ngoài KCN, việc tiếp nhận những thành tựu KHCN trong KCN có nhiều lợi thế hơn hẳn Nhờ đó, KCN sẽ tạo ra nhiều SP XK, chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu tạo thế đứng vững mạnh cho nền kinh tế” (Mai Ngọc Cường, 1993)

Như vậy, xét trên mọi khía cạnh, KCN đang ngày càng tỏ ưu thế không thể thay thế trên con đường CNH, HĐH Trước hết KCN đã tạo ra một lượng hàng hoá XK lớn có giá trị kinh tế cao Góp phần giải quyết được công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, lao động phổ thông ở các vùng nông thôn Nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đời sống nhân dân, ổn định đời sống KT-XH

Trang 35

Sau nữa, KCN còn là nơi đẩy nhanh cơ cấu và định hướng phân công lao động phạm vi toàn xã hội, tạo nguồn lực cho tiếp thu công nghệ khoa học, phù hợp hội nhập và phát triển quốc tế, khai thác hiệu quả tiềm năng: Đất đai, nguyên liệu con người, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế

Ngoài ra, một hệ thống kết cấu hạ tầng mới cả về KT-XH đã nhanh chóng được hình thành thông qua phát triển KCN Hệ thống cơ sở hạ tầng về KT-KT sẽ thúc đẩy TT KT, nâng cao năng suất, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội Cùng với quá trình phát triển KCN đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao Từ đó có thể khẳng định, cái mà chúng ta được nhiều hơn đó là một thế hệ người lao động năng động, bản lĩnh và rất sáng tạo Họ chính là lực lượng tiên phong trong việc phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, áp dụng phương thức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế

Sự cần thiết của phát triển KCN được thể hiện qua việc làm thoả mãn hài hoà các mục tiêu của nhà đầu tư và các nước XD KCN

Thứ nhất, mục tiêu của nhà đầu tư

i) Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất Việc thu được tối đa lợi nhuận và đầu tư với chi phí thấp nhất là mục tiêu chính của các nhà đầu tư, do vậy điều đang được họ quan tâm đó là đầu tư vào KCN với CSHT sẵn có và những ưu đãi của Nhà nước hơn so với đầu tư ngoài KCN

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các quốc gia đang phát triển để tận dụng các yếu tố sản xuất như: nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và liền kề thị trường tiêu thụ sản phẩm Đó chính là nhân tố chính thúc đẩy các công ty đa quốc gia quyết định chuyển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển Ngoài ra, do giá đất ngày càng tăng, các ngành dùng nhiều nguyên liệu, công nghệ tiêu chuẩn hoá không đòi hỏi trình độ CNC không còn hiệu quả tại các nước tư bản phát triển, do sự tăng lên của các khoản phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài, làm giảm cạnh tranh trên thị trường thế giới

Một điểm đặc biệt nữa là KCN được bố trí ở những vị trí đặc biệt, nằm gần các tuyến giao thông quốc tế, do vậy hàng hoá sản xuất tại đây sẽ nhanh chóng được đưa vào lưu thông, giảm chi phí vận chuyển và bảo quản

ii) Việc sản xuất hàng hoá ở KCN có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường thế giới tại khu vực vào những thời điểm cần thiết

Trang 36

iii) Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài Khi xây dựng KCN, nước chủ nhà đã quy hoạch phát triển tổng thể về KT-XH KCN được XD tại những địa điểm thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu cũng như thị trường tiêu thụ SP hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành các khu vực phát triển đô thị, dân cư sau này Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài một mặt tạo cơ sở để xâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn chưa được khai thác của các nước đang phát triển Mặt khác, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng chiến lược phát triển lâu dài Đầu tư của các nước phương tây, vào Trung Quốc là hình mẫu của xu thế đó

iv) Các chủ đầu tư có điều kiện thay đổi được công nghệ mới, chuyển các công nghệ cũ sang các nước đang phát triển, tránh được áp lực về bảo vệ môi trường tại các nước chủ đầu tư Tại các nước phát triển cao có yêu cầu rất nghiêm ngặt về chống ô nhiễm môi trường, không ít nhà máy đã phải đóng cửa vì không đổi mới được công nghệ Còn các nước đang phát triển thì vì lợi ích trước mắt mà trong thời gian đầu của quá trình CNH, HĐH vẫn có thể chấp nhận những công nghệ này

Với CSHT kỹ thuật-XH sẵn có, “nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được ngay nhà máy, xí nghiệp của mình, tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc, đáp ứng kịp thời cơ hội đầu tư của mình Trong khi đó nếu đầu tư ở ngoài KCN, nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, mất thời gian và tốn kém trong việc chờ đợi các đầu nối kỹ thuật cho SX như: điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, giao thông” (Lê Xuân Bá, 2007)

Đặc biệt với nước ngoài, khi đầu tư các dự án có CNC, đòi hỏi chất lượng điện, nước, vv ở mức độ cao thì khi đầu tư ở bên ngoài KCN khó đáp ứng được tại Việt Nam (điện, nước chập chờn, lúc có, lúc mất, tần số điện không ổn định ) Điều này lý giải, hầu hết các dự án SXCN có VĐT nước ngoài đều đầu tư trong KCN

“Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ trong KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hoá cho sản xuất, thủ tục hải quan, thuế, tuyển dụng lao động vv Trong khi đó, các DN CN ở ngoài KCN rất vất vả khi phải giải quyết các vấn đề nêu trên”

Thứ hai, mục tiêu của các nước XD KCN

Phân tích từ giác độ vĩ mô, có thể nói tóm lược mục tiêu của các nước xây dựng KCN như sau:

Trang 37

i) Thu hút VĐT, tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH của đất nước, đa dạng hoá nguồn VĐT phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra MT hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

“KCN là nơi được đầu tư CSHT hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Các KCN đã tạo ra một MT đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài với các CS ưu đãi và cơ chế quản lý thống nhất; hơn nữa việc phát triển các KCN còn giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang PT đối với các tập đoàn, các công ty đa quốc gia Do vậy, KCN làm việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; thu hút nguồn VĐT trong nước và VĐT trực tiếp từ nước ngoài VĐT trực tiếp từ nước ngoài giúp các quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy TT KT Mặt khác nguồn VĐT trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của nguồn vốn trong nước” (Đan Đức Hiệp, 2012)

ii) Góp phần TT KT, đẩy mạnh XK, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách Việc thu hút nguồn vốn lớn vào KCN sẽ tạo ra năng lực sản xuất, tạo động lực đáp ứng tiêu dùng trong nước và XK, chuyển dịch KT và thúc đẩy phát triển CNH, HĐH

“Sự phát triển các KCN tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH hướng về xuất khẩu Hàng hóa sản xuất ra từ KCN có tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐP và các nước Khi các KCN bắt đầu hoạt động, nguồn thu ngoại tệ từ các KCN chưa thực sự đảm bảo nhưng cái lợi thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ Khi các DN đi vào ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắt đầu tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, hình thức xuất khẩu thông qua cung ứng NVL tại các DN trong nước ở các DN chế xuất được hoạt động trong KCN và một số DN gia công một số đơn lẻ chi tiết, phụ tùng, một số công đoạn góp phần vào quá trình nội địa hóa cơ cấu giá trị SP DN Ngoài ra, các KCN cũng đóng góp chung vào nguồn thu quốc gia và góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách các ĐP” (Lê Quốc Hội, 2012)

iii) Tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu lao động và PT NNL Trong khi tại nước đang phát triển dư thừa NNL thì tình trạng rất khan hiếm nguồn lao động và giá nhân công quá cao ở các nước tư bản đặt các nước này trước việc sự lựa chọn sử dụng lao động dồi dào rẻ ở các nước đang phát triển

Trang 38

“Xây dựng và phát triển KCN sẽ thu hút một lượng lớn lao động và đã có tác động tích cực với việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp của cộng đồng dân cư đồng thời thúc đẩy làm giảm các tệ nạn xã hội Phát triển KCN góp phần trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ lao động và hàm lượng chất xám cao Quan hệ cung cầu lao động diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và tích cực học tập, nâng cao trình độ nghề nghiệp Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc ĐT nguồn NL có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương sứng với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất và hình thành đội ngũ lao động của nền CN hiện đại thông qua việc XD các cơ sở ĐT nghề, liên kết gắn ĐT nghề với giải quyết việc làm giữa các DN KCN với nhà trường” (Lê Thanh Hà, 2009)

iv) Du nhập kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm quản lý các công ty tư bản nước ngoài và kích thích sự PT các ngành CN phụ trợ và DN trong nước

Để tránh lạc hậu về KT, quan trọng trong SX CN và tăng cường cạnh tranh XK trên thế giới, các quốc gia đang phát triển cần phát triển KH kỹ thuật, nâng cao quản lý kinh tế đất nước Xây dựng KCN thu hút VĐT nước ngoài, tạo điều kiện nhập khẩu:khoa học kỹ thuật, công nghệ từ các nước phát triển, học tập kinh nghiệm về quản lý kinh tế là biện pháp hữu hiệu mà nhiều nước từng dùng như Trung Quốc, Hàn Quốc vv

v) Thúc đẩy việc HĐH hệ thống kết cấu hạ tầng và hình thành đô thị mới Phát triển KCN là nhân tố thúc đẩy đô thị hoá và tác động tích cực trong việc CNH, HĐH NN, nông thôn Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi tỉnh, TP, vùng kinh tế và quốc gia là hạt nhân nhanh tốc độ đô thị hóa và HĐH kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các ĐP

Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN đảm bảo sự liên thông các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng XH phục vụ đời sống lao động và cư dân trong khu vực: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…;

“Mặt khác, KCN là hạt nhân trong chuỗi quy hoạch đô thị hình thành trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài KCN có chất lượng cao, gắn với hình thành các khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ và các khu phụ trợ Khác hẳn với các cụm công nghiệp và những cơ sở công nghiệp độc lập, khi những khu vực này phát triển thành đô thị thì lại phải tính di dời các cơ sở công nghiệp này ra khỏi đô thị mới,

Trang 39

vừa gây tốn kém cho XH vừa tạo sự khó khăn cho các cơ sở công nghiệp đó Thực tế hiện nay, một số ĐP như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An đang phải chi phí rất lớn về mặt tài chính để di dời các cơ sở công nghiệp trong TP, các đô thị lớn vào KCN ở tại ĐP” (Đan Đức Hiệp, 2012)

vi) Phát triển KCN gắn với bảo vệ môi trường sinh thái Do tập trung các cơ sở sản xuất có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ MT KCN là địa điểm tốt để di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, TP lớn, phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững

vii) Phát triển KCN là nơi thử nghiệm việc đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển KT-XH Để ban hành các chính sách KT mới, Nhà nước thường thử nghiệm các chính sách này ở KCN trên cơ sở đó mở rộng diện áp dụng cho nền kinh tế Thực tiễn cho thấy, thông qua thử nghiệm tại KCN, nhà nước tiến hành đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã hội đặc biệt là các chính sách về kinh tế đối ngoại Vì vậy, có thể nói rằng KCN luôn đi đầu trong việc phát triển chính sách kinh tế đối ngoại và thường thể hiện xu hướng của chính sách đối ngoại của toàn bộ nền kinh tế 2.1.2 Khái niệm và đặc điểm phát triển nhân lực khu công nghiệp

2.1.2.1 Nhân lực và nguồn nhân lực

người hoạt động Sức lực càng phát triển cùng với phát triển của cơ thể con người và ở một mức độ, con người đủ điều kiện tham gia quá trình lao động hay con người có sức lao động Nói đến NL là nói về người lao động, nói về lực lượng lao động Đó là những người ở một độ tuổi nhất định có thể vận dụng sức lực của mình, sức óc, sức

Cần phân biệt khái niệm về nhân lực với NNL Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, là khả năng lao động của toàn xã hội Nguồn lực con người được xem xét ở nhiều góc độ, cả vi mô và vĩ mô

Ở góc độ vĩ mô, NNL được nhìn nhận dưới hai khía cạnh Khía cạnh thứ nhất, nó là nguồn sức lao động cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển

một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất

Trang 40

lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền SX XH” (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh 2008, tr 13)

Khía cạnh thứ hai, có thể hiểu theo nghĩa, “NNL là tổng hợp các cá nhân con người cụ thể vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động sản xuất, thì NNL là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH được biểu hiện là số lượng

khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh 2008, tr 12)

Cũng theo cách hiểu đó, Nguyễn Tiệp cho rằng, “với tư cách là nguồn cung cấp sức LĐ cho XH Nguồn NL bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động” (Nguyễn Tiệp, 2005 tr.7) Đồng thời, với cách hiểu là khả năng làm việc của con người tại một thời điểm nhất định thì “NNL được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” (Nguyễn Tiệp, 2005 tr.7,8)

Dù theo cách hiểu như thế nào thì ở góc độ vĩ mô, NNL là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm tàng của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, cơ cấu và chất lượng của những người có đủ điều kiện tham gia vào nền SX XH

Ở góc độ vi mô (DN, tổ chức), các nhà KH đưa ra khái niệm về nhân lực và NNL “NNL doanh nghiệp là lực lượng lao động của từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanh nghiệp trả lương” (Bùi Văn Nhơn, 2006 tr 72)

“NNL của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực” (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân 2004; tr 8)

“NNL của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó có sức khoẻ và trình độ khác nhau, họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp” (Lê Thị Mỹ Linh, 2009; tr.11)

Như vậy, khái niệm NNL (hay nguồn lao động) ở tầm vĩ mô rộng hơn khải niệm về NNL ở tầm vi mô NNL tầm vĩ mô là tiềm năng lao động của XH trong hiện

Ngày đăng: 29/08/2024, 18:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Khung phân tích của luận án - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Hình 1. Khung phân tích của luận án (Trang 13)
Bảng 1.1. Thang đánh giá Likert - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 1.1. Thang đánh giá Likert (Trang 28)
Bảng 2.2. Cơ cấu LĐ của các khu CN tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2014 - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 2.2. Cơ cấu LĐ của các khu CN tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2014 (Trang 76)
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của LĐ tại các khu CN tỉnh Bình Dương - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của LĐ tại các khu CN tỉnh Bình Dương (Trang 77)
Bảng 3.1. Khái quát về các khu CN các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng đến - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.1. Khái quát về các khu CN các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng đến (Trang 81)
Bảng 3.2. Quy mô LĐ và tốc độ tăng quy mô LĐ của cac KCN Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.2. Quy mô LĐ và tốc độ tăng quy mô LĐ của cac KCN Hải Phòng (Trang 94)
Bảng 3.3. Tình hình dãn thải và thu hút LĐ bổ sung của các KKT, KCN Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.3. Tình hình dãn thải và thu hút LĐ bổ sung của các KKT, KCN Hải Phòng (Trang 95)
Bảng 3.5. Đóng góp của KCN vào đội ngũ lao động chuyên môn – kỹ thuật của - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.5. Đóng góp của KCN vào đội ngũ lao động chuyên môn – kỹ thuật của (Trang 97)
Bảng 3.7 sau cho thấy sự đóng góp của lao động KCN so với LĐ TP về giá  trị  xuất khẩu - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.7 sau cho thấy sự đóng góp của lao động KCN so với LĐ TP về giá trị xuất khẩu (Trang 99)
Bảng 3.8. TN của 316 người LĐ thuộc 100 DN năm 2016 - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.8. TN của 316 người LĐ thuộc 100 DN năm 2016 (Trang 100)
Bảng 3.10. TN bình quân của PT và của KCN - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.10. TN bình quân của PT và của KCN (Trang 102)
Bảng 3.12. Đánh giá vai trò KCN đối với sự PTNL ngành CN TP Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.12. Đánh giá vai trò KCN đối với sự PTNL ngành CN TP Hải Phòng (Trang 103)
Bảng 3.11. Đóng góp của KCN vào tỷ lệ tham gia BHXH trên địa bàn TP - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.11. Đóng góp của KCN vào tỷ lệ tham gia BHXH trên địa bàn TP (Trang 103)
Bảng 3.13. Tình hình dãn thải LĐ 2016-2018 - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.13. Tình hình dãn thải LĐ 2016-2018 (Trang 105)
Bảng 3.14. Tình hình chuyển chỗ làm việc - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.14. Tình hình chuyển chỗ làm việc (Trang 106)
Bảng 3.15. Cơ cấu LĐ theo ĐT trong các KCN Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.15. Cơ cấu LĐ theo ĐT trong các KCN Hải Phòng (Trang 106)
Bảng 3.16. Tỷ lệ LĐ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp các KCN Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.16. Tỷ lệ LĐ Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Sơ cấp các KCN Hải Phòng (Trang 107)
Bảng 3.17. Cơ cấu LĐ theo giới và theo hợp đồng trong KCN Hải Phòng 2015-2018 - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.17. Cơ cấu LĐ theo giới và theo hợp đồng trong KCN Hải Phòng 2015-2018 (Trang 107)
Bảng 3.19. Đánh giá tác động của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách đến - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.19. Đánh giá tác động của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách đến (Trang 110)
Bảng 3.20. Đánh giá mức độ tác động của QLNN đến PTNL - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.20. Đánh giá mức độ tác động của QLNN đến PTNL (Trang 112)
Bảng 3.21. Tình hình ĐT tại các DN trong các KCN Hải Phòng - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.21. Tình hình ĐT tại các DN trong các KCN Hải Phòng (Trang 114)
Bảng 3.22. Tình hình thuê nhà ở của người LĐ - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.22. Tình hình thuê nhà ở của người LĐ (Trang 115)
Bảng 3.23. Đánh giá hoạt động PTNL tại Doanh nghiệp - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.23. Đánh giá hoạt động PTNL tại Doanh nghiệp (Trang 117)
Bảng 3.25. Tình trạng hôn nhân của người LĐ - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.25. Tình trạng hôn nhân của người LĐ (Trang 119)
Bảng 3.24. Độ tưởi và hộ khẩu của người LĐ tại 50 DN điều tra - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.24. Độ tưởi và hộ khẩu của người LĐ tại 50 DN điều tra (Trang 119)
Bảng 3.27. Trình độ văn hoá của 316 người LĐ tại 102 DN - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.27. Trình độ văn hoá của 316 người LĐ tại 102 DN (Trang 120)
Bảng 3.26. Thâm niên làm việc tại KCN - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.26. Thâm niên làm việc tại KCN (Trang 120)
Bảng 3.28. Đóng góp của một LĐ tại các DN KCN điều tra   trên địa bàn TP Hải Phòng những năm 2014-2016 - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 3.28. Đóng góp của một LĐ tại các DN KCN điều tra trên địa bàn TP Hải Phòng những năm 2014-2016 (Trang 121)
Bảng 4.1. Nguyện vọng của người LĐ trong KCN - vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng
Bảng 4.1. Nguyện vọng của người LĐ trong KCN (Trang 137)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w