CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới
4.2.4. Tăng cường sự tham gia vào quá trình phát triển nhân lực của các tổ chức XH-nghề nghiệp
4.2.4.1. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn các tỉnh, TP.
Các ĐP cần thực thi điều tra, phân tích và tổng hợp cầu của nguồn NL theo chuyên môn ngành nghề của DN, kết nối với các trung tâm đào tạo (các trường đại học chính quy và dân lập, cao đẳng chuyên nghiệp và trung cấp đào tạo nghề) trong từng tỉnh để đào tạo và đáp ứng theo yêu cầu của DN; Làm tốt việc dự báo nhu cầu và phát hiện lao động của DN; Đổi mới khung chương trình đào tạo nghề theo yêu cầu của DN, không đào tạo cứng nhắc theo chương trình cố định…
Hiện nay, một mặt, xu hướng nhu cầu lao động của các DN trong KCN, KKT tăng nhanh, mặt khác, nguồn cung lao động cũng dồi dào do người LĐ cần việc làm cũng rất lớn. Vấn đề bức xúc là chất lượng lao động. Thực tiễn cho thấy, hiện nay các lớp đào tạo nghề phục vụ tìm kiếm việc làm tại chỗ cho người lao động, chưa thỏa mãn nhu cầu của DN. Cải thiện tình hình trên, các tỉnh thành, TP trực thuộc cần phối kết hợp với các DN tìm kiếm khả năng tuyển dụng; tổ chức XD kế hoạch và cập nhật thông tin biến động cung lao động, khai thác hiệu quả cao cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động; định hướng lao động học nghề DN cần, nói cách khác là tăng cường hoạt động liên kết giữa các cơ sở đào tạo với DN trong KCN thực hiện đào tạo theo nhu cầu XH.
Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15-12-2017 của Bộ LĐ-TB&XH quy định về việc liên kết tổ chức thực hiện nội dung ĐT: Nhà nước cần khích lệ các trung tâm đào tạo và DN liên kết để tổ chức đào tạo nhằm đáp ứng cầu XH; trong đó DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, XD chương trình, PT đội ngũ giảng viên DN, tổ chức tuyển sinh, tuyển dụng, tổ chức đào tạo tại DN, ký kết hợp đồng ĐT với người học...; khích lệ các TT giáo dục nghề nghiệp, các DN, tổ chức, cá nhân hợp tác để thực hiện và đánh giá công nhận kết quả đào tạo một số môn học đã được học (bao gồm cả ĐT từ xa, tự học có hướng dẫn). DN có thể tham gia giảng dạy đến 40% khối lượng chương trình ĐT. Với quy định này, các TT sẽ tập trung đào tạo theo học phần, mô đun có đảm bảo thực hành cơ bản, còn lại DN chịu trách nhiệm ĐT các mô đun kỹ năng nghề tại đơn vị cho học sinh, sinh viên. Với tinh thần coi DN là nơi sử dụng SP đào tạo và đánh giá chất lượng LĐ, các cơ sở đào tạo của các tỉnh cần chủ động liên kết với DN KCN hơn nữa để đào tạo NL.
Trước hết, “các TT đào tạo phối hợp với DN ở việc XD chương trình đào tạo chuẩn đầu ra, kết hợp sử dụng TT đào tạo của DN; đồng thời, sử dụng các chuyên gia
của DN để cùng nhà trường tham gia vào công tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Để đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của DN, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cần tăng cường phối hợp với DN trong việc XD chương trình ĐT, bằng cách tổ chức hội nghị mời các DN đánh giá chất lượng LĐ do nhà trường ĐT đang làm việc tại DN, tìm hiểu yêu cầu của DN đối với người LĐ về kiến thức chuyên môn, về kỹ năng nghề để có những điều chỉnh trong nội dung, chương trình ĐT cho phù hợp. Đồng thời mời chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của DN tham gia XD chương trình ĐT” (Nguyễn Thị Lê Trâm, 2019)
Thứ đến, các DN cũng cần tăng cường tạo điều kiện cho nhà trường gửi sinh viên đến thực tập và tiếp nhận những sinh viên đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ năng, kiến thức chuyên môn, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật LĐ... vào làm việc chính thức.
Vấn đề là ở chỗ, trong quá trình liên kết giữa DN và nhà trường, DN tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại và trải nghiệm ngay tại xưởng SX của công ty... Qua đó, giúp cho người học có năng lực, kỹ năng thực hành nghề tương ứng với trình độ ĐT, có sức khỏe, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong CN; tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường LĐ” (Phan Duy Khiêm, 2020)
Việc các DN hỗ trợ ĐT về thiết bị ĐT, cử cán bộ, kỹ thuật viên, thợ có tay nghề cao tham gia dạy học lý thuyết và thực hành ở trung tâm ĐT hoặc hợp đồng với trung tâm ĐT đặt ngay tại DN, sử dụng điều kiện vật chất, trang thiết bị tại DN để ĐT và cung cấp LĐ sau ĐT làm tại DN có ý nghĩa to lớn trong khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị, máy móc hiện đại tại các trường; giúp người học từng bước tiến gần tới công nghệ SX hiện đại của DN, đáp ứng được nhu cầu của DN ngay khi vào làm việc tại DN, giảm thiểu chi phí được ĐT lại của DN. Ngoài ra, tuy điều kiện mà DN cũng có thể hỗ trợ các suất học bổng cho HSSV có kết quả học tập tố tmà hoàn cảnh khó khăn...
Tóm lại, liên kết ĐT giữa nhà trường với DN KCN trong ĐT nguồn nân lực sẽ đem lại lợi ích cho các bên. Qua đó, nhà trường sẽ không quá chú trọng nhiều vào thiết bị, cơ sở vật chất: phòng học, nhà xưởng, thậm chí là khoa học công nghệ vì DN phải tích cực đổi mới công nghệ để PT hai bên sẽ cùng nhau san sẻ công nghệ. Sự phối hợp này tránh tình trạng ĐT dàn trải dẫn đến “vênh” với thực tế yêu cầu thị trường LĐ. Khi HSSV được thực tế, thực tập tại DN là các em được rèn luyện và tiếp cận với MT SX, kinh doanh ngoài thực tiễn. Đồng thời, giúp HSSV có MT thực tập tốt mà DN sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn khi mở lớp huấn luyện kỹ năng tay nghề cho LĐ đã và đang làm việc ở DN. Giúp thực hiện chuẩn hóa LĐ, thực hiện theo sát SX thực tế.
“Việc liên kết giữa nhà trường và các DN mang lại hiệu quả cao, không lãng phí trong ĐT, giúp người học yên tâm khi tham gia học tập vì được đảm bảo giải quyết việc làm. Đây là hướng đi phù hợp trong công tác ĐT nguồn NL, giải quyết việc làm cho LĐ hiện nay; đồng thời cũng là một tất yếu khách quan trong xu thế hội nhập; giải quyết được tình trạng mất cân đối cơ cấu LĐ cũng như thiếu hụt lực lượng LĐ đã qua ĐT nghề. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả liên kết ĐT giữa nhà trường và DN, các trường nghề cần đổi mới toàn diện trong ĐT và có giải pháp phù hợp, cụ thể như: Nhà trường đồng hành với DN để XD kế hoạch hợp tác toàn diện trong ĐT, nghiên cứu KH, chuyển giao công nghệ...; DN cùng tham gia ĐT với nhà trường giúp DN có được nguồn NL đúng theo nhu cầu cần tuyển, từ đó, tạo mối quan hệ chặt chẽ để nhà trường và DN cùng PT”. (Bùi Văn Nhơn, 2006)
4.2.4.2. Pháy huy vai trò các tổ chức chính trị - XH và XH nghề nghiệp nhằm đảm bảo tăng cường số lượng, chất lượng NL và nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần người LĐ các KCN.
- Các giải pháp về ĐT thì các giải pháp kết hợp cung cầu trong việc làm, có hình thức hội chợ việc làm cần tổ chức thường xuyên hơn, nhiều hơn góp phần giải bài toán LĐ vốn trong những năm sắp tới tại các KCN của các tỉnh ven biển.
- Để giúp LĐ nhập cư có thể sinh sống, làm việc ở Hải Phòng, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh, TP cần kết hợp với các chủ DN tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền nâng cao nhận thức củaLĐ, đặc biệt là thủ đoạn của các đối tượng xấu, kích động công nhân, lợi dụng để lôi kéo.
- “Vấn đề cốt yếu trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân LĐ nhập cư là lãnh đạo các tỉnh, TP và các KCN cần quan tâm XD nhà ở, nhà trẻ ở KCN, trong đó ưu tiên các khu CN lớn, nơi tập trung đông LĐ nhập cư. TP cần có CS hỗ trợ cho công nhân nhập cư mua nhà trả góp, hỗ trợ về y tế, học phí cho LĐ nhập cư có con đi học tại ĐP nới họ làm việc. Hiện nhiều ĐP đã quan tâm đến vấn đề này, chẳng hạn, trong chương trình PT nhà ở giai đoạn 2020- 2030, TP Hải Phòng dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 20% diện tích đất trong các Khu CN để XD nhà ở XH”. (Minh Thu, 2019)
- Các tổ chức CT- XH, các Liên đoàn LĐ, Hội liên hiệp phụ nữ các tỉnh, TP cần phát huy vai trò chủ động sáng tạo tổ chức những mô hình hoạt động để cải thiện đời sống công nhân LĐ như lập nhóm nhóm dư luận công nhân nhà trọ, công nhân ở nhà trọ, thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa, tư vấn hỗ trợ pháp luật gắn kết và định hướng tư tưởng,giữ vững niềm tin của công nhân với Công đoàn.
Thực hiện hiệu quả Nghị định số 98-NĐ/CP ngày 24/10/2014 Chính phủ về việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức CT - XH tại DN thuộc các thành phần KT.
Thành lập và đi vào hoạt động các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong DN khu vực ngoài nhà nước với yêu cầu: “Vai trò của tổ chức CT - XH tại DN như là một nguồn lực quan trọng trong SX kinh doanh, PT KT-XH”.
Trên cơ sở Đề án “Công đoàn phối hợp với người sử dụng LĐ nâng cao chất lượng nguồn NL giai đoạn 2019-2023: cần tăng cường sự phối hợp giữa công đoàn và người sử dụng trong việc nâng cao chất nguồn NL, nhằm tăng tỷ lệ LĐ đã qua ĐT;
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật và tác phong làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu PT KT XH của đất nước. Bên cạnh đó, thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn NL góp phần tăng NS LĐ cá nhân, tăng tiền lương, TN của người LĐ, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người LĐ, tạo việc làm bền vững cho người LĐ, XD cơ quan, đơn vị, DN vững mạnh toàn diện”. (Quế Chi- Hải Nguyễn, 2019),
Đồng thời, Công đoàn các KCX, KCN TP kết hợp với Ban Quản lý và các ban ngành các tỉnh, TP tăng cường phổ biến, hướng dẫn thực hiện CS LĐ, vệ sinh, an toàn LĐ tại các DN. Vận động DN chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho LĐ để tạo điều kiện cho LĐ gắn bó lâu dài với DN.