Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 23 - 31)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, khung nghiên cứu của luận án Khung nghiên cứu của luận án cho thấy:

i) Các nhân tố ảnh hưởng với tư cách là các nguồn lực đầu vào tác động đến vai trò KCN đối với PTNL ngành công nghiệp. Các nhân tố này bao gồm: Một là, môi trường luật pháp và cơ chế chính sách phát triển kKCN như chính sách ngành nghề; chính sách đào tạo; chính sách tiền lương đối với người lao động,…; Hai là, tổ chức quản lý của nhà nước TU và chính quyền ĐP về công tác quy hoạch KCN, quy hoạch ngành nghề; quy hoạch CSHT kỹ thuật và hạ tầng xã hội; kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong thực hiện CS và quy hoạch phát triển; Ba là, kế hoạch và tổ chức thực hiện PTNL của các DN trong KCN; Tư là, sự tham gia của các tổ chức XH - nghề nghiệp vào PTNL ngành

CN; Cuối cùng, năng lực tự thân của người lao động trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề và tác phong công nghiệp

ii) Về vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp như là biến phụ thuộc phản ánh kết quả đầu ra. Nó làm rõ KCN đã đóng góp vào việc tăng số lượng (quy mô) và nâng cao chất lượng nhân lực của ngành công nghiệp

iii) Về các chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá vai trò KCN với sự phát triển về quy mô số lượng và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp và các tác động KT-XH khác

Thứ hai, cơ sở lý thuyết của luận án dựa vào quan điểm kinh tế chính trị, luận án kết hợp lý thuyết về tổ chức phát triển công nghiệp và lý thuyết PTNL để nghiên cứu sự biến đổi nhân lực trong KCN tác động đến sự PTNL ngành công nghiệp.

Thứ ba, phương pháp luận của luận án:

Phương pháp luận là dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống của KH KT chính trị: Luận án xem xét vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp bằng tư duy biện chứng và lịch sử cụ thể, chỉ rõ sự phát triển KCN tác động đến sự PTNL ngành công nghiệp, đồng thời sự PTNL của ngành công nghiệp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các KCN phát triển trên địa bàn.

Thứ tư, phương pháp tiếp cận + Tiếp cận thực nghiệm: Để nghiên cứu vai trò của khu công nghiệp đối với PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh ven bển vùng ĐBSH, luận án tiến hành xây dựng khung

nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận án tiến hành điều tra và khảo sát thu thập các thông tin về tài liệu thứ cấp tại địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH và tài liệu sơ cấp tại TP Hải Phòng để phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của khu công nghiệp trong PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh hiện nay.

+Tiếp cận hệ thống: Theo cách này, đề tài trước làm rõ môi trường KT - XH của sự PTNL ngành công nghiệp ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSH; xác định yếu tố tác động đến vai trò KCN trong PTNL ngành CN các tỉnh ven biển vùng ĐBSH; phân tích thực trạng tình hình biến đổi về cơ cấu số lượng và chất lượng nhân lực ngành công nghiệp dưới tác động của KCN; những thành tựu và hạn chế trong PTNL ngành công nghiệp hiện tại và nguyên nhân những hạn chế; từ đó đề xuất lên quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp các tỉnh ven biển vùng ĐBSH

+ Tiếp cận liên ngành: Sự PTNL ngành công nghiệp trong điều kiện phát triển KCN không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngành công nghiệp mà còn chịu sự tác động của nhiều ngành khác, nhất là sự phát triển khoa học công nghệ, sự phát triển của giáo dục và đào taok, sự quan tâm của các doanh nghiệp, của các cấp chính quyền địa phương. Chính vì thế, việc nghiên cứu vai trò KCN trong PTNL ngành công nghiệp cần được tiếp cận theo hướng liên ngành, phân tích sự phối hợp trong tổ chức thực hiện triển khai hoạt động các cơ quan quản lý của chính quyền địa phương, các ngành các cấp, các doanh nghiệp, và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng NNL trên địa bàn nghiên cứu. Cách tiếp cận này giúp đề tài có cái nhìn tổng thể với chủ đề nghiên cứu

Thư năm, phương pháp thu thập dữ liệu i) Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp của đề tài luận án được thu thập từ các công trình nghiên cứu có liên quan được công bố rộng rãi từ các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học, các trường đại học. Những tài liệu phục vụ cho xây dựng khung lý thuyết cho chủ đề nghiên cứu.

Luận án tiến hành thu thập các báo cáo của địa phương tại các tỉnh, thành phố nghiên cứu như các báo cáo của Ban quản lý các KKT, báo cáo của sở Công thương, Sở lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê và sở ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng bộ dữ liệu về KCN, LĐ trong KCN và ngành công nghiệp của các tỉnh TP nghiên cứu.

Bộ dữ liệu này phản ánh: a) Quy mô lao động, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu kỹ thuật của LĐ, trình độ văn hóa và chuyên môn của đội ngũ công nghiệp ngành công nghiệp. b) Dữ liệu về tổ chức đào tạo lao động công nghiệp từ các cơ sở đào tạo, dạy

nghề của TP và của các doanh nghiệp KCN; c) Dữ liệu về đóng góp của các KCN với sự PTNL ngành công nghiệp của các tỉnh TP nghiên cứu.

ii) TN thông tin tài liệu sơ cấp; Việc thu thập thông tin dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua hệ thống bảng hỏi

a)XD bảng hỏi

Luận án thiết kế bốn loại bảng hỏi: bảng hỏi đối với người lao động (M1); bảng hỏi đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp trong KCN (M2); bảng hỏi đối với cán bộ QLNN và các nhà nghiên cứu (M3); Bảng hỏi đối với các cơ sở đào tạo (M4)

- Bảng hỏi đối với người LĐ: Bảng hỏi đối với người lao động được thiết kế nhằm hai mục tiêu: i) Thu thập được những dữ liêu cơ bản về người lao động như tuổi tác, nam nữ, độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật; tình hình thu, nhập và đời sống của người lao động; ii) những ý kiến cảm nhận của người lao động về sự PTNL của ngành nghề họ đang làm việc, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong PTNL; những yêu cầu và nguyện vọng của người lao động về thu nhập, việc làm và sự phát triển của bản thân.

-Bảng hỏi đối với các chủ doanh nghiệp. Bảng hỏi đối với các chủ doanh nghiệp nhằm thu thập các dữ liệu tổng hợp về quy mô, cơ cấu và trình độ người lao động; tình hình thu nhập đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp điều tra.

Bảng hỏi nay cũng thu thập được những dữ liệu đánh giá cảm nhận của chủ doanh nghiệp về sự phát triển đội ngũ công nhân lao động; những mặt mạnh và yếu trong PTNL hiện nay; nguyên nhân của những mặt còn tồn tại, những quan điểm, phương hướng ưu tiên PTNL và những giải pháp chủ chốt nhằm PTNL ngành công nghiệp thời gian tới.

- Bảng hỏi đối với bộ phiếu dành cho cán bộ QLNN: Đề tài hướng đến nhóm đối tượng đang đảm nhiệm các chức vụ quản lý tại ban quản lý KKT và các cán bộ quản lý ở cấp TP và cấp huyện. Các thông tin thu thập trong bảng hỏi này nhằm thu thập được đánh giá cảm nhận của các đối tượng có liên quan về sự PTNL ngành công nghiệp cũng như môi trường luật pháp, cơ chế chính sách của nhà nước, về tổ chức quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quản lý doanh nghiệp và khả năng của công nhân trong việc thích ứng với ngành nghề và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp

- Bảng hỏi đối với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhân lực như các trường đại học, cao đẳng,, trung học, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn hai tỉnh, Thành phố.

Bảng hỏi này thu thập tình hình đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo;

cảm nhận về mức độ đáp yêu cầu đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp KCN; những thuận lợi, khó khăn và những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo

b) Kỹ thuật thiết kế bảng hỏi

- Căn cứ vào giáo trình Điều tra XHH của Trần Thị Kim Thu (2012) khi thiết kế bảng hỏi này tác giả xây dựng trình tự câu hỏi đi theo từng nhóm câu hỏi:

Nhóm thứ nhất: câu hỏi lọc nhằm giúp tác giả xác định nhóm điều tra theo tuổi, giới tính, ngành nghề, nơi làm việc của lao động.

Nhóm thứ hai: câu hỏi sự kiện, nhóm câu hỏi này nhằm giúp tác giả thu nhận những thông tin cụ thể, nội dung cụ thể như trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thu nhập, các khoản chi tiêu của lao động ở những năm 2011-2018,….

Nhóm câu hỏi thứ ba: câu hỏi đóng, các câu hỏi này giúp cho tác giả có được các nhận định cụ thể nhóm đối tượng được điều tra về quy mô, cơ cấu, trình độ và các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi về quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Nhóm câu hỏi thứ tư: câu hỏi mở, các câu hỏi này đễ xem xét thái độ, phản ứng của đối tượng được trả lời đối về quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

c) Cấu trúc bảng hỏi:

Đối với phiếu điều tra người lao động, bảng hỏi được chia thành 3 phần chính:

Phần thứ nhất là các thông tin chung về người lao động. Ở phần này, các câu hỏi tập trung thu thập những thông tin cơ bản như tên, tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động,... Phần thứ hai là: Các thông tin liên quan đến tình hình tham gia vào các khóa đào tạo trước và sau khi vào làm việc tại KCN, ảnh hưởng của nó đến thu nhập đời sống của người lao động; Phần thứ ba là: Nhóm câu hỏi dành cho đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn bảng hỏi được thiết kế để thu thập những thông tin về nhận định của người lao động về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt trong đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về việc làm, về sự đòi hỏi phẩm chất cần thiết của ngành nghề, những điều kiện làm việc, cũng như những mong muốn của người lao động về việc làm, thu nhập, sự tiến bộ của họ trong giai đoạn sắp tới...

Đối với phiếu điều tra của chủ doanh nghiệp tại KCN, bảng hỏi chia thành ba phần: Phần thứ nhất là: Thu thập những thông tin cơ bản của chủ doanh nghiệp trả lời phỏng vấn như: họ tên, giới tính, tên doanh nghiệp;… Phần thứ hai là: Thông tin về tuyển dụng, đào tạo, bỗi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động trong doanh nghiệp, về tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động trong doanh nghiệp;

Phần thứ ba là: Những thông tin liên quan đến đánh giá của chủ doanh nghiệp đối với tình trạng biến đổi KT, XH ở khu vực công nghiệp, những đánh giá về thực trạng biến đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động hiện nay; về các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tiếp cận tốt hơn tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như quan điểm của họ đối với phương thức hỗ trợ người lao động trong việc đáp ứng các nhu cầu về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm tới...

Đối với phiếu điều tra cán bộ quản lý, thì bảng hỏi được thiết kế với hai hợp phần chính: Phần thứ nhất là: Thu thập những thông tin cơ bản của đối tượng cán bộ quản lý trả lời phỏng vấn như: họ tên, giới tính, đơn vị công tác... Phần thứ hai là:

Những thông tin liên quan đến đánh giá của cán bô quản lý đối với tình trạng biến đổi KT, XH ở khu vực công nghiệp, những đánh giá về thực trạng biến đổi quy mô, cơ cấu và chất lượng đội ngũ lao động ngành công nghiệp hiện nay; về các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ người lao động tiếp cận tốt hơn tới hoạt động xản xuất của doanh nghiệp cũng như quan điểm của họ đối với việc hoàn thiện môi trường pháp chính sách, tổ chức quản lý, … đối với ngành công nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật trong những năm tới

Đối với phiếu thu thập thông tin từ cơ sở đào tạo, bảng hỏi gồm hai phần chính Phần thứ hai là: Thu thập những thông tin cơ bản của đối tượng lãnh đạo cơ sở đào tạo như: họ tên, giới tính, cơ sở đào tạo; đội ngũ cán bộ giáo viên; tình hình đào tạo bồi dưỡng người lao động trong những năm 2013-2018... Phần thứ hai là: Những thông tin liên quan đến đánh giá của lãnh đạo cơ sở đào tạo về mức độ đáp ứng nhu cầu chất lượng đao tạo, thuận lợi và khó khăn của quá trình đào tạo và những khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu XH (KCN)

d) Thang đo. Để thực hiện đánh giá mức độ cảm nhận, trong các bảng hỏi, luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Việc nhận xét khi sử dụng giá trị bình quân để đánh giá đối với từng yếu tố tác giả quy ước:

Bảng 1.1. Thang đánh giá Likert

Thứ sáu, chọn mẫu điều tra. Số liệu sơ cấp của đề tài thực hiện năm 2017 với việc điều tra, phỏng vấn 3 nhóm đối tượng sau đây:

- i) Điều tra phỏng vấn người lao động, tác giả đã phát ra 350 phiếu điều tra tại 100 doanh nghiệp trong KCN. Tổng số phiếu thu về 316 phiếu (M1).

- ii) Điều tra phỏng vấn, cán bộ quản lý doanh nghiệp: tác giả phát ra 200 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý của 100 doanh nghiệp. Kết quả thu về 102 phiếu cán bộ quản lý doanh nghiệp (M2)

iii) Điều tra phỏng vấn cán bộ QLNN và các nhà khoa học: Đã phát ra 120 phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ lãnh đạo và chuyên viên QLNN về phát triển KCN các cấp TP, BQL KKT, các sở, huyện và các nhà khoa học và thu về được 104 (M3).

iv) Năm 2020, đề tài đã phỏng vấn 5 cơ sở đào tọa nguồn nhân lực (M4)

Tổng hợp phiếu điều tra được thu thập tại TP Hải Phòng là 316 M1+ 102 M2+

104M3+ 5 M4= 527 phiếu các loại

Thứ bảy, phương pháp xử lý dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu thu thập được từ số liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được xử lý bằng công cụ exell và phương pháp thống kê mô tả qua các công thức, bảng biểu, mô hình, đồ thị để tính toán, so sánh, phân tích tình hình biến đổi quy mô, cơ cấu chất lượng nhân lực theo thời gian nghiên cứu, tình hình đào tạo, bỗi dưỡng, nâng cao trình của độ đội ngũ lao động, đồng thời tiến hành đánh giá các nhận định của công nhân và các đối tượng quản lý về việc thực thi các chính sách hiện hành có tác động đến biến đổi nhân lực ngành công nghiệp các tỉnh ven biển vùng ĐBSH.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trên cơ sở luận giả về sự cần thiết của nghiên cứu chủ đề „Vai trò của KCN đối với PTNL ngành công nghiệp - Nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển ĐBSH” ở phần mở đầu, nội dung chương này của luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề, chỉ ra khoảng trống để lựa chọn nội dung nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, luận án trình bày rõ phương pháp nghiên cứu trong đề tài, đặc biệt luận giải rõ ý tưởng thiết kế 4 mẫu phiếu điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp để tổ chức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án.

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)