Thực trạng biến đổi về số lượng và chất lượng nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.2. Phân tích thực trạng vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng

3.2.1. Thực trạng biến đổi về số lượng và chất lượng nhân lực của doanh nghiệp

3.2.1.1. Về tình hình biến đổi số lượng nhân lực của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

Thực tiễn phát triển các KCN trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH cho thấy, theo thời gian, cùng với sự gia tăng của số lượng KCN, số lượng DN đầu tư vào KCN và nâng cao trình độ quản lý thì quy mô NL trong các KCN cũng gia tăng. Đến tháng 5 năm 2018, KKT Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 152 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với VĐT đăng ký 10,468 tỷ USD và 105 dự án đầu tư trong nước với VĐT đăng ký 90.675 tỷ đồng. Ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải, có 4 KCN bao gồm: KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền và KCN An Dương. Hiện nay, các KCN ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với VĐT đăng ký 1,846 tỷ USD và 22 dự án đầu tư trong nước với VĐT đăng ký 6.665 tỷ đồng.

Sự phát triển KKT, KCN như trên đã làm cho lực lượng lao động trong các KKT, KCN thay đổi và tác động đến sự thay đổi quy mô LĐ trên địa bàn TP Hải Phòng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thu hút lao động vào làm việc trong KKT, KCN: Các KKT, KCN trên địa bàn TP Hải Phòng đã thu hút một lực lượng LĐ Việt Nam rất lớn. Nếu như năm năm 2008 là 24.391 người, năm 2015 là 47.685 người, tăng 212,01% so với năm 2008, năm 2016 là 75.984 người tăng 143,74% so với năm 2015; năm 2017 là 97.926 người tăng 128,87% so với năm 2016, năm 2018 là 120.320 người tăng 1222, 86% so với năm 2017. Như vậy so với năm 2015 thì năm 2018, quy mô LĐ đã tăng lên hơn 2,27 lần.

Bảng 3.2. Quy mô LĐ và tốc độ tăng quy mô LĐ của cac KCN Hải Phòng

năm 2015-2018

Thứ hai, về tốc độ tăng lao động trong các KKT, KCN. Bảng trên cũng cho thấy tốc độ tăng LĐ Việt Nam làm việc trong các KKT, KCN TP Hải Phòng hàng năm ngày càng tăng: năm 2015 tăng 212,01% so với năm 2008, năm 2016 tăng 59,34% so năm 2015, năm 2017 tăng 28,87% so năm 2016, năm 2018 tăng 22,86% so năm 2017.

Điều này cho thấy, mặc dù có xu hướng giảm nhưng hàng năm nhu cầu LĐ vào làm việc trong các KKT, KCN vẫn tăng lên

Thứ ba, về tình hình giãn thải và thu hút lao động bổ sung.

Sự biến đổi về quy mô lao động trong các KKT, KCN chịu tác đồng lớn đến việc dãn thải và thu hút lao động bổ sung trong năm. Thực tế PT các KKT, KCN cũng cho thấy tình trạng dãn thải (giảm) và thu hút LĐ bổ sung diễn ra trên địa bàn TP Hải Phòng khá mạnh, những năm gần đây chiếm tỷ lệ khoảng 20% đến 34%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dãn thải lao động như người về hưu, ngưới đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, có trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc và cũng có trường hợp thoả thuận giữa công ty, DN với người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Trước tình trạng đó, để đảm bảo lực lượng lao động cho hoạt động, các DN KKT, KCN cũng có kế hoạch tuyển dụng thay thế. Cụ thể năm 2016 số lao động bị dãn thải là 14.279 người chiếm tỷ lệ 18,97% số lao động có trong kỳ, các KKT, KCN dự kiến tuyển dụng 17.906 người, chiếm 23,56% số lao động của năm 2016 để thay thế. Năm 2017 số giảm là 14.566 người chiếm 14,87%, thì dự kiến tuyển bổ sung thay thế là 29.709 người, hay chiếm 30,34%; năm 2018 số lao động giảm là 41.339 người, chiếm tỷ lệ 34,35% thì số dự kiến tuyển thay thế là 45.809 người chiếm tỷ lệ 38,07%. Nhờ đó, quy mô lao động trong các KKT, KCN luôn được giữ vững và không ngừng tăng.

Bảng 3.3. Tình hình dãn thải và thu hút LĐ bổ sung của các KKT, KCN Hải Phòng

3.2.1.2. Thực trạng thay đổi về chất lượng của nhân lực trong các doanh nghiệp KCN

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn của nhân lực KCN

Thực tiễn cho thấy cơ cấu lao động chuyên môn của các KCN Hải Phòng có sự biến đổi không ổn định. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn năm 2015 chiếm 35,47%, tăng lên 40,80% năm 2016, song lại giảm xuống 31,32% năm 2017 và 31,67% năm 2018. Cụ thể xem bảng 3.4 sau.

Bảng 3.4. Cơ cấu LĐ theo trình độ chuyên môn của các KCN Hải Phòng 2015-2018

Thứ hai, về kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp: Người lao động vào làm việc trong các doanh nghiệp KCN không những được nâng cao về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, mà còn được nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, được rèn luyện kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp.

Phần lớn lao động vào làm việc trong KCN có nguồn gốc từ nông dân, do đó khi được tuyển vào làm việc tại các KCN họ được làm quen với thao tác kỹ thuật của SX CN. Thêm nữa do đặc tính SX CN là làm việc theo dây chuyền SX, đòi hỏi kỷ luật lao động nghiêm ngặt. Do đặc tính SX đó nên qua qúa trình làm việc tại DN, kỹ năng nghề nghiệp và kỷ luật lao động, tác phòng công nghiệp của người lao động được nâng lên.

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)