CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PTNL NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
2.1. Khu công nghiệp và sự phát triển nhân lực khu công nghiệp
2.1.1. Khu công nghiệp và vai trò của nó đối với sự triển kinh tế xã hội
CNH, HĐH để phát triển lực lượng sản xuất, chuyển từ nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp là chung tại các quốc gia toàn thế giới. Để thực hiện mục tiêu này, mỗi quốc gia cần xác định và định hướng giải quyết thực hiện CNH, HĐH riêng biệt vào điều kiện và hoàn cảnh quốc gia cụ thể. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ở vào giai đoạn toàn cầu hoá và hậu CN và nhất là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những thành tựu phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ (KHCN). Cách mạng CN 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá của công nghệ số, máy và khoa học dữ liệu là tập hợp các công nghệ thông minh như: Công nghệ: thông tin, sinh học, nano, vật liệu mới, tự động hóa, người máy thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ in 3D…để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra thương trường không còn là sản phẩm riêng mỗi nước. Nó là sự kết tinh chung của những giá trị mang tính nhân loại. Do vậy, cần triệt để khai thác các liên kết kinh tế và chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đó vừa là những cơ hội to lớn, nhưng vừa là thách thức cho các nước đang phát triển.
Để thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, mỗi nước có con đường phát triển khác nhau, song việc phát triển các KCN là một phương châm trọng yếu để đưa sự nghiệp CNH, HĐH đến thành công.
Trên thế giới loại hình KCN đã phát triển hơn 100 năm nay bắt đầu từ Anh, Mỹ cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,… và vẫn được các quốc gia học tập và thừa kế kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH. Căn cứ tình hình cụ thể từng quốc gia mà việc tổ chức KCN có cách thức hoạt động kinh tế không giống nhau và mang nhiều tên gọi đa dạng, nhưng đều mang thuộc tính riêng của KCN.
Có nhiều khai niệm về KCN. Có thể nêu lên một số khái niệm như sau.
Theo Michael T.Peddle thì “Một kKCN là một vùng đất rộng, được chia nhỏ và phát triển để sử dụng cho một vài công ty ở cùng một thời điểm, phân biệt bởi CSHT có thể được chia sẻ của nó và rất gần với các công ty đó” (Michael T. Peddle, 1990)
Theo P.C Alexander, “KCN là một nhóm các nhà máy xây dựng trên một phạm vi kinh tế trong công trường phù hợp có các tiện ích gồm nước, giao thông, điện, hơi, ngân hàng, bưu điện, căng tin, dịch vụ bảo vệ và sơ cấp cứu với sự sắp xếp đặc biệt về hướng dẫn kỹ thuật tiện ích dịch vụ chung”. (Alexander PC, 1963).
Tổ chức UN cho rằng “KCN là một cụm các doanh nghiệp được cung cấp khu đất phát triển, nhà xưởng xây sẵn và có cung ứng các dịch vụ, tiện ích tới khách hàng trong khu”(United Nations, 1966).
Tổ chức UNIDO cho rằng, “KCN là cụm các doanh nghiệp được cung cấp các nhà xưởng tiêu chuẩn dựng sẵn theo nhu cầu và đa dạng các dịch vụ và tiện ích tới khách hàng trong khu” (United Nations Industrial Development Organisation, 1967).
Greg Landry đưa ra một khái niệm chi tiết hơn, “KCN là một vùng công nghiệp được sắp xếp theo một kế hoạch hoàn chỉnh mà được thiết kế nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động công nghiệp và các hoạt động của cộng đồng dân cư ở đó.
Bản kế hoạch cần phải thiết kế đường cho các phương tiện vận tải và các phương tiện giao thông khác, khoảng lùi, kích thước lô đất nhỏ nhất, tỉ lệ sử dụng đất thấp nhất, xây dựng kiến trúc, yêu cầu cảnh quan, và các yêu cầu sử dụng cụ thể, tất cả đều nhằm thúc đẩy sự mở cửa và sự hòa nhập giữa các hoạt động công nghiệp và cộng đồng xung quanh. KCN cần có một kích cỡ hợp lý và khu vực phù hợp để bảo vệ các vùng xung quanh. Việc quản lý được thu phí để duy trì bảo dưỡng CSHT cũng như bảo vệ sự đầu tư của nhà đầu tư và các khách hàng” (Greg Landry, 1997).
Ở nước ta, định nghĩa về KCN được nêu trong một loạt các nghiên cứu của các nhà khoa. Khái niệm về KCN trình bày tại các công trình nghiên cứu như Mai Ngọc Cường (1993), Trần Huy Năng (1994), Lê Tuyển Cử (2003), Đoàn Duy Khang (2003), Trần Ngọc Hưng (2006), Vũ Thành Hưởng (2010), Đan Đức Hiệp (2012), Đỗ Tuấn Sơn (2017)... Theo đà phát triển của KCN và các tổ chức sản xuất công nghiệp công tác QLNN về KCN cũng dần hoàn thiện.
“KCN ban đầu được hiểu là KCN tập trung do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống” (tại Quy chế Khu CN ban hành tại Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ) .
Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN; KCX và KKT thì khái niệm KCN như sau:
“ KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ.
“Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định” của Chính phủ.
“KCN, khu chế xuất được gọi chung là KCN, trừ trường hợp quy định cụ thể”.
“KKT là khu vực có không gian kĩ thuật riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ.
”KhKT bao gồm các khu chức năng: Khu bảo thuế, khu phi thuế quan, kKCN, khu chế xuất, khu du lịch, khu giải trí, khu dân cư, khu đô thị, khu hành chính”.
“KKT cửa khẩu là KKT hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định” của Chính phủ.
“KKT, kKT cửa khẩu được gọi chung là KKT, trừ trường hợp quy định cụ thể”.
Như vậy hiện nay ở nước ta có hai khái niệm là KCN và KKT.
Như vậy, “KCN là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể. Đó là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định. Trong KCN có thể có KCX hoặc các DN chế xuất. KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và khung pháp lý riêng”. (Đan Đức Hiệp, 2012).
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau người ta phân chia KCN thành những loại hình khác nhau. “Căn cứ vào tính chất ngành nghề người ta chia thành KCN chuyên ngành, hoặc KCN đa ngành, hoặc KCN sinh thái; Căn cứ vào quy mô người ta chia thành KCN lớn, hoặc KCN vừa, hoặc KCN nhỏ. Căn cứ theo đối tượng quản lý người ta chia thành KCN tập trung, hoặc KCN CNC. Căn cứ theo chủ thể quản lý người ta chia thành KCN do Chính phủ quản lý hoặc KCN do chính quyền” (cấp tỉnh) ĐP quản lý. Đỗ Tuấn Sơn (2017)
Tuy nhiên, dù được phân loại theo tiêu chí nào thì KCN đều một số điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về chức năng, KCN là khu vực sản xuất công nghiệp (SXCN) và thực hiện dịch vụ cho SXCN.
Thứ hai, về không gian địa lý, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Các KCN đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hàng rào KCN để phân biệt với khu vực xung quanh. Mọi hoạt động SX kinh doanh của KCN diễn ra bên trong hàng rào và được điều chỉnh bởi các quy định của Chính phủ. Các KCN thường nằm ở các vị trí địa lý thuận lợi đặc biệt là về giao thông để thuận lợi vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa cũng như hoạt động XK, nhập khẩu của DN KCN.
Thứ ba, về thẩm quyền thành lập, các KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ, theo định hướng và quy hoạch phát triển của Chính phủ.
Thứ tư, về thị trường, hàng hóa của KCN có thể được tiêu thụ tại thị trường nội địa hoặc xuất khẩu. (Đỗ Tuấn Sơn, 2017)
2.1.1.2. Sự cần thiết của khu CN đối với sự PT KT XH.
Phát triển KCN là từng bước đưa sự phát triển của một nước tham gia quá trình phân công lao động quốc tế hướng tập trung và chuyên môn. Phương thức cho phép khai thác tối ưu tài nguyên và nguồn lực con người, sử dụng vốn, KHCN..vv của thế giới vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thực tiễn cho thấy, “trong quá trình sản xuất KCN tiếp nhận và ứng dụng hiệu quả những thành tựu của KHCN. Chỉ ở KCN, các nhà đầu tư mới hưởng một số chính sách ưu đãi, có đủ điều kiện để phát huy mọi lợi thế. Nhà đầu tư là người biết cần sản xuất hàng hóa nào, bày bán ở đâu, sản xuất chúng ra sao..vv. So với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở ngoài KCN, việc tiếp nhận những thành tựu KHCN trong KCN có nhiều lợi thế hơn hẳn. Nhờ đó, KCN sẽ tạo ra nhiều SP XK, chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu tạo thế đứng vững mạnh cho nền kinh tế” (Mai Ngọc Cường, 1993).
Như vậy, xét trên mọi khía cạnh, KCN đang ngày càng tỏ ưu thế không thể thay thế trên con đường CNH, HĐH. Trước hết KCN đã tạo ra một lượng hàng hoá XK lớn có giá trị kinh tế cao. Góp phần giải quyết được công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, lao động phổ thông ở các vùng nông thôn. Nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đời sống nhân dân, ổn định đời sống KT-XH.
Sau nữa, KCN còn là nơi đẩy nhanh cơ cấu và định hướng phân công lao động phạm vi toàn xã hội, tạo nguồn lực cho tiếp thu công nghệ khoa học, phù hợp hội nhập và phát triển quốc tế, khai thác hiệu quả tiềm năng: Đất đai, nguyên liệu con người, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế.
Ngoài ra, một hệ thống kết cấu hạ tầng mới cả về KT-XH đã nhanh chóng được hình thành thông qua phát triển KCN. Hệ thống cơ sở hạ tầng về KT-KT sẽ thúc đẩy TT KT, nâng cao năng suất, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Cùng với quá trình phát triển KCN đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân cũng được nâng cao. Từ đó có thể khẳng định, cái mà chúng ta được nhiều hơn đó là một thế hệ người lao động năng động, bản lĩnh và rất sáng tạo. Họ chính là lực lượng tiên phong trong việc phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, áp dụng phương thức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sự cần thiết của phát triển KCN được thể hiện qua việc làm thoả mãn hài hoà các mục tiêu của nhà đầu tư và các nước XD KCN.
Thứ nhất, mục tiêu của nhà đầu tư.
i) Quản lý và tiết giảm chi phí sản xuất. Việc thu được tối đa lợi nhuận và đầu tư với chi phí thấp nhất là mục tiêu chính của các nhà đầu tư, do vậy điều đang được họ quan tâm đó là đầu tư vào KCN với CSHT sẵn có và những ưu đãi của Nhà nước hơn so với đầu tư ngoài KCN.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các quốc gia đang phát triển để tận dụng các yếu tố sản xuất như: nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và liền kề thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là nhân tố chính thúc đẩy các công ty đa quốc gia quyết định chuyển các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động sống cao sang các nước đang phát triển. Ngoài ra, do giá đất ngày càng tăng, các ngành dùng nhiều nguyên liệu, công nghệ tiêu chuẩn hoá không đòi hỏi trình độ CNC không còn hiệu quả tại các nước tư bản phát triển, do sự tăng lên của các khoản phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài, làm giảm cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Một điểm đặc biệt nữa là KCN được bố trí ở những vị trí đặc biệt, nằm gần các tuyến giao thông quốc tế, do vậy hàng hoá sản xuất tại đây sẽ nhanh chóng được đưa vào lưu thông, giảm chi phí vận chuyển và bảo quản.
ii) Việc sản xuất hàng hoá ở KCN có thể đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường thế giới tại khu vực vào những thời điểm cần thiết.
iii) Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài. Khi xây dựng KCN, nước chủ nhà đã quy hoạch phát triển tổng thể về KT-XH. KCN được XD tại những địa điểm thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu cũng như thị trường tiêu thụ SP hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành các khu vực phát triển đô thị, dân cư sau này. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài một mặt tạo cơ sở để xâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường rộng lớn chưa được khai thác của các nước đang phát triển. Mặt khác, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Đầu tư của các nước phương tây,.. vào Trung Quốc là hình mẫu của xu thế đó.
iv) Các chủ đầu tư có điều kiện thay đổi được công nghệ mới, chuyển các công nghệ cũ sang các nước đang phát triển, tránh được áp lực về bảo vệ môi trường tại các nước chủ đầu tư. Tại các nước phát triển cao có yêu cầu rất nghiêm ngặt về chống ô nhiễm môi trường, không ít nhà máy đã phải đóng cửa vì không đổi mới được công nghệ. Còn các nước đang phát triển thì vì lợi ích trước mắt mà trong thời gian đầu của quá trình CNH, HĐH vẫn có thể chấp nhận những công nghệ này.
Với CSHT kỹ thuật-XH sẵn có, “nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được ngay nhà máy, xí nghiệp của mình, tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc, đáp ứng kịp thời cơ hội đầu tư của mình. Trong khi đó nếu đầu tư ở ngoài KCN, nhà đầu tư sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, mất thời gian và tốn kém trong việc chờ đợi các đầu nối kỹ thuật cho SX như: điện, cấp nước, thoát nước, viễn thông, giao thông” (Lê Xuân Bá, 2007).
Đặc biệt với nước ngoài, khi đầu tư các dự án có CNC, đòi hỏi chất lượng điện, nước, ..vv ở mức độ cao thì khi đầu tư ở bên ngoài KCN khó đáp ứng được tại Việt Nam (điện, nước chập chờn, lúc có, lúc mất, tần số điện không ổn định...). Điều này lý giải, hầu hết các dự án SXCN có VĐT nước ngoài đều đầu tư trong KCN.
“Cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ trong KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục xuất, nhập khẩu vật tư, hàng hoá cho sản xuất, thủ tục hải quan, thuế, tuyển dụng lao động.. vv. Trong khi đó, các DN CN ở ngoài KCN rất vất vả khi phải giải quyết các vấn đề nêu trên”.
Thứ hai, mục tiêu của các nước XD KCN Phân tích từ giác độ vĩ mô, có thể nói tóm lược mục tiêu của các nước xây dựng KCN như sau:
i) Thu hút VĐT, tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH của đất nước, đa dạng hoá nguồn VĐT phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra MT hấp dẫn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“KCN là nơi được đầu tư CSHT hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các KCN đã tạo ra một MT đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài với các CS ưu đãi và cơ chế quản lý thống nhất; hơn nữa việc phát triển các KCN còn giúp tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang PT đối với các tập đoàn, các công ty đa quốc gia. Do vậy, KCN làm việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; thu hút nguồn VĐT trong nước và VĐT trực tiếp từ nước ngoài.
VĐT trực tiếp từ nước ngoài giúp các quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy TT KT. Mặt khác nguồn VĐT trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của nguồn vốn trong nước”
(Đan Đức Hiệp, 2012).
ii) Góp phần TT KT, đẩy mạnh XK, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Việc thu hút nguồn vốn lớn vào KCN sẽ tạo ra năng lực sản xuất, tạo động lực đáp ứng tiêu dùng trong nước và XK, chuyển dịch KT và thúc đẩy phát triển CNH, HĐH.
“Sự phát triển các KCN tác động rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH hướng về xuất khẩu. Hàng hóa sản xuất ra từ KCN có tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐP và các nước. Khi các KCN bắt đầu hoạt động, nguồn thu ngoại tệ từ các KCN chưa thực sự đảm bảo nhưng cái lợi thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ. Khi các DN đi vào ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắt đầu tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, hình thức xuất khẩu thông qua cung ứng NVL tại các DN trong nước ở các DN chế xuất được hoạt động trong KCN và một số DN gia công một số đơn lẻ chi tiết, phụ tùng, một số công đoạn góp phần vào quá trình nội địa hóa cơ cấu giá trị SP DN. Ngoài ra, các KCN cũng đóng góp chung vào nguồn thu quốc gia và góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách các ĐP” (Lê Quốc Hội, 2012).
iii) Tạo việc làm xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu lao động và PT NNL.
Trong khi tại nước đang phát triển dư thừa NNL thì tình trạng rất khan hiếm nguồn lao động và giá nhân công quá cao ở các nước tư bản đặt các nước này trước việc sự lựa chọn sử dụng lao động dồi dào rẻ ở các nước đang phát triển.