Nguyên nhân hạn chế về vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 109 - 123)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.3. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân hạn chế vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH

3.3.2. Nguyên nhân hạn chế về vai trò của KCN đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn các tỉnh ven biển ĐBSH

3.3.2.1. Nguyên nhân từ môi trường luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước về PTNL KCN

Những năm qua, thực hiện đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong phát triển KCN tạo tiền đề phát triển CN hoá, HĐH đất nước; phương châm mở cửa KT, mở rộng hợp tác quốc tế để TT KT đã được quán triệt rộng rãi từ TU đến ĐP và các thành phần KT nên nhà nước ta đã từng bước XD và hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách để phát triển KCN cũng như chính sách PTNL cho các KCN.

Hệ thống chính sách phát triển KCN nói chung, PTNL ngành CN nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho việc tăng quy mô, chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng NL của các DN trong KCN.

Tuy nhiên, MT luật pháp và cơ chế chính sách PTNL vẫn còn nhiều bất cập.

Thực tiễn khảo sát tại các KCN TP Hải Phòng cho ta thấy nhận định này. Ý kiến đánh giá của 364 người lao động, nhà quản lý DN và cán bộ QLNN cho thấy, tác động của MT luật pháp, cơ ché chính sách PTNL KCN hiện nay mới chỉ ở mức trung bình, với điểm đánh giá từ 2,65ĐTB/5 đến 3,35 ĐTB/5. Nhìn chung, mặc dù nhà nước có ban hành khá đầy đủ đồng bộ các văn bản pháp quy tạo môi trường luật pháp trong phát triển KCN (3,35 ĐTB/5) nhưng “chính sách tiền lương, thu nhập so với sức lao động mà người lao động đã cống hiến cho DN” vẫn chưa thỏa đáng (3,17ĐTB/5); “chính sách đào tạo để tạo MT thuận lợi có người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn trong quá trình làm việc tại KCN” còn hạn chế (3,09ĐTB/5); “việc đáp ứng nhu cầu của người lao động về nhà ở và các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, đi lại, văn hóa, thể thao, ASXH…” chưa tốt (2,84 ĐYB/5). Khi phát triển KCN, các ngành nghề trong KCN chưa được công bố sớm để người lao động chủ động học nghề trước khi vào làm việc tại KCN” (2,77 ĐTB/5), do đó người lao động không sớm nắm được yêu cầu kỹ thuật của các ngành nghề trong KCN để chủ động nâng cao trình độ tay nghề trước khi vào làm việc trong KCN” (2,65 ĐTB/5). Xem bảng 3.19.

Bảng 3.19. Đánh giá tác động của môi trường luật pháp và cơ chế chính sách đến

sự phát triển các KCN hiện nay

Theo đánh giá của các nhà quản lý DN, “Chính sách, pháp luật hiện còn nhiều rào cản đến sự phát triẻn của DN; thủ tục hành chính chưa được thông suốt gây nhiều phiền hà trở ngại cho DN” .”(Tổng hợp điều tra của tác giả 2017)

“Chính sách đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được các điều kiện về NL cho DN. Tuy lao động có trình độ đại học, cao đẳng khá nhiều nhưng khi vào DN thì rất khó bố trí được công việc phù hợp, không đúng với ngành nghề được đào tạo, hoặc làm các công việc của lao động phổ thông, tiền lương thấp nên thường phải chuyển qua nhiều nơi để tìm công việc phù hợp, gây lãng phí NL và chất xám”.

(Tổng hợp điều tra của tác giả 2017)

3.3.2.2. Nguyên nhân từ tổ chức QLNN đối với PTNL các KCN

Công tác tổ chức, QLNN về KCN đã có chỉ đạo của các Bộ, ngành để PT khu CN nói chung, PTNL KCN nói riêng. “Bằng cơ chế uỷ quyền, các Bộ, ngành tạo điều kiện cho các Ban quản lý khu CN phát huy tốt cơ chế quản lý tại chỗ, một cửa thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của DN về LĐ được giải quyết nhanh và đúng pháp luật.

Thêm nữa, các ĐP cũng tang cường trách nhiệm trong quản lý KCN, sự quyết tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh, TP đối với việc PT KCN nói chung, PTNL trong KCN nói riêng trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của ĐP, của vùng. Sụ thống nhất ý chí của các cấp ở ĐP chính là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của KCN, đưa các chủ trương, chính sách về phát triển KCN, nói chung, chính sách PTNL nói riêng của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống.

Điểm nổi bật thứ ba có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức quản lý PTNL các KCN là tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để XD, PT KCN nói chung, PTNL nói riêng của các Ban quản lý KCN, các DN phát triển hạ tầng, các DN KCN. Đây cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của việc phát triển các KCN cũng như phát triển đội ngũ người lao động KCN cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng” (Tổng hợp điều tra của tác giả 2017).

Bên cạnh những mặt tích cực đó, công tác QLNN đối với sự PTNL KCN còn những hạn chế.

Thứ nhất, điểm nổi bật là quy hoạch phát triển KCN cũng như quy hoạch PTNL KCN chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển KT-XH của ngành, của vùng lãnh thổ.

“Thiếu sự đồng bộ và gắn bó chặt chẽ giữa quy hoạch KCN với quy hoạch ngành nghề, quy hoạch kỹ thuật, quy hoạch CSHT kỹ thuật và hạ tầng XH tạo điều kiện thuận lợi cho PTNL công nghiệp.

Theo đánh giá của các nhà quản lý DN trong các KCN ở Hải Phòng thì hiện nay giữa quy hoạch các khu chế xuất chưa gắn chặt chẽ với quy hoạch ngành nghề, kỹ thuật và công nghệ nên giữa người lao động với nhu cầu tuyển dụng NL của các DN vẫn còn khoảng cách” (Tổng hợp điều tra của tác giả 2017)

Thứ hai, QLNN còn nhiều yếu kém như: Công tác đánh giá, giám sát của nhà nước đối với việc thực hiện chính sách PTNL KCN còn nhiều hạn chế; Cơ quan QLNN thiếu những biện pháp, chính sách hữu hiệu đẻ khuyến khích các đơn vị đào tạo trên địa bàn TP đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu NL của DN/KCN

Thứ ba, sự phối hợp giữa cơ quan QLNN với các DN/KCN để PTNL chưa thật thường xuyên và chặt chẽ.

Thứ tư, năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ QLNN đối với PTNL của DN/KCN chưa cao

Chính vì thế, đánh giá của người lao động, cán bộ quản lý DN và cán bộ QLNN về các tiêu chí này chỉ đạt ở mức trung bình với điểm đánh giá từ 2,87 ĐTB/5 đến 3,00 ĐTB/5. Đây là vấn đề cần được cải thiện để phát huy vai trò của KCN đối với PTNL ngành CN nói riêng, đối với phát triển KT-XH các tỉnh ven biển vũng ĐBSH nói chung trong những năm tới.

Bảng 3.20. Đánh giá mức độ tác động của QLNN đến PTNL

trong các KCN Hải Phòng

3.3.2.3. Nguyên nhân từ hoạt động PTNL của doanh nghiệp

Người lao động làm việc cho DN, do đó DN phải có trách nhiệm đối với người lao động. Trách nhiệm đó bao gồm cả đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cũng như sự tiến bộ của người lao động, thông qua việc đảm bảo tiền lương và thu nhập, nhà ở, hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động. Vấn đề tiền lương, thu nhập đã được trình bày trong phần trước. Ở đây luận văn đi sâu phân tích hai khía cạnh sau

Thứ nhất, về việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.

Nhận thức được ý nghĩa của NL có chất lượng là điều kiện tiên quyết để DN có thể tồn tại cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đại đa số các DN, công ty trong các KCN đã chú ý đến việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ từ NL. Nhiều DN, công ty đã xây dựng quy trình đào tạo nhằm đào tạo một cách khoa học hệ thống và hiệu quả cao.

Các chương trình đào tạo tại DN, công ty rất đa chiều, được thực hiện dưới các hình thức khác nhau, đào tạo qua việc làm. Các hình thức đào tạo tại DN, công ty trong các KCN bao gồm:

- Đào tạo tại chỗ cho người mới tuyển dụng: Nội dung đào tạo gồm phổ biến nội quy, CS DN, công ty hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ. Những người đổi vị trí công tác cũng được đào tạo tại chỗ để hướng dẫn nghiệp vụ và những quy định ở vị trí công tác mới. Trong quá trình làm việc, người nhiều kinh nghiệm hơn sẽ trao đổi kinh nghiệm, truyền đạt với người ít kinh nghiệm hơn. Công việc này tiến hành thường xuyên ở mọi vị trí công tác.

- ĐT nội bộ: Việc đào tạo, huấn luyện các kỹ năng làm việc là hoạt động đào tạo thường xuyên của DN, công ty, chương trình đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo nội quy, quy chế, quy trình, SP mới và kỹ năng thao tác SX, bán hàng... cho cán bộ công nhân viên của DN, công ty. Ban huấn luyện gồm công nhân viên có nhiệm vụ được giao, có kinh nghiệm chuyên môn cao, có khả năng truyền đạt để phổ biến về SP, những kinh nghiệm, cũng như những kiến thức thực tế cho công nhân viên.

ĐT bên ngoài: Cử nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở ĐT, hoặc đi học trung sơ cấp nghề .

Khảo sát 100 DN tại các KCN trên địa bàn TP Hải Phòng cho thấy, tình hình ĐT cụ thể tại các DN/công ty trong KCN như sau:

Bảng 3.21. Tình hình ĐT tại các DN trong các KCN Hải Phòng

Bảng trên cho thấy tình hình đào tạo NL tại 100 doanh nghiêp/công ty trong các KCN TP Hải Phòng những năm 2014-2016.

Hình thức đào tạo cầm tay chỉ việc chiếm vị trí quan trọng trong các DN/công ty. Số lao động được đào tạo theo hình thức này so với tổng số lao động của các DN/công ty trong các KCN tăng lên từ 41,12% năm 2014 lên 41,8% năm 2015 và 46,22% năm 2016.

Việc mở các lớp đào tạo cũng được các DN/công ty tiến hành. Năm 2014 mở được 136 lớp, năm 2015 mở được 184 lớp, năm 2016 mở được 183 lớp. Tỷ lệ công nhân việ được đào tạo theo hình thức này năm 2014 là 9,21%, năm 2015 là 15,34% và năm 2016 là 13,19% so tổng số lao động các DN/công ty KCN

Các DN/công ty trong KCN cũng chú ý cử người đi học nghề, nâng cao trình độ từ các cơ sở SX khác, mặc dù tỷ lệ rất ít nhưng năm 2014 là 184 người chiếm 0,41%, năm 2015 là 257 người chiếm 0,55% và năm 2016 là 340 người chiếm 0,71% số lao động trong các DN KCN

Các DN/công ty cũng cử người LĐ đi học trung cấp, sơ cấp nghề, nhưng rất hạn hữu.

Ngoài ra, trong các năm 2014-2016 một số DN nhà nước và DN FDI cũng tổ chức các đợt thi nâng cao tay nghề, nâng bậc cho công nhân. Năm 2014 có 8 DN, trong đó có 1 của DNNN và 7 DN FDI; năm 2015 có 9 DN, trong đó 1 DNNN và 8 DN FDI, năm 2016 có 7 DN đều là DN FDI.

Thứ hai, viêc đảm bảo các điều kiện sinh sống cho người LĐ còn hạn chế

Người lao động làm việc trong các KCN các tỉnh ven biển ĐBSH chủ yếu là người tại ĐP, gần KCN, chiếm đến 80%, còn số lao động từ các ĐP khác chuyển đến khoảng 20%. LĐ nhập cư dễ bị tổn thương, nhất là lao động nữ. Họ bị hạn chế về học tập, chăm sóc sức khỏe vì sống xa gia đình, người thân.

Các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của lao động nhập cư rất hạn chế. Còn tình trạng cán bộ giải quyết thủ tục hành chính gây khó dễ với lao động nhập cư khi giải quyết các giấy tờ như đăng ký tạm trú, tạm vắng, giấy khai sinh, làm giấy xác nhận, chứng thực hồ sơ tài liệu...

Vấn đề lớn nhất của lao động nhập cư là nhà ở.

Theo điều tra của các giả luận án những năm 2014-2016, tình hình thuê nhà ở của công nhân KCN tại TP Hải Phòng như bảng 3.22 sau.

Bảng 3.22. Tình hình thuê nhà ở của người LĐ

Bảng trên cho thấy, năm 2014 có 7.574 người thuê nhà ở chiếm 16,83% người lao động có nhu cầu thuê nhà , trong đó, số thuê được nhà ở của DN là 706 người, chiếm 1,57%, số thuê nhà ở tư nhân là 6.728 người chiếm 14,95%

Năm 2015 có 8.540 người thuê nhà ở chiếm 18,41% người lao động có nhu cầu thuê nhà, trong đó, số thuê được nhà ở của DN là 750 người, chiếm 1,62%, số thuê nhà ở tư nhân là 7.611 người chiếm 16,41%

Năm 2016 có 9.734 người thuê nhà ở chiếm 20,99% người lao động có nhu cầu thuê nhà , trong đó, số thuê được nhà ở của DN là 800 người, chiếm 1,72%, số thuê nhà ở tư nhân là 8.809 người chiếm 18,99%

“Như vậy người lao động chủ yếu là thuê nhà ở do người dân cung cấp, tỷ lệ nhà ở do DN cung cấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều này cũng đang đặt ra nhiều bất cập đối với người lao động phải đi thuê nhà ở tư nhân về giá cả, chất lượng phòng ở, sinh hoạt tập thể,…Phần lớn nhà trọ hình thành tự phát, do dân XD, không đạt tiêu chuẩn quy định, là nhà cấp 4 diện tích chật hẹp, MT sống nóng bức, ẩm thấp, có nguy cơ cháy nổ cao, thiếu ánh sáng, không khí, dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện hành vi trộm cắp, chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, tham gia các tệ nạn như cờ bạc, ma túy, mại dâm, đối tượng xấu lôi kéo, dễ bị các thế lực thù địch, kích động.

Bên cạnh đó, các địa bàn KCN thường tập trung số lượng lớn dân ĐP từ nơi khác đến buôn bán, kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân thuê trọ, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ như karaoke, tín dụng đen, cầm đồ, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, từ đó tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, ùn tắc giao thông, trật tự và gây tai nạn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị” (Tổng hợp điều tra của tác giả 2017).

Tóm lại, kể cả vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ cũng như việc đảm bảo cung cấp điều kiện dịch vụ cuộc sống và nhà ở cho người lao động hiện đang đặt ra cho DN những vấn đề sau:

Thứ nhất về đào tạo PTNL: Phần lớn các DN/công ty trong KCN đã có chương trình kế hoạch đào tạo, PTNL chủ yếu là dưới hình thức cầm tay chỉ việc; đồng thời cũng đã có mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động, tuy nhiên cũng chưa nhiều. Thêm nữa, việc tổ chức thi tay nghề, nâng bậc cho người lao động chưa được chú ý một cách rộng rãi ở các DN.

Thứ hai, về vấn đề nhà ở cho người lao động cần nhà ở làm việc tại các KCN trên địa bàn vẫn là vấn đề bức xúc. Công nhân lao động tại các KCN là người không có nhiều tiền, cũng ít có nhu cầu mua nhà. Họ là dân nhập cư đến từ địa phương khác để làm tại KCN, chế xuất. Số DN KCN có nhà ở cho công nhân thuê là rất ít.

Phần lớn họ ở trọ tại các ngôi nhà cấp 4 do dân tự XD xung quanh để làm việc vài năm rồi về quê. Do đó, đây là đối tượng cần lo về nhà ở nhất và giải pháp nào cũng nên hướng tới thực tế này.

“Do công tác quy hoạch và phát triển các khu CN không đồng bộ và đầu tư đúng mức vào các khu dân sinh ngoài KCN, nên vấn đề XH của LĐ ngoài hàng rào KCN rất bức xúc. Nói một cách khác, phát triển các KCN không gắn với giải quyết các vấn đề XH và phúc lợi XH ngoài KCN, khu chế xuất, nhất là vấn đề nhà ở, văn hóa, vui chơi, giải trí... cho lao động KCN. Kết quả khảo sát cho thấy, người lao động được thuê nhà của DN/công ty chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là thuê nhà ở của tư nhân, mà nhà ở do tư nhân cung cấp còn nhiều bất cập. Thường là không phù hợp với người lao động bởi hoặc chi phí cao, hoặc là chật chội, không đảm bảo sức khỏe cho người lao động, không thuận lợi cho sinh hoạt tập thể của người lao động. Một XH khá phức tạp và lộn xộn của người lao động ở hầu hết các KCN, có thể tổng kết khái quát bằng cụm từ 5 không: không nhà ở, không gia đình, không chính trị, không văn hóa, và không an toàn. Do chưa quan tâm về mặt chất lượng, nhất là về mặt XH, nên sư phát triển các KCN trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH tuy nhanh nhưng thiếu tính bền vững” (Nguyễn Đình Cường, 2013).

Bảng 3.23. Đánh giá hoạt động PTNL tại Doanh nghiệp

Ý kiến đánh gía tác động của chương trình, kế hoạch PTNL của các DN/công ty KCN từ 200 cán bộ quản lý DN và cán bộ QLNN thể hiện rõ nhận định trên. Theo đó,

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 109 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)