Thực tiễn nâng cao vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp của một số tỉnh Thành phố trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PTNL NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

2.3. Thực tiễn nâng cao vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp ở một số tỉnh thành trong, ngoài nước và bài học đối với một số tỉnh ven biển vùng Đồng Bằng sông Hồng

2.3.1. Thực tiễn nâng cao vai trò khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp của một số tỉnh Thành phố trong và ngoài nước

2.3.1.1. Kinh nghiệm của các KCN ở Thẩm Quyến Trung Quốc

Một trong những yếu tố thành công của Thâm Quyến là lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý. Thâm Quyến cách Hồng Kông một con sông và cách trung tâm Hồng Kông khoảng 40km. Đây cũng là TP có nhiều cảng biển nhất Trung Quốc, và nhờ đó, Thẩm Quyến đã tận dụng ưu thế này để trở thành đầu mối giao thông quan trọng tại khu vực duyên hải phía nam Trung Quốc.

Trong những năm đầu của quá trình PT (1980-1990) Thẩm Quyến thu hút các DN sử dụng nhiều sức lao động giá trị gia tăng thấp.Sau năm 1990, Chính quyền Thẩm Quyến điều chỉnh kết cấu ngành , đặc biệt khuyến khích phát triển ngành kỹ thuật cao và mới. Có thể nói, chiến lược ưu tiên phát triển CNC là bài học thành công của đặc khu Thâm Quyến. Hàng loạt các chính sách ưu đãi đặc biệt đã được đặt ra nhằm thu hút các nhà đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại về điện tử, tin học, công nghệ sinh học, kỹ thuật số, vật liệu mới… “Việc phát triển các ngành công nghệ, kỹ thuật cao và mới trong các KCN ở Thẩm Quyến tập trung vào các lĩnh vực như: mở rộng quy mô ngành thông tin, điện tử và kỹ thuật mạng của thế giới, đẩy nhanh phát triển ngành thiết kế, chế tạo bản mạch điện tử; phát triển công nghệ sinh học, chế tạo bằng công nghệ sinh học, các thiết bị y tế tiên tiến, đẩy mạnh SX những nguyên liệu mới, SP bảo vệ MT; ưu đãi đầu tư XD các khu vườn CNC và mới, các cụm công nghệ như máy tính và linh kiện máy tính, các thiết bị viễn thông và mạng viễn thông, các thiết bị xử lý, các vi mạch điện tử; chính quyền tài trợ cho các các đại học nghiên cứu chuyển giao các phát minh, sáng chế ứng dụng cho cá KCN; chính quyền khuyến khích thu hút các DN lớn có trình độ CNC đầu tư vào các KCN tại Thẩm Quyến, làm cho Thẩm Quyến trở thành địa điểm của việc chế tạo, mua bán, nghiên cứu chuyển giao và phát triển KH công nghệ của các công ty xuyên quốc gia , hàng đầu thế giới như IBM, Inter, Siemen, General Eletric, Sámung… là nơi SX 80% SP ngành CN viễn thông, 60% các loại đồng hồ, 40% điện thoại di động của Trung Quốc”,…. (Nguyễn Ngoc Dung, 2016)

“Chính sách khuyến khích phát triển các ngành CN kỹ thuật cao và mới như trên đòi hỏi có sự thay đổi về lực lượng nhân lực có trình độ cao và mới. Nếu như giai đoạn đầu, các KCN ở Thẩm Quyến tập trung thu hút lao động giá rẻ, chưa qua đào tạo, thì với sự thay đổi cơ cấu ngành kỹ thuật như trên, đòi hỏi chính quyền Thẩm quyến có những CS mới nhằm thu hút nhân lực có chất lượng cao làm việc trong các KCN. Vì thế, từ năm 1992, được TU trao quyền lập pháp, chính quyền Thẩm Quyến được tự chủ về kinh tế, có quyền chủ động đưa ra những cơ chế Chính sách cần thiết, tạo động lực PT và thu hút đầu tư, trong đó có các chính sách về PTNL, như thu hút lao động, trong đó có du học sinh khắp nơi về làm việc tại Thẩm Quyến, tăng cường đầu tư cho giáo dục, Chính sách tiền lương và thu nhập, PTNL là lãnh đạo doanh nghiệp, phát triển các trường đại học lớn tại Thẩm Quyến để ĐT NL đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong KCN tại Thẩm Quyến” (Nguyễn Ngọc Dung, 2016).

2.3.1.2. Thực tiễn của các KCN tỉnh Bình Dương

“Khởi đầu từ Khu CN Sóng Thần 1 từ năm 1995, với quy mô 180ha, đến nay Bình Dương đã PT khá nhanh hạ tầng trong lĩnh vực này. Hiện toàn tỉnh đã có 29 khu CN và 12 cụm công nghiệp tập trung với trên 13.000ha; trong đó, tỷ lệ cho thuê tại các khu CN đã đạt trên 72%. Về quy mô, bình quân diện tích mỗi KCN khoảng 336ha.

KCN lớn nhất phải kể đến là KCN Việt Nam-Singapore II mở rộng thuộc thị xã Tân Uyên với diện tích 1.008 ha. KCN nhỏ nhất là KCN Bình Đường với diện tích 16,5ha”. (Hải Âu, 2018). Nghiên cứu kinh nghiệm về PTNL các KCN của tỉnh Bình Dương có thể nêu lên ba vấn đề chủ yếu sau đây:

i) Các biện pháp đảm bảo cung lao động.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2015, tổng số lao động các KCN là 238.105 người, đa số tuổi từ 18-30, chiếm tỷ lệ 80%, trong đó có 215.755 người (chiếm 90,6%) là LĐ ngoại tỉnh. Theo Bảng 2.1, “ta thấy tỷ lệ lao động ở các KCN tăng trung bình hàng năm, từ năm 2010 đến 2014, là khoảng 4,34%/năm. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 55,5% (2014) và tỷ lệ lao động nhập cư là trên 90%. Tuy tỷ lệ lao động nhập cư có giảm từ 92,3% (2010) xuống còn 90,6% (2014), nhưng hiện nay số lao động này vẫn chiếm phần lớn trong tổng số lao động tại các khu công nghiệp của Bình Dương” (Phan Tuấn Anh, 2015). Điều này cho thấy, “hàng năm nhu cầu tuyển lao động làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương là rất lớn. Do đó, ngoài nguồn NL sẵn có thì việc thu hút NNL bên ngoài là một yêu cầu rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu của tỉnh Bình Dương nói chung và các KCN nói riêng.

Ngoài ra, do số lượng và quy mô của các DN FDI trong KCN khá lớn nên tỷ lệ LĐ

làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đa số, cao nhất là 78,5%

(2011) và thấp nhất là 76,1% (2014)” (Phan Tuấn Anh, 2015). Các số liệu cho thấy CS thu hút VĐT nước ngoài vào các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương giải quyết số lượng lớn việc làm cho tỉnh Bình Dương và cho các tỉnh khác, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu KT và LĐ từ nông nghiệp sang CN, thực hiện CNH-HĐH của tỉnh Bình Dương và cả nước.

Bảng 2.2. Cơ cấu LĐ của các khu CN tỉnh Bình Dương năm 2010 - 2014

Theo Phan Tuấn Anh (2015) “tỷ lệ lao động phổ thông ở các khu công nghiệp rất cao, chiếm 83,7%. lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm tỷ lệ 8,3% và đại học 7,8%. Cũng như tình hình lao động trong KCN chung của cả nước, phần lớn lao động ở các khu công nghiệp là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Bên cạnh lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông và trung học cơ sở, còn có một số lượng không nhỏ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học. Tuy có trình độ học vấn thấp nhưng số lao động này vẫn kiếm được việc làm, vì phần lớn các doanh nghiệp tuyển dụng không có bất cứ yêu cầu nào về trình độ. Người lao động chỉ cần biết đọc, biết viết, trong độ tuổi từ 18-25, có sức khỏe là được tuyển dụng. Bởi theo các doanh nghiệp, quy trình và công việc trực tiếp sản xuất của họ khá đơn giản. Sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ trực tiếp đào tạo lao động trong 1 tháng, đây cũng chính là thời gian thử việc. Đa phần các lao động này sau thời gian thử việc đều nắm bắt được công việc và quy trình sản xuất. Cũng theo doanh nghiệp, dù người lao động đã qua đào tạo hoặc đã có kinh nghiệm thì sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp cũng phải đào tạo lại. Cho nên với đa phần các doanh nghiệp thâm dụng lao động, thì yếu tố trình độ và kinh nghiệm chỉ là

yêu cầu thứ yếu khi họ tuyển chọn lao động trực tiếp, còn yếu tố quyết định chính là sức khỏe và độ tuổi lao động” (xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Trình độ học vấn của LĐ tại các khu CN tỉnh Bình Dương

từ năm 2010 - 2014

Đơn vị: %

Theo Bảng 2.3: Trình độ học vấn và tay nghề lao động làm việc tại khu công nghiệp có nhiều biến động. Chỉ trong 4 năm, số lao động phổ thông tăng 5,9 điểm%

và ngược lại, số lao động có trình độ trung cấp giảm 4,1 điểm%. Điều này cho thấy trong, số lượng lao động trực tiếp không qua đào tạo đã tăng cao hơn nhiều so với số lao động trực tiếp được đào tạo. Mặc dù số lượng lao động trình độ đại học đã tăng 2,2 điểm%, nhưng các lao động này đảm nhiệm vị trí quản lý hay kỹ sư không phải trực tiếp sản xuất. Do đó, từ năm 2011 đến năm 2014, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp không có thay đổi và tiến bộ, chủ yếu là thâm dụng sức lao động .

Theo số liệu của Lê Ngọc Hùng (trích dẫn từ Phan Anh Tuấn, 2015) “một cuộc khảo sát ngành công nghiệp chế biến ở tỉnh Bình Dương, có khoảng 50,4% người lao động cho rằng năng lực của họ đáp ứng được với yêu cầu của công việc; 46,8% cho là

‘bình thường’ và chỉ có 2,8% tự đánh giá rằng năng lực của họ chưa đáp ứng được các yêu cầu của công việc”. Tuy số liệu chỉ dựa trên khảo sát tại 3 ngành chế biến của tỉnh Bình Dương là chế biến thực phẩm, lương thực và đồ uống; chế biến kim loại, hoá chất, cao su và chế biến gỗ nhưng cũng phản ánh được mức độ phù hợp giữa năng lực lao động với yêu cầu công việc tại các KCN”.

“Mặc dù hiện nay, tỷ lệ người lao động có thể hoàn toàn đáp ứng; đáp ứng được yêu cầu công việc khá cao nhưng mức đáp ứng bình thường cũng cao không kém. Theo tác giả Lê Ngọc Hùng”. (trích từ Phan Tuấn Anh, 2015), “mức đáp ứng bình thường sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thích nghi khi có sự thay đổi MT làm việc mới”.

iii)Mặc dù lao động tại các KCN tỉnh Bình Dương đa số là lao động trẻ, trình độ học vấn và chuyên môn thấp. Các KCN tập trung các ngành như may mặc, giày da,

bao bì, lắp ráp điện tử có thao tác lao động giản đơn, không phức tạp, không đòi hỏi có trình độ học vấn cao, người lao động tốt nghiệp phổ thông, có những người chỉ biết đọc, biết viết. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng muốn sử dụng lao động chưa qua đào tạo để giảm tải chi phí sản xuất. Khi muốn gia tăng sản lượng, họ thường tuyển dụng thêm lao động phổ thông, vì vậy chi phí ít hơn so với đầu tư máy móc và công nghệ. Do đó thay đổi công nghệ kỹ thuật và nâng cao chất lượng lao động ít có triển vọng trong tương lai gần.

“Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã có các chính sách cụ thể để thu hút người lao động đến làm việc tại các KCN, thực trạng thiếu hụt lao động xảy ra ở các ngành nghề, các doanh nghiệp; và không chỉ khan hiếm lao động có tay nghề, kỹ thuật mà còn thiếu hụt lao động phổ thông, dù tình trạng này không gay gắt như trước đây”

(Lê Ngọc Hùng, 2013).

iv) Các biện pháp nâng cao kỷ luật và thái độ làm việc của người lao động.

Theo Trần Thị Út (Trích dẫn từ Phan Tuấn Anh, 2015) “trên 90% lao động trong các KCN là lao động ngoại tỉnh, đa số xuất thân từ nông thôn nên họ rất cần cù, chịu khó. Trong số các lao động này, có đến 65,8% là người lao động chính trong gia đình, vì vậy họ không nề hà công việc nặng nhọc, cố gắng làm thêm ngoài giờ, có khả năng đáp ứng nhu cầu tăng ca của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Trong một cuộc điều tra năm 2009, có đến 83% công nhân ở các nhà máy chấp nhận làm việc tăng ca để tăng thêm TN”.

2.3.1.3. Thực tiễn của các KCN tỉnh Bình Phước:

“Cho đến cuối năm 2019, tỉnh có 93 doanh nghiệp hoạt động SX kinh doanh trong KCN thu hút hơn 38.000 LĐ làm việc. Trong đó 15,35% số lao động trình độ Đại học và Cao đẳng; 11,2% LĐ có trình độ Trung cấp nghề, còn lại hơn 73% là lao động phổ thông không qua đào tạo. Các KCN tỉnh Bình Phước thu hút và sử dụng lao động trực tiếp và gián tiếp trong các ngành cơ khí, gỗ, giày da, dệt may và nhiều ngành nghề khác... Bình quân trong KCN của Bình Phước mỗi năm giải quyết việc làm cho 3.000 - 5.000 lao động, mỗi ha đất bình quân đã tạo việc làm cho hơn 50 lao động. Số lượng lao động tham gia vào các KCN của Bình Phước tăng dần qua các năm. Theo quy hoạch được phê duyệt đến năm 2020, các KCN của Bình Phước sẽ tạo việc làm cho 100.000 lao động. Bình Phước có 25 cơ sở dạy nghề, trong số các cơ sở đào tạo này có 2 cơ sở đào tạo nghề hệ cao đẳng, 01 cơ sở đào tạo nghề hệ trung cấp, còn lại là đào tạo sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng”. (Phan Duy Khiêm, 2020)

“Nhiều năm qua, một thực trạng ở Bình Phước là hoạt động đào tạo nghề chính thức của các trường, các trung tâm chỉ thu hút được khoảng 500 học viên/năm, đáp

ứng một phần rất nhỏ cho hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Bình Phước đang triển khai chương trình tuyên truyền Nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò vị trí của hoạt động dạy nghề, học nghề từ nay đến 2020. Bình Phước cũng đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống các trường dạy nghề, thay đổi cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cũng đang là một trong những hướng đi của Bình Phước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng NNL. Trong CS khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh có việc hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 03 tháng cho lao động để đáp ứng nhu cầu SX của từng doanh nghiệp. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020, các cơ sở đào tạo nghề của Bình Phước có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu NL cho địa phương” (Phan Duy Khiêm, 2020).

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)