Bối cảnh, mục tiêu và nhu cầu lao động đối với khu khu công nghiệp của một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 123 - 127)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng những năm tới

4.1.1. Bối cảnh, mục tiêu và nhu cầu lao động đối với khu khu công nghiệp của một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH những năm tới

4.1.1.1. Triển vọng phát triển công nghiệp Việt Nam

Trong tương lai gần, công nghiệp Việt Nam, đặc biệt các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến có triển vọng phát triển lớn bởi Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn Công nghiệp đa quốc gia.

Trong nền SX CN trên thế giới, các Tập đoàn đa quốc gia có vai trò quyết định.

họ kiểm soát mặt hàng nào được sản xuất; nơi sản xuất, người sản xuất; số lượng, giá cả và quy trình; ai được tham gia vào chuỗi giá trị. Xu hướng các Tập đoàn đa quốc gia nắm giữ các khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi giá trị là thương hiệu và bán hàng, khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). Đối với các khâu tạo giá trị gia tăng thấp, các Tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển các Dự án sản xuất, lắp ráp vào các nước đang phát triển tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ và ưu đãi của chính phủ về thuế và đất đai.

“Sự thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu thời gian gần đây đặt Việt Nam ở vị trí cơ sở sản xuất quan trọng. Trước đây, một số nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản lựa chọn các nước ASEAN và Trung Quốc là cơ sở sản xuất cho XK sang Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường tiêu thụ thay vì sản xuất trong đó đặc biệt là Việt Nam có cơ hội trở thành cơ sở sản xuất hàng XK sang Nhật Bản và Trung Quốc, Mỹ, Tây Âu. Các xung đột thương mại gần đây càng đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó đầu tư sản xuất một số khâu từ Trung Quốc sang Việt Nam. “Chiến lược Trung Quốc + 1” đang được các công ty đa quốc gia theo đuổi để tìm một nước ngoài Trung Quốc nhằm tránh xu hướng tiền lương nhân công đang gia tăng nhanh chóng tại quốc gia này, nhưng nước

này cần phải đủ gần để có thể XK ngược trở lại Trung Quốc. Với tiêu chí nêu trên, cùng với việc gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Theo đó, Việt Nam chủ yếu thực hiện các khâu lắp ráp, gia công từ các đầu vào nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu, sau đó XK sang các thị trường tiêu thụ như Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên đây sẽ là một quá trình sắp xếp lại các nguồn lực và quá trình tái cơ cấu lại chuỗi ngành nghề trên toàn cầu, cũng như ở Việt Nam. Vấn đề này không thể thực hiện trong thời gian ngắn nếu Việt Nam không sớm nâng cấp trình độ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CN hóa” (Mai Quốc Chánh, 2009).

Đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 đã ảnh hưởng đến nền KT toàn cầu, và các DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh, mà DN trong KCN các tỉnh ven biển đồng bằng song Hồng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến chuyên gia, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam sau khi dịch Covid-19 kết thúc, nếu Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và có thể vượt qua đại dịch với tổn thất tối thiểu, nhanh chóng mở cửa biên giới. Trong bối cảnh này, các DN quốc tế sẽ tiếp tục rời khỏi Trung Quốc để hạn chế rủi ro đã đối mặt từ năm 2019 như bạo loạn tại Hồng Kông và giờ là virus Corona, trong đó Việt Nam là điểm đến an toàn hơn. XH Việt Nam đang PT ổn định, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiềm chế và kiểm soát đại dịch trên toàn quốc.

Tuy nhiên, nhiều thách thức đặt ra đối với công nghiệp Việt Nam, trong khi nhiều nước tham gia gần như toàn bộ chuỗi giá trị từ khâu thiết kế, sản xuất các chi tiết đến lắp ráp và phân phối, Việt Nam hầu như chỉ tham gia ở khâu thấp nhất của chuỗi giá trị, đó là lắp ráp các chi tiết nhập khẩu từ những nước khác và phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia mà thiếu đi vai trò của các DN nội địa.

“Hiện nay chi phí nhân công Việt Nam đang tăng lên, đến một mức nhất định sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh. Lúc này, khi các ưu đãi của chính phủ đã hết thời hạn, nếu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ trong nước không PT để cắt giảm giá thành SP, các Tập đoàn đa quốc gia sẽ di chuyển cơ sở SX sang quốc gia khác hấp dẫn hơn và các DN công nghiệp Việt Nam không có đủ khả năng cạnh tranh và PT. Do đó, nếu không kịp thời tạo dựng sự lan tỏa từ sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam sang hệ thống DN nội địa, sớm hình thành các DN có quy mô khu vực và quốc tế để dẫn dắt nền công nghiệp, Việt Nam sẽ mất cơ hội thúc đẩy nhanh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Triển vọng phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam là rất lớn nếu chúng ta có các CS nhất quán phát triển mạnh mẽ, kịp thời và đúng đắn.

Mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần bám sát chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban Chấp hành TU Đảng về định hướng XD CS CN quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Mai Quốc Chánh, 2009).

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp Việt Nam

Thứ nhất, mục tiêu tổng quát

- “Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH, cơ bản trở thành nước CN theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về CN, trong đó một số ngành CN có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu” (Võ Thanh Thu, 2005).

- Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Thứ hai, mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- “Tỷ trọng CN trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng CN chế biến, chế tạo trong GDP đạt Khoảng 30%, trong đó CN chế tạo đạt trên 20%.

- Tỷ trọng giá trị SP CN CNC trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.

- Tốc độ TT giá trị gia tăng CN đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó CN chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.

- Tốc độ tăng NS LĐ CN đạt bình quân 7,5%/năm.

- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh CN (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

- Tỷ lệ LĐ trong lĩnh vực CN và dịch vụ đạt trên 70%.

- XD được một số cụm liên kết ngành CN, DN CN trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế” (Võ Thanh Thu, 2005)..

4.1.1.3. Dự báo nhu cầu thu hút lao động cho các KCN của các tỉnh ven biển ĐBSH

Trước bối cảnh PT như trên, nhu cầu thu hút lao động của các tỉnh ven biển ĐBSH còn tiếp tục tăng lên những năm tới. Điều này xuất phát từ hai phía: Một mặt, dự địa thu hút lao động vào làm việc tại các KKT, KCN, KCX các tỉnh ven biển ĐBSH còn rất lớn, bới đến năm 2018 số LĐ được thu hút vaofg các KCN mới đạt hơn 40%

khả năng của các DN KCN. Mặt khác, nhu cầu lao động của các DN KCN trên địa bàn các tỉnh ven biển vùng ĐBSH hiện nay rất cao. “Chẳng hạn, theo BQL KKT Hải Phòng, nhu cầu LĐ trong các KCN, KKT tại Hải Phòng liên tục tăng nhanh với mức tăng bình quân 15,7%, do số lượng DN đầu tư tại các KCN, KKT ngày càng tăng. Chỉ

tính riêng từ năm 2015-2018, tốc độ TT LĐ năm 2016 so với năm 2015 là 143,74%;

năm 2017 so với năm 2016 tốc độ tăng là 128,87% và năm 2018 so với năm 2017 tốc độ tăng là 122,86% (xem bảng 3.12). Trong đó, nhiều DN có nhu cầu sử dụng lao động rất lớn như các DN thuộc Tập đoàn LG tại KCN Tràng Duệ, Công ty Regina Miracle tại KCN VSIP Hải Phòng... Năm 2018 các KCN, KKT Hải Phòng có 288 DN với 122.300 lao động (lao động Việt Nam là 119.745 người; lao động nước ngoài 2.555 người, lao động trong DN FDI là 101.783 người, trong DN trong nước là 17.962 người). Dự báo năm 2020, số lao động trong các KCN, KKT Hải Phòng là 135.000 người, năm 2025 là 200.000 người, năm 2030 là 250.000 người” (Minh Hương (2019). Nói cách khác năm 2020 số lao động sẽ tăng 112,2% so 2018; năm 2025 số lao đông sẽ tăng 166,2% so với 2018; năm 2030 số lao động sẽ tăng 2,07,8% so với năm 2018. Nếu theo tỷ lệ tăng đó năm 2020, số LĐ các KCN các tỉnh ven biển ĐBSH sẽ là 280.500 lao động; năm 2025 là 415.500 lao động và năm 2030 là 519.500 lao động.

“Tuy nhiên, số lượng lao động thực tế hàng năm hiện nay lại đang tăng chậm chạp. Thực tế, trung bình mỗi năm, TP Hải Phòng có khoảng 2 vạn người bước vào độ tuổi lao động nhưng phần lớn chọn con đường tiếp tục học tập tại các trường đại học, cao đẳng, số lựa chọn học nghề không nhiều” (Vũ Lan, 2017). Điều đó dẫn đến số lượng LĐ bổ sung hàng năm cho KCN là không lớn dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động. Tình trạng đó khiến cho DN phải đi nhiều nơi tuyển dụng diễn ra khá phổ biến.

Cũng vì thiếu LĐ mà có nhiều người lao động “nhảy việc” từ DN nọ sang DN kia do sự cạnh tranh của các DN, mời gọi người lao động thiếu minh bạch, bình đẳng. Tình trạng thiếu lao động đặc biệt là ở nhóm DN nhỏ và vừa và ở các công ty dệt may, da giày vì không cạnh tranh được với các công ty có VĐT trực tiếp từ nước ngoài

Một nhà quản lý kinh doanh của Công ty CP Phôi thép Hải Phòng cho biết “NL công ty rất ít. Dù có thông báo tuyển dụng vài tháng trời nhưng công ty cũng không thể tuyển được thợ cơ khí có tay nghề vì không cạnh tranh được với các công ty, tập đoàn lớn về lương, MT làm việc, chế độ đãi ngộ. Khi tuyển được thì cũng không đáp ứng yêu cầu, phải mất thời gian ĐT” (Minh Hương, 2019)

“Nhìn chung, tình trạng thiếu lao động, kể cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao không chỉ riêng ở Hải Phòng mà là tình hình chung của nhiều ĐP trong vùng. Điều này vừa có điểm bất lợi cho DN lại vừa có điểm tích cực, bởi lẽ, Các DN muốn tuyển đủ lao động buộc phải có sự cạnh tranh, từ đó phải cải thiện MT lao động, điều kiện làm việc, mức lương, đãi ngộ... để thu hút người lao động từ các DN khác hoặc lao động ngoại tỉnh. Điều này sẽ tốt cho người lao động” (Minh Hương, 2019)

Do sự phát triển mạnh mẽ của các KCN tại các tỉnh, TP, nên nhu cầu tuyển dụng lao động cũng đang là vấn đề bức xúc đối với các DN ở các tỉnh ven biển ĐBSH khác, chẳng hạn tại các KCN Quảng Ninh. Xem hộp 3.1

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)