Thực chất vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PTNL NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

2.2. Vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp: Thực chất, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng

2.2.1. Thực chất vai trò khu công nghiệp đối với sự phát triển nhân lực ngành công nghiệp

2.2.1.1. Phát triển nhân lực ngành công nghiệp

Thứ nhất, đặc điểm lực nhân lực ngành công nghiệp

Công nghiệp là một ngành sản xuất của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm cho tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, hoạt động của một ngành kinh tế mang tính chất vĩ mô.

“Công nghiệp là ngành kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa hoạc và kỹ thuật tiên tiến” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Cũng như bất kỳ quá trình sản xuất vật chất nào khác, việc

"chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" tạo ra sản phẩm trong ngành SX CN cũng là việc người lao động sử dụng các tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao

động. Do vậy, nói đến nhân lực ngành công nghiệp là nói đến đội ngũ lao động đang trực tiếp làm việc "chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm" tạo ra sản phẩm trong ngành SX CN.

Từ quan niệm như thế, “nhân lực ngành công nghiệp là những người đang làm việc, giữ những vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất công nghiệp. Họ có thể là người lao động sản xuất trực tiếp, cũng có thể là những cán bộ quản lý trong các DN, công ty của ngành công nghiệp”.

Như vậy, “lực lượng lao động của ngành công nghiệp vừa mang tính chất vi mô lại vừa mang tính chất vĩ mô. Tính chất vi mô là ở chỗ nó chỉ nói đến người có công việc, trực tiếp làm việc trong các DN, công ty của ngành công nghiệp”. (Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân. 2004; Henry J. Sredl & Willam J. Rothwell. 1997; Jerry W. Gilley 2002; Lê Thị Mỹ Linh, 2009 ). Tuy nhiên lực lượng lao động ngành công nghiệp mang tính vĩ mô vì đây là đội ngũ lao động của cả một ngành sản xuất vật chất, nên không những phạm vi của nó rộng hơn so với một doanh nghiệp, một công ty mà nó còn mang đặc tính lao động của một ngành sản xuất riêng biệt, có những đặc điểm của ngành công nghiệp.

Do làm việc trong ngành SX CN nên lực lượng lao động trong ngành này có những đặc điểm khác với những ngành SX NN hoặc dịch vụ. Những đặc điểm này do đặc điểm của ngành SX CN quy định, thể hiện ở các khía cạnh sau.

Đặc điểm thứ nhất là, lao động công nghiệp làm việc tập trung. Nhìn chung, ngoại trừ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ... không cần thiết không gian rộng lớn, còn lại SX CN, nhất là công nghiệp chế biến đòi hỏi sự tập trung sản xuất cao độ. Điều này thể hiện ở chỗ, trên một diện tích đất đai nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, cần nhiều lao động và tạo ra khối lượng lớn SP.

Đặc điểm thứ hai là, lao động ngành công nghiệp là lao động phức tạp. “Theo quan niệm lao động của Mác, có lao động giản đơn và lao động phức tạp. “ lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách thông thường mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần phải được đào tạo cũng có được; lao động phức tạp là lao động đã được đào tạo, huấn luyện, là lao động lành nghề” (Kinh tế chính trị Mac- Lenin, 1998. Tr46)

Lao động công nghiệp là lao động phức tạp bởi lẽ người làm việc trong ngành này đòi hỏi một trình độ kỹ thuật nhất định. SX CN bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: “Tác động vào đối tượng lao động”; Giai đoạn 2: “Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng”. Cả hai giai đoạn cần sử dụng máy móc. Chính vì phải sử

dụng máy móc nên người lao động trong ngành công nghiệp phải có được huấn luyện kỹ năng sử dụng máy móc. Vì thế, lao động công nghiệp là lao động kỹ thuật, có trình độ phức tạp cao hơn so với lao động giản đơn. Để làm việc trong các doanh nghiệp, công ty của KCN, người lao động phải trải qua một giai đoạn ĐT nhất định để đạt trình độ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quá trình sản xuất.

“Đặc điểm thứ ba là người lao động làm việc trong ngành công nghiệp được chuyên môn hoá và chuẩn hoá cao, đòi hỏi tình kỷ luận và thái độ làm việc nghiêm ngặt”. Làm việc trong các nhà máy, hệ thống máy móc tạo ra SP đồng loạt theo một dây chuyền công nghệ mà mỗi người lao động chỉ thực hiện một hoặc một số thao tác nhất định theo một trình tự bắt buộc. Nói cách khác, mỗi người lao động trong dây chuyền sản xuất không phải là tác giả từ A đến Z của sản phẩm, mà chỉ đóng góp lao động của mình vào từng khâu, hoặc một phần của việc tạo ra sản phẩm. Mỗi người không lao động phải tuân theo những đòi hỏi, tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Điều đó có nghĩa là, phương pháp, công cụ, thời gian sản xuất phải được quy theo từng loại công việc và mỗi SP làm ra cũng phải đạt những tiêu chuẩn đồng nhất.

Do vậy, trong tổ chức quản lý SX CN, tiêu chuẩn hóa được coi là nguyên tắc đầu tiên đối với tất cả các khâu, từ trình độ, năng lực của người lao động, thiết bị máy móc của quy trình sản xuất cho tới những sản phẩm cuối cùng. Nếu không như vậy sẽ dẫn tới hậu quả là máy móc ngừng trệ, sản phẩm thành phế thải và doanh nghiệp sẽ bị thất bại.

Để đạt tiêu chuẩn quy định cho từng loại công việc và đối với từng mặt hàng, người LĐ phải chuyên môn hóa ở trình độ cao, thành thạo thao tác ở vị trí của mình trong quy trình sản xuất. Có như vậy, người lao động mới đáp ứng yêu cầu phân công lao động ngày càng sâu trong SX CN, từ đó nâng cao sản lượng và chất lượng SP của doanh nghiệp.

“Người lao động đã được tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa khi tham gia vào quy trình sản xuất phải vận động theo nhịp độ của máy móc và phối hợp chặt chẽ với những người thợ khác trong dây chuyền sản xuất. Mỗi động tác của người lao động phải ăn khớp với nhịp độ chung theo những quy định nghiêm ngặt về kỹ thuật gắn với vị trí của mình. Hoạt động của họ cũng phải đồng bộ hóa về thời gian. Vì vậy, các nhà máy luôn có nội quy quy định chặt chẽ giờ làm việc, giờ nghỉ trong ca, trong ngày để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất. Điều đó hình thành cách thức tổ chức sản xuất theo phong cách công nghiệp và tính kỷ luật lao động cao của người lao động”. (Phạm Thuyên, 2019)

Đặc điểm thứ tư là, lao động công nghiệp đòi hỏi phối hợp chặt chẽ trong quá trình tạo ra sản phẩm. “SX CN bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra SP cuối cùng. Đó là sự tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác, luyện kim, hóa chất, thực phẩm, điện lực, chế tạo máy... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Chính vì vậy các hình thức liên hợp hóa, hợp tác hóa, chuyên môn hóa có vai trò đặc biệt trong SX CN. Đặc điểm đó đòi hỏi người lao động trong quá trình SX CN vừa phải được phân công cụ thể, chuyên môn hoá cao độ vừa phải có phối hợp chặt chẽ với nhau, phải đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như quy định về thời gian của quá trình tạo ra SP cuối cùng”. (Phạm Thuyên, 2019)

Thứ hai, PTNL ngành công nghiệp

Như đã nói trên, PTNL có thể được tiếp cận dưới góc độ vĩ mô và vi mô. Dưới góc độ vĩ mô, sự PTNL được xem xét cả về mặt số lượng và chất lực lượng lao động.

Hai mặt này có mối liên hệ biện chứng với nhau. Điều nay xuất phát từ tư duy biện chứng của triết học.

“Triết học Mac-Lenin chỉ ra, phương thức vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy là những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại” (Triết học Mac-Lenin, 2000; tr.185). Chính vì thế sự PTNL của một ngành kinh tế cũng được nhìn nhận như là quá trình vận động từ thấp đến cao của lực lượng lao động, thể hiện ở sự gắn bó giữa tăng số lượng với nâng cao chất lượng đội ngũ ao độnglàm việc trong ngành kinh tế.

Vận dụng cụ thể vào lĩnh vực kinh tế, các tác giả Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Mai Hữu Khuê và Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Viện kinh tế thế giới (2003), Nguyễn Tiệp (2005), Bùi Văn Nhơn (2006), Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) thì

“PTNL ở tầm vĩ mô, trong một ngành kinh tế cần được nhìn nhận dưới các góc độ là sự biến đổi về số lượng, cơ cấu và chất lượng lực lượng lao động”.

Kết hợp các quan niệm trên chúng tôi quan niệm “PTNL ngành công nghiệp là quá trình tăng số lượng lao động và nâng cao chất lượng lực lượng lao động của ngành công nghiệp”. Cụ thể là:

i)Phát triển về số lượng lao động ngành công nghiệp.

Số lượng lao động ngành công nghiệp khái niệm phản ánh số người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp ở một thời điểm nhất định. Nói cách khác đó là quy mô lao động làm việc trong ngành công nghiệp. Nói Phát triển số

lượng lao động ngành công nghiệp có nghĩa là tăng quy mô lao động của ngành công nghiệp, cho thấy mức độ thu hút lao động vào làm việc trong ngành công nghiệp. Quy mô lao động tăng, số người làm việc trong ngành ngày càng nhiều hơn không những thể hiện sự Phát triển của đội ngũ lao động mà còn thể hiện sự phát triển của ngành công nghiệp.

ii)Sự Phát triển về cơ cấu lao động ngành công nghiệp.

Cơ cấu lao động ngành công nghiệp là khái niệm phản ánh tỷ lệ cấu thành các bộ phận lao động khác nhau của ngành công nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận đó.

Nếu nghiên cứu phát triển lực lượng lao động cho thấy mức độ thu hút lực lượng lao động vào làm việc trong ngành công nghiệp thì cơ cấu lực lượng lao động cho chúng ta thấy sự biến đổi về nhu cầu lao động của ngành công nghiệp đối với các lĩnh vực hoạt động khác nhau như cơ cấu về ngành nghề (khai thác, chế biến, sản xuất và phân phối điện nước), đối với từng loại lao động khác nhau (lao động trực tiếp sản xuất và lao động quản lý; lao động trong nước và ngoài nước; lao động trong và tỉnh/vùng);

từng trình độ lao động khác nhau (đào tạo và chưa đào tao) từng loại hình doanh nghiệp khác nhau (nhà nước tư nhân, có VĐT nước ngoài), từng độ tuổi, giới tính khác nhau…

iii)Sự phát triển về chất lượng lao động ngành công nghiệp.

Có nhiều quan niệm về chất lượng lao động. Theo Lê Thanh Hà (2009) “chất lượng NNL công nghiệp cần xem xét đến các yếu tố liên quan phẩm chất cá nhân, Thể lực người lao động; Trình độ học vấn; Trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng ĐT LĐ kỹ thuật; Trình độ quản lý; Chất lượng dân số”.

Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2009): “Chất lượng NNL được đánh giá thông qua các tiêu thức: Sức khỏe (thể lực và trí lực); Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề; Các năng lực, phẩm chất cá nhân (ý thức kỷ luật, tính hợp tác, ý thức trách nhiệm, sự chuyên tâm”;

Vũ Thị Ngọc Phùng (2005)“Chất lượng lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của lao động cũng như sức khỏe của họ.” (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005)

Ngô Thắng Lợi (2012) “Chất lượng lực lượng lao động về cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người LĐ.”

Như vậy chất lượng lao động ngành công nghiệp là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp (trí lực), ý thức kỷ luật và thái độ

nghề nghiệp (Tâm lực) và sức khoẻ (thể lực) của đội ngũ người lao động trong ngành CN.

Từ đó, phát triển về chất lượng lao động ngành công nghiệp là việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, thái độ nghề nghiệp và sức khoẻ của đội ngũ lao động làm việc trong ngành công nghiệp

2.2.1.2. Thực chất vai trò KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp

Cụm từ “vai trò” được sử dụng phổ biến trong giao tiếp và văn viết. Vai trò là gì? Về ngữ nghĩa, đây là từ chỉ tính chất sự vật, sự việc và hiện tượng. Theo đó, vai trò dùng để chỉ chức năng, tác dụng của ai hoặc của cái gì trong sự hoạt động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. “Theo từ điển tiếng Việt, vai trò là chỉ tác dụng, chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của các gì đó. Vai trò của người quản lý. Giữ một vai trò quyết định” (Hoàng phê, 2010; tr.400). Ví dụ, “vai trò của người cha trong gia đình; vai trò của tri thức đối với sự tiến bộ XH; vai trò của doanh nhân trong phát triển DN; vai trò của đảng đối với sự phát triển đất nước, vai trò của tác phẩm Truyện Kiều đối với sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyễn Du”, …Pdiam (2018)

Vận dụng quan niệm trên vào phân tích đặc điểm vai trò của KCN đối với PTNL ngành công nghiệp ta có thể nói vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp thể hiện chức năng, tác dụng của KCN trong sự PTNL ngành công nghiệp. Với quan niệm đó thì, “vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp là sự phát triển KCN làm tăng số lượng, nâng cao chất lượng và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động SX kinh doanh của NL ngành công nghiệp”.

Như đã nói, KCN là một hình thức tổ chức SX CN hiện đại. Sự phát triển KCN làm thay đổi hình thức tổ chức SX CN, hay đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất ngành công nghiệp. Khi chưa có KCN, việc tổ chức sản xuất công nghiệp được thực hiện dưới hình thức từng doanh nghiệp phân tán trên địa bàn. Khi có KCN, các doanh nghiệp được tập trung lại trên cùng một địa bàn để sản xuất kinh doanh. Việc tập trung các doanh nghiệp trên cùng một địa bàn để tiến hành sản xuất không những có lợi cho các doanh nghiệp có thể hợp tác trong SX kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, không những có lợi cho QLNN đối với SX CN, mà còn làm tăng vai trò của KCN đối với sự phát triển của ngành công nghiệp. Do các doanh nghiệp được sản xuất tập trung, nên trên cùng một địa bàn quy mô vốn được tăng lên, lực lượng LĐ tăng lên, sản phẩm được sản xuất trên một địa bàn cũng tăng lên, từ đó góp phần tăng sức mạnh của ngành công nghiệp. Theo nghĩa đó, KCN có vai trò đối với sự PTNL ngành công nghiệp. Vai

trò đó thể hiện ở chỗ, sự phát triển của KCN sẽ đóng góp vào việc làm tăng quy mô lao động, thay đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng NL ngành công nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả KT và XH của ngành đối với nền KT quốc dân.

Vậy sự phát triển của KCN sẽ làm tăng số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả SX kinh doanh của lao động ngành công nghiệp được thể hiện như thế nào nào?

i)Xuất phát từ đặc điểm của KCN là khu vực lãnh thổ, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ SX CN. Với đặc điểm của nó, SX CN là sản xuất tập trung quy mô lớn, do đó nên có nhu cầu lao động làm việc trong KCN là rất lớn. KCN càng phát triển, các doanh nghiệp, công ty được đưa vào KCN càng tăng thì nhu cầu về lực lượng lao động càng tăng lên. Do đó, sự phát triển KCN sẽ kéo theo số lượng lao động làm việc trong KCN tăng lên. Từ đó, KCN sẽ góp phần tăng quy mô lao động của toàn ngành công nghiệp sẽ tăng lên

ii). Cũng xuất phát từ đặc điểm KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ SX CN nên lao động ngành công nghiệp là lao động phức tạp, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với lao động giản đơn. Người lao động vào làm việc trong KCN, trước hết là những người quản lý và những người sản xuất tiếp xúc với máy móc phải được trải qua ĐT ở mức độ nhất định. Thêm nữa, để tồn tại và phát triển, người lao động phải trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, kể cả các kỹ năng cá nhân, chuyên môn, nghiên cứu, phân tích. Cuối cùng là đòi hỏi họ phái có sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, thể hiện ở chỗ họ phải có sức khoẻ và thái độ, ý thức làm việc trong MT tập trung. Chính vì thế phát triển KCN sẽ tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thể chất và tinh thần, kỷ luật, thái độ làm việc của người lao động làm việc trong KCN.

iii) Việc tăng quy mô lao động, tăng lao động có trình độ chuyên môn, tăng tác phong công nghiệp của lao động, nâng cao chất lượng nhân lực sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN ngày càng hiệu quả hơn, lao động KCN sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của lao động ngành công nghiệp.

Từ đó nâng cao hiệu quả KT-XH của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Nói cách khác, “vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp là tác dụng của KCN đối với những biến đổi về số lượng, cơ cấu, chất lượng và sự đóng góp về KT- XH của nhân lực của ngành công nghiệp”.

Quy mô số lượng nhân lực của KCN ngày càng lớn, chất lượng nhân lực của KCN ngày càng cao, sự đóng góp về KT-XH của của lao động KCN càng tăng thì vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành công nghiệp ngày càng lớn và ngược lại.

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)