Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở các tỉnh ven biển ĐBSH

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 81 - 90)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG

3.1. Khái quát sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng

3.1.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở các tỉnh ven biển ĐBSH

Đến năm 2018, năm tỉnh ven biển vùng ĐBSH đã có 46 KCN đã được quy hoạch với tổng diện tích là 40.085,8 ha, với 808 doanh nghiệp hoạt động trong các KCN và giải quyết việc làm cho 271 ngàn lao động

Bảng 3.1. Khái quát về các khu CN các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Hồng đến

năm 2018

Sau đây là tình hình cụ thể về quy hoạch, thu hút đầu tư, XD CSHT cho các KCN của các tỉnh hoạt động.

3.1.1.1. Tại Hải Phòng.

Hải Phòng là một trong hai TP có khu chế xuất được thành lập sớm nhất trong cả nước (năm 1993). Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển các KCX, KCN, KKT đã đưa Hải Phòng trở thành một trong những ĐP dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, góp phần quan trọng vào PT KT-XH của Hải Phòng trong những năm qua.

Thứ nhất, về quy hoạch phát triển.

Các KCN ở Hải Phòng được quy hoạch thành hai nhóm, một nhóm trong khu KT (KKT) Đình Vũ - Cát Hải và một nhóm ngoài KKT.

“KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 22.540 ha, hiện có 9 dự án KCN và khu chức năng đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng diện tích 5.788,76 ha, bao gồm: KCN Đình Vũ; KCN MP Đình Vũ; KCN Tràng Duệ; Khu đô thị, CN và dịch vụ VSIP Hải Phòng; Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ (khu 1); KCN Nam Đình Vũ (khu 2), KCN và dịch vụ Hàng Hải; Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát;

KCN Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Đến tháng 5 năm 2018, KKT Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 152 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với VĐT đăng ký 10,468 tỷ USD và 105 dự án đầu tư trong nước với VĐT đăng ký 90.675 tỷ đồng” (Nguyễn Cao Lãnh , 2011).

“Ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải, trên địa bàn TP Hải Phòng còn có 4 KCN với diện tích 762,57 ha, bao gồm: KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền và KCN An Dương. Hiện nay, các KCN ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 110 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với VĐT đăng ký 1,846 tỷ USD và 22 dự án đầu tư trong nước với VĐT đăng ký 6.665 tỷ đồng” (BQLKKT Hải Phòng, 2018).

Thứ hai, về thu hút VĐT: Trong 10 năm (2008-2017) các KCN, KKT Hải Phòng thu hút 191 dự án FDI cấp mới với số vốn 7.782,9 triệu USD, tăng vốn cho 169 lượt dự án FDI với số vốn 2.662,8 triệu USD; như vậy, tổng số vốn FDI các KCN thu hút trong giai đoạn này đạt 10.444 triệu USD, chiếm 82% tổng số vốn FDI thu hút trên toàn địa bàn TP (12.728,5 triệu USD). Các KCN cũng thu hút được 115 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 97.473 tỷ đồng; bình quân mỗi năm các KCN thu hút được trên 1.000 triệu USD và trên 9.700 tỷ đồng.

“Riêng 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 các KCN, KKT thu hút 138 dự án FDI cấp mới với số vốn 5.835,7 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 116 lượt dự án FDI với số vốn 2.267,7 triệu USD; như vậy, tổng số vốn FDI các KCN thu hút trong giai đoạn này đạt 8.103,4 triệu USD, tăng gần 3,5 lần giai đoạn 2008 - 2012, chiếm 94% tổng số vốn FDI thu hút trên toàn địa bàn TP (8.601,3 triệu USD). Các KCN cũng

thu hút được 69 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 67.059 tỷ đồng, tăng gần 2,2 lần giai đoạn 2008-2012; bình quân mỗi năm các KCN thu hút được gần 1.620 triệu USD và trên 13.410 tỷ đồng”. (BCS Đảng UBND TP,2018)

Trong những năm gần đây, các KCN, KKT đã thu hút được một số dự án của các Tập đoàn KT lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông như: Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với 4 dự án: (1) Dự án LGD SX và gia công SP màn hình Oled TV, màn hình Oled nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng, VĐT 1.590tr USD; (2) Dự án LGE SX, lắp ráp SP điện, điện tử CN cao, ti vi màu, tivi thông minh, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại thông minh, VĐT 1.500 triệu USD; (3) Dự án LG Innotek SX modul cho camera, VĐT 1.051tr USD; (4) Dự án LG Chem SX tấm phim phân cực dùng cho màn hình ti vi, điện thoại di động, máy tính xách tay, VĐT 2,8tr USD. Tập đoàn Bridgestone (Nhật Bản) với Dự án SX lốp xe ô tô, VĐT 1.224,1tr USD; Dự án may mặc Regina Miracle (Hồng Kông) VĐT 760tr USD; Dự án Kyocera Mita (Nhật Bản) SX thiết bị văn phòng, VĐT 187,5tr USD; Dự án SX dược phẩm của Nipro Pharma (Nhật Bản) VĐT 250tr USD; Dự án Kyocera Mita (Nhật Bản) SX thiết bị văn phòng, VĐT 187,5tr USD; Dự án SX máy in, máy photocopy đa năng của Fuji Xerox (Nhật Bản) VĐT 119tr USD, Dự án GE (Mỹ) 111tr USD,… Các dự án này cần thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến đạt giá trị gia cao và thu hút các dự án vệ tinh khác tiếp tục đầu tư vào TP.

“Tính lũy kế từ khi các KCN hoạt động đến hết năm 2017, các KCN đã thu hút được 339 dự án đầu tư thứ cấp (bao gồm các dự án FDI và dự án đầu tư trong nước) với tổng VĐT đăng ký 11.377,5 triệu USD, quy mô vốn trung bình đạt 35,56 triệu USD/dự án”. (BCS Đảng UBND TP, 2018)

Dự án đầu tư thứ cấp tại KCN Nam Đình Vũ 1 có quy mô vốn cao nhất đạt 66,53 triệu USD/dự án, KCN Tràng Duệ 66,1 triệu USD/dự án, KCN VSIP 48,34 triệu USD/dự án, tiếp đến KCN Đình Vũ 36,91 triệu USD/dự án, KCN Nomura 20,01 triệu USD/dự án.

“Về tỷ lệ giải ngân VĐT: các dự án đầu tư thứ cấp trong KCN VSIP đạt tỷ lệ cao nhất 64%, tiếp đến là KCN Nomura, Đình Vũ, MP Đình Vũ đều đạt 55%, KCN Đồ Sơn 54%, KCN Tràng Duệ 30%; các dự án trong KCN Nam Cầu Kiền đạt tỷ lệ giải ngân thấp nhất 20%”. (BCS Đảng UBND TP, 2018)

Thứ ba, về tỷ lệ lấp đầy các KCN:

- Tại KKT Đình Vũ - Cát Hải: Từ năm 2008 đến tháng 12/2017, có 04 KCN đang XD CSHT và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp: KCN Đình Vũ (giai đoạn 1 và giai

đoạn 2) đã lấp đầy 89,8% đất CN, KCN Tràng Duệ lấp đầy 86,8%, KCN MP Đình Vũ lấp đầy 75,6%, KCN VSIP lấp đầy 46,5% (tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất CN đã được giao đạt 100%). Các KCN còn lại đang triển khai đầu tư XD kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư.

- “Các KCN nằm ngoài KKT Đình Vũ - Cát Hải: Đến tháng 12/2017, có 04 KCN đã đưa vào hoạt động, thu hút các dự án đầu tư thứ cấp (KCN Nomura, KCN Đồ Sơn, KCN Nam Cầu Kiền và KCN An Dương); tổng diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch chi tiết: 762,57 ha; diện tích đất CN: 513,4 ha; diện tích đất CN đã cho thuê lại đến hết năm 2017 là 219,57 ha; tỷ lệ lấp đầy trung bình của 04 KCN đang hoạt động đạt 42,76%; trong đó, KCN Nomura có tỷ lệ lấp đầy 100%”. (BCS Đảng UBND TP, 2018)

3.1.1.2. Tại Quảng Ninh

Thứ nhất về quy hoạch phát triển KCN, KKT của tỉnh

Đề án bổ sung một số KCN của tỉnh Quảng Ninh trong danh mục PT các KCN cả nước, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1607/TTg-KTN ngày 09/9/2009, được phê duyệt điều chỉnh tại Văn bản số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014, ghi nhận tỉnh Quảng Ninh có 11 KCN với tổng diện tích khoảng 11.741,7 ha. Đến nay, đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN được cấp Giấy CNĐKĐT với 09 KCN đã được quyết định thành lập, với tổng VĐT đăng ký đạt 24.381,73 tỷ đồng, 06 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích KCN theo quy hoạch là 1.951,13 ha; diện tích đã GPMB: 1.024,64 ha; diện tích đất CN đã đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất là 872,3 ha, đạt tỷ lệ 63,1%. Trong đó, riêng giai đoạn 2009 đến nay đã cấp Giấy CNĐKĐT đối với 06 dự án hạ tầng KCN với tổng diện tích là 3.9.11,8 ha, VĐT đăng ký đạt 22.469,3 tỷ đồng, tương đương 970,2 triệu USD.

“Đối với các KKT, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 04 KKT, gồm 01 KKT ven biển Vân Đồn và 03 KKT cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh) với tổng diện tích trên 361.868 ha. Các KKT đều năm trong Quy hoạch PT các KKT ven biển và KKT cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020, trong đó KKT Vân Đồn và KKT cửa khẩu Móng Cái nằm trong nhóm các KKT ưu tiên tập trung đầu tư từ nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, hiện Ban Quản lý đang tham mưu báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Quy hoạch và thành lập KKT ven biển Quảng Yên” (BQL KKT tỉnh Quảng Ninh, 2019).

Thứ hai, về xúc tiến và thu hút đầu tư Trong giai đoạn 10 năm (2009-2019) các KCN, KKT của tỉnh đã thu hút được 120 dự án mới (gồm: 35 dự án FDI, đạt 2.024,5 triệu USD và 85 dự án trong nước, đạt

33.286 tỷ đồng); điều chỉnh 133 lượt dự án (trong đó điều chỉnh tăng vốn cho 37 lượt dự án FDI với tổng VĐT tăng thêm đạt khoảng 477 triệu USD và 19 lượt dự án trong nước với tổng VĐT tăng thêm đạt 7.226 tỷ đồng), tổng vốn đăng ký đầu tư thu hút mới và tăng thêm đạt 96.709 tỷ đồng, bao gồm: 2.502 triệu USD (tương đương 56.197 tỷ đồng của dự án FDI) và 40.512 tỷ đồng của dự án trong nước. Lũy kế đến hết tháng 9/2019, các KCN, KKT hiện có 239 dự án đầu tư gồm: 62 dự án FDI còn hiệu lực của 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có hoạt động đầu tư tại địa bàn các KCN, KKT với tổng VĐT đăng ký đạt gần 2,75 tỷ USD (chiếm 41,6 % tổng vốn thu hút dự án FDI trên địa bàn tỉnh) và 177 dự án trong nước với tổng VĐT đạt 47.845 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn FDI chiếm phần lớn trong thu hút đầu tư vào các KCN, KKT; chất lượng các dự án ngày nâng cao.

“Kết quả thu hút đầu tư vào các KCN, KKT của tỉnh trong 10 năm qua khẳng định MT đầu tư thông thoáng, hiện đại; bước đầu XD được hình ảnh đặc trưng của các

“mũi đột phá”, tạo sức mạnh lan tỏa, hình thành các trung tâm SX; góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một hình mẫu trong thu hút nguồn lực đầu tư. Đây là tiền đề quan trọng giúp tỉnh giữ vững nhịp độ TT, tạo bước đột phá trong PT KT, thực hiện các CS an sinh XH trên địa bàn, tiến tới mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, CN”

(BQL KKT tỉnh Quảng Ninh,2019).

Thứ ba, về Xây dựng CSHT

“Song song với việc lập và triển khai các Quy hoạch, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để huy động nguồn lực đầu tư, nhanh chóng cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông (kết nối khu vực và quốc tế, giao thông nội khu), đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật điện, nước, viễn thông… tập trung vào các công trình động lực tạo nền tảng cho sự PT của các KCN, KKT. Đến nay, hầu hết các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, các dự án trọng điểm có tính động lực, đột phá đã và đang được đầu tư nâng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao thông, phục vụ PT các KCN, KKT. Đặc biệt, tỉnh đã chủ động thu hút nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách để triển khai thực hiện 03 tuyến đường bộ cao tốc quan trọng (Hạ Long- Hải Phòng; Hạ Long - Vân Đồn; Vân Đồn - Móng Cái) và 01 Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, các công trình động lực có ý nghĩa kết nối liên vùng và quốc tế, đến hết năm 2020, sẽ hoàn thành kết nối cao tốc từ Vân Đồn đến TP Móng Cái và đưa vào sử dụng đồng bộ các loại hình giao thông đường cao tốc, đường biển và đường hàng không kết nối các KCN, KKT của tỉnh với các trung tâm KT lớn trong nước và quốc tế. Nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2012-2018 là 28.376 tỷ đồng được huy động đa dạng từ nhiều loại hình nguồn VĐT” (BQL KKT tỉnh Quảng Ninh, 2019)..

Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng và triển khai thi công san đắp nền và XD CSHT (điện, nước, đường nội bộ, thông tin liên lạc, cấp khí, cấp hơi nước,...) của các KCN đang triển khai đầu tư theo lộ trình, 05/05 KCN có dự án đầu tư thứ cấp (gồm các KCN: Cái Lân, Hải Yên, Đông Mai, Việt Hưng, Texhong Hải Hà giai đoạn I) đều có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn về MT, đảm bảo thu gom, xử lý triệt để lượng nước thải phát sinh trong hoạt động của các dự án đầu tư thứ cấp và hoàn thành việc lắp đặt trạm quan trắc tự động nước thải CN, kết nối, truyền dữ liệu trực tiếp, liên tục về Sở Tài nguyên và MT. Việc quy hoạch và XD các Dự án khu nhà ở công nhân, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, thiết chế văn hóa phục vụ công nhân KCN đã được tỉnh quan tâm triển khai đầu tư.

3.1.1.3. Tại Thái Bình

Thứ nhất, về công tác quy hoạch các KCN

Năm 2008, tỉnh Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt 07 KCN với diện tích quy hoạch là 1.288,2 ha (KCN Phúc Khánh 200 ha, KCN Nguyễn Đức Cảnh 68,41 ha, KCN Tiền Hải 120 ha, KCN Gia Lễ 85 ha, KCN Cầu Nghìn 211,72 ha, KCN Sông Trà 200 ha, KCN An Hoà 403 ha). Năm 2016, theo Đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch PT các khu CN tỉnh Thái Bình đến năm 2020 (loại bỏ KCN An Hòa, điều chỉnh quy hoạch mở rộng KCN Tiền Hải từ 60 ha lên 466 ha). Năm 2017 điều chỉnh bổ sung thêm KCN phục vụ NN tại huyện Quỳnh Phụ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản số 1069/TTg-CN ngày 17/8/2018 và KCN Sông Trà II.

“Đến nay Thái Bình có 07 Khu CN với Tổng diện tích quy hoạch là: 1411,2 ha (KCN Phúc Khánh 200 ha, KCN Nguyễn Đức Cảnh 68,41 ha, KCN Tiền Hải 446 ha, KCN Gia Lễ 85 ha, KCN Cầu Nghìn 211,72 ha, KCN Sông Trà 200 ha, KCN phục vụ NN tại huyện Quỳnh phụ 200 ha); trong đó quy hoạch chi tiết được phê duyệt là 1.391,21 ha, diện tích đất đã thu hồi là 727,97 ha, diện tích đất CN có thể cho thuê 528,89 ha; diện tích đất CN đã cho thuê 463,94 ha , tỷ lệ lấp đầy đạt 90 % đất CN có thể cho thuê”. (BQL KKT và các KCN tỉnh Thái Bình , 2018)

Các KCN phân bố ở vị trí có tiềm lực về PT; hầu hết được bố trí ở gần đường giao thông chính. Quy mô KCN thích hợp với PT KT-XH của tỉnh theo từng thời kỳ (thời kỳ 2001-2005 thu hồi đất diện tích 250 ha để XD 03 KCN là Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Hải; thời kỳ 2006-2010 thu hồi đất diện tích tăng thêm 300 ha để XD thêm 02 KCN là Gia Lễ, Sông Trà; thời kỳ 2011-2018 thu hồi đất trên 177 ha để XD KCN Cầu Nghìn, mở rộng KCN Tiền Hải, hiện nay đang tiến hành triển khai thu hồi đất để XD khu CN phục vụ NN tại huyện Quỳnh Phụ, với diện tích gần 200 ha.

Việc triển khai quy hoạch và đầu tư XD kết cấu tầng KCN được tiến hành linh hoạt, vừa theo quy hoạch được duyệt, vừa bổ sung vào quy hoạch các KCN phù hợp với tình hình PT KT - XH và kế hoạch dụng đất của tỉnh.

“Đến nay, KCN Phúc Khánh, KCN Nguyễn Đức Cảnh và KCN Gia Lễ đã lấp đầy 100% diện tích đất CN cho thuê; KCN Tiền Hải đã cho thuê 90,16 ha, KCN Sông Trà cho thuê 39,03 ha, KCN Cầu Nghìn đang XD kết cấu hạ tầng và triển khai thu hồi đất tiếp phần còn lại”. (BQL KKT và các KCN tỉnh Thái Bình , 2018)

Thứ hai, về kết quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN

“Tổng VĐT ngân sách Nhà nước đến năm 2018 đã đầu tư trên 317 tỷ đồng (ngân sách TU 140 tỷ đồng và ĐP 177 tỷ đồng) để GPMB và đầu tư XD hạ tầng KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Gia Lễ và một phần KCN Phúc Khánh, ngoài Công ty PT hạ tầng KCN (nay là Trung tâm dịch vụ KCN) là đơn vị sự nghiệp được giao quản lý và đầu tư XD KCN bằng vốn ngân sách, đã có 04 Công ty đầu tư XD và kinh doanh hạ tầng KCN với số vốn đăng ký 3.965,770 tỷ đồng. Trong đó Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn PT KCN Đài Tín làm chủ đầu tư KCN Phúc Khánh giai đoạn I và giai đoạn II, vốn đăng ký 13 triệu USD, vốn đã thực hiện trên 100 tỷ đồng đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN với diện tích gần 100 ha; Công ty CP TBS Sông Trà đã đầu tư 310 tỷ đồng để đền bù GPMB và XD hạ tầng KCN Sông Trà với diện tích 109,05 ha; Tổng Công ty IDICO đã đầu tư 85 tỷ đồng đền bù GPMB và đầu tư XD KCN Cầu Nghìn với diện tích đã GPMB trên 40 ha; Tổng Công ty VIGRACERA chủ đầu tư XD hạ tầng KCN Tiền Hải, đã đầu tư 93 tỷ đồng với diện tích đã GPMB Lô E và Lô F 29,7 ha và phần mở rộng 216 ha”. (BQL KKT và các KCN tỉnh Thái Bình, 2018)

Thứ ba, về kết quả thu hút đầu tư

“Đến tháng 11/2018 đã có 175 dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực. Tổng VĐT đăng ký 28.250,87 tỷ đồng (gấp 58,5 lần vốn đăng ký năm 2003), tổng VĐT thực hiện 19.834,5 tỷ đồng, đạt 70% so với vốn đăng ký. Trong đó: Có 131 dự án đầu tư trong nước (chiếm 75% tổng số dự án), VĐT đăng ký 18.526,59 tỷ đồng (chiếm 65% tổng vốn đăng ký), vốn thực hiện 12.470,8 tỷ đồng, đạt 67% so với vốn đăng ký. Có 44 dự án đầu tư nước ngoài (chiếm 25% tổng số dự án) VĐT đăng ký 9.724,27 tỷ đồng (chiếm 35% tổng vốn đăng ký), VĐT thực hiện 7.363,7 tỷ đồng, đạt 76% so với vốn đăng ký”. ( BQL KKT và các KCN tỉnh Thái Bình, 2018)

Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong các KCN đa dạng về hình thức đầu tư, về ngành nghề, lĩnh vực SX kinh doanh.

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)