Phương hướng chủ yếu nâng cao vai trò của khu CN đối với PTNL ngành

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 129 - 132)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN MỘT SỐ TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỐNG BẰNG SÔNG HỒNG

4.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng Đồng bằng Sông Hồng những năm tới

4.1.3. Phương hướng chủ yếu nâng cao vai trò của khu CN đối với PTNL ngành

4.1.3.1. Phương hướng tăng cường thu hút lao động nhằm tăng quy mô lao động và đảm bảo tính ổn định về công ăn việc làm của người lao động

Thực tiễn cho thấy, KCN đóng vai trò quan trọng trong phát triển quy mô lao động ngành CN.Thực tế các tỉnh ven biển vùng ĐBSH cho thấy, khả năng thu hút lao động vào làm việc tại các KCN trên địa bàn các tỉnh vẫn đang có dư địa rộng rãi. Theo số liệu của đề tài, với hiện nay của các KCN trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSH, chúng

ta mới thu hút và giải quyết việc làm cho 250 ngàn lao động, trong khi đó với diện tích hiện có, chúng ta có thể giải quyết việc làm cho 600 ngàn lao động. Vì thế vấn đề tang quy mô lao động lên gấp đôi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc nâng cao vai trò của KCN đối với sự PTNL ngành CN hiện nay.

Bên cạnh việc tăng quy mô, vấn đề đặt ra là cần đảm bảo tính ổn định về công ăn việc làm cho đội ngũ lao động. Như đã nói hiện nay, công ăn việc làm của một bộ phận khá lớn lao động trong các KCN còn chưa thật ổn định. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ sa thải lao động hàng năm khá lớn, ở số LĐ hợp đồng có thời hạn khá cao và tỷ lệ nhảy việc của người lao động trong các KCN vẫn xảy ra thường xuyên. Tính thiếu ổn định như trên không những ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, mà còn dẫn đến sự lãng phí nguồn NL XH. Chính điều này làm giảm vai trò của KCN đối với sự phát triển đội ngũ lao động ngành CN của các tỉnh, TP ven biển vùng ĐBSH.

Vì thế, để nâng cao vai trò KCN đối với phắt triển quy mô lao động ngành CN, cần tang cường tính ổn định công ăn việc làm cho người lao đông, giảm tỷ lệ dãn thải lao động hàng năm, tang cường tỷ lệ lao động được ký hợp đồng lao động không thời hạn, giảm tối đa tình trạng chuyển chỗ làm việc của người lao động.

4.1.3.2. Phương hướng nâng cao chất lượng Nhân lực của ngành công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh ven biển vùng ĐBSH.

Kết quả điều tra, khảo sát của đề tài cho thấy, kể cả cán bộ quản lý DN, QLNN cũng như người lao động đều cho rằng mức độ đáp ứng về chuyên môn kỹ thuật của người lao động theo yêu cầu SX của DN/ KCN hiện ở mức trung bình, nói cách khác chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật của DN. Do đó, việc nâng cao mức độ đáp ứng về chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu của DN cần được cải thiện trong những năm tới. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi một loạt những giải pháp có liên quan, kể từ cơ quan quản lý vĩ mô cũng như DN và cơ sở đào tạo.

Thứ nhất, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lao động phổ thông. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động phổ thông xắp xỉ 50:50, thậm chí có năm tỷ lệ lao động phổ thông còn cao hơn tỷ lệ lao động qua đào tạo. Do đó, các ĐP cần chú ý tổ chức ĐT với các hình thức thích hợp để khi người lao động được tuyển dụng vào làm việc, tối thiểu họ cũng đã có chứng chỉ về qua lớp đào tạo.

Thứ hai, thay đổi cơ cấu tỷ lệ lao động có bằng cấp chuyên môn. Hiện nay tỷ lệ này là rất mất cân đối. Chằng hạn năm 2018, tại các KCN TP Hải Phòng, tỷ lệ

lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 21,72, lao động có trình độ trung cấp là 6,9% và lao động có trình độ sơ cấp là 3,21% (Bảng 3.25). Như thế, tỷ lệ Đại học/cao đẳng/trung cấp/sơ cấp là 21,72/6,9/3,21. Đây là một tỷ lệ rất bất hợp lý trong tổ chức lao động của DN, trái với xu hướng chung về tổ chức lao động của thế giới. Vì thế, trong đào tạo và tuyển dụng cần lưu ý khắc phục xu hướng này.

Thứ ba, tăng cường đào tạo Nhân lực nhằm thay thế cho lao động, chuyên gia là người nước ngoài trong các khu CN. Như đã nói, đội ngũ chuyên gia nước ngoài làm việc trong các KCN trên địa bàn TP Hải Phòng chiếm tới 2% là khá cao. Vì thế nhà nước và các DN cần có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng NL có thể thay thế chuyên gia là người nước ngoài cho chủ động trong SX kinh doanh và thực hiện được mục tiêu chuyển giao quản lý mà nhà nước Việt Nam đã đặt ra khi thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp

Cùng với tăng cường sự đáp ứng nhu cầu DN về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, cần chú ý nâng cao tác phong công nghiệp của người lao động. Phần lớn lao động vào làm việc trong các DN KCN xuất thân từ khu vực nông thôn, nên chưa quen với tác phong CN như chấp hành kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc mà bản thân đang thực hiện chưa thật cao, tính tự do vô kỷ luật vẫn còn ảnh hưởng đến tác phong làm việc theo dây chuyên SX.

Chính vì thế, việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tác phong công nghiệp của người lao động trong các DN KCN, không những đòi hỏi phải hoàn thiện công tác QLNN, quản lý DN, sự đổi mới của các cơ sở ĐT đối với lao động, mà còn đòi hỏi ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao sự say mê, hứng thú, lòng yêu ngành nghề của bản thân người lao động với công việc hiện tại của họ,

Thứ năm, quan tâm nhiều hơn tới lao động nữ. Hiện tại lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong các KCN, vì thế cần tăng cường quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của chị em phụ nữ. Doanh nghiệp và các tổ chúc XH như công đoàn, phụ nữ, thanh niên, cần có các biện pháp để giúp cho chị em phụ nữ vượt qua những hạn chế, khó khăn để hòa nhập với xu hướng phát triển chung.

Một phần của tài liệu vai trò của khu công nghiệp đối với phát triển nhân lực ngành công nghiệp nghiên cứu tại một số tỉnh vùng ven biển đồng bằng sông hồng (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)