LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ pptx

109 2.6K 19
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới, mở rộng quan hệ hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương của Đảngphát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân); hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tất cả các thành phần kinh tế trên đều hoạt động theo pháp luật và là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạch tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. các thành phần kinh tế nêu trên thì kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những loại hình kinh tế mới thực sự xuất hiện và phát triển như là những thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những thực thể kinh tế sống động và luôn có sự nhạy cảm cao trong sự phát triển của mọi nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các nhóm công ty… Dù tên gọi có khác nhau, nhưng các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn được Đảng ta cùng các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm khảo sát, đánh giá, phân tích nguyên nhân và tính hiệu quả của nó đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước, để từ đó các nhà lãnh đạo và các chuyên gia nghiên cứu đề ra chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trước xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu, thì vấn đề kinh tế thị trường nói chung, các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng đã và đang trở thành vấn đề quan tâm chung của nhiều quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Chúng ta có thể khẳng định rằng: trong thời gian qua, các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã đóng góp một phần rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, làm cho công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thu được nhiều thành tựu khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Bởi lẽ, các doanh nghiệp ngoài nhà nước ra đời đã tạo điều kiện khai thác tối đa nhiều nguồn lực trongngoài nước, của mọi người dân, mọi tổ chức và các thành phần kinh tế trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Tuy nhiên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng là một mô hình mới chưa có trong tiền lệ lịch sử. Do đó có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ động tìm cách phát huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế tiêu cực, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, hướng mọi hoạt động của các thành phần kinh tế nói chung, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trước hết cần phải đi sâu nghiên cứu một cách tỷ mỷ, thận trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước để hiểu biết thật đầy đủ và toàn diện về tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước; phân tích rõ vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, nhất là thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường công tác phát triển đảng viên, xây dựng và củng cố các tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảngchất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng cao cả của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhất quán chủ trương phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong xây dựng Đảng, phải coi trọng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện tốt giữa xây dựng và thường xuyên chỉnh đốn Đảng. Kể từ khi Đảng được thành lập cho đến nay, trong cả lý luận và thực tiễn Đảng ta luôn coi trọng xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng gắn với nâng cao chất lượng đảng viên, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Những năm gần đây, Trung ương Đảng luôn có sự quan tâm đặc biệt tới nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảngchất lượng đội ngũ đảng viên, chú trọng đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên cả về số lượng và chất lượng tất cả các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Việc phát triển đảng viên đã được tăng cường chỉ đạo chặt chẽ, nhất là những vùng trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, những nơi ít hoặc chưa có đảng viên, đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; chú trọng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến cơ cấu đội ngũ đảng viên theo hướng tích cực. tỉnh Phú Thọ, công tác phát triển đảng viên nói chung, công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng trong những năm qua đã được các cấp uỷ đặc biệt quan tâm, chú trọng. Công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã được Tỉnh uỷ Phú Thọ xác định có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có sự quản lý của Nhà nước. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có đến được với công nhân lao động hay không; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh thực hiện có kết quả cao hay thấp, tổ chức cơ sở đảng có thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là hạt nhân chính trị lãnh đạo trong doanh nghiệp hay không… đều phụ thuộc vào đội ngũ đảng viên, cũng như chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên. Công tác phát triển đảng viên bao gồm những nội dung, quy trình rất chặt chẽ, là những thành tố rất quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ đảng viên, chất lượng đội ngũ cấp uỷ viên và cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức cơ sở đảng, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong doanh nghiệp . Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề về tăng cường công tác phát triển đảng viên nhiều loại hình tổ chức cơ sở đảng để tập trung chỉ đạo. Do đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và người lao động nói chung, trong doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng đã được nâng lên một bước; một số doanh nghiệp ngoài nhà nước đã kết nạp được đảng viên và thành lập được tổ chức cơ sở đảng, chi bộ; hoạt động của các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong doanh nghiệp ngoài nhà nước từng bước được khẳng định tốt, góp phần quan trọng giúp hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạch những kết quả đã đạt được, công tác phát triển đảng viên các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế cần phải khắc phục; số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển được đảng viên và thành lập được tổ chức đảng nhìn chung chưa tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp; chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ hiện nay là vấn đề rất cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Doanh nghiệp ngoài nhà nước nói chung, công tác xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp uỷ, cơ quan làm công tác tổ chức, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân thường xuyên quan tâm, chú trọng bởi đây là loại hình doanh nghiệp được ra đời trong quá trình đổi mới đất nước theo chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng, thời gian hoạt động thực tế chưa nhiều và cũng bởi tính nhạy cảm của chính vấn đề này trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, cũng như yêu cầu đòi hỏi cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế ngoài tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp ngoài nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống - xã hội. Để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần phải tập trung đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố và phát triển các tổ chức đảng, trong đó vấn đề ưu tiên hàng đầu là phải tăng cường phát triển đảng viên tất cả các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, để từ đó đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, hiệu quả. Những năm gần đây, trên các phương tiên thông tin đại chúng đã có khá nhiều bài viết xung quanh vấn đề này. Nhiều văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh uỷ và ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; các đề tài khoa học cấp nhà nước, đề tài khoa học cấp tỉnh nghiên cứu, viết về đề tài này như: - Chỉ thị 07- CT/TW ngày 23/11/1996 của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác xây dựng Đảngcác đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ”; - Quy định 15- QĐ/TW ngày 26/11/1996 của Bộ Chính trị về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ”; - Quy định 16- QĐ/TW của Bộ Chính trị về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ trong các doanh nghiệp tư nhân ”; - Quy định số 99- QĐ/TW ngày 4/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước liên doanh với nước ngoài”; - Quy định số 100- QĐ/TW ngày 4/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân”; - Quy định số 140- QĐ/TW ngày 16/5/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong công ty cổ phần có vốn Nhà nước ”; - Quy định số 141- QĐ/TW ngày 16/5/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “ Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ”; - Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28/8/2008 của bộ chính trị về đảng viên làm kinh tế tư nhân. Một số nhà xuất bản đã cho ra những cuốn sách đề cập về các doanh nghiệp ngoài nhà nước như: - Tổ chức đảng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay của tác giả Trần Trung Quang (Nxb Lao động, Hà Nội, 1999); - Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong Công ty cổ phần của tác giả Phùng Văn Chỉ ( Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2000 ). Tại tỉnh Phú Thọ, đã có một số văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh; các đề tài khoa học cấp tỉnh của một số tác giả đã nghiên cứu về công tác cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng, củng cố các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, kết nạp đảng viên như: - Kết luận số 195-KL/TU, ngày 11/12/2001 về "Tăng cường công tác lành đạo, chỉ đạo của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước". - Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 1/11/2007, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảngnâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên tỉnh Phú Thọ trong tình hình mới”. - Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/08/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục tăng cường công tác phát triển đảng viên giai đoạn 2006-2010”. - Nghị quyết số 24 -NQ/TU, ngày 20/10/2008, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh " Về tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đến năm 2015". - Quyết định số 3239/2004/QĐ- UB ngày 22/10/2004 của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định về phối hợp và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. - Đề tài khoa học "Thực trạng và những giải pháp củng cố, phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Phú Thọ" của tác giả Nguyễn Thị Va (1997). - Đề tài khoa học "Một số giải pháp cơ bản tạo nguồn kết nạp đảng viên vùng núi khu vực III tỉnh Phú Thọ" của tác giả Nguyễn Hữu Trí (2004). - Đề tài khoa học "Thực trạng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chiến đấu của tổ chức cơ sở đảngchất lượng đội ngũ đảng viên tỉnh Phú Thọ hiện nay" của tác giả Phạm Ngọc Quỳnh (2006). Nhìn chung, các bài viết, các cuốn sách, các công trình khoa học nêu trên, nhất là các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy Phú Thọ đã đề cập đến nhiều khía cạch về công tác xây dựng Đảng nói chung, trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng với những nội dung rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, một loại hình doanh nghiệp rất mới mẻ, có nhiều tiềm năngđang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn đi sâu phân tích nhằm đánh giá thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ, qua đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi để thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ hiện nay. - Đưa ra quan niệm về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ. - Khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ từ năm 2005 đến nay. Chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm hạn chế, phân tích nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn chỉ nghiên cứu về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Đề xuất các giải pháp định hướng đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, những quan điểm, nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác phát triển đảng viên là cơ sở lý luận và phương pháp luận để thực hiện đề tài luận văn 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Bước đầu đưa ra quan niệm về công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ. - Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2005 đến nay. - Đưa ra những dự báo về những nhân tố tác động ảnh hưởng và những giải pháp chủ yếu góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần vào việc tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận về công tác phát triển đảng viên nói chung và công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh Phú Thọcác huyện, thành, thị uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ Phú Thọ trong công tác chỉ đạo thực tiễn nhằm tăng cường công tác phát triển đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảngchất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên hoặc có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo giúp cho việc giảng dạy và học tập bộ môn xây dựng Đảng trường chính trị tỉnh, các lớp trung cấp lý luận chính trị 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương 7 tiết. [...]...Chương 1 công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh phú thọ hiện nay -những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1 khái quát về các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh phú thọ 1.1.1 Doanh nghiệp ngoài nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1.1.1 Quan niệm của C.Mác, Ăngghen, Lênin về doanh nghiệp ngoài nhà nước Khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được C... Doanh nghiệp nhà nướcdoanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”[49, tr.4] Như vậy: Doanh nghiệp ngoài nhà nướcdoanh nghiệp không phải do Nhà nước kinh doanh; là doanh nghiệpNhà nước không nắm quyền thống trị về kinh tế; là những doanh nghiệp có từ 0% đến 50% vốn điều lệ của Nhà nước Các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể có nhiều tên gọi khác nhau như: doanh nghiệp. .. thoáng, cởi mở, thân thiện, hiệu quả trong xúc tiến đầu tư Do đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có sự phát triển tương đối mạnh cả về số lượng, quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh Nếu như trước năm 1990, toàn tỉnh Phú Thọ chưa có một doanh nghiệp ngoài nhà nước nào, thì đến năm 1997 đã có 144 doanh nghiệp, năm 2000 có 363 doanh nghiệp, năm 2003 có 554 doanh nghiệp và... nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tuy các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ có một số điểm khác nhau về tên gọi, quy mô, hình thức sở hữu, ngành nghề sản xuất kinh doanh Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ có một số đặc điểm chủ yếu như sau: Thứ nhất, về nguồn gốc của các doanh nghiệp khá đa dạng, một số lượng lớn doanh nghiệp ngoài nhà nước được phát triển đi lên từ... doanh nghiệp; năm 2007: 407 doanh nghiệp; năm 2008: 306 doanh nghiệp Bình quân mỗi năm tăng khoảng 300 doanh nghiệp 1.1.2.2 Số lượng, quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước tỉnh Phú Thọ Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ tổng hợp về các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm, tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 2.079 doanh nghiệp ngoài nhà. .. 2008 đã có 2.079 doanh nghiệp ngoài nhà nước Các doanh nghiệp ngoài nhà nước được phân bố rộng khắp toàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung tại thành phố Việt Trì: 1137 doanh nghiệp, huyện Phù Ninh: 179 doanh nghiệp, huyện Thanh Sơn: 128 doanh nghiệp, huyện Lâm Thao: 128 doanh nghiệp huyện Đoan Hùng: 111 doanh nghiệp và thị xã Phú Thọ: 106 doanh nghiệp Các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước luôn có sự... của Tỉnh ủy đề ra Theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, từ sau khi có Luật Doanh nghiệp 2005 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi 80 lượt doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp thành 54 công ty cổ phần, 03 công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Hiện nay, toàn tỉnh có 2109 doanh nghiệp, trong đó có 2079 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 30 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. .. Trong đó xác định phát triểnnâng cao chất lượng, hiệu quả của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng là một nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới Tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạch tranh của doanh nghiệp; khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân, tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, chấp hành... các tổ chức, cá nhân cho phát triển sản xuất kinh doanh Do đó, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là các công ty cổ phần ngày càng có xu hướng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xác định rõ vị trí của, tầm quan trọng của các doanh. .. hoạt động của các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước như: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân (tháng12-1990); Luật sửa đổi một số điều của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm số lượng lớn nhất, tiếp đến là công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn . triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ. - Khảo sát, phân tích thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ từ. triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ. - Đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong. LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Phú Thọ mở đầu 1. Tính cấp

Ngày đăng: 27/06/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan