Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 118 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
118
Dung lượng
6,68 MB
Nội dung
LỤÂNVĂN:NângcaochấtlượngtổchứccơsởđảngcấpxãởtỉnhVĩnhLonghiệnnay Mở đầu 1. Tínhcấp thiết của đề tài Tổchứccơsởđảng (TCCSĐ) cấpxã là cầu nối liền giữa Đảng với nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là nơi nắm mọi tâm tư nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của nhân dân, thực hiện đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) xây dựng nông thôn mới. Từ khi đổi mới và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ 3 khóa VII và Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đến nay, chấtlượng của tổchứccơsởđảng nói chung - TCCSĐ ở nông thôn nói riêng được nâng lên về mọi mặt, TCCSĐ trong sạch vững mạnh được củng cố và phát triển về sốlượng và chất lượng. Tuy nhiên, TCCSĐ ở nhiều nơi còn yếu kém, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt còn lúng túng, cótình trạng vừa thiếu dân chủ vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán chuyên quyền, cục bộ địa phương, kèn cựa địa vị, cá nhân chủ nghĩa còn nặng nề. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng, nhiều nơi còn là "điểm nóng" chưa được giải quyết dứt điểm. Sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của một bộ phận TCCSĐ chưa theo kịp đòi hỏi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội ởcơ sở. Số TCCSĐ và sốđảng viên yếu kém còn nhiều, công tác giáo dục rèn luyện, quản lý đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, sự chuyển biến giữa các loại hình TCCSĐ chưa đều. Một số TCCSĐ khi đứng trước "điểm nóng" về tranh chấp ruộng đất, những mâu thuẫn trong nội bộ nông dân không giải quyết được, TCCSĐ ởVĩnhLong cũng nằm trong tình trạng chung đó. Vấn đề đặt ra nângcaochấtlượng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấpxãởVĩnhLong nói riêng, về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách có hệ thống và tìm ra những giải pháp thích hợp, cụ thể để nângcaochấtlượng TCCSĐ cấpxãởVĩnhLong đáp ứng được trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn mới. Vì vậy tác giả chọn vấn đề "Nâng caochấtlượngtổchứccơsởĐảngcấpxãởtỉnhVĩnhLonghiện nay" làm luận văn cao học chuyên ngành Xây dựng Đảng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đảng ta đã đề ra Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII, Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII về đổi mới chỉnh đốn Đảng. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Đồng chí Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An có bài viết, bài nói mang tính định hướng và chỉ đạo rất quan trọng trong việc xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ cấpxã nói riêng. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu nângcaochấtlượng TCCSĐ ở nông thôn như: - Nângcaochấtlượngtổchứccơsởđảng nông thôn đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Đỗ Ngọc Ninh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1995. - Khắc phục sự thoái hóa, biến chất của đảng viên trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Ngô Kim Ngân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1996. - Nângcaonăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ nông thôn tỉnhLong An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng của Nguyễn Văn Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2000. Các bài nói, bài viết đã tạo tiền đề cho tác giả kế thừa về tư tưởng, nội dung và phương pháp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống về "Nâng caochấtlượngtổchứccơsởđảngcấpxãởtỉnhVĩnhLonghiện nay". Vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận văn của mình nhằm đáp ứng phần nhỏ sự đòi hỏi đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Góp phần nângcaochấtlượng các Đảng bộ cấpxãtỉnhVĩnhLong trong giai đoạn cách mạng mới. 3.2. Nhiệm vụ + Làm rõ vị trí, vai trò của TCCSĐ nông thôn, từ đó khẳng định việc nângcaochấtlượng TCCSĐ nông thôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, góp phần thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. + Phân tích thực trạng chấtlượng của các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnh Long, xác định rõ nguyên nhân của mặt mạnh, thiếu sót tồn tại trong công tác lãnh đạo của các Đảng bộ trong thời gian từ năm 1996 đến nay. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để giải quyết một số vấn đề cấp thiết đang đặt ra nhằm nângcaochấtlượng các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnh Long. 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnh Long. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế chủ yếu từ năm 1996 đến năm nay. 4. Cơsở lý luận - thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơsở lý luận - thực tiễn + Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ. + Các văn bản nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học. + Thực tiễn xây dựng TCCSĐ ởtỉnhVĩnhLong từ năm 1996 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, so sánh, thu thập số liệu thống kê, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn. 5. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về xây dựng TCCSĐ. - Làm rõ thực trạng của các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnh Long. - Cơsở lý luận thực tiễn làm sáng tỏ yêu cầu mới về nângcaochấtlượng TCCSĐ cấpxãởVĩnhLong trong tình hình mới. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu, đồng bộ cótính khả thi nhằm nângcaochấtlượng của các Đảng bộ xã, góp phần xây dựng Đảng bộ tỉnhVĩnhLong vững mạnh. 6. ý nghĩa thực tiễn của luận văn - Cung cấpcơsở khoa học cho quá trình nângcaochấtlượng của Đảng bộ cấpxã nói riêng và các loại hình TCCSĐ tỉnhVĩnhLong nói chung đạt hiệu quả thiết thực. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Sự cần thiết nângcaochấtlượng các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnhLong 1.1. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Đảng bộ cấpxãởtỉnhVĩnhLong 1.1.1. Vị trí, vai trò của các Đảng bộ cấpxã Ngay từ những ngày đầu của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, vấn đề TCCSĐ đã được C.Mác Ph.Ăngghen nhấn mạnh. C.Mác, Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đưa ra các tư tưởng, quan điểm về vị trí, vai trò của TCCSĐ; TCCSĐ là một bộ phận cấu thành nên Đảng với vai trò là nền tảng của Đảng, bảo đảm cho Đảng là một chỉnh thể thống nhất, không có TCCSĐ thì không có Đảng, sự vững chắc từ nền tảng của Đảng để bảo đảm sự vững chắc của toàn Đảng. Điều lệ Liên đoàn của những người Cộng sản xác định: "Về cơ cấu liên đoàn gồm những chi bộ, khu bộ, tổng khu bộ, Ban chấp hành Trung ương và Đại hội" [36, tr. 132]. Từ những kinh nghiệm của cuộc cách mạng 1848-1849, C.Mác - Ph.Ăngghen kết luận: Để khỏi một lần nữa bị tụt xuống làm vai trò của kẻ vỗ tay hoan nghênh bọn dân chủ tư sản, công nhân và trước hết là Liên đoàn phải cố gắng thành lập song song với phái dân chủ chính thức một tổchứcđảng riêng biệt, bí mật và công khai của công nhân và biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hội Liên hiệp công nhân [37, tr. 348]. Như vậy, tuy C.Mác Ph.Ăngghen chưa dùng thuật ngữ TCCSĐ, song những tư tưởng và quan điểm của hai ông về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của TCCSĐ đã được nêu ra. V.I. Lênin trung thành kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về Đảng trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga - Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi chuẩn bị thành lập Đảng dân chủ - xã hội Nga. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Xây dựng các tiểu tổ, các nhóm cộng tác trong công nhân công xưởng, nhà máy ở thành thị là nhiệm vụ đầu tiên và cấp bách của những người dân chủ xã hội" [29, tr. 557]. V.I. Lênin coi trọng TCCSĐ là nơi giáo dục, rèn luyện; phân công công tác, quản lý, sàng lọc đảng viên để họ luôn luôn là chiến sĩ tiên phong của giai cấp. V.I. Lênin đưa ra nguyên tắc mỗi đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với Đảng bằng việc tự mình tham gia sinh hoạt và hoạt động trong một tổchức của Đảng, là điều kiện cho mỗi đảng viên trau dồi tính chiến đấu và chấp hành tốt điều lệ của Đảng. Thuật ngữ TCCSĐ được V.I. Lênin chính thức dùng trong bài báo viết về "Cải tổ Đảng" [29, tr. 108], Người chỉ rõ các chi bộ lúc ấy là TCCSĐ; V.I. Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của Đảng, nơi liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, là hạt nhân chính trị của các tập thể lao động, giáo dục dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Sau Cách mạng tháng mười Nga, Đảng Bônsêvich Nga trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) vai trò của TCCSĐ càng quan trọng trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo kinh tế, Người cho rằng: "Phải đem sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy mọi tính chủ động lớn hơn ởcơ sở" [34, tr. 279]. Chỉ bằng con đường thực hiện nhiều biện pháp nângcao vai trò của TCCSĐ thì những nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc xây dựng kinh tế mới thực hiệncó hiệu quả trong thực tế. Những tư tưởng, quan điểm của học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng và phát triển; đặc biệt về xây dựng TCCSĐ trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong hoạt động bí mật, Đảng ta chú trọng tổchức và phát triển các chi bộ cộng sản ở các khu công nghiệp tập trung đông công nhân và trong học sinh, sinh viên, trí thức, để nhằm giáo dục, tuyên truyền quần chúng đứng lên cùng với Đảng đấu tranh giành chính quyền và TCCSĐ đã làm được điều ấy trong các thời kỳ cách mạng, xứng đáng với vai trò, vị trí đối với cách mạng Việt Nam. Trong Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định: "Tổ chứccơsởĐảng là nền tảng của Đảng" [7, tr. 140]. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập, tổ chức, giáo dục rèn luyện Đảng ta đã phân tích vai trò, vị trí nền tảng của TCCSĐ ở những mặt chủ yếu như quan hệ giữa xây dựng nội bộ và nângcaochấtlượng của Đảng và chấtlượng lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ởcơ sở, với quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần chúng. Người khẳng định: "Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" [39, tr. 210]. Luận điểm đó của Người đã trở thành phương châm hành động của mỗi cán bộ đảng viên và tổchứcĐảng trong lãnh đạo và xây dựng nội bộ. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TCCSĐ, Đảng ta khẳng định: TCCSĐ là khâu nối liền giữa Đảng với nhân dân, là nơi trực tiếp đưa đường lối, chính sách của Đảng vào quần chúng, tuyên truyền, vận động, tập hợp, giáo dục, thuyết phục quần chúng thấu hiểu sự đúng đắn của đường lối, chính sách ấy; chủ động tìm giải pháp lãnh đạo, tổchức quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, chủ trương kế hoạch công tác của cấp trên, nhằm phát triển sản xuất, nângcao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng ta chỉ rõ: "Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ởcơsở mà hạt nhân lãnh đạo là TCCSĐ. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều TCCSĐ đã hạn chế những thành tựu của cách mạng" [8, tr. 141]. Như vậy, rõ ràng chấtlượng của TCCSĐ là yếu tố quan trọng tạo nên chấtlượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình lãnh đạo cách mạng. Trong mối quan hệ này, chấtlượng của TCCSĐ là nguyên nhân quan trọng trực tiếp, còn chấtlượng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng tại cơsở là kết quả và cũng là chuẩn mực, thước đo để đánh giá chấtlượng của TCCSĐ. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Tổ chứccơsởĐảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ởcơ sở" [23, tr. 31]. Khi cách mạng đã chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với TCCSĐ. Những quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực đời sống của xã hội, theo hướng dân chủ hóa mở rộng phát huy vai trò sáng tạo, chủ động của đơn vị cơ sở, để khai thác tốt mọi tiềm năng, lao động nhằm nângcao đời sống nhân dân. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Sự nghiệp đó càng đề cao vị trí, nền tảng của TCCSĐ trong hệ thống tổchức và trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi TCCSĐ phải thật sự là hạt nhân lãnh đạo ởcơ sở. Với vị trí vai trò đó, TCCSĐ phải được nângcaochấtlượng trong hoạt động của mình, bảo đảm cho công cuộc đổi mới được thực hiện trên thực tế ở đơn vị cơ sở; trên cơsở đó, qua thực tế cuộc sống đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước để nhằm tiếp tục bổ sung đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, góp phần vào công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn hơn. Như vậy, cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng: Dù ở giai đoạn cách mạng nào dưới sự lãnh đạo của Đảng, với vị trí nền tảng của mình các TCCSĐ luôn có vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được tổchức thực hiện trôi chảy và đạt kết quả ở đơn vị cơsở và là cấptổchức trực tiếp tiến hành xây dựng nội bộ Đảng. [...]... nước, các TCCSĐ cấpxãởtỉnhVĩnhLong là cấp trực tiếp hàng giờ, hàng ngày và thường xuyên, liên tục gắn bó với quần chúng nhân dân, là hạt nhân chính trị ởcơsởChấtlượng của TCCSĐ cơsởởtỉnhVĩnhLong không chỉ đảm bảo cho các Đảng bộ đạt được sự lãnh đạo của mình ởcơsở mà còn góp phần xây dựng tổchứcĐảngcấp trên vững mạnh Song, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ cấpxãởtỉnhVĩnhLong trên mọi... hạn chế, từng bước nâng caochấtlượng lãnh đạo của các TCCSĐ nói chung và các TCCSĐ cấpxãởVĩnhLong trong thời gian tới nói riêng 1.2.2 Thực trạng chấtlượng của các tổ chứccơsởĐảng cấp xãởtỉnhVĩnhLong Bước vào giai đoạn mới VĩnhLongcó những thuận lợi: - Trung ương đã có định hướng dài hạn đối với việc xây dựng cơsở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long - Tiềm năng... giữa tổchứcĐảng với quần chúng nhân dân ởcơ sở, là nhịp cầu nối liền giữa Đảng và nhân dân Từ quan niệm chung của Đảng ta về chấtlượng TCCSĐ, có thể quan niệm về chấtlượng của các TCCSĐ xã như sau: chấtlượng của TCCSĐ cấpxã là chấtlượng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ởcơsở vững mạnh, chống quan liêu, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, tham nhũng, buôn lậu, xa hoa lãng phí trên cơsở đó phải... nghiêm minh những đảng viên vi phạm, đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng; chủ động tạo nguồn và làm tốt công tác kết nạp đảng viên mới cóchấtlượng tốt 1.2 Thực trạng - nguyên nhân - những kinh nghiệm và yêu cầu mới đặt ra đối với các tổ chứccơsởĐảng cấp xãởtỉnhVĩnhLong 1.2.1 Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ởtỉnhVĩnhLongVĩnhLong là một trong 12 tỉnh của đồng... của cấp ủy, phân tích chấtlượng các TCCSĐ và cán bộ, đảng viên, kiện toàn tổchức từ tỉnh đến cơsở Với cách làm đó mà chấtlượng của các Đảng bộ xã được nâng lên, lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị tại cơsở Uy tín các Đảng bộ đối với nhân dân được củng cố Qua việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII: "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảnghiện nay" ,... để đánh giá việc nângcaochấtlượng các TCCSĐ cấpxã Từ cơsở quan niệm về chấtlượng các TCCSĐ cấpxã nêu trên, những tiêu chí đánh giá việc nângcaochấtlượng các TCCSĐ cấpxãcó thể đưa ra các nội dung sau: - Lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, xã hội Quán triệt và thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng, lãnh đạo và thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông... các đảng bộ cấpxãở vùng ven đô thị chủ yếu vừa phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chứccơsởđảng cấp xãởtỉnhVĩnhLong Quy định số 50/QĐ-TW ngày 19/11/1992 đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ cấpxã Tuy có nhiều loại hình TCCSĐ khác nhau, nhưng các TCCSĐ nói chung đều thực hiện chức. .. nhằm nângcaochấtlượng chính bản thân mình, góp phần nângcao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng Do đó, công tác xây dựng chính bản thân của các Đảng bộ cấpxã là khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổchức và các mặt công tác khác Trên cơsởchứcnăngcơ bản và căn cứ vào yêu cầu lãnh đạo của Đảng bộ trong tình hình mới, các Đảng bộ cấp. .. hướng và tê liệt vai trò lãnh đạo " [14, tr 49]; "ở nhiều cơsở công tác giáo dục, kiểm tra, quản lý đảng viên bị buông lỏng Sinh hoạt Đảng không đều và chấtlượng kém" [14, tr 50] Chấtlượng của TCCSĐ chính là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchứcĐảngởcơsởNăng lực lãnh đạo của các TCCSĐ phải được thể hiệnở phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lý luận, trình độ văn hóa,... cây công nghiệp ngắn ngày Những tiềm năng sẵn có của VĩnhLongcó được khai thác hiệu quả và giữ vững sự ổn định chính trị, xây dựng cuộc sống mới hay không, điều ấy phụ thuộc vào chấtlượng các TCCSĐ cấpxãởtỉnhVĩnhLong Do vậy, việc nâng caochấtlượng các TCCSĐ cấpxãởtỉnhVĩnhLong là nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của các TCCSĐ là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn cách mạng mới về trước mắt cũng . LỤÂN VĂN: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) cấp xã là cầu nối liền giữa Đảng. vấn đề " ;Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay& quot; làm luận văn cao học chuyên ngành Xây dựng Đảng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đảng ta đã đề ra. pháp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống về " ;Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay& quot;. Vì vậy, tác giả