Lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu LỤÂN VĂN: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay pot (Trang 33 - 35)

Các Đảng bộ cơ sở là nơi trực tiếp lãnh đạo ở cơ sở, trong thời gian qua các Đảng bộ cấp xã luôn quan tâm lãnh đạo xây dựng và củng cố HĐND, UBND vững mạnh. Tổ

chức bộ máy cơ sở được kiện toàn, tinh gọn, UBND xã điều hành quản lý xã hội theo pháp luật. Qua kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở, cải cách các thủ tục hành chính, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân được kịp thời, do vậy đã giảm được phiền hà cho nhân dân. Pháp luật, pháp chế XHCN được tăng cường, hoạt động của xã hội đi vào nề nếp, tuân thủ kỷ cương phép nước, nạn cửa quyền ức hiếp quần chúng giảm đi rõ rệt; việc chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy chính quyền cơ sở đã được thực hiện, đã phá được các vụ án hối lộ, tham nhũng, tạo được lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cơ sở. Hoạt động của HĐND, UBND đã góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Công tác lãnh đạo các đoàn thể nhân dân, được các Đảng bộ quan tâm, tập trung kiện toàn bộ máy các đoàn thể quần chúng, từng bước đưa hoạt động của các đoàn thể quần chúng vào nề nếp. Các đoàn thể chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực trong đổi mới nội dung và phương thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên hội viên phù hợp yêu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đã thu hút 54,64% dân số trong tỉnh vào tổ chức; riêng ba năm từ năm 1998 đến năm 2000 thông qua cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư đã phát triển được 57.715 đoàn viên, hội viên. Đã thực sự đa dạng hóa các tổ chức, nhiều tổ chức thích hợp ra đời và hoạt động khá tốt như: Hội người cao tuổi, Hội chăm sóc sức khỏe người già, Hội đồng bảo vệ trật tự, Hội làm vườn, Hội khuyến học... Như vậy, công tác quần chúng đã có bước chuyển biến khá tốt, nhất là từ sau khi thực hiện Nghị quyết 8B/TW (khóa VI) và Tỉnh ủy Vĩnh Long ra Chỉ thị số 01/TU khắc phục được tình trạng trì trệ nhiều năm.

Đổi mới phương thức, thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với từng nơi, có lề lối làm việc khoa học, nhất là có quy chế cụ thể tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ, HĐND, UBND và các đoàn thể quần chúng. Tình trạng giải quyết mối quan hệ chồng chéo không đúng giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng từng bước được khắc phục. Các Đảng bộ nhờ qua việc xây dựng được quy chế làm việc, phân định được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, do đó sự lãnh đạo của các Đảng bộ xã đã có sự đổi mới,

trên cơ sở nhận thức và hoạt động lãnh đạo, thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của chính quyền, vai trò của các đoàn thể quần chúng là một thể thống nhất của hệ thống chính trị ở cơ sở không thể tách rời nhau, cùng nhau đưa các phong trào ở cơ sở đi lên. Tuy nhiên công tác xây dựng chính quyền cũng còn một số nhược điểm như: Vai trò đại diện cho cử tri của HĐND một số xã còn hạn chế, chưa sát với cử tri, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền chưa cao, nhất là chính quyền ấp, thôn, do năng lực, trình độ còn nhiều hạn chế; còn một số nơi vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, ngân sách, sài lạm công quỹ; công tác giải quyết khiếu kiện đùn đẩy cho nhau, tình trạng quan liêu, cửa quyền, mất dân chủ, tiêu cực lãng phí còn xảy ra khá phổ biến. Nhận thức của một số cấp ủy Đảng về xây dựng đoàn thể, công tác vận động quần chúng chưa coi trọng đúng mức, chưa thường xuyên liên tục; từng lúc, từng nơi có những cấp ủy buông lỏng lãnh đạo các đoàn thể, chưa quan tâm bố trí cấp ủy viên có năng lực, phẩm chất tốt phụ trách công tác đoàn thể; hoạt động của các đoàn thể còn nặng về hình thức, chạy theo phong trào, khi phong trào đi qua không tiếp tục giữ vững phong trào, để cho phong trào lắng xuống; tính chủ động kịp thời tổ chức vận động quần chúng thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội còn bị động, hiệu quả chưa cao, phong trào chưa đồng đều giữa các xã. Đặc biệt, thực hiện "Quy chế dân chủ ở cơ sở" còn nhiều hạn chế, công tác vận động quần chúng chưa gần dân, sát dân, không nắm bắt được hết các yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, các cấp ủy có xây dựng được quy chế làm việc, nhưng việc thực hiện quy chế chưa đến nơi đến chốn, việc tổ chức Đảng vừa bao biện làm thay, vừa chồng chéo, vừa buông lỏng lãnh đạo chính quyền, đoàn thể khắc phục chậm; tổ chức triển khai, tổ chức thực hiện một số chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước còn chậm; việc đổi mới nội dung và hình thức hoạt động động của đoàn thể vẫn chưa theo kịp yêu cầu.

Một phần của tài liệu LỤÂN VĂN: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay pot (Trang 33 - 35)