1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ppt

129 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 774,17 KB

Nội dung

Tuy nhiên, pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan còn nhiều tồn tại không ít những yếu kém, khiếm khuyết, như: - Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hải quan Vi

Trang 1

LUẬN VĂN:

Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa

trong tổ chức và hoạt động của Hải quan

Việt Nam

Trang 2

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi,

bổ sung năm 2001) khẳng định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (pháp chế XHCN)

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật

Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật"

Để hiện thực hoá điều này của Hiến pháp trong thực tiễn, ngày nay giới khoa học pháp lý Việt Nam không chỉ tiếp tục nghiên cứu khẳng định những giá trị của Học thuyết Pháp chế XHCN, mà còn hướng đi sâu nghiên cứu pháp chế trong từng lĩnh vực

cụ thể Đến nay, đã có một số công trình khoa học đã được công bố như: Pháp chế

XHCN trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp lập quy, pháp chế trong giao thông đường bộ Song chưa có công

trình nào nghiên cứu về pháp chế và vai trò của nó trong tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam

Kể từ năm 1990 đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam không ngừng được xây dựng, hoàn thiện Từ Pháp lệnh Hải quan 1990, Luật Hải quan 2001 đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày

Trang 3

26/5/2005 là một bước tiến to lớn về phương diện lập pháp đối với lĩnh vực hải quan Trên cơ sở các văn bản pháp luật này, tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ngày càng đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, góp phần thúc đẩy hội nhập nền kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nguồn thu ngân khố quốc gia; đồng thời, góp phần củng cố, tăng cường pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam hiện nay

Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, vai trò của pháp chế XHCN trong tổ chức

và hoạt động của Hải quan Việt Nam không ngừng được tăng cường nhằm bảo đảm cho pháp luật hải quan đi vào đời sống kinh tế - xã hội và được tuân thủ nghiêm chỉnh Hàng loạt vụ buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế xuất nhập khẩu được phát hiện và xử lý kịp thời; góp phần quan trọng cho việc thu ngân sách nhà nước và giữ gìn an ninh kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội

Tuy nhiên, pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan còn nhiều tồn tại không ít những yếu kém, khiếm khuyết, như:

- Hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam vẫn còn

có nhiều bất cập, thiếu tính ổn định, thiếu tính khả thi, chưa phù hợp, đáp ứng kịp thực tiễn đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, chưa phù hợp với các điều ước quốc tế

mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập Công tác rà soát, kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hải quan vẫn còn thiếu chủ động, chưa trở thành yếu tố góp phần tích cực vào việc hoàn thiện, đổi mới cơ cấu tổ chức, hoạt động hải quan

- Sự tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật hải quan của một bộ phận cán

bộ, công chức hải quan và tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu vẫn còn không nghiêm dẫn đến phát sinh tiêu cực, phiền hà, tham nhũng, gian lận thương mại, buôn

Trang 4

lậu, trốn thuế, lừa đảo rút "ruột" ngân sách nhà nước điều này tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội, kinh tế đối ngoại, đầu tư, du lịch, gây mất lòng tin của Đảng, Nhà nước, nhân dân đối với hệ thống tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam

- Cơ chế đảm bảo cho việc tuân thủ và chấp hành nghiêm minh pháp luật, pháp chế hải quan còn thiếu rõ ràng, minh bạch, chưa hiệu quả, cũng như chưa đủ tính cưỡng chế đảm bảo duy trì việc tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ

Vì các lý do trên tôi chọn đề tài: "Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong

tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam" để nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ

Luật học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp chế XHCN là một trong những phạm trù pháp lý cơ bản có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế và xã hội Vì vậy được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, xem xét trên nhiều bình diện và nhiều khía cạnh khác nhau

Các công trình nghiên cứu về pháp chế XHCN tiêu biểu cả trong và ngoài nước

có thể chia thành hai nhóm:

Nhóm một là các công trình nghiên cứu về pháp chế nói chung:

Đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về pháp chế XHCN đề cập đến những vấn đề lý luận chung về pháp chế như khái niệm các mối quan hệ, nguyên tắc của pháp chế XHCN Điều đó được thể hiện ở một số công trình khoa học như:

Trang 5

- GS.TS Trần Ngọc Đường, Suy nghĩ về một trong những luận điểm của

V.I.Lênin, Dân chủ và pháp luật, số 11, Hà Nội, 1997, tr.2-3

- Hồ Chủ tịch và pháp chế, TP Hồ Chí Minh, Nxb Hội Luật gia Việt Nam,

1985, 266 trang Sách giới thiệu những nội dung tư tưởng và yêu cầu của pháp chế của

Hồ Chí Minh

- Triệu Tử Bình (Trung Quốc), Học tập quán triệt văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XVI - "Nghiên cứu sâu sắc Luật học, đẩy mạnh xây dựng nền pháp chế

toàn diện", Tạp chí Luật học Trung Quốc số 1/2006 Bắc Kinh, Nxb Tạp chí Luật học Trung Quốc

Võ Khánh Vinh: "Pháp chế xã hội chủ nghĩa - một phương thức thể hiện và

thực hiện quyền lực của nhân dân", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1991;

Hoàng Văn Hảo: "Vấn đề giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân chủ và pháp

chế trong quá trình đổi mới ở nước ta", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2/1992;

Đào Trí úc: "Tăng cường tính thống nhất của pháp chế, nghiêm chỉnh tuân theo và

chấp hành pháp luật", Tạp chí Cộng sản, số 3/1995

Nhóm hai là các công trình tiêu biểu nghiên cứu pháp chế XHCN trên từng lĩnh vực cụ thể gồm có:

- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của lực lượng công

an nhân dân trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", Luận án Phó

tiến sĩ luật học của Nguyễn Phùng Hồng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1994;

Trang 6

- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa về kinh tế trong quản lý nhà nước nền

kinh tế thị trường định hướng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Luận án

Phó tiến sĩ Luật học của Quách Sĩ Hùng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1996;

- "Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện

nay", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Huy Bằng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, 2001;

- "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thực hành quyền

công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Chí Dũng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, 2003

Các công trình đều đưa ra khái niệm pháp chế XHCN nói chung và khái niệm, đặc trưng vai trò và giải pháp tăng cường pháp chế XHCN trên từng lĩnh vực cụ thể

Từ tình hình nghiên cứu trên cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào

trực tiếp nghiên cứu "Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt

động của Hải quan Việt Nam" Mặc dù vậy, các công trình đã công bố nêu trên là tài

liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu và viết hoàn thiện đề tài luận văn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Về đối tượng nghiên cứu của luận văn: trên cơ sở nghiên cứu vai trò của

pháp chế XHCN, luận văn nghiên cứu đặc điểm và nội dung vai trò của pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu

Trang 7

nguyên nhân của thực trạng vai trò pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Luận giải các giải pháp nhằm bảo đảm vai trò pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn nghiên cứu vai trò của pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của toàn ngành Hải quan

Thời gian từ năm 1990 đến nay

4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu:

Luận văn có mục đích nghiên cứu là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng vai trò của pháp chế XHCN trong lĩnh vực Hải quan, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên nhiệm vụ của luận văn là:

- Xây dựng khái niệm, đặc trưng của pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động của Hải quan

Trang 8

- Phân tích vai trò của pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động của Hải quan

- Phân tích các yêu cầu đảm bảo vai trò pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam hiện nay

- Đề xuất giải pháp đảm bảo vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật và pháp chế XHCN

- Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, kết hợp với phương pháp xã hội học, thống kê, so sánh

6 Những điểm mới của luận văn

Là luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống

"Vai trò pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt

Nam" Vì vậy, có những điểm mới cụ thể sau:

- Xác định khái niệm, nội dung vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam

Trang 9

7 ý nghĩa của luận văn

- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về pháp chế

XHCN trong lĩnh vực cụ thể

- Về thực tiễn: Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ

quan nghiên cứu; sinh viên các trường đại học, cao đẳng và những người quan tâm đến lĩnh vực này

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 mục

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức

và hoạt động của Hải quan Việt Nam

Chương 2: Thực trạng vai trò pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt

động của Hải quan Việt Nam

Trang 10

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp bảo đảm vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa

trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam hiện nay

Trang 11

Chương 1

CƠ Sở Lý Luận Về VAI Trò Của Pháp Chế xã hội chủ nghĩa TRONG Tổ Chức Và

Hoạt Động Của Hải QUAN việt NAM

1.1 Vị trí, vai trò và đặc trưng về tổ chức và hoạt động của hải quan

1.1.1 Vị trí, vai trò về tổ chức và hoạt động của Hải quan

Nghiên cứu các di sản, di tích lịch sử cổ đại cho thấy, Hải quan và hoạt động hải quan đã được thiết lập từ trước thiên niên kỷ thứ 2 (trước công nguyên) ở Ai Cập và ở Lưỡng Hà Lúc đầu Hải quan chủ yếu tiến hành thu tiền cho ngân sách nhà nước từ các hoạt động trao đổi, buôn bán giữa các lãnh địa Khi nền kinh tế thị trường tư bản phát triển, bên cạnh chức năng thu thuế truyền thống, Hải quan được giao nhiều chức năng mới, quan trọng nhất là bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích tư bản dân tộc" Đến khi, nền thương mại toàn cầu và giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển, đòi hỏi các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới phải tìm cách hợp tác với nhau, nhằm tiêu chuẩn, đơn giản và thống nhất hoá các thủ tục, luật lệ hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại,

và có hiệu quả hơn trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; phòng, chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Đáp ứng đòi hỏi thực tế này, năm 1950, Hội đồng hợp tác Hải quan (nay là Tổ chức Hải quan thế giới - WCO) được thành lập trước năm 1991, khối các nước xã hội chủ nghĩa đã hợp tác hải quan trên Ngày nay hầu hết các quốc gia

có chủ quyền hoặc lãnh thổ tự trị dù đã gia nhập hoặc chưa ra nhập các liên minh hải quan đều thiết lập ra tổ chức hải quan của mình để kiểm soát hàng hoá phương tiện

Trang 12

vụ "đóng, mở" để đẩy mạnh sự giao lưu, hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh kinh tế và an ninh quốc gia

Trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vị trí, vai trò của Hải quan được thể hiện chủ yếu ở những phương diện sau đây:

Một là, mỗi quốc gia, lãnh thổ tự trị đều xác định Tổ chức Hải quan là một công

cụ quan trọng trong việc bảo hộ, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá của nước mình Thông qua hàng rào hải quan để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hoá, phương tiện xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh, quá cảnh; đấu tranh, ngăn chặn, đấu tranh mạnh mẽ với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, qua biên giới Tổ chức Hải quan đã góp phần đảm bảo cho nền kinh tế ổn định, bảo hộ sản xuất tiêu dùng trong nước Mặt khác, Tổ chức Hải quan đã trở thành công cụ quan trọng trong việc bảo vệ hàng rào thuế quan góp phần vào điều tiết các hoạt động kinh tế mỗi quốc gia cũng như thông qua thu, nộp thuế đã góp phần không nhỏ vào nguồn tài chính tạo lên quốc khố

Hai là, tổ chức Hải quan và hoạt động của Hải quan được xác định là một trong

những công cụ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước Vai trò này của Hải quan được thể hiện ở những hoạt động phát hiện,

xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan, đảm bảo các quy tắc quản lý

Trang 13

nhà nước về hải quan được tôn trọng, bảo vệ an ninh tư tưởng, văn hoá, an toàn vệ sinh

- dịch tễ môi trường, sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, kịp thời ngăn chặn những hành động đe doạ lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của người kinh doanh

Ba là, tổ chức Hải quan, hoạt động hải quan góp phần quan trọng đáng kể vào việc

cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thúc đẩy và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của mỗi quốc gia Bởi vì, thông qua việc xây dựng, ban hành, thực thi luật lệ, chính sách hải quan có liên quan đến đầu tư nước ngoài, Tổ chức Hải quan và hoạt động hải quan ảnh hưởng trực tiếp không nhỏ đến quyền, lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài

1.1.2 Những đặc trưng về tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam

Một là, Hải quan Việt Nam là một thiết chế của Nhà nước Thiết chế này được thành

lập để trực tiếp quản lý nhà nước các hoạt động hải quan, là cơ quan có chức năng, nhiệm vụ,

thẩm quyền thực hiện hoạt động hải quan theo các quy định của hệ thống pháp luật Địa vị pháp lý Hải quan Việt Nam được xác định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam Trước hết được ghi nhận ở trong các văn bản pháp luật quan trọng, như: Luật Hải quan 2001 và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 26/5/2005, Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày của Chính phủ và Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg ngày 4-9-2002 của Thủ tướng Chính phủ; đây là những văn bản xác định đặc trưng chủ yếu địa vị pháp lý của hải quan Việt Nam Bên cạnh các văn bản này, địa vị pháp lý của Hải quan Việt Nam còn được khẳng định trong hàng loạt văn bản thuộc hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước lĩnh vực chuyên ngành khác có liên quan, như các luật thuế về hàng hoá xuất - nhập khẩu, Luật Thương mại và các văn bản chi tiết thi hành, Bộ luật

Tố tụng hình sự Pháp lệnh điều tra hình sự, các văn bản pháp luật quy định về xử lý, tố tụng

hành chính,

Trang 14

- Vị trí, vai trò và hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam

Theo ghi nhận trong hệ thống pháp luật hiện hành, Hải quan Việt Nam là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan trên toàn quốc Mặt khác, Hải quan Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, còn giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trên phạm vi cả nước Điểm này đã cho thấy, Hải quan Việt Nam là

cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nên có hầu hết bản chất, đặc trưng của loại hình

cơ quan hành pháp, hành chính

Tuy nhiên, do tính chất, đặc điểm đặc thù của quản lý nhà nước về hải quan, địa

vị pháp lý của hệ thống cơ quan hải quan cũng mang tính chất đặc thù, đó là Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, là cơ quan của Bộ Tài chính; song Bộ Tài chính là thành viên Chính phủ và Chính phủ lại được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Điều này cho thấy, hệ thống các

cơ quan hải quan từ trung ương đến địa phương, vị trí của nó có tính đặc thù so với các

cơ quan quản lý hành chính nhà nước chuyên ngành khác Theo các quy định pháp luật, Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu, và ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, không lệ thuộc vào chính quyền địa phương các cấp

về điều hành, tổ chức hoạt động

Mặt khác, cũng cần phải thấy một cách rõ ràng là: vị trí pháp lý đặc biệt của Hải quan các cấp mặc dù được hình thành trên cơ sở nguyên tắc tập trung thống nhất, nhưng không phải là biệt lập, đóng kín, mà chỉ có tính độc lập tương đối, nó bị giám sát bởi các cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương trong vai trò là các cơ quan kiểm tra, giám sát các cơ quan hành pháp, hành chính nhà nước; và có mối quan

hệ phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành khác ở các cấp để thực hiện các chức

Trang 15

năng quản lý nhà nước; mối quan hệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn khu vực thuộc địa giới hành chính của từng địa phương

- Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam

Cũng như hầu hết các cơ quan hành chính khác của Nhà nước, chức năng quản lý nhà nước về hải quan đã được chính thể Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) hết sức quan tâm, coi trọng, kể từ ngay những ngày đầu tiên khi nước Việt Nam (mới) được thành lập

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chức năng của Hải quan đã

có có nhiều thay đổi lớn, sâu sắc Trước tiên, các chức năng được bổ sung, đổi mới và ghi nhận trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý cao, như Pháp lệnh Hải quan (ngày 20-6-1990), Luật Hải quan (29-6-2001) và Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 26/5/2005 Hải quan Việt Nam từ chức năng chuyên chính" là chủ yếu để "kiểm soát ngoại thương", đã chuyển sang chức năng chủ đạo phục vụ hoạt động kinh tế đối ngoại, bảo hộ, góp phần phát triển kinh tế trong nước, thực hiện các cam kết hợp tác kinh tế quốc tế, phục vụ các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế, là công cụ "gác cửa", "mở cửa" để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Hải quan Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng khác của Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan

Xuất phát từ chức năng và yêu cầu của quản lý nhà nước và bối cảnh đối với nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, Hải quan Việt Nam được giao đảm nhận, thực hiện bốn nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu:

Trang 16

Thứ nhất, thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh;

phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới Việt Nam Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất, nói lên bản chất vai trò của Hải quan trong nền kinh tế (nói chung), kinh tế đối ngoại nói riêng Nhiệm vụ này đã được Nhà nước khẳng định, ghi nhận vào pháp luật, thể hiện, nói lên ý nghĩa sâu sắc: Hải quan là công cụ "gác cửa", "mở cửa", ngăn chặn đẩy lùi làn gió độc" để đến với thế giới, đón thế giới đến với Việt Nam; là tuyến đầu' trên mặt trận an ninh kinh tế, an ninh quốc gia, trật tự an toàn

xã hội, bảo hộ sản xuất trong nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ hai, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên

giới Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ rằng, không chỉ thời đại ngày nay mới có buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, mà hoạt động này đã phát sinh cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá của xã hội loài người Nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đã được Nhà nước trao cho Hải quan Việt Nam, cùng với thời điểm ra đời, phát triển xuyên suốt hơn 60 năm qua của ngành Hải quan

Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu- nhập

khẩu Nhiệm vụ này được hình thành ngay từ khi Nhà nước thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu và được kế thừa phát triển cho đến ngày nay Nhiệm vụ này đảm bảo một phần nguồn thu cho quốc khố từ nguồn thuế và thu khác từ các hoạt động xuất -nhập khẩu quá cảnh hàng hoá, xuất -nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải

Thứ tư, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với

hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Phải nói rằng, nhiệm vụ này được phái sinh từ ba nhiệm vụ nêu trên

Trang 17

Hai là, tổ chức, hoạt động Hải quan Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các

cơ quan khác

- Mối quan hệ của Tổ chức Hải quan với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên

Hiện nay, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tài chính nằm trong cơ cấu tổ chức Chính phủ, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong khi đó Hải quan Việt Nam lại tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc "tập trung, thống nhất" Đây là điềm hết sức đặc thù trong tổ chức bộ máy Chính phủ, cho thấy dù về tổ chức có sự thay đổi, song vị trí chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn của ngành Hải quan vẫn được khẳng định theo nguyên tắc này

- Mối quan hệ giữa Tổng cục Hải quan với các cấp, đơn vị hải quan trực thuộc

Cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan là các cơ quan Hải quan, gọi chung là Hải quan Việt Nam Theo Luật Hải quan, "Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên"

Theo quy định trên Hải quan Việt Nam-cơ quan hành chính được Nhà nước trao thẩm quyền thực thi các hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan được tổ chức thành một hệ thống ở Trung ương là Tổng cục Hải quan, ở địa phương (nơi có hoạt động hải quan) có Cục Hải quan tỉnh liên tỉnh thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan, các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh thành phố Toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động quản lý của hệ

Trang 18

thống hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất chỉ đạo, điều hành quản lý từ Trung ương xuống địa bàn, cơ sở

- Mối quan hệ giữa Hải quan với các cơ quan, đơn vị hữu quan

Luật Hải quan xác định rõ: "Tổng cục Hải quan là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan"; các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan, như: Biên phòng, Cảnh sát biển, Cảnh sát kinh tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Kiểm dịch y tế, Kiểm tra văn hoá, uỷ ban nhân dân các cấp Ngân hàng, Kho bạc, Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất - nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải là đối tượng quản lý có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, yêu cầu phối hợp thực hiện pháp luật của cơ quan hải quan

Cơ quan hải quan trong địa vị, vai trò là cơ quan chủ trì trong các trường hợp trên đây là nhằm đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu một mặt, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, nhưng không được vi phạm thời hạn "ấn định" thông quan cho một loại hình hàng hoá xuất-nhập khẩu đã được quy định trong Luật, mặt khác, tránh được sự "tranh chấp", "chồng chéo" phi lý trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước không cần thiết, dẫn đến có thể tạo sơ hở cho buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại hoặc tình trạng lạm dụng quyền hạn để trục lợi, dây dưa kéo dài xử lý vụ việc, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước và nhân dân Điều này đã được Luật Hải quan khẳng định rõ: trong trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải chưa đưa

ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì cơ quan tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý" Song, để quy định này có thể thực hiện được trên thực tế đòi hỏi sự tự giác hợp tác, tôn trọng nguyên tắc "vì lợi ích quốc gia", "vì lợi ích của công dân" của các cơ quan chức năng chuyên ngành hữu

Trang 19

quan ở ngoài địa bàn hoạt động hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành khác của Nhà nước và cơ quan hải quan tổ chức các hoạt động phối hợp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật Trong mối quan hệ này, các cơ quan hải quan đóng vai trò là cơ quan thực hiện chức năng phối hợp

- Mối quan hệ giữa Hải quan với một số cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, thực hiện thẩm quyền giám sát, ngoài các cơ quan, tổ chức, cá nhân, như Quốc hội, Đại biểu Quốc hội theo Luật tổ chức Quốc hội và Luật giám sát Quốc hội, và thêm vào đó còn gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định trong Luật Hải quan, gồm: i) Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật hải quan; ii) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật hải quan; giám sát việc thi hành pháp luật hải quan theo quy định của pháp luật; iii) nhân dân, chủ thể thực hiện giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về hải quan Nhân dân thực hiện giám sát thông qua các đại biểu của mình ở các cơ quan quyền lực Trung ương hoặc địa phương, hoặc thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo các cơ quan, cán bộ công chức đã vi phạm hoặc cho là đã vi phạm pháp luật lĩnh vực hải quan

Hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền lực giám sát đối với các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan nói chung, của các cấp hải quan, cán bộ công chức hải quan nhằm đảm bảo cho việc thực thi hệ thống pháp luật hải quan có hiệu quả trên thực tế, ngăn chặn, hạn chế các trường hợp thực thi nhiệm

vụ vượt thẩm quyền, lạm quyền cũng như các tiêu cực khác

Trang 20

1.2 Khái niệm, đặc trưng của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hải quan

1.2.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa

Pháp chế XHCN là một khái niệm, một phạm trù pháp lý cơ bản của khoa học pháp lý XHCN Đây là vấn đề không phải là mới mẻ Song, sau khi các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các nước trong hệ thống XHCN đã đều tiến hành cải tổ đổi mới theo những con đường phát triển riêng của mình, pháp chế được bàn đến trong một điều kiện mới Trong điều kiện của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội công dân, pháp chế XHCN (theo quan niệm cũ) không dễ gì có sự thống nhất về nội hàm của nó Vì vậy, để đưa ra được một khái niệm về pháp chế XHCN một cách tương đối hoàn chỉnh, đúng với tên gọi của nó cần tiếp cận từ nhiều phương diện

Thứ nhất, tiếp cận từ tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về

pháp chế XHCN, "pháp chế là một hiện tượng xã hội độc lập với tư cách là nhân tố của quyền lực chính trị" Pháp trị (hay pháp chế" là một chế độ chính trị của một nước dựa vào pháp luật để quản lý nhà nước và điều hành xã hội" [65, tr.1320] Nhà nước quản lý

xã hội bằng pháp luật là phương pháp pháp trị của nhà nước pháp quyền Trong "Bộ Tư bản" C.Mác đã khái quát pháp chế là một chế độ thực hiện pháp luật của mọi tổ chức và công dân

Các nhà kinh điển Mác-Lênin qua các tác phẩm của mình đã quan niệm pháp chế XHCN, là một hiện tượng xã hội tồn tại vận động theo các nguyên lý sau đây:

- Pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội trong đó mọi thành viên quan hệ với nhau theo pháp luật;

Trang 21

Thứ hai, tiếp cận từ quan điểm của Đảng ta về pháp chế XHCN trong các văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đến lần thứ X, Đảng ta đều coi pháp chế XHCN

là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước và phát huy dân chủ XHCN phương pháp chủ yếu, tổng thể, toàn diện và thường xuyên là tăng cường pháp chế XHCN

Có thể nói rằng các Nghị quyết của Đảng trong nhiệm kỳ khoá IX và X về xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, về cải cách Tư pháp, về đẩy mạnh cải cách hành chính là đỉnh cao tư duy pháp lý nói chung và tư tưởng, quan điểm nội dung về xây dựng nền pháp chế XHCN ở nước ta nói riêng

Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Nghị quyết số 48 ngày 24/5/2005) tạo tiền đề cơ sở và "công cụ" hữu hiệu cho "quản lý Nhà nước bằng pháp

Trang 22

luật Và đó cũng là cơ sở hình thành của pháp chế XHCN nói chung và pháp chế XHCN trên các lĩnh vực xã hội, trong đó có lĩnh vực tổ chức hoạt động của Hải quan Việt Nam

Tiếp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 -

2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW khoá X

về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, ngày 01 tháng 8 năm 2007 Trong Nghị quyết quan trọng này Đảng ta đã xác định mục tiêu quan điểm yêu cầu và các chủ trương giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính Trong đó vấn đề thể chế, pháp luật thủ tục hành chính, tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước được Đảng ta quan tâm chỉ đạo rất cụ thể

Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, đến năm 2020 số 49

- NQ/TW ngày 02/6/2005, xác định mục tiêu, quan điểm phương hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp cả về thể chế, bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tư pháp:

cơ quan điều tra, cơ quan công tố, xét xử thi hành án và giám sát hoạt động tư pháp

Các Nghị quyết của Đảng nêu trên hình thành "Bộ Nghị quyết" toàn diện, đầy đủ nhất trong xây dựng nền pháp chế XHCN ở nước ta từ trước đến nay Có thể coi đây là

cơ sở lý luận, nội dung và biện pháp bảo đảm cho vai trò của pháp chế XHCN tiếp tục được tăng cường cũng như việc triển khai thực hiện Điều 12 của Hiến pháp năm 1992:

"Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng chống

và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp, pháp luật

Trang 23

Mọi hành động xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật"

Thứ ba, tiếp cận từ khái niệm pháp chế của khoa học pháp lý

Có thể thấy rằng khái niệm (hay phạm trù) pháp chế XHCN được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước Song cho đến nay định nghĩa về pháp chế XHCN chưa phải là đồng nhất về nội dung của khái niệm này

Theo V.N Kyđriaxép: "pháp chế là chế độ nhất định của đời sống xã hội, là phương pháp lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức các quan hệ xã hội bằng phương thức ban hành và không giống thực hiện các đạo luật và các văn bản pháp luật khác" [25, tr.4] Nội dung của định nghĩa này pháp chế có nội dung rộng Pháp chế là chế

độ của đời sống xã hội bao hàm cả việc ban hành pháp luật và thực hiện pháp luật, song nếu

có vi phạm pháp luật thì pháp chế có vai trò như thế nào? Và pháp luật nào để xử lý các vi phạm pháp luật ấy?

Một ý kiến khác của G.B Ataman Chúc, ông cho rằng "pháp chế là hệ thống các quy tắc, quy phạm phương tiện và các bảo đảm pháp lý tương ứng với chúng mà các cơ quan nhà nước thừa nhận đảm bảo thực hiện thực tế các đạo luật và các văn bản dưới luật [3, tr.310]

ý kiến trên tác giả cũng cho rằng pháp chế bao gồm cả pháp luật, các bảo đảm pháp lý và bảo đảm pháp luật được thực hiện trong thực tế

ở Việt Nam có các định nghĩa về pháp chế đáng chú ý sau đây:

Trang 24

- Trong tài liệu học tập nghiên cứu môn lý luận chung về nhà nước pháp luật, Tập 1, được Bản lý luận chính trị, định nghĩa: "pháp chế XHCN là chế độ thực hiện pháp luật nghiêm minh thống nhất và tự giác của các cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, các cán bộ công chức nhà nước và mọi công dân" [24, tr.293]

"Pháp chế XHCN là một chế độ của đời sống chính trị xã hội, trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, các

tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và mỗi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật

Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật XHCN được quy định tại Điều

12 Hiến pháp năm 1992 Đồng tình với các khái niệm trên, theo tôi có thể hiểu pháp chế XHCN theo những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Pháp chế là chế độ của đời sống chính trị xã hội: pháp luật và pháp chế

là hai hiện tượng xã hội khác nhau, độc lập tương đối với nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau: pháp luật với tư cách là hệ thống quy phạm pháp luật là tiền đề, cơ

sở của pháp chế Đây mới là khả năng là căn cứ tạo ra hiện tượng "sống, lao động, học tập theo Hiến pháp và pháp luật Pháp chế là pháp luật hành vi, có đời sống thực của pháp luật Nhận biết pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Nhận biết

Trang 25

pháp chế là ở trong đời sống chính trị - xã hội Tức là hoạt động của nhà nước, của các

tổ chức và của mọi công dân

Thứ hai: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Nội dung này dường như là "lẽ

thường tình" và nó không phải là nội hàm của pháp chế Thực tế không phải như vậy Nhà nước phải quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, phải "pháp trị" mới là hiện tượng pháp chế Khác với nhà nước đức trị, văn trị, nhân trị, và các "quốc đạo"

ở nước ta Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng đường lối chủ trương Nhưng đường lối chủ trương ấy phải được thể chế hoá, cụ thể hoá bằng pháp luật Pháp luật là công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước và xã hội Qua pháp luật mà tính công khai, minh bạch được thể hiện - điều kiện bảo đảm cho pháp luật "ngự trị" trong đời sống xã hội

Thứ ba: các chủ thể của quan hệ pháp luật như các cá nhân, các pháp nhân, các

hộ gia đình, tổ hợp tác được nhấn mạnh theo tính chất của chủ thể là cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng, các đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và xã hội thuần tuý cũng như các đơn vị kinh tế ở mọi thành phần kinh tế

và công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp và pháp luật Nội dung này là

"trụ cột" "xương sống" là nội dung cơ bản nhất của pháp chế Tôn trọng là ý thức pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật nhất định tạo nên ý thức tự giác của sự thực hiện Thực hiện pháp luật phải bao hàm các dạng thực hiện pháp luật phải bao hàm các dạng thực hiện pháp luật như: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng đúng pháp luật, và

áp dụng pháp luật: Các dạng thực hiện pháp luật này cấu thành chế độ thực hiện pháp luật Theo lý thuyết đây sẽ là chế độ pháp chế thống nhất đầy đủ

Thứ tư: Nội dung của pháp chế còn là "mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo

pháp luật Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội Nhưng pháp chế được thể hiện trong việc dùng pháp luật, căn cứ vào pháp luật, đối chiếu với pháp luật mà xử lý mọi

Trang 26

hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Vi phạm pháp luật về dân sự, kỷ luật nhà nước về trật tự quản lý hành chính nhà nước và pháp luật hình sự bị xử lý nghiêm minh triệt để kịp thời nhằm loại bỏ chúng ra khỏi đời sống pháp luật

1.2.1 Khái niệm, đặc trưng của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan

1.2.1.1 Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan

Pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động hải quan là một bộ phận của pháp chế XHCN ở Việt Nam Bộ phận pháp chế này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạt động Hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc pháp chế XHCN Các chủ thể thuộc

về tổ chức và hoạt động hải quan phải được thiết lập đúng nguyên tắc, thẩm quyền, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật trao theo đó: "cơ quan nhà nước chỉ được hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép", "công dân được làm những gì pháp luật không cấm" Việc thiết lập tổ chức hải quan và thực thi các quyền năng của hải quan phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ nhân dân

Từ đây, có thể hiểu pháp chế trong tổ chức và hoạt động hải quan như sau:

"Pháp chế trong tổ chức và hoạt động hải quan là một bộ phận pháp chế XHCN Trong đó các cơ quan hải quan được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật Hải quan

và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hải quan

Trang 27

Các cơ quan nhà nước, các cơ quan hải quan, cán bộ, công chức hải quan, các đơn vị kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội và mọi công dân Việt Nam và nước ngoài đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, trong thực hiện thuế quan

Mọi vi phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hải quan đều bị xử lý theo pháp luật"

Theo định nghĩa trên pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan

có ba nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật được coi là công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước trong lĩnh

vực Hải quan, các cơ quan Hải quan được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật

Thứ hai, các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan hải

quan, cán bộ công chức hải quan, các đơn vị kinh tế và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về hải quan, về vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hoá và thuế quan

Thứ ba, mọi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động hải quan đều bị xử lý

theo pháp luật

1.2.1.2 Đặc trưng cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động hải quan

Trang 28

Thứ nhất, pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của hải quan được quy

định bởi Luật Hải quan và các quy phạm pháp luật khác

Pháp luật là tiền đề cơ sở của pháp chế nói chung Tổ chức hải quan Việt Nam được quy định bằng pháp luật hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Nhưng Luật Hải quan là cơ bản, chủ yếu Pháp luật Hải quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hải quan từ trung ương đến cấp cơ

sở và đến "công vụ" của từng chức danh hải quan Cơ quan hải quan là cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhưng là cơ quan quản lý hành chính đặc biệt, được gọi

là hải quan Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan thể hiện lĩnh vực hoạt động đặc thù: quản lý kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, thu thuế xuất nhập khẩu, và còn là lực lượng phòng và đấu tranh với các tội vận chuyển trái phép, buôn lậu hàng hoá, trốn thuế hải quan Chính nội dung của pháp luật hải quan quy định đặc điểm của pháp chế XHCN về tổ chức hoạt động của Hải quan Pháp luật hải quan và các điều ước quốc tế mà nước ta ký kết và tham gia quy định hoạt động của hải quan Đặc trưng này cho thấy tính quy định của pháp luật về pháp chế

và là cơ sở để đối chiếu đánh giá thực trạng pháp chế XHCN trong tổ chức, hoạt động của hải quan trong đời sống thực tiễn

Thứ hai, pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động của Hải quan được thể hiện ở

hành vi pháp lý (hành động hay không hành động) phù hợp với pháp luật của cơ quan hải quan, cán bộ công chức hải quan, của các đơn vị kinh tế, các tổ chức và công dân trong lĩnh vực hải quan

Pháp luật là hiện tượng pháp lý ở trạng thái tĩnh Còn pháp chế là đời sống pháp luật ở trạng thái động Trạng thái động hay còn gọi là pháp luật hành vi Pháp chế trong tổ chức hoạt động hải quan là hành vi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, công dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực hải quan (vận chuyển xuất nhập khẩu

Trang 29

hàng hoá và thực hiện nghĩa vụ thuế quan) Các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực hải quan thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể phù hợp với pháp luật - đó là pháp chế

Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hải quan do pháp luật điều chỉnh gồm các nhóm quan hệ pháp luật sau đây:

- Nhóm các quan hệ pháp luật trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động trong nội bộ hệ thống các cơ quan hải quan

- Nhóm các quan hệ về lãnh đạo chỉ đạo quản lý hải quan và phối kết hợp giữa Hải quan với các cơ quan nhà nước khác Như mối quan hệ pháp luật giữa Hải quan và

Bộ Tài chính, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương, với các đơn vị

Bộ đội biên phòng, Công an, Bộ y tế, Kiểm lâm

- Nhóm các quan hệ giữa hải quan với đơn vị, cá nhân vận chuyển hành lý, hàng hoá qua biên giới với các chủ hàng hoá thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá Thông qua thủ tục thông quan, qua kiểm tra giám sát (tiền kiểm và hậu kiểm) áp dụng pháp luật của hải quan trong xử lý hoạt động vận chuyển trái phép, buôn lậu, áp thuế và chống trốn thuế

Trong các quan hệ pháp luật kể trên các chủ thể là cơ quan nhà nước nói chung,

cơ quan hải quan nói riêng, các tổ chức và công dân đều phải tuân thủ chấp hành và áp dụng đúng pháp luật

Trang 30

Thứ ba, pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động hải quan là phương thức bảo

vệ, bảo đảm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị kinh tế và mọi công dân trong lĩnh vực hải quan

Quản lý nhà nước về hải quan và quản lý hải quan bằng pháp luật - từ đó pháp chế XHCN được hình thành Nhưng pháp luật và pháp chế không làm ra của cải vật chất, không trực tiếp tạo ra "dân giầu nước mạnh" Nhưng pháp chế là phương thức (bao gồm các phương pháp, biện pháp pháp lý) để bảo vệ lợi ích nhà nước Đó là nguồn thuế xuất khẩu thu được Lợi ích nhà nước nói rộng ra còn là an ninh quốc gia, trật tự an toàn

xã hội ở các cửa khẩu biên giới, đất liền, đường biển và đường hàng không

Pháp chế còn là phương pháp bảo vệ quyền, lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế và công dân

Pháp chế XHCN là phương pháp đặc trưng tạo ra sự thông thoáng, thuận tiện trong giao lưu quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hoá do việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo ra và sự bình đẳng của mọi người trong kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thực hiện nghĩa vụ về thuế

Thứ tư, pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động hải quan là phương thức xây

dựng lực lượng hải quan trong sạch, vững mạnh, chống mọi vi phạm pháp luật của cơ quan hải quan và cán bộ công chức hải quan

Hải quan là người nhân danh nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong

"kiểm soát" ngoại thương, người "canh đóng mở cửa biên giới" Họ cũng là con người nên về mặt chủ quan họ có thể lợi dụng vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn để buôn lậu, tham nhũng và các tiêu cực khác Mặt khách quan họ dễ bị mua chuộc, lôi kéo của những người tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá

Trang 31

Phương thức phòng chống các tiêu cực trong ngành hải quan chủ yếu nhất, vững chắc nhất và xử lý theo pháp luật Tức là truy cứu trách nhiệm pháp lý phải dựa trên những căn cứ pháp luật và áp dụng các chế tài pháp lý về kỷ luật nhà nước và kỷ luật vật chất, chế tài hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự

Thứ năm, pháp chế XHCN trong tổ chức hoạt động hải quan là phương pháp

phòng chống tội phạm vận chuyển trái phép, buôn lậu và trốn thuế và các tội phạm khác xảy ra trên biên giới

Duy trì pháp luật hải quan trên biên giới, thiết lập pháp chế XHCN trong hoạt động Hải quan là một biện pháp phòng ngừa tội phạm rất hữu hiệu Tuy nhiên, hoạt động kinh tế thị trường trong thời buổi hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng hoá qua biên giới ngày càng tăng về nhịp độ lưu thông và gia tăng về giá trị hàng hoá Hiện tượng tội phạm nảy sinh nhiều hơn và tập trung hơn ở khu vực biên giới đặc biệt là ở các cửa khẩu Vì vậy, pháp chế không chỉ là tạo điều kiện cho vận chuyển lưu thông hàng hoá xuất nhập khẩu thuận tiện, mà pháp chế còn là phương pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm

1.3 nội dung Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của hải quan

1.3.1 Pháp chế xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng tổ chức hệ thống cơ quan hải quan Việt Nam

Vai trò của pháp chế XHCN trong tổ chức hải quan theo đó cần phải đảm bảo việc xác lập, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan hải quan và quyền nghĩa vụ của cán bộ công chức hải quan

Trang 32

trong bộ máy hành chính nhà nước; thẩm quyền của Hải quan; nguyên tắc tổ chức và thiết lập bộ máy hải quan các cấp Vai trò này thể hiện trên các mặt pháp lý như sau:

Thứ nhất, về địa vị pháp lý của cơ quan hải quan trọng hệ thống các cơ quan

hành chính nhà nước Địa vị pháp lý của hải quan Việt Nam, pháp chế yêu cầu cơ quan hải quan phải được xác lập bằng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Việc xác lập này bảo đảm nguyên tắc chính thức hoá các cơ quan hành chính nhà nước, minh chứng rằng, một cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ thực thi pháp luật ở phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế, phải được định vị bằng vãn bản

do cơ quan quyền lực nhà nước hay nó là cơ quan hành chính do cơ quan quyền lực nhà nước thành lập để thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan quyền lực trao cho đó

là cơ quan đại diện uỷ quyền của cơ quan quyền lực để thực thi chủ quyền quốc gia về hải quan ở Việt Nam, cơ quan Hải quan được xác lập địa vị pháp lý tại Luật hải quan ngày 29/1 1/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 26/5/2005

Thứ hai, về vị trí, vai trò của cơ quan hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi cơ quan

hải quan phải được xác định rõ vị trí, vai trò của nó trong hệ thống các cơ quan hành chính và vai trò của nó đối với quốc gia, đối với xã hội, cũng như các khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước như: đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho thương mại, giao lưu, hợp tác quốc tế, tạo thuận lợi cho các hoạt động du lịch, đi lại của các cá nhân có quốc tịch khác nhau qua biên giới quốc gia, cũng như trong công cuộc phối hợp chống tội phạm quốc tế, chống khủng bố quốc tế Mặt khác, pháp chế đòi hỏi việc khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan hải quan đối với nền kinh tế-xã hội, trong

đó, khẳng định việc nguyên nhân sinh ra, tồn tại và ý nghĩa của nó là cần thiết đối với yêu cầu quản lý nhà nước và sự tham gia của nó trong vai trò là cơ quan đại diện cho chủ quyền quốc gia về hải quan,

Trang 33

Thứ ba, thẩm quyền của cơ quan hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi thẩm quyền

của cơ quan hải quan phải được xác lập rõ trong văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức pháp lý nhất định Hơn nữa, thẩm quyền của cơ quan hải quan phải được thi hành

và bảo đảm thi hành trên thực tế để đảm bảo hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của quản lý nhà nước Thẩm quyền của cơ quan hải quan bao gồm các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đảm bảo cho nó hoàn thành có hiệu lực, hiệu quả các chức năng chuyên biệt của cơ quan hải quan đối với từng lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ chuyên môn như: làm thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan , kiểm tra sau thông quan, thu nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu, điều tra, phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàn hoá, tiền tệ qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan

Thứ tư, về bộ máy hải quan hay hệ thống hải quan các cấp Pháp chế XHCN đòi

hỏi việc thiết lập hệ thống hải quan phải tuân theo quy định của pháp luật Xuất phát từ tính chất đặc thù của cơ quan hải quan, đó là: hải quan luôn luôn là hải quan quốc gia, tổ chức theo hệ thống dọc, là cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng, nguyên tắc tổ chức tập trung thống nhất Do vậy, hệ thống hải quan phải được thiết kế là cơ quan quản lý hành chính độc lập, hoạt động từ trung ương đến các địa phương Mặc dù tổ chức của

nó được phân cấp thành các cấp, tổ chức độc lập để thực thi thẩm quyền ở các địa phương, địa bàn nhất định nhưng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính địa phương

và các cơ quan hành chính khác nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc thi hành luật pháp, đảm bảo chủ quyền hải quan như nhau trên mọi khu vực lãnh thổ, địa bàn hoạt động hải quan

Thứ năm: về cán bộ, công chức hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi công tác cán

bộ, công chức hải quan phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức Cán bộ, công chức hải quan là một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước phải được quản lý, sử dụng nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích đất nước, phục vụ nhân dân; được tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đúng ngạch bậc, đúng chuyên môn, nghiệp vụ Cán bộ, công chức hải quan phải là

Trang 34

những người trung thành tuyệt đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tích cực phòng, chống tham nhũng và các tiêu cực khác

1.3.2 Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của hải quan

Nói đến hoạt động hải quan là nói đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên, do yêu cầu, tính chất đặc thù về phương diện tổ chức và hoạt động, nên cơ quan hải quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như phạm vi địa bàn, lãnh thổ hoạt động có nhiều yếu tố khác với các cơ quan hành chính và các cơ quan khác của nhà nước

Đảm bảo vai trò của pháp chế đối với hoạt động của cơ quan hải quan, chính

là việc đặt các hoạt động của cơ quan hải quan dưới các yêu cầu của pháp chế XHCN và các nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật Đi cùng với đó, pháp chế XHCN cũng yêu cầu các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cũng như công dân phải tôn trọng tuân thủ các quy định của pháp luật về các hoạt động hải quan, giúp đỡ, tạo điều kiện để cơ quan hải quan thực thi các hoạt động đúng các quy định của pháp luật

Để thiết lập vai trò của pháp chế xã hội của nghĩa đối với hoạt động hải quan thì phải đặt các nội dung sau đây tuân thủ nghiêm minh các nguyên tắc của pháp chế đó là: lãnh thổ hải quan, địa bàn hoạt động hải quan, khu vực kiểm soát hải quan; các nội dung của hoạt động hải quan gồm: làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật; hoạt động thu, nộp tlluế hàng hoá xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ tài chính khác; các hoạt động để hỗ trợ

Trang 35

nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ, cung cấp thông tin pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động hải quan

Thứ nhất: về lãnh thổ hải quan, địa bàn hoạt động và khu vực kiểm soát hải quan

pháp chế XHCN đòi hỏi ranh giới của hoạt động hải quan được thiết lập và khẳng định

rõ ràng trong các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước Theo đó, cơ quan quyền lực nhà nước phải khẳng định và đảm bảo bằng quyền lực nhà nước về ranh giới cho các hoạt động hải quan dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật Ranh giới hoạt động hải quan: lãnh thổ hải quan, địa bàn hoạt động hải quan và khu vực kiểm soát hải quan, nơi mà các hoạt động hải quan được triển khai thực thi thẩm quyền của các cơ quan được thi hành hay nói cách khác, chủ quyền hải quan của Nhà nước được uỷ quyền thi hành bởi cơ quan hải quan và các cơ quan khác của Nhà nước Các cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền lực nhà nước về hải quan, các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động hải quan phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật

Thứ hai: về làm thủ tục hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi thủ tục hải quan phải

được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hải quan chính là một loại thủ tục hành chính trong đó xác lập các bước để xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải thông qua các hoạt động của hai bên: một bên là cơ quan hải quan và bên kia là các cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ tham gia vào thủ tục hải quan Thủ tục hải quan, không chỉ là trình tự các bước để tiến hành thông quan cho hàng hoá, phương tiện vận tải qua hoặc quá cảnh qua biên giới quốc gia, mà nó là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, mà theo đó là chủ quyền quốc gia, quyền tự

do kinh doanh, quyền tự do đi lại của công dân Do đó, thủ tục hải quan phải được xác lập, khẳng định bằng các văn bản của cơ quan quyền lực nhà nước và bảo hộ việc thực hiện bởi các quyền lực nhà nhà nước, chỉ có cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mới

là người thiết lập và đảm bảo thực hiện các thủ tục này

Trang 36

Thứ ba: về kiểm tra, giám sát hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi hoạt động giám

sát hải quan phải được đặt dưới văn bản quy phạm pháp luật Bởi vì, hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan có liên quan, tác động đến các quyền nhân thân phi tài sản, quyền sở hữu động sản, các quyền tự do của con người gắn với hàng hoá, phương tiện vận tải trong quá trình đưa vào, đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan địa bàn hoạt động, khu vực kiểm soát hải quan Kiểm tra, giám sát hải quan vừa là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan, vừa chính là quyền lực của Nhà nước trao cho cơ quan hải quan để thực thi chủ quyền quốc gia về hải quan Chính vì vậy kiểm tra, giám sát hải quan phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xác lập và ghi nhận, bảo hộ giám sát bằng văn bản quy phạm pháp luật

Thứ tư: về kểm soát hải quan Pháp chế XHCN đòi hỏi các hoạt động kiểm soát

hải quan phải được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước bằng văn bản quy phạm pháp luật Hoạt động kiểm soát hải quan được thực hiện thông qua các tổ chức của hải quan các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước Hoạt động kiểm soát hải quan được tiến hành thông qua việc áp dụng các nghiệp vụ công khai của hoạt động hải quan như kiểm tra, giám sát hải quan và các nghiệp vụ khác như tuần tra, trinh sát công khai, trinh sát bí mật, các hoạt động thu thập, phân tích thông tin hải quan, các hoạt động tình báo hải quan Qua đó, có thể thấy, hoạt động kiểm soát hải quan sử dụng rất nhiều quyền lực nhà nước, tác động đến rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, ảnh hưởng đến rất nhiều quyền nhân thân, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu động sản, bất động sản của

cá nhân, tổ chức, không chỉ giới hạn trong phạm vi ranh giới hoạt động hải quan mà còn vượt cả ra ngoài ranh giới này

Thứ năm: về hoạt động kiểm tra sau thông quan ở hoạt động này, pháp chế

XHCN đòi hỏi phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, không chỉ dưới hình thức văn bản, mà còn ở dưới góc độ thực tiễn Hoạt động kiểm tra sau thông quan là một bước tiến tiếp theo của thủ tục hải quan nhằm giảm bớt các hoạt động kiểm tra hải quan đối với hàng hoá, phương tiện đưa vào đưa ra khỏi ranh

Trang 37

giới hải quan tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng đưa hàng hoá, phương tiện kịp thời, lưu thông, phục vụ sản xuất, tiêu dùng với hiệu quả, chi phí giảm thiểu thấp nhất Hoạt động kiểm tra sau thông quan đòi hỏi sự chấp hành, sự tuân thủ nghiêm túc tự giác của các bên trong mối quan hệ kiểm tra: một bên là cơ quan hải quan và một bên là các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện sở hữu hàng hoá, phương tiện đã tiến hành thủ tục hải quan Cũng như một số hoạt động khác, kiểm tra sau thông quan liên quan, tác động đến rất nhiều quyền nhân thân, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu bất động sản, nên đòi hỏi hoạt động này phải được cơ quan quyền lực cao nhất thiết lập, ghi nhận và bảo hộ việc thực thi

Thứ sáu: về hoạt động điều tra, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng

hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Pháp chế XHCN đòi hỏi việc thực hiện các hoạt động này phải tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan hải quan và các bên liên quan Hoạt động điều tra, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới là một hoạt động mang tính chất chuyên biệt của cơ quan hải quan nhằm phát hiện các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu hàng hoá hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nhằm làm thất thu ngân sách nhà nước hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật như buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới: ma tuý, vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, tài liệu phản động, di tích lịch sử, động vật hoang dã, Cũng như những hoạt động khác, hoạt động này phải được xác nhận và bảo đảm thực hiện bằng các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực cao nhất

Thứ bảy: về hoạt động thu, nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ tài

chính khác Pháp chế XHCN đòi hỏi hoạt động này phải tuân thủ nghiêm minh các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá thuộc diện phải thu, nộp khi đưa vào hoặc đưa

ra khỏi ranh giới hải quan Hoạt động thu, nộp thuế hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan đến thực thi quyền lực quốc gia đảm bảo cho quốc khố, thực hiện chủ quyền của quốc gia về các loại thuế gián thu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, nhằm điều tiết các hoạt động sản

Trang 38

xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến kinh tế đối ngoại không chỉ phạm vi ở một hoặc hai quốc gia mà có tính chất ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu Chính vì vậy, hoạt động này phải được ghi nhận bằng văn bản pháp lý của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, phải được đảm bảo thực thi bằng toàn bộ hệ thống cơ quan thực thi quyền lực nhà nước Thất thu thuế, giảm thu thuế tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chủ quyền quốc gia,

an ninh kinh tế, an ninh xã hội

1.3.3 Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động hải quan có vai trò đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính trong lĩnh vực hải quan

Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nói chung lĩnh vực hải quan nói riêng là yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay Cải cách hành chính đòi hỏi phải cải cách thể chế, cải cách bộ máy, cải cách tài chính đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh tế đối ngoại Chính vì vậy, tổ chức hải quan Phải được cải cách- đổi mới đáp ứng phát triển ngày càng tăng của sản xuất, đầu

tư, thương mại trên khắp ranh giới, lãnh thổ hải quan Cơ cấu tổ chức phải được tái thiết

kế, bố trí lại sao cho vừa đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động tập trung, thống nhất, vừa đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ

Thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, công khai, các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát phải giảm các biện pháp can thiệp trực tiếp, tăng cường các biện pháp gián tiếp để giảm phiền hà, tiêu cực, phát huy tính tích cực của mục tiêu lấy nhân dân, người tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh là đối tượng phục

vụ Đảm bảo các mục tiêu quản lý hải quan thu, nộp đúng chỉ tiêu ngân sách, giảm thất thoát, thiệt hại do các hoạt động tiêu cực, buôn lậu, gian lận thương mại gây ra Cán bộ, công chức hải quan phải là những người được đào tạo, huấn luyện chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức, thông thạo nghiệp vụ và pháp luật

Trang 39

bộ máy hải quan Hoạt động hải quan phải đảm bảo phát huy dân chủ trong đó bảo đảm các quyền tự do công dân trong kinh doanh, thương mại, quyền nhân thân, quyền tự do

đi lại, di chuyển, quyền sở hữu hàng hoá, phương tiện trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và quốc tế Pháp luật có vai trò, tác dụng là giới hạn, hành lang vận động của dân chủ Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật không có ngoại lệ nào Công dân tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu xuất nhập cảnh tự do hành động trong khuôn khổ những nội dung pháp luật không cấm, không hạn chế Tổ chức và hoạt động hải quan phải đặt trong khuôn khổ pháp luật, thực hành những gì pháp luật quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm mà Đảng và Nhà nước giao; phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật

1.3.5 Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan có vai trò to lớn trong hội nhập kinh tế thế giới

Trong điều kiện nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới đồng nghĩa với việc gia nhập cuộc chơi chung" có tinh chất toàn cầu, đòi hỏi không chỉ giới hạn ở việc thụ động tuân thủ, chấp nhận những yêu cầu của Tổ chức này đối với hệ thống điều ước của nó mà phải chủ động sửa đổi, pháp luật quốc gia, tăng cường các biện pháp bảo đảm thực thi pháp

Trang 40

luật, đảm bảo tính chủ động, tự giác tuân thủ các quy định pháp luật như một đặc tính tự nhiên Chính vì điều đó, pháp chế XHCN được coi là nguyên tắc cơ bản, chủ yếu trong việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở vừa đấu tranh, vừa hợp tác hai bên đều có lợi

Trong điều kiện nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đòi hỏi

cả hệ thống chính trị của nước ta phải đổi mới, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới đặt

ra Tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong đó có lĩnh vực hải quan cũng phải được đổi mới đề đáp ứng yêu cầu của đổi mới, hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế Tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới đòi hỏi tổ chức và hoạt động hải quan phải đáp ứng các yêu cầu quản lý thương mại, quản lý hải quan do Tổ chức này đặt ra, theo đó phải hiện đại hoá tổ chức và hoạt động hải quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển hàng hoá, đi lại của người, phương tiện vận tải qua biên giới quốc gia thành viên, đảm bảo an ninh cộng đồng, an ninh thương mại, hợp tác chống khủng bố quốc tế Tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam phải phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hải quan các nước thành viên; thống nhất các tiêu chuẩn về bố trí, sắp đặt, địa điểm tổ chức và hoạt động hải quan, chia sẻ thông tin hải quan, thông tin tình báo, hỗ trợ trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tóm lại: Pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của hải quan là phương

thức xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân,

vì dân Tổ chức và hoạt động hải quan phải được xây dựng và hoàn thiện theo hướng đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, phục vụ nhân dân dân, lấy nhân dân làm đối tác phục vụ, đáp ứng kịp thời các yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội Nhà nước khẳng định tính tối cao của pháp luật trong đó có Hiến pháp là đạo luật có giá trị cao nhất, làm cơ sở cho các đạo luật khác Nhà nước định ra pháp luật, quản lý xã hội, quản

lý kinh tế bằng pháp luật Nhà nước đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tuân theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật Tổ chức và hoạt động hải quan phải được thiết lập và triển khai trên cơ sở pháp luật Tổ chức và hoạt động hải quan phải

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay
Tác giả: Vũ Ngọc Anh
Năm: 1996
2. Ann Seidman - Robert B.Seidman - Nalin Abeyeseskere (2003), Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ
Tác giả: Ann Seidman - Robert B.Seidman - Nalin Abeyeseskere
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
3. G.B. Atamanchúc (2004), Lý thuyết quản lý nhà nước, Nxb Omega, Mátxcơva, tiếng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết quản lý nhà nước
Tác giả: G.B. Atamanchúc
Nhà XB: Nxb Omega
Năm: 2004
4. Ban Cán sự Đảng - Tổng cục Hải quan (1996), Nghị quyết số 93/NQ-BCS về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan trong sạch vững mạnh, ngày 14-12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 93/NQ-BCS về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ hải quan trong sạch vững mạnh
Tác giả: Ban Cán sự Đảng - Tổng cục Hải quan
Năm: 1996
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ngày 24-5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2005
7. Lê Thanh Bình (1998), Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống buôn lậu và gian lận thương mại
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
8. Bộ Tài chính (2004), Về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2004-2006, Quyết định số 810/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài chính, ngày 16-3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải quan giai đoạn 2004-2006
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2004
10. Chính phủ (2000), Tờ trình về Dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) (số 980/CP-PC), ngày 27-10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình về Dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) (số 980/CP-PC)
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
11. Chính phủ (2001), Tờ trình Quốc hội số 428/PC về Dự án Luật Hải quan, ngày 21-5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình Quốc hội số 428/PC về Dự án Luật Hải quan
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2001
12. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp và bộ máy nhà nước
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2002
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
18. TS. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tái bản có sửa chữa, bổ sung)
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
19. Nguyễn Viết Hồng (2003), "Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam: Thực tiễn và giải pháp", Tạp chí Thương mại, (3+4+5), tr.74-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam: Thực tiễn và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Viết Hồng
Năm: 2003
20. Nguyễn Trọng Hùng (2002), "Ngành Hải quan đang và sẽ làm gì để giảm tối đa phiền hà cho các doanh nghiệp?", Tạp chí Thương mại, (15), tr.21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Hải quan đang và sẽ làm gì để giảm tối đa phiền hà cho các doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Trọng Hùng
Năm: 2002
21. Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước pháp quyền
Tác giả: Josef Thesing
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
22. Nguyễn Phan Khiêm (2002), "Những kiến giải xử lý tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế", Tạp chí Pháp lý, (7), tr.27-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kiến giải xử lý tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế
Tác giả: Nguyễn Phan Khiêm
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w