Trong Nhà nước pháp quyền, tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước phải được đặt dưới sự giám sát, kiểm tra, kiểm soát của các thiết chế quyền lực công cộng. Các thiết chế quyền lực công cộng này được quy định trong Hiến pháp và được thể chế nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm bằng các luật. Thiết chế quyền lực công cộng là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức mang quyền lực nhân nhân, đại diện cho quyền lực nhân dân. Việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng chính là sự tham gia quản lý nhà nước của nhân dân thông qua các đạt diện của mình, thậm chí thực hiện trực tiếp.
- Một là, sự giám sát, kiểm tra của Đảng đối với tổ chức và hoạt động hải quan. Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng như một lẽ lự nhiên. Bởi vì, Nhà nước mà cụ thể các cơ quan nhà nước là các cơ quan được lập ra theo yêu cầu, nhiệm vụ và chủ trương của Đảng. Đảng thực hiện quyền lực chính trị của mình đối với xã hội thông qua các cơ quan nhà nước, thông qua quyền lực nhà nước để thực hiện chủ trương, đường lối của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng không làm thay Nhà nước. Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, tổ chức và hoạt động hải quan phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng giám sát, kiểm tra tổ chức và hoạt động hải quan, đảm bảo cho việc thiết lập tổ chức và hoạt động hải quan đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phục vụ đúng mục tiêu, mục đích của Đảng trong phát triển kinh lễ đối ngoại, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đảng giám sát, kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động hải quan bằng hình thức trực tiếp thông qua các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên trong hệ thống tổ chức bộ máy hải quan. Đồng thời, Đảng cũng tiến hành giám sát, kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo về tổ chức và hoạt động của hệ thống hải quan, về nhiệm vụ, mục tiêu đạt được theo các chỉ tiêu pháp lệnh; về việc thực thi pháp luật hải quan và các luật pháp có liên quan, bởi vì luật pháp hải quan là sự thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng; sự
chấp hành pháp luật chính là sự triển khai và sự chấp hành chủ trương đường lối chủ trương của Đảng trên thực tế.
- Hai là, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực dân cử ở Trung ương và
địa phương. Hệ thống cơ quan quyền lực ở nước ta gồm: ở trung ương là Quốc hội và ở địa phương là Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội giám sát tổ chức và hoạt động hải quan thông qua công tác giám sát kiểm tra ở các phiên họp của Quốc hội và giám sát, kiểm tra của các đại biểu Quốc hội ở các địa phương. Tại các phiên họp của Quốc hội việc giám sát, kiểm tra thông qua việc giám sát, kiểm tra báo cáo công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh Quốc hội giao cho cơ quan hải quan thu thuế và thu tài chính khác.
Đại biểu Quốc hội giám sát, kiểm tra tổ chức và hoạt động của Hải quan thông qua việc giám sát, kiểm tra trực tiếp theo thẩm quyền của Đại biểu quốc hội đối với cơ quan hành chính nhà nước hoạt động ở các địa bàn, địa phương hoặc tiếp nhận các khiếu kiện, tố cáo, kiến nghị của cử tri về tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan nơi địa bàn đại biểu Quốc hội được phân công phụ trách và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý. Mặt khác, đại biểu giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật của cơ quan hải quan ở địa bàn hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện quyền giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước hoạt động ở địa bàn quản lý hành chính các cấp. Tất cả các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, các tổ chức khác đồn trú tại địa phương đều chịu sự giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dân các cấp. Sự giám sát, kiểm tra này thông qua báo cáo của cơ quan nhà nước trước các phiên họp của Hội đồng nhân dân các cấp hoặc thông qua các đại biểu
Hội đồng nhân dân: trực tiếp hoặc tiếp nhận các khiếu kiện, tố cáo của tổ chức, công dân đối với các cơ quan nhà nước và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc giải quyết các khiếu kiện tố cáo này trong khuôn khổ pháp luật và thời hạn quy định phải trả lời.
- Ba là, kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị- xã hội. Hiến pháp 1992, khẳng định quyền kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, đảm bảo cho các cơ quan, cá nhân này tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Theo Điều 10 Hiến pháp: "mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước". Là một bộ phận của bộ máy hành pháp, cơ quan Hải quan phải tuân thủ sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ, hoặc Luật tổ chức và hoạt động của từng tổ chức, đảm bảo việc thực hiện pháp luật hải quan được đúng theo quy định. Cơ quan Hải quan các cấp trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội thực thi quyền kiểm tra, giám sát của mình đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, có hiệu quả.
- Bốn là, giám sát, kiểm tra của các phương tiện thông tin công cộng. Các phương tiện thông tin công cộng gồm các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thông đại chúng được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ các quy định của pháp luật về báo chí. Sự kiểm tra, giám sát của các phương tiện thông tin đại chúng như là một biện pháp tích cực, hữu hiệu giúp phát hiện những khuyết tật, yếu kém của các tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan nói
riêng trên phương diện chính sách, pháp luật và thực thi trên thực tiễn. Thông qua phản ánh của phương tiện thông tin đại chúng, Nhà nước, các cơ quan nhà nước nắm bắt được các nguồn thông tin đa dạng "dội ngược" lại từ các tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý, tác động, điều chỉnh của các cơ quan nhà nước và pháp luật, để từ đó có biện pháp sửa đổi, chỉnh lý kịp thời, đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước đặt ra.
- Năm là, giám sát, kiểm tra của các công dân, doanh dân. Đây là chủ trương, chính sách lớn, một nhân tố tích cực và ưu việt nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam "nhà nước của dân, đo dân, vì dân". Công dân, doanh dân kiểm tra, giám sát các tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chúng, cơ quan hải quan nói riêng nhằm đảm bảo cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật, phục vụ các quyền, lợi ích của công dân, doanh dân. Quyền giám sát, kiểm tra của công dân, doanh đần đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước đã được Hiến pháp khẳng định, thể hiện yếu tố dân chủ của Nhà nước trong nội dung luật pháp. Điều 53 Hiến pháp xác nhận: "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân". Quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với cơ quan nhà nước không chỉ dừng ở Hiến pháp mà nó đã được thể hiện cụ thể ở các văn bản luật pháp. Công dân, doanh dân giám sát, kiểm tra tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua các đại biểu của mình là: đại biểu quốc hội. đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; thông qua các tổ chức chính trị, chính trị xã hội mà người đó là thành viên. Mặt khác, công dân, doanh dân còn giám sát, kiểm tra tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách thực hiện các quyền khiếu kiện, tố cáo các hành vi trái của cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước đến các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức có thẩm quyền và yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức bênh vực bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.