Đẩy mạnh hoạt động luyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, năng lực áp dụng pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ppt (Trang 117 - 129)

- Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan các cấp phải được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện đúng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì, pháp luật là cơ sở hình thành nên đạo đức xã hội, đạo đức cán bộ, công chức, đồng thời, đạo đức làm nền tảng cho việc tuân thủ và thực hiện pháp luật. Đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của cán bộ, công chức hải quan phải được giáo dục, rèn luyện tạo thành kỷ luật tự giác, ý thức trách nhiệm trong mỗi hành động của từng cán bộ, công chức tuy nhiên, để đạt được điều này thì phải xuất phát từ sự tuân thủ, chấp hành pháp luật nghiêm minh, để từ đó tạo thành thói quen, tập quán pháp luật trong mỗi cán bộ, công chức.

- Hai là, nâng cao trình độ, năng lực áp dụng pháp luật. Muốn pháp luật được đi

vào đời sống, điều chỉnh các quan hệ pháp luật thì phải thông qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp áp dụng pháp luật. Để áp dụng pháp luật, đưa pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì phải thông qua các hành vi pháp lý của cán bộ, công chức. Điều này có nghĩa là, pháp luật đã được biến đổi từ "vật chủ" là giấy, dữ liệu điện tử chuyển sang vật chủ mới là "con người". Năng lực áp dụng pháp luật yêu cầu phải áp dụng đúng quy phạm pháp luật hải quan chính xác với từng loại quan hệ hải quan. Trình độ, năng lực áp dụng pháp luật của cán bộ, công chức hải quan được biểu thị qua việc thuần thục thao tác, hiểu rõ các nội dung loại quy phạm, vận hành các quy phạm này để xử lý các quan hệ xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thuế,... đạt được mục tiêu quản lý nhà nước.

- Ba là, nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Để nâng cao

trình độ pháp luật thì đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Bởi vì, văn hóa là nền tảng, là khung cho sự phát triển trình độ, năng lực pháp luật. Muốn nâng cao trình độ pháp luật thì phải có một trình độ văn hóa nhất định, từ đó

mới có thể hiểu và tiếp thu, học tập và sử dụng được pháp luật. Đồng thời, trong bối cảnh ngày nay, năng lực pháp luật luôn luôn gắn với năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Có năng lực ngoại ngữ tốt thì mới có khả năng nghiên cứu, học tập các kinh nghiệm luật pháp của nước ngoài để làm giàu kinh nghiệm pháp luật cho bản thân từng cá nhân. Bên cạnh đó công nghệ thôn tin hỗ trợ, giúp sức cho phát triển năng lực pháp luật, bởi vì, thông qua mạng thông tin điện tử toàn cầu (mạng Internet), các dữ liệu điện tử pháp luật, các thông tin về áp dụng, sử dụng pháp luật được đăng tải rộng rãi. Trình độ, năng lực công nghệ thông tin tốt, giúp cho việc chủ động khai thác sử dụng các dữ liệu pháp luật, tự học tập, nâng cao trình độ pháp luật qua mạng điện tử toàn cầu.

- Bốn là, tăng cường giáo dục đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp. Giáo dục

đạo đức cá nhân đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc hình hành pháp chế trong tổ chức và hoạt động của hải quan. Nếu pháp luật được coi là những mực thước, kẻ chỉ cứng nhắc, là bộ khung cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, bắt buộc thực hiện bằng các biện pháp kể cả cưỡng chế thì đạo đức là những quan hệ mềm dẻo, điều chỉnh bằng những quan niệm về tốt, xấu, bằng dư luận xã hội. Có thể thấy ràng, một người có đạo đức cá nhân tốt, thường là những người chấp hành tốt pháp luật. Thực tiễn cho thấy, một cán bộ công chức hải quan có đạo đức tốt thì đồng thời cũng là người có đạo đức nghề nghiệp tốt, chấp hành tốt kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ. Điều này cho thấy, tính chất của quan hệ pháp chế hải quan của mỗi cán bộ, công chức gắn chặt với quan hệ đạo đức cá nhân, quan hệ đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, tăng cường giáo dục thường xuyên đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức hải quan là một trong những yếu tố quan trọng của công tác pháp chế trong tổ chức và hoạt động hải quan.

Kết luận

Tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam trong điều kiện mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt phải đảm bảo hoạt động quản lý hải quan tạo thuận lợi, thông thoáng, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, đầu tư, du lịch, nhưng phải đảm bảo được mục tiêu giữ gìn an ninh chính trị, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo được các mục tiêu này, ngoài yếu tố tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo một hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời phải đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh. Điều này chỉ có thể thực hiện và bảo đảm thực hiện được khi và chỉ khi pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam được coi trọng và phát huy đầy đủ vai trò của nó.

Trong những năm qua, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật từng bước được coi trọng, cũng như vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan từng bước được phát huy, đảm bảo hoàn thành được mục tiêu quản lý hải quan mà Đảng, Nhà nước giao cho Hải quan Việt Nam. Song do tác động của các nguyên nhân chủ quan và khách quan, pháp chế trong tổ chức và hoạt động Hải quan Việt Nam giai đoạn vừa qua vẫn tồn tại không ít yếu kém, khiếm khuyết, chưa thực sự đảm đương được vai trò của nó trong việc đảm bảo cho pháp luật hải quan được tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh, dẫn đến sự vi phạm pháp luật hải quan có lúc, có nơi, trên một số địa bàn còn diễn ra nghiêm trọng, chưa kiểm soát được tình trạng tham nhũng, tiêu cực, buôn lậu, gian lận, trốn thuế... Vì vậy, để đảm bảo được yêu cầu đối với vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam giai đoạn hiện nay cần phải được tiến hành ở các phương diện chủ yếu:

- Đẩy mạnh xây dựng pháp luật về hệ thống tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hội nhập kinh tế trong điều kiện mới. Phát hiện những bất cập, khiếm khuyết của pháp luật, cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật để kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện, xử lý kịp thời.

- Tăng cường rà soát, kiểm tra việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hải quan; thanh tra, kiểm tra thực hiện, chấp hành pháp luật và thi hành công vụ của cán bộ, công chức hải quan; kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất nhập khẩu của tổ chức, cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi đối tượng ở đa dạng hình thức.

- Xử lý nghiêm minh, kịp thời vi phạm pháp luật hải quan không phân biệt đối tượng vi phạm, hoàn cảnh vi phạm.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Vũ Ngọc Anh (1996), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Ann Seidman - Robert B.Seidman - Nalin Abeyeseskere (2003), Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. G.B. Atamanchúc (2004), Lý thuyết quản lý nhà nước, Nxb Omega, Mátxcơva, tiếng Nga.

4. Ban Cán sự Đảng - Tổng cục Hải quan (1996), Nghị quyết số 93/NQ-BCS về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, củng cố tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ

hải quan trong sạch vững mạnh, ngày 14-12, Hà Nội.

5. Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Tổng cục Hải quan (1999), Nghị quyết liên tịch số 101/NQ/BCS-TCHQ về xử lý đối với công chức hải quan khi có khuyết điểm

hoặc dấu hiệu sai phạm.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,

7. Lê Thanh Bình (1998), Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2004), Về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành hải

quan giai đoạn 2004-2006, Quyết định số 810/QĐ-BTC của Bộ trưởng Tài

chính, ngày 16-3, Hà Nội.

9. Chester Bamard, Các học thuyết quản lý.

10. Chính phủ (2000), Tờ trình về Dự án Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (sửa

đổi) (số 980/CP-PC), ngày 27-10, Hà Nội.

11. Chính phủ (2001), Tờ trình Quốc hội số 428/PC về Dự án Luật Hải quan, ngày 21-5, Hà Nội.

12. PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2002), Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. TS. Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Viết Hồng (2003), "Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam: Thực tiễn

và giải pháp", Tạp chí Thương mại, (3+4+5), tr.74-75.

20. Nguyễn Trọng Hùng (2002), "Ngành Hải quan đang và sẽ làm gì để giảm tối đa phiền hà cho các doanh nghiệp?", Tạp chí Thương mại, (15), tr.21-22.

21. Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Phan Khiêm (2002), "Những kiến giải xử lý tội phạm trong lĩnh vực

hoàn thuế", Tạp chí Pháp lý, (7), tr.27-28.

23. Nguyễn Đức Kiên (2002), "Ngành Hải quan gắn công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh với chống quan liêu, tham nhũng", Tạp chí Kiểm tra,

(3), tr.21-29.

24. Khoa Nhà nước pháp luật (2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn lý luận

25. V.N.Kyđriaxép (1998), Pháp chế: nội dung và trạng thái hiện nay "pháp chế ở Liên bang Nga", Nxb Iurixt, Matxcơva, tiếng Nga.

26. V.I.Lênin (1970), Bàn về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 27. V.I.Lênin (1977), Về pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

29. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, J.Stalin (1968), Về vấn đề cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Mark Harrison - Giám đốc Trungtâm nghiên cứu Thuế và Hải quan, Trường Đại

học Canberra - Australia (3/2005), Báo cáo về Luật Hải quan và các văn bản

pháp lý liên quan, Khoá đào tạo quản lý pháp luật hải quan, Dự án hỗ trợ kỹ

thuật chuẩn bị dự án hiện đại hoá hải quan, Hà Nội.

32. TS. Đinh Văn Mậu - TS. Phạm Hồng Hải (2002), Lý luận chung về Nhà nước và

pháp luật, (tái bản lần thứ ba), Nxb Tổng hợp Đồng Nai.

33. Pháp lệnh cán bộ công chức (được sửa đổi, bổ sung năm 2003), Nxb Thống kê,

Hà Nội.

35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992, Hà Nội.

36. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

37. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Hải quan, ngày 29-6.

38. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị quyết sửa đổi,

bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992, Hà Nội.

39. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

40. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Hải quan, ngày 14-6.

41. PGS.TS Lê Minh Tâm (2000), "Pháp luật - yếu tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững", Tạp chí Luật học, Hà Nội, (3).

42. Thủ tướng Chính phủ (2000), Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg về chiến lược phát

triển xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, ngày 27-10,

Hà Nội.

43. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan (sửa đổi, bổ sung năm 1999).

44. Tổng cục Hải quan (1997), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1996 và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ năm 1997 (số 182/TCHQ-VP),

ngày 14-11, Hà Nội.

45. Tổng cục Hải quan (1997), Thông quan nhanh chóng, quản lý chặt chẽ hàng hoá

xuất nhập khẩu, In tại Công ty in Nam Hải, Hà Nội.

46. Tổng cục Hải quan (1998), Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm

1997 và chương trình công tác năm 1998 (số 55/TCHQ-VP), ngày 07-1, Hà

Nội.

47. Tổng cục Hải quan (1999), Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ năm

1998 và chương trình công tác năm 1999 (số 378/TCHQ-VP), ngày 20-1, Hà

Nội.

48. Tổng cục hải quan (2000), Báo cáo số 5898/TCHQ-VP về Kế hoạch phát triển

ngành Hải quan 2001-2005, ngày 20-12, Hà Nội.

49. Tổng cục Hải quan (2001), Báo cáo số 5597/TCHQ-TCCB về thực trạng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan và phương hướng củng cố, xây dựng đội ngũ

công chức ngành Hải quan giai đoạn 2001-2005, ngày 12-12, Hà Nội.

50. Tổng cục Hải quan (2003), Báo cáo đánh giá tình hình thu thuế, nợ đọng thuế và

việc triển khai áp dụng giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT, ngày 05-9,

51. Tổng cục Hải quan (2003), Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức

cán bộ từ năm 1998 đến 6 tháng đầu năm 2003 của ngành Hải quan, ngày

13-8, Hà Nội.

52. Tổng cục Hải quan (2003), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của ngành

Hải quan, ngày 02-7, Hà Nội.

53. Tổng cục Hải quan (2003), Báo cáo về nội dung triển khai chủ trương định hướng của ngành Hải quan về tăng cường công tác chống buôn lậu và kiểm

tra sau thông quan của lực lượng hải quan, ngày 09-9, Hà Nội.

54. Đỗ Quang Trung (2003), "Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của tổ chức, bộ máy hành chính nhà nước theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng",

Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (8).

55. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật hành chính, Nxb Công an

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ppt (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)