tính thực tiễn trong tình hình hiện nay.
3.1.1. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Hải quan
Nguyên tắc Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã được khẳng định tại Hiến pháp - đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất bao trùm tất cả hệ thững pháp luật ở nước ta. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là tất yếu khách quan, có tính lịch sử. Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Đảng khẳng định trong các văn kiện quan trọng đó là: Tại các Nghị quyết đại hội Đảng từ khoá VII đến khoá X đã thể hiện Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, đại diện cho giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, ý chí của Đảng là ý chí chí của nhân dân, được thể hiện trong các văn kiện của Đảng. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội là lãnh đạo chính trị. Thông qua cương lĩnh, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại các nghị quyết Đảng định hướng chính sách và chủ
trương tổ chức và hoạt động cho Nhà nước. Đảng đưa ra các quan điểm, chủ trương, nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo việc tổ chức bộ máy nhà nước, các hoạt động quản lý của nhà nước về kinh tế, xã hội, an ninh, đối ngoại. Đảng giới thiệu nhân sự để nhà nước bầu cử, bổ nhiệm vào các chức vụ theo quy tắc bầu cử hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông quan tổ chức và đảng viên làm việc trong các cơ quan nhà nước. Đảng thông qua tổ chức và đảng viên để đưa tư tưởng quan điểm và đường lối của mình vào tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước các cấp.
Để sự lãnh đạo của Đảng với những nội dung nêu trên đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật nhà nước, đảm bảo cho quá trình tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan nhà nước thể hiện đúng tư tưởng, quan điểm của Đảng và bảo đảm thực hiện có kết quả chủ trương đường lối của Đảng trong các hoạt động kinh tế-xã hội, hợp tác quốc tế. Muốn điều này trở thành hiên thực thì phải tăng cường vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng.
Nguyên tắc pháp chế XHCN yêu cầu hoạt động thể chế đường lối của Đảng thành pháp luật phải mang tính chủ động, tích cực. Văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật có vai trò khẳng định sự đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng trong đời sống xã hội, kinh tế. Vì vậy, cần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ngay từ khi bắt đầu thể chế hóa, thu hút sự quan tâm của tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức vào xây dựng tổ chức và triển hoạt động quản lý kinh tế-xã hội, mặt khác, cần tuyên truyền (cả tổ chức đảng, đảng viên) về hành lang pháp lý mà pháp luật vạch ra đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức của mình.
Nghị quyết đại hội X đã chỉ rõ về chủ trương, quan điểm cải cách thể chế bộ máy hoạt động của các cơ quan nhà nước. Theo đó cần phải:
Đẩy nhanh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên các mặt: hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương thức hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải làm và bảo đảm đủ các điều kiện để làm tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước [17, tr.253].
Phát huy vai trò của pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan trong điều kiện chủ động tham gia hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế của nước ta hiện nay đòi hỏi phải pháp luật hóa được mô hình tổ chức, phương thức hoạt động phù hợp quy luật khách quan, sát thực tế vận động của nền kinh tế trong nước gắn với kinh tế quốc tế, phản ánh đúng đường lối, sách lược, chiến lược của Đảng về yêu cầu quản lý kinh tế đối ngoại theo hướng mở, đảm bảo các nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất nhập cảnh, du lịch; góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, trật tự và an toàn xã hội.