Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong tổ chức và hoạt động của hải quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ppt (Trang 101 - 105)

và hoạt động của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong tổ chức và hoạt động của hải quan của hải quan

Dân chủ là khát vọng lâu đời của loài người, của các dân tộc. Dân chủ là yêu cầu của xã hội pháp quyền, của xã hội dân sự. Dân chủ luôn luôn gắn liền với pháp chế, pháp quyền. Pháp chế, pháp quyền văn minh phải chứa đựng trong nó tinh thần của dân chủ. Dân chủ trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước nói chúng, cơ quan hải quan nói riêng, có tính nhân văn, gần dân, vì dân và bảo vệ dân làm nền tảng tinh thần của việc xây dựng tổ chức, các nguyên lý hoạt động của tổ chức và hướng đến thực hiện các mục tiêu chủ quyền nhân đần. Pháp chế phải bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của hải quan đáp ứng đầy đủ tinh thần của dân chủ pháp quyền, trong đó có các quyền tự do thân thể, quyền tự do đi lại, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do giao lưu và các quyền, lợi ích khác của con người, của nhân dân để bảo vệ các quyền này.

- Một là, phải bảo đảm, tôn trọng triệt để các quyền tự do thân thể của công dân.

Tự do thân thể của con người, của công dân đã được Hiến pháp bảo hộ. Triển khai thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cơ quan hải quan, trong đó thực thi các quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện đưa vào, đưa ra khỏi cửa khẩu, nhất là trong các trường hợp xuất nhập cảnh của hành khách, của người điều

khiển phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. Chỉ trong những trường hợp khi hành khách, người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vi phạm pháp luật hải quan nghiêm trọng mới bị tạm giữ hành chính, hoặc bắt giữ khi đã ở mức tội phạm hình sự theo thủ tục pháp luật quy định . Mọi trường hợp khác, quyền tự do thân thể phải được tôn trọng triệt để, trong đó có quyền được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do đi lại. Không được tùy tiện khám xét, bắt giữ, đe dọa tính mạng. sức khỏe của công dân nhằm mục đích không phải thuộc về trách nhiệm công vụ của cơ quan hải quan.

- Hai là, phải bảo đảm sự tôn trọng triệt để các quyền cư trú , chỗ ở, bí mật thư tín, bí mật thông tin cá nhân của công dân. Tổ chức và triển khai các hoạt động hải quan, trong đó có các quyền kiểm tra, kiểm soát, giám sát hàng hóa nhất là các trường hợp kiểm tra nơi cất, giữ hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh luôn luôn gắn với nơi cư trú, chỗ ở, chỗ để hàng hóa, thư tín, bí mật thông tin cá nhân. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế quyền cư trú, chỗ ở, bí mật thư tín, bí mật thông tin cá nhân công dân nó cũng được quốc tế hóa. Điều này có nghĩa là, các quyền này cũng được pháp luật quốc tế bảo hộ trong các điều ước, công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập hoặc là thành viên. Cơ quan hải quan, hoạt động thực thi các nhiệm vụ của cơ quan hải quan không chỉ là kiểm tra đối với hàng hóa, vật dụng, thư tín của hành khách xuất nhập cảnh, mà phải đảm bảo sự tôn trọng tuyệt đối các quyền này của mọi công dân, người xuất nhập cảnh qua biên giới Việt Nam không phân biệt quốc tịch. dân tộc, chủng tộc, màu da...

- Ba là, bảo đảm quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Quyền sở hữu tài sản,

quyền tự do kinh doanh của công dân, doanh dân được Nhà nước bảo hộ trong Hiến pháp 1992. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với hàng hóa, phương tiện, vật dụng cho công tác, vật dụng cá nhân... của công dân, doanh dân trong các trường hợp mang ra, vào hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu, vận chuyển quá cảnh qua biên giới Việt Nam. Việc thực thi các nhiệm vụ hải quan không được làm ảnh hưởng đến các quyền này của họ, nếu họ không vi phạm các điều pháp luật cấm thuộc về cấm lưu thông, lưu hành, vận

chuyển qua biên giới hoặc tiêu thụ, sử dụng tại lãnh thổ Việt Nam hoặc cấm lưu thông quốc tế. Việc tước đoạt quyền sở hữu tài sản của công dân, doanh dân phải theo quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của công ước quốc tế trong những trường hợp có các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo tiêu chí của pháp luật hành chính hoặc hình sự. Việc tước đoạt sở hữu tài sản của công dân, doanh dân trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hải quan và pháp luật khác phải do người có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục do pháp luật quy định, và chỉ được sung vào công quỹ nhà nước.

- Bốn là, bảo đảm quyền tự do giao lưu, đi lại, du lịch. Tổ chức và hoạt động hải quan phải tôn trọng các quyền tự do giao lưu, tự do đi lại, tự do du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Điều này có nghĩa là khi đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới cũng như các công ước về nhân quyền, các hiệp hội quốc tế, khu vực mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập, là thành viên với các thỏa thuận, cam kết tự do đi lại đối với các công dân của mình. Phải đảm bảo sự tuân thủ luật pháp, các cam kết quốc tế liên quan đến kiểm tra các giấy tờ tùy thân của công dân, doanh dân, như bỏ kiểm soát hộ chiếu, visa,... Tự do giao lưu, tự do đi lại, du lịch đảm bản cho các quyền này được tôn trọng không chỉ đảm bảo ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội, mà còn có ý nghĩa hết sức lớn về phát triển văn hóa, văn minh, xã hội, khoa học, công nghệ, và đặc biệt là các mặt kinh tế, tài chính. Bởi vì, thông qua giao lưu, con người được tiếp xúc tăng sự hiểu biết về tập quán, văn hóa bản địa, văn hóa quốc tế, phát triển nhân cách, phát triển hợp tác, tiếp xúc với các nền văn minh, quan niệm, tiêu chuẩn sống khác, hiểu và thông cảm, giải quyết được các xung đột về ý thức hệ, tinh thần, tôn giáo,... Tự do đi lại, du lịch gắn liền với các hoạt động tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí không chỉ dừng ở các yếu tố về tinh thần mà nó còn mang lại các lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc. Đảm bảo cho các quyền này của công dân được tôn trọng có ý nghĩa rất lớn lao về chính trị, kinh tế không chỉ riêng của quốc gia mà nó mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, công dân. Tuy nhiên, đảm bảo cho các quyền này được tôn trọng phải gắn liền với ngăn ngừa, xử lý việc lạm dụng các quyền này để chống phá nhà nước, phá hoại an ninh quốc gia, phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ, đoàn kết dân tộc và

đoàn kết quốc tế như các trường hợp lợi dụng tự do đi lại, du lịch qua biên giới để tuyên truyền tôn giáo, xây dựng các tổ chức cơ sở phản động,...

- Năm là, bảo đảm các quyền được bảo vệ các quyền và lợi ích kinh tế hợp pháp

của công dân. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa, hành khách quốc tế, xuất nhập cảnh qua biên giới chủ yếu là các hoạt động vì mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận. Tổ chức và hoạt động hải quan phải hết sức bảo đảm và tôn trọng, bao vệ các quyền này của công dân, doanh dân. Phải thực hiện triệt để các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa công dân được làm những gì pháp luật không cấm", cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép". Doanh dân, công dân được tự do kinh doanh các hàng hóa mà pháp luật cho phép lưu thông, xuất nhập khẩu để mang lại lợi nhuận cho mình; được hoạt động các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, người qua biên giới bằng phương tiện trong khuôn khổ luật pháp và các điều ước quốc tế nhằm mưu sinh, mưu lợi một cách hợp pháp. Không những được tôn trọng, các quyền này của doanh dân, công dân phải được bảo vệ bằng các hành động của cơ quan hải quan như ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp, vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ gắn vòi hàng hóa, vật phẩm; xử lý nghiêm minh đối với các hành vi xâm hại các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, doanh dân trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách qua biên giới.

- Sáu là, xác định rõ giới hạn của các quyền, nhiệm vụ cơ quan hải quan được

làm, được hành động. Tổ chức và hoạt động hải quan gắn liền với các quyền, nhiệm vụ của cơ quan hải quan trong việc thực hiện công lác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Điều kiện, quan hệ chính trị , quan hệ kinh tế quốc tế thay đổi thì quyền hạn, nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý hải quan cũng phải được thay đổi đề phù hợp với yêu cầu, mục tiêu đặt ra. Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần phải đáp ứng các cam kết về đầu tư quốc tế, tiền tệ, ngoại hối, dịch vụ, thương mại hàng hóa quốc tế. Trong khi đó, các cam kết này luôn luôn gắn liền với các hoạt động hải quan. Tổ chức và hoạt động hải quan phải thích ứng với các hoạt động đổi mới này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của Hải quan Việt Nam ppt (Trang 101 - 105)