Xu hướng biến đổi của thảm cây bụi

Một phần của tài liệu Đề tài: nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Những nghiên cứu về thảm cây bụi

1.3.5. Xu hướng biến đổi của thảm cây bụi

1.3.5.1. Nguyên nhân biến đổi của thảm thực vật

Theo V. N. Sukasốp (1954, 1964) có 3 nguyên nhân chính:

+ Nguyên nhân thuần nội tại: chủ yếu do quan hệ cạnh tranh giữa các loài. + Nguyên nhân nội tại sinh thái: do điều kiện sinh thái biến đổi làm quần xã sinh vật biến đổi.

+ Nguyên nhân bên ngoài: do khí hậu, đất đai thay đổi , diễn thế do động vật và con người gây ra.

1.3.4.2. Những nghiên cứu về xu hướng biến đổi của thảm cây bụi

Bazzaz, F. A (1968) đã nghiên cứu diễn thế phục hồi thảm thực vật trên môi trường đất sau trồng trọt bị bỏ hoang ở vùng núi cao Shawnee, phía nam Ilinois (Mỹ) cho thấy: Ban đầu từ môi trường trống trơn sẽ phát triển lên các loại cây thân thảo, sau 25 năm hình thành thảm cây bụi. Trong khoảng thời gian 25 - 40 năm hình thành tầng vượt tán. Trong quá trình diễn thế trên có sự biến đổi về điều kiện đất đai như hàm lượng mùn, khả năng hấp thụ nước của đất... [39].

T.Tiunei và cộng sự (1992) nghiên cứu về thảm thực vật thứ sinh trên nương rẫy ở Mengla - XiSuang banna (Trung Quốc) đã cho thấy: sau 10 năm rừng phục hồi có ba tầng: tầng cây gỗ ưu thế, tầng cây bụi, dưới cùng là tầng cỏ và dây leo.

Ma Thị Ngọc Mai (2007), nghiên cứu về diễn thế đi lên của thảm thực vật ở tram đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận đã khẳng định: thực vật tại trạm đa dang sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận có 4 lớp quần hệ là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cây cỏ. Thảm thực vật ở đây đang trong quá trình diễn thế đi lên qua 4 giai đoạn: thảm cỏ -> thảm cây bụi -> rừng thứ sinh -> rừng thành thục. Như vậy trạng thái thảm cây bụi gặp điều kiện thuận lợi sẽ biến đổi theo xu hướng thành rừng thứ sinh [24].

Theo Đỗ Hữu Thư (2000) [26], thảm cây bụi là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi rừng, bởi vì thảm cây bụi thường phát triển trên đất chưa có rừng, nương rẫy cũ và rừng bị thoái hóa, nơi diễn ra quá trình diễn thế thứ sinh và diễn thế tự nhiên mạnh mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và môi trường với thời hạn xác định, góp phần trong việc chống xói mòn đất và bảo vệ môi trường.

Chu Thị Hồng Huyền (2009), nghiên cứu đánh giá hiệu quả của mô hình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho rằng: trong điều kiện nhiệt đới mưa mùa và đất đai chưa bị thoái hóa nặng thì thảm cây bụi còn lại là các trạng thái tạm thời trong quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật. Vì vậy nếu được bảo vệ thì chúng sẽ nhanh chóng được phục hồi thành các quần hệ rừng tương ứng [18].

Hoàng Thị Hải Âu (2010), nghiên cứu diễn thế của các thảm thực vật ở xã Cảm Phả, tỉnh Quảng Ninh cho thấy: do quá trình khai thác than quá mức, rừng bị tác động mạnh mẽ tới mức trở thành thảm cây bụi, tổ thành các loài cây gỗ có sự thay đổi lớn: số loài cây ưa sáng tăng lên, chất lượng rừng giảm sút. Nếu độ che phủ tiếp tục giảm do thực vật tiếp tục bị phá, hình thành thảm cây bụi thoái hóa cao, thì càng tăng cường tỷ lệ cây ưa sáng mọc nhanh sống tạm cư có chất lượng gỗ thấp. Khi thảm thực vật cây bụi tiếp tục bị khai thác trong quá trình khai thác than thì sẽ dẫn tới việc chuyển kiểu phân bố từ dạng cụm sang dạng ngẫu nhiên. Càng ngày số lượng cây tái sinh bổ sung giảm do thiếu các loài cây gỗ tầng cao và sự cạnh tranh giữa các loài cây càng ngày càng tăng lên [1].

Những nghiên cứu về thảm cây bụi ở Việt Nam còn rời rạc, chưa có tính hệ thống để so sánh giữa các thảm cây bụi trong các điều kiện khác nhau. Thuật ngữ thảm cây bụi dùng cũng chưa thật chính xác, kèm theo tính phức tạp về nguồn gốc đã làm cho việc phân loại khó thêm. Xu hướng biến đổi của nó đặc biệt là xác định vai trò của thảm cây bụi với quá trình diễn thế các thảm thực vật ở Việt Nam cũng cần có sự nghiên cứu thêm về thảm cây bụi.

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đề tài: nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)