đồ án tốt nghiệp logistics hoạch định tồn kho tại công ty sản xuất đồ nhựa

73 1 0
đồ án tốt nghiệp logistics hoạch định tồn kho tại công ty sản xuất đồ nhựa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT Đồ án với đề tài “Hoạch định tồn kho tại công ty sản xuất đồ nhựa” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu.. Mục tiêu Xây

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 3

TÓM TẮT

Đồ án với đề tài “Hoạch định tồn kho tại công ty sản xuất đồ nhựa” được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu Với mục tiêu giảm tối đa chi phí thu mua, chi phí tồn trữ, nhằm giảm tỉ lệ trễ đơn hàng, tăng mức phục vụ và cũng như uy tín, lợi thế cạnh tranh của công ty

Trong quá trình thực hiện đề tài, thông tin dữ liệu thực tế đã được thu thập và phân tích trong thời gian thực tập Nhận thấy rằng thị phần của công ty đang có phần giảm bởi hai yếu tố là chi phí tồn kho tăng cao và khả năng đáp ứng đơn hàng tại công ty chưa thực sự tốt, đặc biệt là những tháng cuối năm từ đó dẫn đến gia tăng thêm chi phí phạt khi trễ đơn hàng Sau khi phân tích và đánh giá, nguyên nhân chính được nhận định bắt nguồn từ việc hoạch định tồn kho chưa thực sự hiệu quả

Từ những vấn đề còn tồn tại, qua quá trình nghiên cứu, vận dụng kiến thức chuyên ngành, đề tài đồ án được hoàn thành và đưa ra các đề xuất giải quyết, cải tiến vấn đề hiện tại

Nội dung đồ án gồm 6 chương: - Chương 1: Giới thiệu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận - Chương 3: Hiện trạng hệ thống

- Chương 4: Cải tiến hệ thống - Chương 5: Đánh giá

- Chương 6: Kết luận

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian tìm hiểu và thực hiện Đồ án tốt nghiệp logistics, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng luôn có được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong quá trình học tập ở trường Đó là hành trang quý giá và hữu ích cho em bước vào tương lai sau này

Và để có thể làm tốt báo cáo đồ án này thì em không quên gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Như Phong – Giảng viên hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo, theo dõi tiến độ và góp ý hàng tuần để em có thể hoàn thành một cách tốt nhất

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến anh giám đốc điều hành, anh trưởng phòng kế hoạch và các anh chị nhân viên trong công ty Các anh chị đã tạo cho em cơ hội để làm việc thực tế, hỗ trợ tận tình để em có thể tiếp cận, thực hiện được những công việc cần thiết, giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành được đồ án này

Bước đầu đi vào tìm hiểu những khía cạnh thực tế tại công ty, kiến thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ Vì vậy, quá trình hoàn thành đồ án không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, em mong nhận được những ý kiến, đóng góp của quý thầy cô và các bạn cùng lớp để em có thể hoàn hiện kiến thức và áp dụng tốt vào công việc sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

1.5 Các nghiên cứu liên quan 8

1.5.1 Các luận văn khóa trước 8

1.5.2 Các bài báo trên internet 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 13

2.1 Tổng quan về tồn kho 13

2.1.1 Khái niệm về quản lý tồn kho 13

2.1.2 Kĩ thuật phân tích ABC đối với hàng tồn kho 13

2.1.3 Chi phí tồn kho 14

2.2 Các loại hệ thống tồn kho 14

2.2.1 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu liên tục 14

2.2.2 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu rời rạc 16

Trang 6

2.3.4 Phân tích thực trạng 18

2.3.5 Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết 18

2.3.6 Tìm hiểu những cơ sở dẫn chứng khoa học 18

3.2 Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu 21

3.3 Lựa chọn nguyên vật liệu hoạch định 22

CHƯƠNG 4 CẢI TIẾN HỆ THỐNG 24

4.1 Phân loại nguyên vật liệu 24

4.1.1 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục 24

4.1.2 Nguyên vật liệu nhu cầu rời rạc 26

4.2 Lựa chọn mô hình tồn kho 27

4.3 Hoạch định vật tư tồn kho 28

4.3.1 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục nhóm A 28

4.3.2 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục nhóm B 32

4.3.3 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục nhóm C 36

4.3.4 Nguyên vật liệu nhu cầu rời rạc nhóm A 40

4.3.5 Nguyên vật liệu nhu cầu rời rạc nhóm B 42

4.3.6 Nguyên vật liệu nhu cầu rời rạc nhóm C 45

CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ 47

5.1 Hệ thống tồn kho hiện tại 47

5.2 Hệ thống tồn kho tương lai 47

5.3 Đánh giá 48

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 49

6.1 Kết quả 49

6.2 Đánh giá 49

Trang 7

PHỤ LỤC B ƯỚC LƯỢNG NHU CẦU B1 PHỤ LỤC C ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ C1

Trang 9

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Khả năng đáp ứng đơn hàng trong năm 2021 5

Hình 1.2 Biểu đồ xương cá phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề trễ đơn hàng 6

Hình 1.3 Biểu đồ Pareto xác định nguyên nhân chính 7

Hình 2.1 Phương pháp luận 18

Hình 4.1 Nhu cầu của Hạt nhựa PP Repol 115MA 24

Hình 4.2 Nhu cầu của PE foan vòng 1.5*32*37.4 26

Hình 4.3 Phân bố nhu cầu trong thời gian chờ của Hạt nhựa PP Repol 115MA 31

Hình 4.4 Phân bố nhu cầu của Hạt màu ép Hồng H18 35

Hình 4.5 Ma trận tối ưu chi phí 42

Hình 4.6 Kế hoạch đặt hàng tối ưu cho PE foan vòng 1.5*32*37.4 42

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các dòng sản phẩm của công ty 2

Bảng 1.2 Phân tích 5Whys tìm nguyên nhân gây giảm thị phần 3

Bảng 1.3 Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của công ty trong năm 2021 4

Bảng 1.4 Phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề 6

Bảng 3.1 Tình trạng cung ứng một số nguyên vật tư cho sản xuất 21

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư 22

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư nhu cầu liên tục 24

Bảng 4.2 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục đã được phân loại ABC 25

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư nhu cầu rời rạc 26

Bảng 4.4 Nguyên vật liệu nhu cầu rời rạc đã được phân loại ABC 27

Bảng 4.5 Lựa chọn mô hình tồn kho 28

Bảng 4.6 Tổng hợp danh sách nhóm A 28

Bảng 4.7 Nhu cầu hàng năm cho Hạt nhựa PP Repol 115 MA 28

Bảng 4.8 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng cho Hạt nhựa PP Repol 115MA 29

Bảng 4.9 Bảng ước lượng hệ số tồn trữ cho Hạt nhựa PP Repol 115MA 29

Bảng 4.10 Kết quả hoạch định nhóm A 30

Bảng 4.11 Nhu cầu trong thời gian chờ của Hạt nhựa PP Repol 115MA 31

Bảng 4.12 Kết quả hoạch định NVL nhu cầu liên tục nhóm A có xét SS 32

Bảng 4.13 Tổng hợp danh sách nhóm B 32

Bảng 4.14 Nhu cầu hàng năm cho Hạt màu ép Hồng H18 32

Bảng 4.15 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng cho Hạt màu ép Hồng H18 33

Bảng 4.16 Bảng ước lượng hệ số tồn trữ cho Hạt màu ép Hồng H18 33

Bảng 4.17 Kết quả hoạch định nhóm B 34

Bảng 4.18 Nhu cầu của Hạt màu ép Hồng H18 (kg) 35

Bảng 4.19 Kết quả hoạch định NVL nhu cầu liên tục nhóm B có xét SS 36

Bảng 4.20 Tổng hợp danh sách nhóm C 36

Bảng 4.21 Nhu cầu hàng năm cho NVL nhu cầu liên tục nhóm C 37

Bảng 4.22 Chi phí mua đơn vị Pi cho từng loại NVL nhóm C 37

Bảng 4.23 Bảng ước lượng chi phí phối hợp đơn hàng 38

Bảng 4.24 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng của mỗi nguyên vật liệu nhóm C 38

Trang 11

Bảng 4.25 Bảng ước lượng hệ số tồn trữ cho nguyên vật liệu nhóm C 38

Bảng 4.26 Mức tồn kho cực đại của vật tư liên tục nhóm C 39

Bảng 4.27 Tổng hợp danh sách nguyên vật liệu rời rạc nhóm A 40

Bảng 4.28 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng cho PE foan vòng 1.5*32*37.4 40

Bảng 4.29 Bảng ước lượng hệ số tồn trữ cho PE foan vòng 1.5*32*37.4 41

Bảng 4.30 Bảng ước lượng nhu cầu PE foan vòng 1.5*32*37.4 41

Bảng 4.31 Tổng hợp danh sách nguyên vật liệu rời rạc nhóm B 42

Bảng 4.32 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng cho Bao dệt 125*220 43

Bảng 4.33 Bảng ước lượng hệ số tồn trữ cho Bao dệt 125*220 43

Bảng 4.34 Bảng ước lượng nhu cầu cho Bao dệt 125*220 43

Bảng 4.35 Kết quả hoạch định tồn kho cho Bao dệt 125*220 44

Bảng 4.36 Kết quả hoạch định tồn kho nguyên vật liệu rời rạc nhóm B 44

Bảng 4.37 Tổng hợp danh sách nguyên vật liệu rời rạc nhóm C 45

Bảng 4.38 Bảng ước lượng chi phí đặt hàng cho Bao OPP 30 130*388mm 45

Bảng 4.39 Kết quả hoạch định tồn kho cho Bao OPP 30 130*388mm 46

Bảng 5.1 So sánh chi phí tồn kho 48

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu

1.1.1 Giới thiệu công ty

Công ty liên tục được phát triển và lớn mạnh, đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2014 Với phương châm là con người là chủ thể và là nền tảng cho sự phát triển, công ty đã xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao Với giá trị cốt lõi của công ty là “Uy tín - Chất lượng - Sáng tạo - Trách nhiệm - Hiệu quả”

Với tầm nhìn “Công ty hướng đến là nhà sản xuất sản phẩm nhựa hàng đầu Đông Nam Á” Sứ mệnh của công ty là tạo ra những sản phẩm nhựa chất lượng cao, tinh tế, mẫu mã đẹp và dịch vụ hoàn hảo nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời mang đến những lợi ích cho cổ đông, cán bộ nhân viên, đối tác và cộng đồng

Hiện nay, công ty là một trong những công ty nhựa hàng đầu Việt Nam được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” cùng nhiều giải thưởng danh giá khác

1.1.2 Sản phẩm

Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm nhựa gia dụng, bao bì mỹ phẩm, bao bì thực phẩm với nguyên liệu là PP, PE, chính phẩm, khuôn chính xác cho công nghiệp nhựa

Sản phẩm công ty chia làm 3 dòng hàng chính:

• Hàng B2B: Khách hàng chính là công ty sản xuất có nhu cầu sử dụng bao bì của công ty Chiến lược cạnh tranh là tập trung vào chất lượng cao và ổn định cũng như khả năng giao hàng đúng hạn

• Hàng B2C: Khách hàng chính là những đại lý các cửa hàng trên toàn quốc Những sản phẩm này ngoài có chất lượng tốt còn phải mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu cũng như là mức giá hợp lý

• Khách hàng là công ty nước ngoài, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty kể cả bao bì và gia dụng

Trang 13

Các dòng sản phẩm chính của công ty bao gồm 3 loại, được thể hiện ở bảng sau

Trang 14

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm nhựa hàng đầu tại Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn quốc gia “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, tiêu chuẩn quốc tế ISO và các thành tích khác, với 3 nhóm lĩnh vực chủ lực như: nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp và bao bì Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty vẫn còn xảy ra nhiều bất cập, khó khăn, dẫn đến vấn đề, đó là thị phần của nhựa công ty đang có dấu hiệu giảm so với những năm gần đây, làm giảm lợi nhuận và sự cạnh tranh của doanh nghiệp

Dùng 5whys để tìm ra nguyên nhân khiến công ty bị giảm thị phần

Bảng 1.2 Phân tích 5Whys tìm nguyên nhân gây giảm thị phần

1 Tại sao công ty lại bị giảm thị phần?

Do xuất hiện chi phí phạt và chi phí tồn kho gia tăng

2 Tại sao lại xuất hiện chi phí phạt? Do không đáp ứng đơn hàng đúng hẹn

3 Tại sao chi phí tồn kho gia tăng? Do vật tư trong kho chưa cần sử dụng đến hoặc cần ít thì lại tồn kho nhiều

Trang 15

Từ bảng trên, ta nhận thấy rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến việc giảm thị phần của doanh nghiệp là không đáp ứng đơn hàng đúng hẹn và do chi phí tồn kho gia tăng Để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân gốc rễ của việc trễ đơn hàng, ta thu thập dữ liệu về tỷ lệ đáp ứng đơn hàng đúng hẹn và được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.3 Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của công ty trong năm 2021

Trang 16

Hình 1.1 Khả năng đáp ứng đơn hàng trong năm 2021

- Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng của công ty trong năm 2021 tương đối cao nhưng có xu hướng giảm vào cuối năm vì trong khoảng thời gian này thường có các dịp lễ và Tết, nhu cầu mua hàng tăng cao, lượng đơn đặt hàng lớn.

- Bắt đầu từ tháng 8 trở đi các đơn hàng có xu hướng tăng nên tỷ lệ đáp ứng cũng giảm khá nhiều Cụ thể ở tháng 11 tỷ lệ đáp ứng đơn hàng chỉ còn 80.7%.

- Tỷ lệ đáp ứng đơn hàng năm 2021 trung bình khoảng 88.75%.

➢ Như vậy, trễ đơn hàng là một vấn đề mà đa phần công ty sản xuất nào cũng gặp phải và cần phải khắc phục kịp thời.

Để giải quyết vấn đề trễ đơn hàng trên, trước hết cần phải tìm hiểu và liệt kê các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Bằng cách tham khảo ý kiến của nhân viên trong công ty cũng như dữ liệu lấy được và phương pháp phân tích 4M:

• Manpower: Con người

Trang 17

Ta có thể rút ra được biểu đồ xương cá phân tích tổng hợp các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề trễ đơn hàng như sau:

Hình 1.2 Biểu đồ xương cá phân tích các nguyên nhân gây ra vấn đề trễ đơn hàng

Từ biểu đồ xương cá, tiến hành đánh giá những nguyên nhân trên dựa trên 3 yếu tố: tính nghiêm trọng SEV, khả năng xuất hiện OCC, khả năng phát hiện DET Sử dụng phân tích tác động với hình thức sai lỗi (FMEA) để xác định và phân loại theo thứ tự ưu tiên đối với các nguyên nhân có thể dẫn đến vấn đề trễ đơn hàng của công ty Sau đó tính toán “hệ số rủi ro theo thứ tự ưu tiên” hay còn gọi là RPN (Risk Priority Number) Thang điểm đánh giá là thang điểm từ 1-10

Qua đánh giá và phân tích, ta có được kết quả như bảng sau

Bảng 1.4 Phân tích nguyên nhân gây ra vấn đề

2 Thời gian chuyển đổi kéo dài 5 6 3 90 12% 77% 3 Kiểm soát lỗi chưa hiệu quả 6 3 4 72 9% 86%

Dựa vào kết quả phân tích FMEA, ta tiến hành dùng Pareto để phân tích nguyên nhân cốt lõi gây ra phần lớn vấn đề trễ đơn hàng

Trang 18

Hình 1.3 Biểu đồ Pareto xác định nguyên nhân chính

Biểu đồ Pareto xác định các nguyên nhân gây trễ đơn hàng được xác định dựa trên nguyên tắc 80:20 Đường giá trị tích lũy hệ số RPN đạt mức 80% khi đi qua các nguyên nhân: Quản lý tồn kho chưa tốt và thời gian chuyển đổi kéo dài Do hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian, cũng như hạn chế về mặt thu thập số liệu, nên ta sẽ giải quyết nguyên nhân phần lớn, đó là quản lý tồn kho chưa tốt Quản lý tồn kho chưa tốt đã làm cho một số nguyên vật tư đến thời điểm cần sử dụng thì đang sẵn có quá ít hoặc chưa có, ngược lại những nguyên vật tư chưa cần đến hoặc cần ít thì lại tồn kho nhiều Kết hợp kết quả của thực hiện phương pháp 5 Whys và sau khi phân tích hiện trạng đã chỉ ra nguyên nhân cốt lõi gây ra việc giảm thị phần của doanh nghiệp là công ty quản lý tồn kho chưa tốt và chi phí tồn kho tăng cao

Vì vậy, đề xuất giải pháp là xây dựng hệ thống hoạch định tồn kho cho công ty sản xuất đồ nhựa.

1.3 Mục tiêu

Xây dựng hệ thống hoạch định tồn kho với 2 mục tiêu:

• Giải quyết vấn đề trễ đơn hàng, tăng mức phục vụ (đạt 95%) cho công ty • Giảm được các chi phí liên quan đến tồn kho so với cách thức đặt hàng

đang được công ty áp dụng

Trang 19

1.4 Phạm vi, giới hạn

Phạm vi công ty: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi nhà kho trong công ty Phạm vi sản phẩm: 24 loại vật tư chủ lực

Phạm vi hệ thống tồn kho: Đề tài sẽ được thực hiện trong giới hạn, phạm vi sau:

• Áp dụng các giải thuật tương ứng với từng loại nguyên vật liệu để xác định số lượng và thời điểm đặt hàng

• Tìm hiểu các công cụ phần mềm hỗ trợ cho việc hoạch định

Giới hạn: Do hạn chế về mặt thu thập số liệu nên bộ số liệu trong đồ án mang tính

chất tương đối so với thực tế và có một số mô hình số liệu được giả sử theo phân bổ chuẩn

1.5 Các nghiên cứu liên quan

1.5.1 Các luận văn khóa trước

❖ Inventory planning of EOQ for space parts in a microprocessor chip

manufacturing company (Nguyen Phuong Nguyen, Nguyen Nhu Phong)

Vấn đề: Máy móc ở công đoạn kiểm tra bị trục trặc và không đủ phụ kiện, phụ tùng bảo dưỡng, sửa chữa nên gây chết máy, máy ngừng lâu dẫn đến giao hàng chậm Mức phục vụ hiện tại: 82.82%

Phương pháp: Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu độc lập Hệ thống tồn kho ngẫu nhiên nhu cầu độc lập (Independent demand random inventory system)

Kết quả đạt được: Sau quá trình tính toán, nghiên cứu so sánh các loại phụ tùng nhóm A phụ tùng thay thế có nhu cầu liên tục so với ban đầu, với mức cải thiện trung bình là 14,63% Ngoài ra, mức độ dịch vụ khách hàng tăng lên 95%

❖ Xây dựng hệ thống hoạch định vật tư tồn kho Một trường hợp nghiên cứu

tại công ty CPTL (Nguyễn Như Phong, Phạm Thị Ngọc Trang)

Vấn đề: Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu ở cty là thường xuyên, dẫn đến tình trạng trễ đơn hàng

Mục tiêu: Áp dụng các mô hình hoạch định tồn kho nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho, nâng cao mức phục vụ

Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất dòng sản phẩm chủ lực của công ty là nhóm bút viết

Trang 20

Nội dung: Bao gồm tìm hiểu hệ thống hoạch định tồn kho hiện tại của công ty, sử dụng các mô hình để phân loại và hoạch định vật tư tồn kho

• Hoạch định tồn kho nhu cầu liên tục • Hoạch định tồn kho nhu cầu rời rạc • Hoạch định tồn kho nhu cầu đơn Kết quả đạt được:

Nghiên cứu đã tiến hành phân loại vật tư thành các nhóm vật tư có nhu cầu, mức độ quan trọng vào các nhóm khác nhau Nghiên cứu đã chọn lựa và áp dụng các mô hình, ước lượng nhu cầu, chi phí, thời gian chờ để hoạch định cho các vật tư

Nghiên cứu giúp cải thiện một số vấn đề hiện có tại công ty: giảm thiểu chi phí tồn kho từ đó giảm chi phí sản xuất; nâng mức phục vụ vật tư từ đó cải thiện tình trạng trễ đơn hàng

❖ Dự báo và tái hoạch định kế hoạch tồn kho tại công ty TNHH sản xuất và

thương mại Á Châu (Nguyễn Như Phong, Lê Trung Tín)

Vấn đề: Hệ thống quản lý hàng tồn kho của công ty chưa được hoạch định hiệu quả dẫn đến chi phí tồn kho cao, mức độ phục vụ khách hàng thấp, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của công ty

Mục tiêu: Dự báo nhu cầu và hoạch định tồn kho cho công ty TNHH Á Châu nhằm: • Giảm chi phí (chi phí đặt hàng và tồn trữ)

• Nâng cao mức phục vụ

Phạm vi và giới hạn: Bài báo chỉ xem xét đến các sản phẩm chủ lực của công ty chính là nón bảo hiểm full-face với các mã: M138B, M136, M179, M20C

Phương pháp:

• Dự báo nhu cầu Chọn lựa phương pháp dự báo phù hợp

• Phân loại nguyên vật liệu: Nguyên liệu đơn hàng đơn, nguyên vật liệu có đơn hàng lặp lại (Vật tư nhu cầu liên tục và vật tư nhu cầu rời rạc)

• Lựa chọn mô hình tồn kho và thực hiện hoạch định vật tư tồn kho theo từng mô hình mà đã lựa chọn

Kết quả đạt được:

• Áp dụng mô hình mức phục vụ

Trang 21

• Giảm chi phí tồn kho mua hàng

• Phân loại nguyên vật tư – không những phục vụ cho quá trình hoạch định mà còn hỗ trợ cho việc bảo quản, quản lý dòng tiền đầu tư cho các vật tư một cách phù hợp hơn

• Tính toán tồn kho an toàn cho một số nguyên vật liệu giúp hạn chế tình trạng hết hàng

1.5.2 Các bài báo trên internet

❖ Improved Inventory Management System for a Jute Mill - A Case

Study (Md Arafat Hossain, Shubhra Kanti Das, Kawser Hossain&Joyanta Paul)

Vấn đề: Đay là nguyên liệu chính trong Nhà máy Đay Nhưng đay thô không có sẵn quanh năm Nó chỉ có sẵn từ tháng sáu đến tháng chín Vì vậy, toàn bộ nhu cầu về đay trong suốt thời gian của họ được dự trữ bằng cách mua Đay thô trong thời gian này Vì vậy, một hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả có thể đóng một vai trò quan trọng trong một nhà máy đay để làm cho nhà máy có lợi nhuận cao

Mục tiêu:

• Nghiên cứu hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện tại của các nhà máy Eastern Jute, Khulna mills, Khulna

• Tìm ra những hạn chế và nhược điểm, liên kết với hệ thống quản lý hàng tồn kho hiện có của các nhà máy Đay Miền Đông, Khulna

• Đề xuất một số phương pháp để cải thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho của Eastern Jutemills, Khulna

• Phân loại tồn kho ABC

Kết quả: Sau khi phân tích ABC, đưa ra những chính sách lưu trữ phù hợp xem xét các yếu tố về máy móc vận hành, không gian lưu trữ

Trang 22

❖ Inventory Planning and Control with Optimization and Simulation

Considerations: A Case Study (Germán Herrera Vidal, Dayrene Junco Villadiego, Margarita Mancebo Calle)

Vấn đề: Công ty thường xuyên có nguy cơ thừa hoặc thiếu hàng tồn kho do những thay đổi bất ngờ về nhu cầu hoặc thời gian giao hàng Quyết định về số lượng sản phẩm cần đặt hàng, mức tồn kho cần duy trì và dung lượng lưu trữ cần thiết vẫn còn dựa trên các giả định và kinh nghiệm trong quá khứ

Mục tiêu: Dùng các kĩ thuật thích hợp để giảm thiểu vấn đề trên Phương pháp:

- Hệ thống phân loại ABC - Mô hình hóa tối ưu

- Mô phỏng: Mục tiêu của mô phỏng là để có thể chọn một chính sách hàng tồn kho hợp lý, từ đó dẫn đến có một dịch vụ tốt cho khách hàng và với chi phí hợp lý

Kết quả: Xác định được mức độ ưu tiên trong kho hàng, giảm thiểu chi phí hàng tồn kho và thiết lập các chính sách tồn kho cho các loại sản phẩm khác nhau

❖ Application of Inventory Management Principles to Explosive Products

Manufacturing and Supply – A Case Study (V A Temeng, P A Eshun, P R K Essey)

Công ty TNHH Chất nổ Châu Phi Ghana (AEGL) sản xuất và cung cấp các sản phẩm nổ cho một số mỏ và mỏ đá ở Ghana và Tiểu vùng Tây Phi

Vấn đề: Sự chậm trễ việc đặt hàng, vận chuyển qua cảng và các thủ tục giấy phép Dẫn đến leadtime kéo dài, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Mục tiêu: Sử dụng các nguyên tắc quản lý và kiểm soát hàng tồn kho để phát triển hệ thống, đáp ứng các yêu cầu sản xuất và cung cấp chất nổ của AEGL trong điều kiện nhu cầu không chắc chắn

Phương pháp:

• Phân tích ABC: để xác định các sản phẩm quan trọng về mặt giá trị bán hàng • Dự báo nhu cầu: Sử dụng kỹ thuật trung bình động đơn giản

• Lựa chọn mô hình tồn kho và thực hiện hoạch định vật tư tồn kho theo mô hình

Trang 23

EOQ Xem xét đến yếu tố về mặt chi phí Kết quả đạt được:

• Áp dụng mô hình, giảm được leadtime

• Giảm được chi phí: chi phí tồn kho, chi phí đặt hàng/thiết lập

Trang 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Tổng quan về tồn kho

2.1.1 Khái niệm về quản lý tồn kho

Tồn kho (Inventory) là lượng hàng hoá được lưu giữ trong kho, bao gồm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu Tuy nhiên, tồn kho trên thực tế phức tạp và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả hoạt động của toàn chuỗi cung ứng Vì thế, doanh nghiệp cần một kế hoạch quản lý tồn kho hiệu quả

Quản lý tồn kho là quá trình quá trình lên kế hoạch, thiết lập chiến lược và kiểm soát lượng hàng lưu trữ Mức tồn kho cao dẫn đến chi phí tăng Tuy nhiên, tồn kho ở mức thấp có thể khiến doanh nghiệp gặp thiệt hại Khi lượng cung không đáp ứng được lượng cầu, công ty sẽ mất doanh thu và khách hàng Để giải quyết sự phức tạp trên, người quản lý tồn kho phải tự đặt ra những câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng quan trọng sau: Tồn kho cái gì? Khi nào? Và cần đặt hàng bao nhiêu?

Tồn kho có 5 chức năng:

• Duy trì tính độc lập của các hoạt động • Giảm chi phí đặt hàng

• Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu sản phẩm • Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất

• Tạo sự an toàn khi thay đổi nhà cung ứng vật liệu

2.1.2 Kĩ thuật phân tích ABC đối với hàng tồn kho

Kỹ thuật phân tích ABC thường được sử dụng nhằm xác định mức độ quan trọng của hàng hóa tồn kho khác nhau Từ đó xây dựng và chuẩn bị nguồn lực và kiểm soát tồn kho cho từng nhóm hàng khác nhau

Phương pháp này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Pareto – 20% hàng hóa đem lại 80% doanh số Hoặc nói cách khác: chỉ cần kiểm soát chặt chẽ 20% danh điểm hàng hóa này thì có thể kiểm soát 80% toàn bộ hệ thống

Hàng hóa được khuyến cáo chia thành 3 thể loại: • A là hàng có giá trị, đem lại 80% chỉ tiêu bán hàng • B là hàng trung gian, đem lại 15% chỉ tiêu bán hàng • C là hàng ít giá trị, chỉ đem lại 5% chỉ tiêu bán hàng

Trang 25

2.1.3 Chi phí tồn kho

Chi phí tồn kho là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi dự trữ thành phẩm và nguyên liệu để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tránh những gián đoạn trong sản xuất do thiếu nguyên vật liệu Chi phí tồn kho bao gồm:

• Chi phí mua hàng hay sản xuất (P) là chi phí đơn vị khi đã tồn kho bao gồm chi phí mua hàng (chi phí chuyên chở, giảm giá) Trong sản xuất, chi phí mua hàng bao gồm chi phí nhân công, vật tư, phí gián tiếp

• Chi phí đặt hàng (C) phụ thuộc số lượng đơn hàng hay số lần thiết lập, bao gồm chi phí thu thập phân tích người bán, lập đơn, nhận và kiểm hàng Trong sản xuất, chi phí bao gồm chi phí thay đổi quá trình sản xuất

• Chi phí tồn trữ (H) bao gồm vốn, thuế, bảo hiểm, mất mát lỗi thời, quá hạn hư hỏng

• Chi phí hết hàng (A): Hệ quả kinh tế do hết hàng từ bên trong và bên ngoài bao gồm:

o Phí hết hàng ngoài: Đơn hàng chậm, mất đơn hàng uy tín o Phí hết hàng trong: Ngưng sản xuất, hoàn thành chậm

2.2 Các loại hệ thống tồn kho

2.2.1 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu liên tục

❖ Hệ thống cỡ đơn hàng cố định (hệ thống Q): Lượng tồn kho giảm đến giá trị

xác định, hệ đặt hàng với lượng cố định Tham số cần xác định là điểm đặt hàng

(B) và lượng đặt hàng (Q) Sử dụng mô hình: Lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Giả sử: Nhu cầu không đổi, liên tục và biết trước Thời gian chờ không đổi và

biết trước Toàn bộ lô hàng nhập kho cùng lúc Không hết hàng trong kho Sản phẩm đơn và độc lập Chi phí cố định và biết trước

- Cỡ lô hàng tối ưu: Q* = √2𝐶𝑅

Trang 26

❖ Hệ thống với khoảng đặt hàng cố định (Hệ thống T) là hệ thống có chu kì

theo cơ sở thời gian với khoảng đặt hàng cố định (T) Trong hệ thống này, lượng đặt hàng phụ thuộc: Mức tồn kho hiện tại Ip và mức tồn kho cực đại E

• Khoảng đặt hàng kinh tế EOI (Economic Order Interval)

- Tổng chi phí hàng năm gồm 3 thành phần mua hàng, đặt hàng và tồn trữ: - Suy ra tổng chi phí cực tiểu TC* = PR + HRT*

• Khoảng đặt hàng kinh tế nhiều sản phẩm: EOI nhiều sản phẩm

Đặt hàng phối hợp nhiều sản phẩm nhằm giảm bảo dưỡng tồn kho, phối hợp các hoạt động khác, giảm chi phí hậu cần, chuyên chở Mô hình có các giả sử tham số mô hình không đổi, không đơn hàng chậm và nhập kho đồng thời Khoảng đặt hàng: cực tiểu tổng chi phí hằng năm

Trang 27

- Tồn kho cực đại thành phần: Ei = 𝑅𝑖

𝑁 (L + T)

2.2.2 Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu rời rạc

Hệ thống tồn kho xác định nhu cầu rời rạc thường được xét khi nhu cầu xảy ra trong những khoảng thời gian rời rạc Phân bố nhu cầu theo thời gian được xét theo chu kì trong một khoảng thời gian hoạch định nhất định Thường có các giả sử:

- Nhu cầu xác định, thay đổi, rời rạc ở đầu chu kì

- Thời gian hoạch định hữu hạn, gồm nhiều chu kì bằng nhau - Lô hàng đặt cho một hay nhiều chu kì liên tiếp

- Không đặt nhận hàng ở đầu chu kì không có nhu cầu

- Thời gian chời bằng 0, đơn đặt hàng ở đầu chu kì thỏa mãn nhu cầu ở chu kì đó

- Nhập kho đồng thời ở đầu chu kỳ

Phương pháp Wagner – Whitin Algorithm (WWA) là phương pháp tối ưu, cực

tiểu chi phí bằng quy hoạch động, yêu cầu hàng đến ở đầu chu kỳ Thuật toán gồm các bước:

- Tính ma trận chi phí biến thiên tổng (TVC)

- Xác định chi phí cực tiểu: Từ chu kỳ 1 đến chu kỳ e, với mức tồn kho cuối chu kỳ e là 0

- Xác định kế hoạch đặt hàng tối ưu

Phương pháp lượng đặt hàng theo chu kỳ - POQ: định số chu kỳ, cỡ lô hàng là

nhu cầu tích lũy trong mỗi chu kỳ đặt hàng Chu kỳ đặt hàng kinh tế: EOI = 𝐸𝑂𝑄

𝑅 = √2𝐶

Phương pháp lô hàng theo nhu cầu (LFL): đặt hàng theo từng chu kỳ, lượng

đặt hàng bằng nhu cầu của chu kỳ: Qk = Rk Phương pháp này không có chi phí tồn trữ và thích hợp với hệ thống có chi phí tồn trữ cao, đặt hàng thấp, sản phẩm đắt tiền, sản xuất liên tục, sản lượng cao

2.2.3 Tồn kho an toàn

Tồn kho an toàn là khối lượng vật tư trong kho đủ để bù đắp cho những sai lệch hoặc sự thiếu hụt về số lượng vật tư cần cung cấp Trong hệ thống cỡ đơn hàng cố

Trang 28

định, tồn kho an toàn cần để tránh hết hàng sau khi mức tồn kho đã đến điểm đặt hàng B và trước khi nhận được đơn hàng Tồn kho an toàn là kì vọng mức tồn kho cuối thời gian chờ:

S = E[R] = B – E(M) = B - 𝑀̅ với 𝑀̅ là kì vọng nhu cầu trong thời gian chờ Dữ liệu nhu cầu trong thời gian chờ có phân bố chuẩn N(𝑀̅, σ) Mức phục vụ theo chu kỳ:

• Mức phục vụ: SLc = 1 – P(M > B)

• Lượng tồn kho an toàn: S = B - 𝑀̅ = Z * 𝜎𝑀

2.3 Phương pháp luận

Trang 29

Hình 2.1 Phương pháp luận

2.3.1 Tìm hiểu thực trạng về công ty

- Tìm hiểu chung về công ty

- Tìm thông tin về các dòng sản phẩm

- Nắm bắt khái quát các vấn đề hiện có tại công ty

- Hình thành các mối quan hệ với các phòng ban trong công ty

2.3.2 Xác định vấn đề

- Từ các vấn đề đã tìm hiểu về công ty chọn ra vấn đề đang gây nhiều ảnh hưởng nhất thông qua các công cụ phân tích thống kê

2.3.3 Hình thành đề tài

- Xây dựng đề tài phù hợp để giải quyết vấn đề được nêu ra

2.3.4 Phân tích thực trạng

- Tìm hiểu về cách thức hoạch định nguyên vật liệu - Tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm chính

- Tìm hiểu các loại nguyên vật liệu đang tồn trữ trong công ty

- Tìm hiểu cách tính các loại chi phí bao gồm: chi phí tồn kho vận chuyển,… - Thu thập các bài báo liên quan

- Tìm kiếm các giải pháp khả dĩ để giải quyết vấn đề

2.3.5 Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết

- Phân loại nguyên vật tư - Kỹ thuật phân tích ABC

- Tìm hiểu về các hệ thống tồn kho và ưu nhược điểm của các hệ thống trên bao gồm:

o Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư liên tục o Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư rời rạc o Tính toán tồn kho an toàn

2.3.6 Tìm hiểu những cơ sở dẫn chứng khoa học

- Tìm hiểu các bài báo khoa học về hoạch định tồn kho

- Xem xét phương pháp luận và tính khả thi của phương pháp trong bài báo

Trang 30

- Tìm hiểu thêm những công cụ để giải quyết vấn đề đang hiện hữu ở công ty

2.3.7 Thu thập số liệu

- Thu thập các số liệu nhằm đánh giá hiện trạng quá trình tồn kho - Thu thập các loại nguyên vật liệu đang tồn trữ trong công ty - Tìm hiểu hóa đơn vật tư của từng dòng sản phẩm

- Phương thức hoạch định của công ty

2.3.8 Hoạch định tồn kho

- Phân loại nguyên vật liệu

- Lựa chọn mô hình tồn kho phù hợp - Ước lượng chi phí

- Xác định tồn kho làm việc - Xác định tồn kho an toàn

2.3.9 Đánh giá kết quả

- So sánh mô hình vừa xây dựng với mô hình hiện tại - Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình

- Xác định hướng phát triển đồ án

Trang 31

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG 3.1 Hiện trạng hệ thống tồn kho và kế hoạch đặt hàng hiện tại

3.1.1 Hiện trạng hệ thống tồn kho

Công ty nhựa đang vận hành với chiến lược chủ yếu là make-to-order, sản xuất theo đơn đặt hàng đã được thống nhất với khách hàng từ trước, điều đó cũng dẫn đến phải tồn kho nguyên vật tư để sẵn sàng sản xuất, đáp ứng kịp lúc cho đơn hàng Kho chỉ có nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập kho, kiểm tra số lượng trong kho Khu vực gồm nhiều kho như kho keo, kho nhãn, kho BTP và kho thành phẩm

Hiện tại công ty đang tồn kho với loại nguyên vật liệu khác nhau bao gồm: • Các loại hạt nhựa (keo, master batch)

• Thùng bao: Thùng tấm lót, bao dệt, bao nylon • Nhãn: tem nhãn, màng co

• Phụ kiện (Mốp, bông in, tem nhãn phụ kiện)

3.1.2 Kế hoạch đặt hàng

Hiện tại thì cách thức đặt mua nguyên vật tư tại công ty là mua để tồn kho theo giá rẻ và đặt hàng theo chu kì, xem trong một chu kì, nguyên vật tư đó có nhu cầu mua là bao nhiêu thì sẽ đặt mua một lần, riêng đối với nguyên vật tư là nhựa thì công ty đặt mua mỗi tháng một lần Với cách đặt mua này tuy có thể tiết kiệm được chi phí đặt hàng nhưng chi phí tồn kho có thể tăng cao, do đó cần thiết phải xem xét tới sự cân đối giữa hai chi phí này Bên cạnh đó, có nhiều nguyên vật liệu có thời gian tồn kho kéo dài quá lâu Mặt khác, lại có nhiều nguyên vật liệu chính phục vụ cho các sản phẩm chiến lược lại thiếu hụt

Kế hoạch đặt hàng cùng với leadtime của các vật tư như sau

Đối với các vật tư là nhãn: Thông thường đối với các nhãn leadtime mua hàng

14 ngày đối với nhãn giấy (Vim Bombay 21 ngày)

Đối với các vật tư là thùng giấy: Vì đặc tính của chúng chiếm diện tích lớn và

tồn kho lâu thì sẽ giảm chất lượng vì vậy lịch giao vật tư điều độ theo ngày, số ngày tồn kho đủ cho 3 ngày sử dụng

Đối với các vật tư là bao nylon, bao dệt: Vì đặc tính của nhóm này là ít chiếm

kho hơn nên thực hiện mua tồn kho sử dụng đủ 2 tuần

Trang 32

Đối với các vật tư là tem nhãn phụ kiện: Nhóm này có 3 hình thức mua hàng:

• Mua theo đơn hàng: Mốp ca đá, Bình đá, tem nhãn B2B, phụ kiện, Barcode

• Mua theo dự báo: Bông in sang bình đá, thùng đá, ca đá…

• Mua theo điểm tái đặt hàng và tồn kho an toàn: Tem nhãn B2C, vật tư ngoài BOM

Master Batch là hạt màu cô đặc được sử dụng như một phụ gia tạo màu cho hạt

nhựa, nó có tác dụng tạo màu, tạo độ sáng và độ mờ đục trong sản phẩm nhựa cuối cùng Master Batch không chỉ được thu mua từ nhà cung cấp nội địa, mà còn phải được đặt hàng trước từ các nhà cung cấp nước ngoài

• Đối với MB mua ở MATA: Leadtime mua hàng trung bình 5 ngày • Đối với MB mua ở nước ngoài: Leadtime mua hàng trung bình 30 ngày • Đối với MB mua nội địa: Leadtime mua trung bình 5 - 10 ngày, hàng tồn

MB phải đảm bảo đủ sử dụng cho 2 - 4 tuần

Ngoài ra, lúc trước, công ty có tiến hành tính toán tồn kho an toàn cho những nguyên vật liệu quan trọng nhưng mà do sự thay đổi về chính sách mà đã giảm tồn kho an toàn, dẫn tới việc thiếu hàng khi có những biến động không lường trước được

3.2 Tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu

Bảng 3.1 Tình trạng cung ứng một số nguyên vật tư cho sản xuất

Nắp bình calciphos đen (ĐE1-1) 6/27/22 925 1000 kg

Bảng trên cho thấy rằng công ty vẫn đang gặp thực trạng là xảy ra sự mất cân bằng giữa lượng yêu cầu và lượng cung sẵn có Khi thì lượng sẵn có không đủ để cung cấp cho lượng yêu cầu sản xuất vào ngày cần nguyên vật tư, khi thì lượng sẵn có lại vượt quá lượng yêu cầu Tiến hành phân tích ta thấy được:

• Khi tồn kho nguyên vật tư nhiều thì quá trình sản xuất có thể bắt đầu theo như

Trang 33

kế hoạch, nhưng lại phát sinh các vấn đề về chi phí tồn kho cũng như chất lượng của các nguyên vật tư

• Ngược lại khi tồn kho ít hơn thì thì có thể cắt giảm chi phí tồn kho, kiểm soát chất lượng cũng như số lượng nguyên vật tư dễ hơn nhưng nguyên vật tư lại không đủ đáp ứng sản xuất gây ra trễ đơn hàng đồng thời cũng tăng chí phí đặt hàng khi đặt thêm

3.3 Lựa chọn nguyên vật liệu hoạch định

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình tái hoạch định tồn kho nguyên vật liệu, tiến hành hoạch định tồn kho cho 24 loại vật tư chủ lực của công ty

Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư:

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư

2 Bao OPP 30 130*388mm bình sữa 250-Q Kg

Trang 35

CHƯƠNG 4 CẢI TIẾN HỆ THỐNG 4.1 Phân loại nguyên vật liệu

Nhằm phân loại nguyên vật liệu, tiến hành thu thập dữ liệu nhu cầu của 24 nguyên vật liệu trong 12 tháng năm 2021 Chi tiết nhu cầu trình bày ở phụ lục B

Để phân loại vật tư ta dựa vào chỉ số ADI và COV2, cụ thể như sau:

• ADI <1.32 và COV2 <0.49 => Nguyên vật liệu có nhu cầu liên tục (theo Syntetos và Boylan, 2005) [9]

• Trường hợp còn lại là nguyên vật liệu có nhu cầu rời rạc

Sau quá trình tính toán, ta đã phân loại được từng vật tư, chi tiết ở các phần sau

4.1.1 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục

Nguyên vật liệu có nhu cầu liên tục là các loại nguyên vật liệu có nhu cầu không có sự biến động lớn giữa các tháng trong năm Dưới đây là ví dụ cho nguyên vật liệu có nhu cầu liên tục

Hình 4.1 Nhu cầu của Hạt nhựa PP Repol 115MA

Sau khi phân tích ta có bảng tổng hợp nguyên vật liệu có nhu cầu liên tục

Bảng 4.1 Bảng tổng hợp danh sách các loại vật tư nhu cầu liên tục

Trang 36

2 Hạt nhựa PP Repol 110MA Kg 1 0.00037

Sau khi xác định được các thông số đầu vào, ta tính được phần trăm tích lũy và xếp loại ABC cho chúng Chi tiết được trình bày như bảng dưới đây

Bảng 4.2 Nguyên vật liệu nhu cầu liên tục đã được phân loại ABC

Ngày đăng: 26/04/2024, 06:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan