thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện k năm 2023

37 0 0
thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện k năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy, cô giáo Trường đã nhiệt tình, trách nhiệm truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, gi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy, cô giáo Trường đã nhiệt tình, trách nhiệm truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Nhà trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS đã tâm huyết đã luôn động viên, khích lệ, dành thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc cùng tập thể cán bộ, công chức, viên chức Bệnh viện K đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu cho luận văn của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Chuyên khoa Khóa 10 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Nam Định, ngày 30 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan đây là công trình của học viên, do học viên trực tiếp thực hiện, các dữ liệu về kết quả của chuyên đề này là trung thực và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu, học tập Học viên xin thừa nhận và cảm ơn những giúp đỡ cho việc thực hiện chuyên đề này về các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố.

Nam Định, ngày 30 tháng 11năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1 Cơ sở lý luận 2

1.1.1 Đại cương về giấc ngủ 2

1.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu u cột sống 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 6

Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN 8

2.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện K 8

2.2 Thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K 9

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 9

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 9

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu 9

2.2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 10

2.2.5 Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu 10

2.2.6 Công cụ và tiêu chí đánh giá 10

2.2.7 Xử lý và phân tích số liệu 12

2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 12

2.3 Kết quả chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K 13

2.3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 13

2.3.2 Chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống theo thang đo PSQI 13

Chương 3: BÀN LUẬN 17

3.1 Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 17

Trang 4

3.2.1 Đặc điểm chất lượng giấc ngủ 17 3.2.2 Yếu tố môi trường, tâm lý 19 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật U cột sống tại Bệnh viện K 20 KẾT LUẬN 23 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CLGN Chất lượng giâc ngủ ĐTNC Đối tượng nghiên cứu

NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế

PSQI Pittsburgh Sleep Quality Index (chất lượng giấc ngủ Pittsburgh)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH

Bảng 2.1 Phân bố người bệnh theo tuổi, giới 13

Bảng 2.2.Thời gian ngủ trong một đêm của ĐTNC 13

Bảng 2.3 Lĩnh vực tỉnh giấc giữa đêm của ĐTNC 14

Bảng 2.4 Mức độ khó ngủ của ĐTNC 14

Bảng 2.5 Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ của ĐTNC 14 Bảng 2.6 Hiệu suất giấc ngủ của ĐTNC 15

Bảng 2.7 Một số yếu tố môi trường, tâm lý ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ 16 Bảng 2.8 Chất lượng giấc ngủ của người bệnh (Thang đo PSQI) 16

HÌNH ẢNH Hình 1.1 Mô hình giấc ngủ điển hình của người trưởng thành 3

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ mà những cảm giác và vận động tạm thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất tỉnh hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp

[8] Ở người lớn bình thường giấc ngủ bình thường kéo dài từ 6-8 giờ trung bình một đêm Rối loạn giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật gây ra những hậu quả sau: chậm liền vết thương, có thể dẫn đến những hành vi không lành mạnh, khó kiểm soát cảm xúc, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thay đổi tính cách (dễ cáu kỉnh, khó chịu), suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh, trường hợp mất ngủ kéo dài gây ảo giác, rối loạn tâm thần Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ ở người bệnh điều trị nội trú, bao gồm các căn bệnh tiềm ẩn của người bệnh, các phương pháp điều trị, môi trường bệnh viện và tâm lý người bệnh Rối loạn giấc ngủ thường không được công nhận và ít khi được quan tâm khi người bệnh điều trị bệnh [1].

Bên cạnh đó, phẫu thuật cột sống là một cuộc phẫu thuật lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh và tất yếu sẽ tác động tới cả giấc ngủ của họ và có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi sau phẫu thuật [1] Với vai trò quan trọng của giấc ngủ, những ảnh hưởng của nó và việc chăm sóc, nâng cao chất lượng giấc ngủ là một trong những vấn đề cần quan tâm điều trị

Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K năm 2023” nhằm mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K.

Trang 8

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đại cương về giấc ngủ

Ngủ là hành vi có ở tất cả các loài vật từ côn trùng cho đến động vật có vú, là một trạng thái không hoạt động với sự vô thức và giảm đáp ứng với các kích thích

[1] Một mô hình đặc trưng của giấc ngủ gồm ba phần chính:

Giấc ngủ không có chuyển động mắt nhanh (Nonrapid Eye Movement -NREM) Giai đoạn này còn được gọi là giấc ngủ yên tĩnh hay giấc ngủ sâu NREM chiếm khoảng 75% - 80% tổng thời gian ngủ, với đặc điểm hoạt động của não tương đối yên lặng và các chức năng sinh lý thấp hơn so với lúc thức NREM được chia thành 4 giai đoạn [8]:

+ Giai đoạn 1: chiếm khoảng 5% + Giai đoạn 2: chiếm khoảng 45% + Giai đoạn 3: chiếm khoảng 12% + Giai đoạn 4: chiếm khoảng 13%

- Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (Rapid Eye Movement – REM) REM chiếmkhoảng 20% - 25 % tổng thời gian ngủ, có đặc điểm là hoạt động của não và các chức năngsinh lý giống như lúc thức Hầu hết giấc mơ xảy ra trong giai đoạn này [1].

- Thời gian thức giấc ngắn trong 1 - 2 phút.

Các tỷ lệ này không thay đổi theo lứa tuổi Tuy nhiên mô hình giấc ngủ sẽ thay đổi đa dạng giữa người này với người khác, nhưng thường bao gồm khoảng 4-5 giai đoạn của giấc ngủ NREM xen kẽ với 4-5 giai đoạn giấc ngủ REM Ngoài ra có một số lần thức giấc ngắn xảy ra khoảng 2 giờ mỗi lần hoặc lâu hơn và thường xảy ra vào cuối giấc ngủ [1].

Dưới đây là một mô hình giấc ngủ điển hình của một người trưởng thành:

Trang 9

Hình 1.1.Mô hình giấc ngủ điển hình của người trưởng thành(Nguồn: http://www.patient.co.uk)

Như thể hiện trong biểu đồ, một giấc ngủ bình thường sẽ có một số lần thức giấc ngắn trong đêm, hầu hết trong số đó là không được ghi nhớ, trừ khi lần thức giấc đó kéo dài hơn khoảng hai phút Nếu trong thời gian thức giấc ngắn, có một số yếu tố gây ra sự tức giận hoặc lo âu, chẳng hạn như tiếng ồn, tiếng ngáy thì sự thức giấc này nhiều khả năng được ghi nhớ [22].

Trong điều kiện thông thường, có khoảng 1/3 người lớn không có được giấc ngủ tốt như họ mong muốn Các biểu hiện của giấc ngủ kém có thể là:

- Khó ngủ.

- Thức dậy quá sớm.

- Thức dậy trong một khoảng thời gian dài trong đêm mà không ngủ lại được. - Không cảm thấy sảng khoái sau một đêm ngủ

Ngủ được coi là thời gian nghỉ ngơi của cơ thể cả về thể chất và tinh thần, giúp phục hồi cơ thể và tâm trí của chúng ta Một giấc ngủ kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt ở những người có tổn thương thực thể [22].

1.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu u cột sống

- Tuổi: Các nhà khoa học chỉ ra rằng, thời gian ngủ khác nhau giữa mỗi người Nhóm người trong độ tuổi 20-45 tuổi cần 7-8 tiếng mỗi đêm, trong khi đó nhưng người trên 70 tuổi thường ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm Một số người hoạt động tốt và không cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày dù chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi đêm Tuy nhiên, khi độ tuổi ngày càng tăng thì thời gian ngủ và chất lượng rất ngủ cũng giảm đi đáng kể [22].

Trang 10

- Giới tính: Giới tính cũng ảnh hưởng khác nhau đến giấc ngủ Có nhiều nghiên cứu thú vị về vấn đề này Từ một nghiên cứu theo dõi đồng hồ sinh học của 157 người đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi 18-74, để đo lường lượng melatonin và nhiệt độ cơ thể trong chu kỳ thức - ngủ trong suốt thời gian ngủ kéo dài 1 tháng, nghiên cứu đã tìm thấy điểm khác nhau quan trọng đó là: đồng hồ sinh học ở phụ nữ không chỉ chạy sớm hơn mà còn ngắn hơn so với đàn ông, làm cho phụ nữ có xu hướng đi ngủ và thức dậy sớm hơn Chính vì vậy nó tác động quan trọng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm [14].

- Trong một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, phụ nữ có tổng thời gian ngủ trong đêm dài hơn đàn ông [9].

- Đau: Đau là chìa khóa của tình trạng CLGN kém và thời gian ngủ ngắn Trung bình thời lượng giấc ngủ một người bị mất khoảng 42 phút đối với những người chịu đựng cơn đau mạn tính và 14 phút đối với những người chịu đựng cơn đau cấp tính Có 65% những người không bị đau báo cáo giấc ngủ tốt hoặc rất tốt, trong khi đó chỉ có 45% những người bị đau cấp tính và 37% những người bị đau mạn tính báo cáo giấc ngủ tốt [20].

Trong nghiên cứu của Raymond I., S Ancoli-Israel, and M Choinière về mối liên quan giữa rối loạn giấc ngủ, đau và các thuốc giảm đau ở người bệnh bỏng chỉ ra rằng, đau liên quan tới tăng thức giấc liên tục và kéo dài khoảng thời gian thức trong đêm Ngày hôm sau, những người bệnh này có khả năng chịu đau kém, mức độ đau và thuốc giảm đau trong ngày đều là những tiên lượng quan trọng cho một giấc ngủ kém vào đêm sau [20].

- NB tổn thương cột sống trước và sau phẫu thuật họ có thể phải chịu đựng các hậu quả của tổn thương: đau, tê bì tay chân, yếu liệt chi, rối loạn đại tiểu tiện, các triệu chứng này cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến CLGN của họ.

- Bệnh lý khác: Ngoài rối loạn giấc ngủ chính như là ngưng thở khi ngủ thì nhiềubệnh khác có thể trực tiếp ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh lý Các bệnh khác làm gián đoạn giấcngủ bao gồm đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, trào ngược dạ dày, bệnh timmạch, bệnh thận, ,…[21] Bộ não và hệ thống dẫn truyền thần kinh rất quan trọng trong việcđiều hòa giấc ngủ Người bệnh bị rối loạn thần

Trang 11

kinh tăng nguy cơ mắc rối loạn giấc ngủ Người bệnh bị mất trí nhớ, rối loạn thoái hóa thần kinh, động kinh có tỷ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn [18]

- Thuốc điều trị và các chất: Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ Ví dụ: thuốc lợi tiểu, một số thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau chứa codein, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin [21] Bên cạnh việc dùng các thuốc điều trị, nhiều người bệnh còn sử dụng nhiều sản phẩm chứa các chất kích thích gây ảnh hưởng tới giấc ngủ như: rượu, caffeine, nicotin,…[13].

- Yếu tố môi trường

+Ánh sáng: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt đầu và kết thúc của giấc ngủ, bên cạnh đó ánh sáng trong đêm còn làm gián đoạn giấc ngủ [1].

+Can thiệp y khoa trong thời gian ngủ của NB: Cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến giấc ngủ của NB Nghiên cứu của Kara báo cáo rằng các quy trình y khoa và điều dưỡng trong thời gian ngủ của NB ảnh hưởng đến 27,6% NB [10].

+Tiếng ồn: Mức độ tiếng ồn cao trong bệnh viện từ lâu đã được coi là một tác nhân gây rối loạn giấc ngủ Tiếng ồn do nói chuyện lớn, do âm thanh phát ra từ máy móc như máy theo dõi, các hoạt động của nhân viên vệ sinh, tiếng bước chân của nhân viên trong đêm hay thậm chí tiếng ngáy của người bệnh trong phòng đều có thể làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ [15].

+Nhiệt độ: Nhiệt độ buồng bệnh cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ người bệnh Điều này thường xảy ra vào ban đêm, người bệnh thường phải thức dậy vì cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng [12].

Ngoài những yếu tố môi trường kể trên, yếu tố giường bệnh, trang phục bệnh viện không thoải mái cũng là một trong những yếu tố ảnh hường đến giấc ngủ mà người bệnh phàn nàn.

- Yếu tố tâm lý

Nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ bao gồm tình trạng căng thẳng,

cảm giác hay sợ hãi vào ban đêm Những người bệnh bị rối loạn lo âu cũng thường phàn nàn về giấc ngủ kém [22] Người bệnh nội trú thường phải đối mặt với khá nhiều mối lo như viện phí, lo lắng cho tình trạng bệnh tật, mối quan tâm về công việc, gia đình hay môi trường bệnh viện cùng với những người xa lạ trong phòng

Trang 12

bệnh làm gia tăng sự cảnh giác ở người bệnh Sự lo lắng, cảnh giác khiến họ khó đi vào giấc ngủ cũng như dễ gặp ác mộng [21].

Ngoài ra, giấc ngủ kém đôi khi do trầm cảm Người bệnh thường chán nản, thờ ơ, thiếu tập trung và suy nghĩ tiêu cực Ước tính có khoảng 65% NB mắc trầm cảm có khó ngủ, thường xuyên thức giấc và bị tỉnh giấc vào sáng sớ [8].

1.2 Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu Mô tả tình trạng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan trên người bệnh sau phẫu thuật cột sống tại Bệnh viện Đại học y Hà Nội của Chu Thị Chi và cộng sự: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 140 bệnh nhân sau mổ cột sống được chọn thuận tiện và đánh giá bằng thang điểm PSQI Kết quả cho thấy Có 30% đối tượng có chất lượng giấc ngủ ở mức tốt với điểm PSQI≤5; 40% bệnh nhân trong nghiên cứu có giấc ngủ <0,05 [3].

Nghiên cứu Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố ảnh hưởng trong viêm cột sống dính khớp của Nguyễn Thị Phương Thủy: Nghiên cứu 52/76 bệnh nhân có RLGN, chiếm tỷ lệ 68,4% khi đánh giá theo thang điểm PSQI Ở nhóm bệnh nhân có RLGN, mức độ đau lưng về đêm và mức độ hoạt động bệnh cao hơn rõ rệt so với nhóm không có RLGN (tương ứng: 4,6 ± 2,8 so với 2,8 ± 2,6; p=0,009 và 2,9 ± 1,1 so với 2,2 ± 1,0; p=0,023) Chất lượng cuộc sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần theo chỉ số SF-36 ở nhóm bệnh nhân có RLGN cũng thấp hơn nhiều so với nhóm không có RLGN (p<0,05) [6].

Nghiên cứu Improvement of sleep quality in isolated metastatic patients with spinal cord compression after surgery của Shuang Cao và cộng sự : Tổng điểm Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh được cải thiện đáng kể 6 tháng sau phẫu thuật Phân tích đơn biến chỉ ra rằng tuổi tác, cơn đau trầm trọng hơn vào ban đêm, giảm thang điểm tương tự thị giác, tăng điểm hiệu suất, cấy ghép nhân tạo tập trung và giảm thang điểm nén tủy sống ngoài màng cứng, giá trị là những yếu tố đóng góp tiềm năng cho người bệnh [16].

Nghiên cứu chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 50-65 tuổi tại thành phố Vũng Tàu, năm 2020 của Nguyễn Thị Mỹ Châu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 9/2020 trên 395 phụ nữ từ 50-65 tuổi đang sinh

Trang 13

sống tại thành phố Vũng Tàu Tỉ lệ chất lượng giấc ngủ kém ở phụ nữ từ 50-65 tuổi tại thành phố Vũng Tàu năm 2020 là 48,4%, điểm chất lượng giấc ngủ trung bình là 6,02 ± 3,96 Mô hình hồi quy đa biến cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng giấc ngủ kém và trình độ học vấn thấp (PR = 1,78; KTC 95%: 1,36-2,34 ở phụ nữ biết đọc biết viết/mù chữ), tình trạng hôn nhân (PR = 1,56; KTC 95%: 1,19-2,05 ở nhóm ly hôn/ly thân) và mắc bệnh mãn tính (PR = 1,56; KTC 95%, 1,36-2,34) [2].

Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu Improvement of sleep quality after treatment in patients with lumbar spinal stenosis: a prospective comparative study between conservative versus surgical treatment của Jihye Kim và cộng sự: Xác định mối liên quan giữa bệnh nhân mắc hẹp ống sống thắt lưng và rối loạn giấc ngủ (n = 201; 147 bệnh nhân được điều trị bảo tồn và 54 bệnh nhân điều trị bằng phẫu thuật) được đưa vào Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) được sử dụng để đánh giá chất lượng giấc ngủ Chất lượng giấc ngủ ban đầu được cải thiện sau khi điều trị, bất kể phương pháp điều trị nào Chất lượng giấc ngủ ở nhóm phẫu thuật được cải thiện sau 6 tuần phẫu thuật và được cải thiện liên tục trong thời gian theo dõi 6 tháng, mặc dù ít sử dụng thuốc giảm đau hơn.

Như vậy, có thể thấy rất ít đề tài nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống, trong khi tại Bệnh viện K hàng năm có hàng trăm

người bệnh u cột đến điều trị và phẫu thuật Do đó, tối tiến hành làm chủ đề Thựctrạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K.

Trang 14

Chương 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1 Giới thiệu sơ lược về Bệnh viện K

Ngày 17 tháng 7 năm 1969, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 711/QĐ-BYT thành lập Bệnh viện K được thành lập từ tiền thân là Viện Curie Đông Dương (Insitut Curie de L’Indochine) ra đời tại Hà Nội vào ngày 19/10/1923 do Luật sư Mourlan phụ trách… Bệnh viện với 3 cơ sở khang trang, sạch sẽ và nhiều trang thiết bị hiện đại sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực Hiện nay, 3 cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Hà Nội Bệnh viện hiện có 80 viện, trung tâm, khoa, phòng, bộ phận trực thuộc với hơn 1.700 cán bộ, người lao động.

Sứ mệnh của Bệnh viện K: Khám và điều trị cho tất cả người bệnh ung bướu trong và ngoài nước; lấy người bệnh làm trung tâm, mang đến giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu từ sự tích hợp giữa khám chữa bệnh - nghiên cứu khoa học, đào tạo – hợp tác quốc tế.

Tầm nhìn của Bệnh viện K: Bằng khát vọng tiên phong, với chiến lược phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ, Bệnh viện K phấn đấu trở thành bệnh viện kiểu mẫu, chuyên nghiệp, dẫn đầu Việt Nam và đạt chuẩn quốc tế, có nhiều cơ sở (chuỗi bệnh viện) có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, có trang thiết bị y tế hiện đại ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, có nguồn nhân lực chất lượng cao, đầu ngành ung bướu, với tác phong phục vụ chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế trong công tác khám, điều trị và phòng chống ung thư, là người bạn đồng hành, thân thiết của người bệnh và thầy thuốc, góp phần tích cực vào công tác phòng chống ung thư cũng như nâng tầm vị thế của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống bệnh ung thư trên thế giới.

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư Chức năng của bệnh viện căn cứ theo Quyết định số 2406/QĐ-BYT ngày 09/06/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện K: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu và các bệnh trong khả năng của bệnh viện cho

Trang 15

người bệnh trong nước, nước ngoài; Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế, làm công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được Bộ Y tế phân công; Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực y tế.

Bộ Y tế giao thực hiện 9 nhiệm vụ chính theo Quyết định số 2406/QĐ-BYT ngày 09/06/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện K: Khám bệnh, chữa bệnh; Nghiên cứu khoa học; Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế; Chỉ đạo tuyến; Hợp tác quốc tế; Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa; Quản lý chất lượng bệnh viện; Quản lý bệnh viện; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế.

Bệnh viện K ngày càng phát triển, cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, y bác sỹ trong việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến đã góp phần nâng cao chất lượng trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư hiệu quả.

2.2 Thực trạng chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật u cột sống tại bệnh viện K

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: NB được phẫu thuật u cột sống tại khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện K từ tháng 07 đến tháng 10 năm 2023.

Tiêu chuẩn lựa chọn

Được chẩn đoán xác định là u cột sống đã được phẫu thuật lấy u và đã trải qua ba đêm ngủ sau phẫu thuật.

NB đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ

NB có tiền sử bệnh lý mất ngủ.

NB có rối loạn ý thức, không có khả năng trả lời các câu hỏi.

2.2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện K

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2023.

2.2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Trang 16

2.2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Chọn mẫu toàn bộ chọn tất cả các đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn trong khoảng thời gian từ tháng 07/2023 – 10/2023, thu được cỡ mẫu 52 người bệnh.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.

2.2.5 Phương pháp và tiến trình thu thập số liệu

Địa điểm: Khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện K Thời điểm: Trước khi người bệnh ra viện 01 ngày.

Nhóm nghiên cứu: Gồm 3 người, trong đó có 02 điều dưỡng có chuyên môn và được tập huấn bộ công cụ.

Các bước thu thập thông tin bao gồm:

Bước 1: Lựa chọn NB vào nhóm nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu (phụ lục 1).

Bước 3: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế thời gian 15 – 30 phút/ NB.

Bước 4: Rà soát đảm bảo mọi thông tin trong phiếu điều tra không bị bỏ sót

2.2.6 Công cụ và tiêu chí đánh giá

Bộ công cụ thu thập số liệu gồm 3 phần:

Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian nằm điều trị, kinh tế gia đình.

Phần B: Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (Pittsburgh Sleep Quality Index – PSQI) [11] Bộ công cụ đã được chuẩn hóa sang Tiếng Việt (thang đo PSQI) do Tô Minh Ngọc dịch năm 2014 [4] Bộ công cụ bao gồm 7 tiêu chí đánh giá:

*Tiêu chí 1: PSQIDURAT - Thời gian ngủ NẾU Q4 ≥ 7, thiết lập giá trị là 0 NẾU Q4 < 7 và ≥ 6, thiết lập giá trị là 1 NẾU Q4 < 6 và ≥ 5, thiết lập giá trị là 2

Trang 17

NẾU Q4 < 5, thiết lập giá trị là 3

Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn) *Tiêu chí 2: PSQIDISTB -Tỉnh giấc giữa đêm

Nếu Q5j là trống hoặc vô giá trị, thiết lập giá trị của Q5j = 0

NẾU Q5b + Q5c + Q5d + Q5e + Q5f + Q5g + Q5h + Q5i + Q5j = 0, thiết lập

NẾU Q5b + Q5c + Q5d + Q5e + Q5f + Q5g + Q5h + Q5i + Q5j > 18, thiết lập giá trị là 3 Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn)

*Tiêu chí 3: PSQILATEN - Mức độ khó ngủ Đầu tiên, mã hóa lại Q2 thành Q2new NẾU Q2 ≥ 0 và ≤ 15, giá trị Q2new = 0 NẾU Q2 > 15 và ≤ 30, giá trị Q2new = 1 NẾU Q2 > 30 và ≤ 60, giá trị Q2new = 2 NẾU Q2 > 60, giá trị Q2new = 3

Sau đó

NẾU Q5a + Q2new = 0, thiết lập giá trị là 0

NẾU Q5a + Q2new ≥ 1 và ≤ 2, thiết lập giá trị là 1 NẾU Q5a + Q2new ≥ 3 và ≤ 4, thiết lập giá trị là 2 NẾU Q5a + Q2new ≥ 5 và ≤ 6, thiết lập giá trị là 3 Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn)

*Tiêu chí 4: PSQIDAYDYS - Mức ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ NẾU Q8 + Q9 = 0, thiết lập giá trị là 0

NẾU Q8 + Q9 ≥ 1 và ≤ 2, thiết lập giá trị là 1 NẾU Q8 + Q9 ≥ 3 và ≤ 4, thiết lập giá trị là 2 NẾU Q8 + Q9 ≥ 5 và ≤ 6, thiết lập giá trị là 3

Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn)

Trang 18

*Tiêu chí 5: PSQIHSE - Hiệu suất giấc ngủ

Diffhour (Thời gian nằm trên giường dành cho việc ngủ) = Q3 – Q1 (tính bằng giờ)

HS (hiệu suất giấc ngủ) = (Q4/Diffhour).100 NẾU HS ≥ 85, thiết lập giá trị là 0

NẾU HS < 85 và ≥ 75, thiết lập giá trị là 1 NẾU HS < 75 và ≥ 65, thiết lập giá trị là 2 NẾU HS < 65, thiết lập giá trị là 3.

Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn) *Tiêu chí 6: PSQISLPQUAL - Tự đánh giá (CLGN chủ quan)

Q6: Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa = 3 (tệ hơn) *Tiêu chí 7: PSQIMEDS - Sử dụng thuốc ngủ

Q7: Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn) ; Điểm tối đa = 3 (tệ hơn)

Sau đó tính tổng điểm các tiêu chí, Điểm tối thiểu = 0 (tốt hơn); Điểm tối đa =21 (kém) Phân loại chất lượng giấc ngủ gồm chất lượng giấc ngủ tốt khi tổn điểm ≤ 5 và chất lượng giấc ngủ kém khi tổng điểm > 5 điểm [4].

2.2.7 Xử lý và phân tích số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 Sử dụng thuật toán thống kê: Tần số, tỷ lệ %

2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu

Được sự đồng ý của Bệnh viện K trước khi tiến hành nghiên cứu.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu, tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.

Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan