1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh tại khoa bệnh phổi không lao,bệnh viện phạm ngọc thạch thành phố hồ chí minh năm 2023 và một số yếu tố liên quan

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................. 1.1. Tổng quan về bệnh đái tháo đường type 2…………………………... 3 3 1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh đái tháo đường type 2 (13)
    • 1.3. Đặc điểm cận lâm sàng đái tháo đường type 2 (16)
    • 1.4. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường (17)
    • 1.5. Tổng quan điều trị và tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 (0)
    • 1.6. Một số học thuyết ứng dụng trong nghiên cứu (0)
    • 1.7. Nội dung tư vấn sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ type 2 (25)
    • 1.8. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tuân thủ điều trị ĐTĐ............................................................................................................. 1.9. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu……………………………... 16 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (26)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu (0)
    • 2.4. Can thiệp giáo dục sức khỏe……………………................................ 2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu…………………………………………... 24 25 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ điều trị NB ĐTĐ type 2 (34)
    • 2.7. Phương pháp phân tích số liệu (41)
    • 2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục (42)
    • 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
    • 2.10. Sơ đồ nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (44)
    • 3.2. Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2… 38 1. Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 (48)
      • 3.3.2. Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 (0)
    • 3.3. Tư vấn GDSK của điều dưỡng viên sau khi tiếp cận người bệnh (58)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (44)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (66)
    • 4.2. Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 59 1. Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 59 2. Thực hành tuân thủ điều trị (69)
    • 4.3. Hoạt động tư vấn GDSK của điều dưỡng (0)
    • 4.4. Đánh giá sự thay đổi tuân thủ điều trị sau tư vấn sức khỏe (0)
      • 4.4.1. Thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị (80)
      • 4.4.2. Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị sau tư vấn (82)
    • 4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến và thực hành tuân thủ chung……………………………………………………… 75 1. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến thức tuân thủ điều trị chung…………………………………………………………. 75 2. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với thực hành tuân thủ điều trị chung…………………………………………………………. 75 KÊT LUẬN (85)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- NGUYỄN VĂN QUÝ THAY ĐỔI TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ SAU TƯ VẤN SỨC KHỎE Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 THEO DÕI NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Tuổi trung bình TB ± SD 71,42 ± 7,45

Từ Trung cấp trở lên 86 34,4

Nghề Nghiệp CBCC nghỉ hưu 90 36,0

Kinh tế gia đình Nghèo, cận nghèo 5 2,0

Nhận xét: nhóm người bệnh ĐTĐ trong mẫu nghiên cứu là những người từ 60 tuổi trở lên, độ tuổi trung bình là 71,42 ± 7,45; nữ nhiều hơn nam, hầu hết là dân tộc

Thư viện ĐH Thăng Long

Tỷ lệ người bệnh là nông dân chiếm 33,2%; cán bộ công chức hưu trí là 36,0%; nội trợ là 10,0% và buôn bán là 9,2%

Tỷ lệ người bệnh có trình độ từ trung cấp trở lên là 34,4%

Nhóm khá, giàu chiếm 98%, trên 95% người bệnh có bảo hiểm y tế, trên 95% người bệnh sống chung cùng người thân

Tình trạng sống chung đa số người bệnh đều sống chung với gia đình và người thân với tỷ lệ 97,6%, chỉ có 2,4% số người bệnh sống một nình

Bảng 3.2 Đặc điểm tiền sử của người bệnh đái tháo đường Đặc điểm người bệnh Số lượng

Người thân gia đình mắc ĐTĐ

Bệnh lý THA kèm theo Có 215 86,0

Bệnh lý tim mạch kèm theo

Bệnh lý kèm theo khác

Tiền sử hút thuốc lá Không hút 186 74,4

Không hút, nhưng trước đây đã từng hút

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ người bệnh có người thân trong gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường là 28,0%; tỷ lệ người bệnh có tiền sử tăng huyết áp là 86,0%; bệnh lý tim mạch mắc kèm theo là 93,6%; bệnh lý khác là 40,8% và có tiền sử hút thuốc là là 3,2%; 22,4% đã từng hút nhưng giờ không hút và 74,4% không hút thuốc lá

Biểu đồ 3.1 Thuốc điều trị đái tháo đường đang sử dụng (n = 250)

Nhận xét: hầu hết người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường theo đường uống với 74,8%, có 3,2% đang sử dụng đường tiêm và 24,0% sử dụng cả đường tiêm và đường uống

Bảng 3.3 Về tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 250)

Thời gian mắc bệnh Số lượng Tỷ lệ %

Trung bình ± SD (min – max) 8 ± 6,2 (1 – 35)

Nhận xét: Trung bình thời gian mắc đái tháo đường của người bệnh là 8 ±

6,2 năm, đa số người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 5 đến dưới 10 năm 40%; từ 1 đến dưới 5 năm 36,8%; từ 10 năm trở lên 22,0% Thời gian mắc bệnh ít nhất là 1 năm, nhiều nhất là 35 năm

Thuốc uống thuốc tiêm insulin Kết hợp thuốc uống và thuốc tiêm

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.4 Một số triệu trứng lâm sàng và biến chứng của người bệnh (n = 250)

Biến số nghiên cứu Có n (%)

Biến chứng của đái tháo đường

Trong nghiên cứu này triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là mệt mỏi 72,8%; uống nhiều, khát nhiều 38,4%; tiểu nhiều 34,0%; mất ngủ 33,2%; đau ngực 26,8%; và ăn nhiều là 10,8% Các triệu chứng khác gặp với tần suất thấp Có 2 người bệnh gặp biến chứng loét bàn chân chiếm 0,8%

Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2… 38 1 Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2

3.2.1 Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2

Bảng 3.5 Kiến thức hiểu biết chung về bệnh đái tháo đường (n = 250)

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Kiến thức về kết quả điều trị ĐTĐ

KT về phương pháp điều trị ĐTĐ Điều trị bằng thuốc 22 8,8 Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

98 39,2 Điều trị bằng chế độ luyện tập

Kiến thức về các biện pháp tuân thủ điều trị ĐTĐ

Kiến thức hiểu biết chung về bệnh ĐTĐ Đạt 117 46,8

Nhận xét: đa số người bệnh đã hiểu biết đúng về kết quả điều trị bệnh ĐTĐ là không khỏi hoàn toàn (83,6%)

Có 50% người bệnh hiểu biết đúng về phương pháp điều trị bệnh ĐTĐ là sự kết hợp của cả 3 phương pháp bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập

Có 48,4% số người bệnh nghiên cứu hiểu đúng là sự kết hợp của cả 4 biện pháp tuân thủ điều trị ( chế độ dinh dưỡng, dùng thuốc, hoạt động thể lực, kiểm tra đường máu và khám sức khỏe định kỳ)

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.6 Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết, tái khám định kỳ của người bệnh ( n= 250)

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết

Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết Đạt 42 16,8

Kiến thức về theo dõi, tái khám sức khỏe định kỳ

Mục đích của việc kiểm tra đường máu và khám sức khỏe định kỳ

Xác định hướng điều trị phù hợp

Phát hiện các biến chứng

Kiến thức về tuân thủ chế độ tái khám định kỳ Đạt 181 72,4

Nhận xét: phần lớn người bệnh hiểu đúng về sự cần thiết của việc tái khám định kỳ là 1 tháng/1 lần, người bệnh cho rằng chỉ cần thử đường máu 1 lần/ 1 tuần 78,0%

Có 75,2% người bệnh đã hiểu đúng về mục đích của việc theo dõi đường máu và tái khám định kỳ là để phát hiện các biến chứng và xác định hướng điều trị cho phù hợp Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết ở mức đạt chiếm tỷ lệ 16,8% Kiến thức về tuân thủ chế độ tái khám định kỳ ở mức đạt chiếm 72,4%

Bảng 3.7 Kiến thức tuân thủ dùng thuốc của người bệnh (n = 250)

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc

Dùng thuốc đều đặn, thường xuyên, đúng thuốc,đúng thời gian, đúng liều

Dùng thuốc khi có dấu hiệu tăng đường huyết

Dùng thuốc theo đơn của người bệnh khác hoặc tự mua thuốc theo đơn cũ

Kiến thức chung về tuân thủ dùng thuốc

Kiến thức đạt 232 92,8 Kiến thức chưa đạt 18 7,2

Nhận xét: phần lớn người bệnh hiểu biết đúng về việc sử dụng thuốc đúng đều đặn, thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều đạt 92,8%

Bảng 3.8 Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh (n = 250)

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực

Tập luyện theo sở thích 66 22,4 Tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ (≥ 30 phút/ngày hoặc ≥ 150 phút /tuần )

Kiến thức chung về tuân thủ hoạt động thể lực

Nhận xét: phần lớn người bệnh biết nên tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ (≥ 30 phút/ngày hoặc ≥ 150 phút /tuần ) Tỷ lệ người bệnh có kiến thức tuân thủ hoạt động thể lực đạt chiếm tỷ lệ 73,6%

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.9 Kiến thức về sử dụng thực phẩm của người bệnh ( n = 250)

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Số bữa nên ăn trong 1 ngày ?

Nên ăn cá mấy lần trong 1 tuần ?

Số gram rau xanh nên ăn mỗi ngày?

≥ 1 bát rau cho mỗi lần ăn

< 1 bát rau cho mỗi lần ăn

Mỗi ngày nên ăn khoảng bao nhiêu gram trái cây?

≥ ẵ bỏt nước ộp hoặc > 1 trái cây

< ẵ bỏt nước ộp hoặc < 1 trái cây

53 21,2 Ăn các thức ăn có nhiều chất béo mấy lần trong 1 tuần?

> 3 lần 26 10,4 Ăn các loại thức ăn có chỉ số đường cao như (nước uống có đường, mật, mứt, quả khô, bánh kẹo….) mấy lần trong tuần?

Kiến thức về sử dụng thực phẩm của người bệnh

Nhận xét: người bệnh có kiến thức đúng về số bữa ăn trong 1 ngày ≤ 3 bữa có tỷ lệ cao nhất 99,2%; kiến thức về số lần ăn các thức ăn có nhiều chất béo ≤ 3 lần /1 tuần 89,6% Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về sử dụng một số thực phẩm đúng đạt 90,4%

Bảng 3.10 Kiến thức chung về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ ( n = 250)

Kiến thức chung về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ

Nhận xét: có 54,0% ĐTNC đã có kiến thức đạt về tuân thủ điều trị ĐTĐ

3.2.2 Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2

3.2.2.1 Thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Bảng 3.11 Thực hành tuân thủ dinh chế độ dinh dưỡng ( n = 250)

TH tuân thủ chế độ dinh dưỡng Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Ông/bà ăn mấy bữa trong 1 ngày ?

> 3 bữa 9 3,6 Ăn cá mấy lần trong 1 tuần ? ≥ 3 lần 114 45,6

< 3 lần 136 54,4 Ăn bao nhiêu gram rau xanh/ngày?

< 1 bát rau/lần ăn 39 15,6 Mỗi ngày ông/bà ăn khoảng bao nhiêu gram trái cây?

≥ ẵ bỏt nước ộp hoặc > 1 trái cây

< ẵ bỏt nước ộp hoặc < 1 trái cây

122 48,8 Ăn các thức ăn có nhiều chất béo mấy lần trong 1 tuần?

> 3 lần 17 6,8 Ăn thức ăn có chỉ số đường cao (mật, mứt, quả khô, bánh kẹo….)

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy tập quán ăn ít bữa trong ngày

(3 bữa trở xuống) là 96,4%; ăn ít chất béo 93,2%; ăn ít cá và trái cây còn chiếm tỷ lệ cao là 54,4% và 48,8%; số lần sử dụng các loại thức ăn có chỉ số đường cao trong tuần > 3 lần/ tuần thấp 1.2%

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.2 Thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng chung (n = 250)

Nhận xét: theo biểu đồ trên tỷ lệ người bệnh chưa tuân thủ thực hành chế độ dinh dưỡng còn cao 61,2%

Biểu đồ 3.3 Lý do người bệnh chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng ( n = 153)

Nhận xét: biểu đồ trên cho thấy lý do người bệnh chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng nhiều nhất là lý do người bệnh ăn uống chung cùng gia đình 72,5%; ít nhất là không nhân được lời khuyên 3,2%

Tuân thủ Chưa tuân thủ

Thói quen, sở thích Ăn, uống chung với gia đình

Không nhận được lời khuyên

Bảng 3.12 Thực hành tuân thủ chế độ sử dụng thuốc ( n = 250)

Tuân thủ dùng thuốc Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Dùng thuốc điều đặn, đúng, đủ theo đơn 190 76,0 Dùng thuốc theo đơn nhưng không điều đặn 60 24,0

Thực hành tuân thủ chế độ sử dụng thuốc

Tuân thủ chế độ dùng thuốc

Nhận xét: tỷ lệ người bệnh tuân thủ dùng thuốc (dùng thuốc đều đặn, đúng đủ theo đơn của thầy thuốc) chiếm 76%

Bảng 3.13 Thực hành tuân thủ chế độ vận động thể lực ( n = 250)

Tuân thủ chế độ thể lực Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Tham gia hoạt động thể lực Có 153 61,2

Thời gian hoạt động thể lực ≥ 30 phút 111 44,4

Số ngày tập thể dục trong tuần ≥ 5 ngày 113 45,2

Nhận xét: kết quả trên cho thấy có 38,8% người bệnh trong nghiên cứu không tham gia hoạt động thể lực Trong tổng số 153 người bệnh tham gia hoạt động thể lực có 55,6% hoạt động thể lực dưới 30 phút /ngày, 44,4% hoạt động thể lực từ 30 phút trở lên/ 1 ngày; có tới 54,8% có số người bệnh hoạt động thể lực dưới 5 ngày/1 tuần

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.4 Tuân thủ hoạt động thể lực ( n = 250)

Kết quả đánh giá chung cho thấy có 44,4% người bệnh nghiên cứu tuân thủ hoạt động thể lực

Biểu đồ 3.5 Lý do không tuân thủ hoạt động thể lực (n = 139)

Trong 139 người bệnh chưa tuân thủ hoạt động thể lực, lý do người bệnh chưa tuân thủ hoạt động thể lực nhiều nhất là người hoạt động bằng thể lực 52,5%; ít nhất là lý do không có thời gian 5%

Tuân thủ Không tuân thủ

Hiện mắc các bệnh lý khác kèm theo

Là người hoạt động bằng thể lực Cho rằng không cần

HĐTL, không có thói quen

Bảng 3.14 Thực hành về tuân thủ tái khám định kỳ ( n = 250)

Tuân thủ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

> 3 tháng không đi khám định kỳ 3 1,2

Trước tư vấn có 91,2% số người bệnh tuân thủ chế độ tái khám 1 tháng/ 1 lần đều đặn

Bảng 3.15 Thực hành về tuân thủ kiểm soát đường huyết ( n = 250)

Tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Có máy thử đường huyết tại nhà

Số lần thử đường huyết tại nhà

TH tuân thủ kiểm soát đường huyết

Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy trước tư vấn tỷ lệ người bệnh có máy thử đường huyết tại nhà là 60,4% Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có số lần thử đường huyết từ 2 lần trở lên trong 1 tuần thấp 26,0% Tỷ lệ thực hành chưa tuân thủ kiểm soát đường huyết còn cao

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 3.6 Lý do người bệnh chưa tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà (n =

Nhận xét: biểu đồ trên cho thấy trong 185 người bệnh chưa tuân thủ kiểm soát đường huyết, lý do khiến người bệnh chưa tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà đa số người bệnh cho rằng đã thử đường tại cơ sở y tế khi tái khám 60,5%; lý do nghĩ là đường máu ổn định không cần thử 20,5%; không tự làm được cần người hỗ trợ 10,8%; các lý do khác chiếm tỷ lệ thấp

Bảng 3.16 Thực hành tuân thủ điều trị chung ( n = 250)

TH chung về TT điều trị Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Nhận xét: tổng hợp tất cả các tiêu chí tuân thủ điều trị trước tư vấn tỷ lệ tuân thủ điều trị chung của người bệnh trong nghiên cứu còn thấp

70 Đã thử đường máu khi tái khám định kỳ

Nghĩ là đường máu ổn định Không tự làm được, cần người hỗ trợ

Kinh tế khó khăn Sợ đau

BÀN LUẬN

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính nên cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ và thường xuyên, thậm chí kéo dài hết cuộc đời với mục tiêu điều trị là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do đái tháo đường gây ra Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường type

2 để đạt được mục tiêu điều trị Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị của đối tượng bao gồm 4 chế độ: tuân thủ chế độ dinh dưỡng, chế độ dùng thuốc, chế độ luyện tập, chế độ kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ

Trong 250 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tất cả đều từ 60 tuổi trở lên Trong đó ở độ tuổi từ 60 đến 75 tuổi là 66% còn lại ở độ tuổi trên 75 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 34% Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,42 ± 7,45 Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thùy và Cs (2021) nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa có nhóm tuổi từ (60 – 69) chiếm 38,7%; nhóm tuổi từ (70 – 79) 32,2%; nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lê là 29,1%; độ tuổi trung bình là 73 ± 8,3 tuổi [26] Tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Abera, Rodas Getachew, Eyouel Shimeles Demesse, and Wako Dedecha Boko (2022) với độ tuổi trung bình là 54 tuổi [38] Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang và Cs (2023), cho kết quả tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 67,16 ± 9,23 tuổi [27] Tác giả nghiên cứu của Padmanabha, Usha Rani S., et al (2020) với độ tuổi trung bình là 60,93 ± 10,1 tuổi [47] Hay nghiên cứu của Rana, Mohammad Masud, et al cho thấy tuổi trung bình là 57,46 tuổi [50] Sự khác biệt này là do chúng tôi đã lựa chọn những bệnh nhân có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên

Trong nghiên cứu của chúng tôi số người bệnh ĐTĐ là nữ chiếm 54,8% còn lại nam giới chiếm 45,2% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Tác giả Phạm Thị Huyền Trang và Cs nghiên cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh cũng có kết quả bệnh nhân nữ mắc ĐTĐ cao hơn nam giới 58,5% so với 41,5% [27] Nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh và Cs (2021) tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương

Thư viện ĐH Thăng Long

57 cũng cho kết quả tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ là nữ 55,5% nhiều hơn nam 44,5% [1] Tác giả Nguyễn Thị Phương Thùy và Cs (2021) nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa cũng kết luận tỷ lệ người bệnh mắc ĐTĐ là nữ 64,7% cao hơn nam 35,3%

[26] Hay nghiên cứu của tác giả Đỗ Văn Doanh tại bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năn

2016 cho tỷ lệ nữ 62,3%; nam 37,7% [12]

Trên thế giới, tỉ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 là nữ cao hơn nam cũng được thấy trong nghiên cứu của Raval, với hơn 300 người bệnh ĐTĐ type 2 tỷ lệ NB nữ cũng chiếm tỷ lệ 51% cao so với nam là 49% [48] Theo kết quả nghiên cứu của Abera, Rodas Getachew, Eyouel Shimeles Demesse, and Wako Dedecha Boko (2022) cho kết quả có 57,2% là nữ; nam chiếm 42,8% [38] Hay tác giả Mirahmadizadeh, Alireza, et al năm 2020 cho kết quả tỷ lệ nữ 71,6%; nam 28,4% [44] Trái ngược với nghiên cứu của Padmanabha, Usha Rani S., et al (2020) cho kết quả trong 155 đối tượng nghiên cứu có 57,4% là nam và 42,6% là nữ[47] Điều này cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ không liên quan tới vùng miền mà chủ yếu nguyên nhân tỷ lệ nữ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn là do nữ có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến dễ mắc bệnh ĐTĐ, khi bước vào giai đoạn mãn kinh do thiếu hụt các hormone sinh dục dẫn đến các bệnh loãng xương, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và các tình trạng liên quan đến bệnh ĐTĐ Một số biến chứng của bệnh ĐTĐ ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn, phụ nữ thường mắc nhiều loại bệnh tim mạch khác nhau hơn so với nam giới

Xét về dân tộc, sự phân bố dân tộc không đồng đều tỷ lệ người bệnh dân tộc Kinh chiếm đại đa số mới 99,2% còn lại 0,8% là dân tộc khác Kết quả này khá phù hợp với thực tế phân bố dân cư của Thành phố Hà Nội

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì hầu hết bệnh nhân ĐTĐ đến khám ngoại trú tại khoa khám bệnh đa số có kinh tế không nghèo với 98,0% nhóm nghèo và cận nghèo chiếm 2,0%

Trong nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh có bảo hiểm y tế là 97,6% chỉ có 2,4% là không có bảo hiểm y tế

Tương tự với nghiên cứu của Phạm Thu Phương (2022) tại viện Y học Phòng không – Không quân tỷ lệ người bệnh đến khám có bảo hiểm Y tế đạt 99,75% [21] Đa số người bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là cán bộ công chức,

58 viên chức đã nghỉ hưu chiếm 36,0%; còn lại là các nghề nghiệp khác như nông dân, nội trợ, buôn bán chiếm 64,0%

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đối tượng nghiên cứu đa số có trình độ học vấn từ Phổ thông trung học trở xuống chiếm tỷ lệ 65,6%; còn lại là nhóm người bệnh có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm 34,4% Kết quả thể hiện được tính đặc trưng chung của đối tượng nghiên cứu tại Bệnh viện Tim Hà Nội Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thùy và Cs (2021) nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa cho thấy tỷ lệ NB có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chiếm đa số với 51,5%; còn lại là trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên 48,5% [26] Trái ngược với nghiên cứu của Lê Thúy Vân và Cs (2021) tại Bệnh viện Quân Y 105 cho tỷ lệ người bệnh có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm đa số với 62,6%; còn lại là trình độ học vấn từ Phổ thông trung học trở xuống chiếm 37,4% [29] Giải thích cho điều này là do đa số những người bệnh tham gia nghiên cứu là những người cao tuổi (nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn), khác với ngày nay khi học thức đã được phổ cập rộng khắp nên tỷ lệ những người có trình độ học vấn cao chiếm đa số, nhưng trước đây các cụ sẽ có ít hơn những người có đủ khả năng theo học những khóa học sau khi tốt nghiệp cấp 3 Đặc điểm tiền sử của người bệnh đa số người bệnh trong nghiên cứu có mắc kèm bệnh tim mạch chiếm 93,6%; bệnh tăng huyết áp 86%; các bệnh lý khác như bệnh thận, tai biến mạch não, gout, khớp Đặc điểm này do nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện chuyên khoa Tim Mạch

Các triệu chứng của ĐTĐ type 2 thường diễn tiến âm thầm, người bệnh ĐTĐ không được chẩn đoán trong thời gian dài mắc bệnh vì sự tăng glucose huyết diễn ra từ từ, các triệu chứng điển hình của bệnh mờ nhạt khiến người bệnh không chú ý đến Người bệnh không biết mình bị bệnh từ bao giờ, phát hiện bệnh một cách tình cờ khi đi khám bệnh định kỳ, xét nghiệm thường quy, có một số biểu hiện thường gặp như mệt mỏi, ăn nhiều, uống nhiều, gầy sút cân, mất ngủ… hay đã có biến chứng Khoảng 50% người bệnh ĐTĐ type 2 ở thời điểm phát hiện bệnh đã có biến chứng Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị và tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ

Trong nghiên cứu này triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là mệt mỏi 72,8%;

Thư viện ĐH Thăng Long

59 tiếp đến là dấu hiệu uống nhiều, khát nhiều 38,4%; tiểu nhiều 34,0%; mất ngủ 33,2%; đau ngực 26,8%; các triệu chứng khác gặp với tần suất thấp ăn nhiều 10,8%; chóng mặt 10,0% nhức đầu 1,2%; triệu chứng khác là 0,8% Ngoài ra không có người bệnh nào có biểu hiện biến chứng của đái tháo đường như mờ mắt hay dị cảm da Có 0,8% người bệnh có biến chứng bàn chân

Thời gian mắc bệnh đái tháo đường trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8 ± 6,2 năm thời gian mắc bệnh nhiều nhất là 35 năm, ít nhất là 1 năm Đa số người bệnh trong nghiên cứu có thời gian mắc bệnh từ 5 đến dưới 10 năm với 40% Tương tự nghiên cứu của Đỗ Văn Doanh năm 2016 tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh cho kết quả thời gian mắc bệnh trung bình là 8,1 năm [12]

Hầu hết người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thuốc uống trong điều trị ĐTĐ chiếm tỷ lệ 74,8% tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa, Hà Diệu Linh (2023) tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh yên Bái cho kết quả tỷ lệ người bệnh sử dụng thuốc uống để điều trị là 54,0%; tỷ lệ sử dụng kết hợp cả 2 loại thuốc uống và tiêm chiếm tỷ lệ 22,0%; chỉ sử dụng thuốc tiêm để điều trị chiếm 3,2% [19] Nghiên cứu của Aminde, Leopold Ndemnge, et al năm 2019 cho kết quả tỷ lệ người bệnh nghiên cứu chỉ sử dụng thuốc uống để điều trị bệnh đái tháo đường chiếm 41% còn lại là sử dụng kết hợp cả thuốc uống và thuốc tiêm [34] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của tác giả Mirahmadizadeh, Alireza, et al năm 2020 tại cho kết quả tỷ lệ sử dụng thuốc uống 71,6%; còn lại là sử dụng kết hợp cả hai loại là thuốc uống và thuốc tiêm để điều trị [44].

Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 59 1 Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 59 2 Thực hành tuân thủ điều trị

4.2.1 Kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2

Kiến thức chung về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) tỷ lệ có kiến thức ở mức độ đạt chiếm 54%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Trần Cẩm

Tú và Cs (2019) tại Bệnh viện Bưu Điện cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt là 83,7% [28] Tác giả Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng (2019) cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt là 64% [25] Nghiên cứu của Nhữ Thị Chín

(2023) tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108 cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức chung tuân thủ điều trị đạt 76,8% [9] Thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Văn Doanh, Nguyễn Hồng Hạnh, Đinh Thị Thu (2016), có tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung tuân

60 thủ điều trị ĐTĐ ở mức đạt chiếm 66,7% [12] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thương (2022) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho kết quả người bệnh có kiến thức chung tuân thủ điều trị ĐTĐ ở mức đạt chiếm 43,22% [24] Tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Phạm Thu Phương, tuân thủ điều trị của nguời bệnh đái tháo đường type 2 kèm tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại viện Y học Phòng không–Không quân năm 2021 cho kết quả người bệnh có kiến thức chung về tuân thủ điều trị ĐTĐ đạt 53,5% [21]

Kiến thức hiểu biết chung về bệnh ĐTĐ có 83,65 người bệnh đã hiểu đúng về kết quả điều trị bệnh ĐTĐ là không chữa khỏi được, có 50% người bệnh đã biết để điều trị bệnh cần kết hợp đầy đủ cả phương pháp điều trị đó là thuốc, chế độ dinh dưỡng và chế độ hoạt động thể lực

Tỷ lệ người bệnh cho rằng nên thử đường máu từ 2 lần/ 1 tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,8%; nhiều nhất là số người bệnh cho rằng thử đường máu 1 lần/1 tuần chiếm 78,0%; thử đường máu 2 tuần 1 lần là 4,4% còn lại cho rằng khoảng 3 tuần thử đường máu 1 lần Kiến thức về tuân thủ kiểm soát đường huyết đạt trong nghiên cứu của chúng tôi là 16,8% thấp hơn nghiên cứu của Nhữ Thị Chín 2023 cho kết quả 82,3% [9] Tác giả Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng (2019) cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về kiểm soát đường huyết là 47% [25]

Kiến thức về theo dõi, tái khám định kỳ: có 96,8% ngưởi bệnh hiểu nên đi tái khám định kỳ 1 tháng/ 1 lần, có 75,2% số người bệnh hiểu về mục đích của kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ là xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện kịp thời các biến chứng của bệnh ĐTĐ Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tuân thủ chế độ tái khám định kỳ đạt 96,8% cao hơn nghiên cứu của Tác giả Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng (2019) cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức về theo dõi, tái khám định kỳ đạt là 88% [25] Nghiên cứu của Trần Cẩm Tú và Cs (2019) tại Bệnh viện Bưu Điện cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tuân thủ tái khám định kỳ chiếm tỷ lệ 94,0% thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi [28]

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về vấn đề dùng thuốc đó là dùng thuốc đều đặn, thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều theo chỉ dẫn của thầy thuốc chiếm tỷ lệ 92,8%; có 7,2% người bệnh hiểu

Thư viện ĐH Thăng Long

61 chỉ dùng thuốc khi có dấu hiệu của tăng đường máu, không có người bệnh nào dùng thuốc theo đơn của người khác để điều trị bệnh ĐTĐ Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc đạt 92,8%; thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng (2019) cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về tuân thủ dùng thuốc đạt là 99% [25] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thương 2022 cho kết quả 98,99% [24] Tác giả Trần Cẩm Tú và Cs (2019) tại Bệnh viện Bưu Điện cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tuân thủ dùng thuốc đạt là 98,3%

[28] Điều này cho thấy được hiệu quả của việc tư vấn sức khỏe của điều dưỡng với người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám, theo dõi tại Bệnh viện Tim Hà Nội, kiến thức sử dụng thuốc tốt rất thuận lợi cho quá trình điều trị của người bệnh

Kiến thức tuân thủ chế độ hoạt động thể: có 22,4% số người bệnh hiểu rằng tập luyện thể lực theo sở thích, thói quen, người bệnh hiểu nên tập luyện thể lực theo chỉ dẫn của bác sĩ là tập luyện ≥ 30 phút/ngày hoặc ≥ 150 phút /tuần Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về tập luyện thể lực chưa đạt chiếm 26,4%; còn người bệnh có kiến thức đạt là 73,6% cao hơn nghiên cứu của Nhữ Thị Chín (2023) cho kết quả 49,2% [9] Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng (2019) cho kết quả tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt về tuân thủ hoạt động thể lực 32,0% [25] Tác giả Nguyễn Thị Thu Thương 2022 cho kết quả 39,95% [24]

Kiến thức về tuân thủ chế độ dinh dưỡng: 100% số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi đã hiểu ăn các loại thức ăn có chỉ số đường cao như nước uống có đường, mật, quả khô, bánh kẹo…, là ≤ 3 lần trong 1 tuần, tỷ lệ người bệnh hiểu đúng về số bữa nên ăn trong 1 ngày ≤ 3 bữa đạt 99,2%; số người bệnh hiểu ăn cá ≥

3 lần trong 1 tuần đạt thấp 25,6% Tỷ lệ người bệnh có kiến thức về dinh dưỡng đạt 90,4%; cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thương 2022 cho kết quả 76,13%

[24] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân và Vũ Văn Thành “Thực trạng, kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019” cho kết quả tỷ lệ có kiến thức về dinh dưỡng đạt là 67,35% [20] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả giả Trần Cẩm Tú và Cs (2019) tại Bệnh viện Bưu Điện cho kết quả tỷ lệ người bệnh có

62 kiến thức đạt về dinh dưỡng là 96,5% [28]

4.2.2 Thực hành tuân thủ điều trị

4.2.2.1 Thực hành tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người bệnh ĐTĐ Ở lần khám 1 tỷ lệ người bệnh tuân thủ các chế độ về dinh dưỡng khá cao Trong đó tỷ lệ người bệnh tuân thủ về số lần sử dụng thức ăn có chỉ số đường cao trong tuần đạt 98,8%; tiếp đến là số bữa ăn nhiều tinh bột, đường trong ngày dưới 3 lần là 96,4%; số lần ăn chất béo trong tuần dưới 3 lần 93,2% Nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh và Cs (2021) số người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng có số bữa ăn nhiều tinh bộ, đường trong ngày từ 3 bữa trở xuống chiếm 79,1% [1] Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ chưa tuân thủ thực hành chế độ dinh dưỡng chung của đối tượng nghiên cứu đạt 61,2% Tương đồng nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân và Vũ Văn Thành (2019), “Thực trạng, kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 cho kết quả thực hành tuân thủ dinh dưỡng đạt là 41,84% [20] Hay tác giả Savvas Katsaridis nghiên cứu ở Hy Lạp năm 2019 kết luận tỷ lệ trung bình tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống của ĐTĐ là rất thấp chỉ đạt 41,2% [51] Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang và Cs cho tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng đạt 64% [27] Nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 56,7% [25] Hay nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Anh và Cs cho kết quả 98,6% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng [1] Thấp hơn nghiên cứu của Trần Cẩm Tú, Phạm Duy Tường, Nguyễn Thị Huyền Trang (2019), “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuyp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bưu Điện năm 2019” cho kết quả tỷ lệ thực hành tuân thủ dinh dưỡng đạt 95,0% [28] Hay nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa, Hà Diệu Linh (2023 tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Yên Bái cho kết quả tỷ lệ tuân thủ chế độ dinh dưỡng 77,0% [19] Tác giả Phạm Thị Kim Yến tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh 2021 cho kết quả tỷ lệ thực hành tuân thủ dinh dưỡng 61,5% [32] Hay tác giả Phạm Thị Huyền Trang và Cs (2023) cho kết quả tỷ lệ thực hành tuân thủ dinh dưỡng là 64% [27]

Một số lý do dẫn tới việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân còn chưa

Thư viện ĐH Thăng Long

63 cao là trong 153 người bệnh chưa tuân thủ chế độ dinh dưỡng có 72,5% người bệnh trả lời là sống chung cùng với người thân, ăn uống chung với gia đình việc ăn uống còn phụ thuộc vào bữa ăn chung của cả gia đình, 19,6% người bệnh còn ăn uống theo thói quen và sở thích chưa thực sự trú trọng đến sự ảnh hưởng của việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng tới đường huyết của bản thân, còn lại là người bệnh có kinh tế khó khăn và không nhận được lời khuyên lần lượt là 4,7% và 3,2% Việc nắm bắt được một số lý do người bệnh chưa tuân thủ tốt chế độ dinh dưỡng giúp cho người điều dưỡng có thể có các hoạt động tư vấn hợp lý để khắc phục những khó khăn đó

4.2.2.2 Thực hành tuân thủ chế độ sử dụng thuốc

Đánh giá sự thay đổi tuân thủ điều trị sau tư vấn sức khỏe

lâu dài phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Người bệnh ĐTĐ có cuộc sống khỏe mạnh nếu duy trì được lối sống khoa học, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, uống thuốc điều đặn, đặc biệt là biết lắng nghe cơ thể mình một cách cẩn trọng Ngược lại, sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng sớm, nguy hiểm đến tính mạng

4.3 Hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe

Trong nghiên cứu này điều dưỡng đã tiến hành hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngay khi tiếp xúc thu thập số liệu theo từng cá nhân hay từng nhóm nhỏ khoảng 3 – 5 bệnh nhân

Mức độ nhận được tư vấn sức khỏe của người bệnh từ điều dưỡng viên ở mức độ thường xuyên đều đạt trên 50%, không có người bệnh nào là không nhận được sự tư vấn Cao nhất là tư vấn về tuân thủ chế độ dùng thuốc ở mức thường xuyên đạt 99,6%; sau đó đến tư vấn về tuân thủ tái khám định kỳ ở mức thường xuyên 98,8%; tư vấn về tuân thủ chế độ dinh dưỡng 86,8%; tư vấn về tuân thủ hoạt động thể lực 75,6%; thấp nhất là tư vấn về tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà 54,0%

4.4 Đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị sau tư vấn sức khỏe

4.4.1 Thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau tư vấn giáo dục sức khỏe kiến thức tuân thủ điều trị ĐTĐ của đối tượng nghiên cứu đã được cải thiện tăng lên sau tư vấn trước tư vấn tỷ lệ người bệnh cho rằng bệnh ĐTĐ không thể chữa khỏi chiếm 83,6%; còn 16,4% cho rằng bệnh ĐTĐ có thể chưa khỏi sau tư vấn tỷ lệ người bệnh cho rằng bệnh ĐTĐ không chữa khỏi tăng lên 99,6% cho thấy được hiệu quả của việc tư vấn sức khỏe cho người bệnh

Kiến thức về các phương pháp điều trị bệnh ĐTĐ tỷ lệ người bệnh cho rằng để điều trị bệnh ĐTĐ cần sự phối hợp của cả 3 phương pháp là điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ luyện tập từ 50% trước tư vấn đã tăng lên 84,8% sau tư vấn Tỷ lệ người bệnh biết được cả 4/4 biện pháp tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ là 48,4%; biết ắ biện phỏp 34,4%; biết 2/4 biện phỏp 12,8%; cú 4,4% chỉ biết 1 biện pháp điều trị bệnh ĐTĐ Kiến thức hiểu biết chung về bệnh ĐTĐ đạt tăng từ 46,8% lên 72,4% sau tư vấn

Về chế độ dinh dưỡng, sử dụng một số thực phẩm của người bệnh trước tư

Thư viện ĐH Thăng Long

71 vấn tỷ lệ người bệnh hiểu số bữa nên ăn mỗi ngày là ≤ 3 bữa 99,2%; sau tư vấn tỷ lệ này tăng 100%; số lần ăn cá ≥ 3 lần trong 1 tuần tăng từ 25,5% lên 97,2% sau tư vấn, kiến thức tuân thủ điều trị sau tư vấn đều tăng lên sau tư vấn: về số gram rau xanh nên ăn mỗi ngày tăng từ 88,4% lên 99,2%; số gram trái cây nên ăn mỗi ngày tăng từ 78,8% lên 89,2%; ăn các thức ăn có nhiều chất béo và ăn các thức ăn có chỉ số đường cao tăng lần lượt từ 89,6% lên 99,2% Kiến thức chung về tuân thủ chế độ dinh dưỡng đạt tăng từ 78,0% lên 98,4% sau tư vấn

Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc tỷ lệ người bệnh cho rằng nên sử dụng thuốc đều đặn, thường xuyên, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng liều tăng từ 92,8% trước tư vấn lên 99,6% sau tư vấn, không có người bệnh nào trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường theo đơn thuốc của người khác hoặc tự ý sử dụng đơn cũ để mua thuốc về tự điều trị Kiến thức tuân thủ chế độ dùng thuốc đạt tăng từ 92,8% lến 99,6% sau tư vấn

Kiến thức tuân thủ chế độ hoạt động thể lực tỷ lệ người bệnh cho rằng chỉ cần luyện tập theo sở thích là 26,4%; tập luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ ( ≥ 30 phút/ngày hoặc ≥ 150 phút /tuần ) là 73,6% Tỷ lệ kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực đạt tăng từ 73,6% lên 94,4% sau tư vấn

Kiến thức tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết tỷ lệ người bệnh cho rằng thử đường huyết từ 2 lần trở lên trong 1 tuần còn thấp 16,8% tăng lên 92,8% sau tư vấn Đa số người bệnh hiểu rằng chỉ cần thử đường máu 1 lần/ 1 tuần chiếm 78,0%;

2 tuần 1 lần 4,4%; 3 tuần 1 lần hoặc thử khi có bất thường 0,8% Kiến thức tuân thủ kiểm soát đường huyết đã tăng từ 16,8% lên 92,8% sau tư vấn Điều này cho thấy hiệu quả của việc tư vấn sức khỏe đến việc tuân thủ điều trị ĐTĐ

Kiến thức tuân thủ chế độ tái khám định kỳ đa số người bệnh đã có kiến thức đúng về tuân thủ chế độ tái khám là 1 tháng/ 1 lần khám và mục đích của việc tái khám và thử đường máu nhằm xác định hướng điều trị phù hợp và phát hiện kịp thời các biến chứng với 75,6% hiểu đúng Kiến thức tuân thủ chế dộ tái khám định kỳ tăng từ 72,4% lên 87,2% sau tư vấn

Sau tư vấn sức khỏe cho thấy kiến thức tuân thủ điều trị chung đạt đã tăng từ 54,0% lên 89,6% Tất cả các sự khác biệt nêu trên đều có ý nghĩa thống kê với p

< 0,05 Nghiên cứu của Đoàn Hồng Thúy, Ngô Huy Hoàng tại Bệnh viện Nội tiết

72 tỉnh Sơn La năm 2019 cho kết quả sau tư vấn sức khỏe tỷ lệ người bệnh trong nghiên cứu có kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ tăng từ 64,0% trước tư vấn lên 98,0% sau tư vấn [25] Sau tư vấn người bệnh đã được bổ sung thêm kiến thức về tuân thủ điều trị đái tháo đường, tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt đều tăn lên Do vậy việc tư vấn và duy trì khả năng tư vấn của điều dưỡng viên là hết sức cần thiết để hỗ trợ cũng như quản lý người bệnh mắc bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế

4.4.2 Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị sau tư vấn

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tuân thủ chế độ ăn ở lần khám sau đều tăng hơn so với lần khám trước Tuân thủ về số bữa ăn trong ngày ≤ 3 lần tăng từ 96,4% ở lần khám trước lên 99,2% ở lần khám sau, số lần ăn cá trong 1 tuần ≥ 3 lần (tăng từ 45,6% lên 57,2%; số lần ăn chất béo trong tuần > 3 lần đã giảm (từ 6,8% xuống còn 2,4%)

Kết quả phản ánh đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sau khi được tư vấn sức khỏe đã quan tâm, chú trọng trong việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, điều này có thể là do đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức nghỉ hưu chiếm phần lớn, họ đã có kiến thức về điều trị bệnh ĐTĐ Tuy nhiên người bệnh còn có thể bị ảnh hưởng bởi nếp sống của người thân khi ăn chung với gia đình, nên việc thay đổi chế độ ăn còn gặp nhiều khó khăn, như số lượng trái cây sử dụng trong ngày chỉ đạt 51,2% ở lần khám 1, tăng lên 58,4% ở lần khám 2 việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào bản thân và sự quyết tâm của người bệnh Có 38,8% tuân thủ thực hành tuân thủ dinh dưỡng trước tư vấn tăng lên 49,6% sau tư vấn tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy và Ngô Huy Hoàng năm 2019 tại bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn la cho kết quả tỷ người bệnh tuân thủ dinh dưỡng trước và sau tư vấn là 58% tăng lên 89% [25] Do vậy công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức là rất cần thiết, không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cộng đồng, người thân của họ, giúp cho người bệnh có được sự hỗ trợ tốt nhất từ gia đình trong việc thay đổi hành vi, lối sống, đồng thời với sự nhắc nhở, động viên thường xuyên của nhân viên y tế sẽ góp phần giúp cho quá trình điều trị đat hiệu quả cao, hạn chế tối đa các biến chứng xấu cho có thể sảy ra đối với người bệnh như biến

Thư viện ĐH Thăng Long

73 chứng tim mạch, biến chứng mắt, não, bàn chân…

Tuân thủ chế độ hoạt động thể lực

Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến và thực hành tuân thủ chung……………………………………………………… 75 1 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến thức tuân thủ điều trị chung………………………………………………………… 75 2 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với thực hành tuân thủ điều trị chung………………………………………………………… 75 KÊT LUẬN

4.5.1 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với kiến thức tuân thủ điều trị chung

Về giới: nữ có kiến thức tuân thủ điều trị điều trị đạt cao hơn nam giới ở cả trước và sau tư vấn

Về nơi sống: nhóm người bệnh sống ở thành phố có kiến thức tuân thủ điều

76 trị đạt cao hơn nhóm người bệnh sống ở nông thôn ở cả trước và sau tư vấn

Nhóm người bệnh có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có kiến thức tuân thủ điều trị đạt cao hơn nhóm người bệnh có trình độ từ PTTH trở xuống ở cả trước và sau tư vấn

Nhóm người bệnh là cán bộ công chức, hưu trí có kiến thức tuân thủ điều trị đạt cao hơn nhóm người bệnh có nghề nghiệp khác như buốn bán, kinh doanh

Nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 10 năm trở lên có kiến thức tuân thủ điều trị cao hơn nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới 10 năm

Tuy nhiên tất cả những sự khác biệt nêu ở trên đều chưa có ý nghĩa thống kê vì p > 0,05

4.5.2 Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC với thực hành tuân thủ điều trị chung

Về giới: nữ có thực hành tuân thủ điều trị điều trị đạt cao hơn nam giới ở cả trước và sau tư vấn

Nhóm người bệnh > 75 tuổi có thực hành tuân thủ cao hơn nhóm có độ tuổi từ 60 đến dưới 75 tuổi

Nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 10 năm trở lên có thực hành tuân thủ điều trị cao hơn nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới 10 năm

Tuy nhiên sự khác biệt nêu trên chưa có ý nghĩa thống kê p > 0,05

Về nơi sống: nhóm người bệnh sống ở thành phố có thực hành tuân thủ điều trị đạt cao hơn nhóm người bệnh sống ở nông thôn ở cả trước và sau tư vấn

Nhóm người bệnh có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên có thực hành tuân thủ điều trị đạt cao hơn nhóm người bệnh có trình độ từ PTTH trở xuống ở cả trước và sau tư vấn

Nhóm người bệnh là cán bộ công chức, hưu trí có thực hành tuân thủ điều trị đạt cao hơn nhóm người bệnh có nghề nghiệp khác như buốn bán, kinh doanh

Những sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

1 Tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 theo dõi ngoại trú

1.1 Kiến thức tuân thủ điều trị:

Người bệnh có kiến thức tuân thủ chế độ dùng thuốc ở mức đạt chiếm tỷ lệ cao nhất: 92,8%

Người bệnh có kiến thức tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết ở mức đạt chiếm tỷ lệ thấp nhất: 16,8%

Người bệnh có kiến thức tuân thủ điều trị chung ở mức đạt chiếm tỷ lệ: 54% 1.2 Thực hành tuân thủ điều trị:

Người bệnh thực hành tuân thủ chế độ tái khám định kỳ ở mức tuân thủ chiếm tỷ lệ cao nhất: 91,2%

Người bệnh thực hành tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết ở mức tuân thủ chiếm tỷ lệ thấp nhất: 26,0%

Người bệnh thực hành tuân thủ điều trị chung tất cả các chế độ ở mức tuân thủ còn thấp: 14,4%

2 Đánh giá thay đổi tuân thủ điều trị sau tư vấn sức khỏe

2.1 Thay đổi về kiến thức tuân thủ sau tư vấn

Sau tư vấn tỷ lệ người bệnh có kiến thức tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết ở mức đạt tăng cao nhất: tăng từ 16,8% lên 92,8%

Sau tư vấn tỷ lệ người bệnh có kiến thức tuân thủ chế độ dùng thuốc ở mức đạt chiếm tỷ lệ cao nhất: tăng từ 92,8% lên 99,6%

Người bệnh có kiến thức tuân thủ điều trị chung ở mức đạt: tăng từ 54 lên 89,6% sau tư vấn sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê p < 0,05

2.2 Thay đổi về thực hành tuân thủ sau tư vấn

Thực hành tuân thủ chế độ dùng thuốc sau tư vấn tăng cao nhất: từ 76,0% lên 95,6%

Thực hành tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết: tăng từ 26,0% lên 36,0% Thực hành tuân thủ điều trị chung tất cả các chế độ: tăng từ 14,4% lên 24,8% sau tư vấn những sự thay đổi này đều có ý nghĩa thống kê p < 0,05

KHUYẾN NGHỊ Để góp phần nâng cao sự tuân thủ điều trị của người bệnh, giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Tổ chức tốt các buổi tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngoại trú định kỳ hàng tháng, chú ý đối tượng mắc đái tháo đường type 2, những người bệnh cao tuổi có người nhà đi kèm cần tư vấn để người nhà cùng tham gia để nâng cao nhận thức cho người bệnh và người nhà về bệnh và các chế độ tuân thủ điều trị, đồng thời triển khai thêm một phòng khám chuyên tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường

Tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học cho người bệnh và người nhà người bệnh về kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ: quy mô nhỏ theo nhóm 3 – 5 người bệnh hàng ngày, quy mô > 20 người bệnh hàng tháng bằng cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp

Nội dung tư vấn sức khỏe tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát đường huyết tại nhà

Thạm gia ít nhất 1 buổi sinh hoạt khoa học tại khoa khám bệnh/ 3 lần tái khám Tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của nhân viên y tế

Sắp xếp thuốc ở những nơi phù hợp với thời điểm uống thuốc để gợi nhớ việc uống thuốc

Thư viện ĐH Thăng Long

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1 Phạm Hoàng Anh và Cs (2021), “Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số yếu tố liên quan” Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 146

2 Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết chuyển hóa, ban hành kèm Quyết định 3879/QĐ-BYT Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2015, trang 174-237

3 Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2, ban hành kèm quyết định 3319/QĐ-BYT: Hà nội, tr 1-37

4 Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, ban hành kèm theo Quyết định số 5904/QĐ- BYT: Hà Nội, tr 9-17

5 Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, ban hành kèm quyết định 5481/QĐ-BYT: Hà Nội 2020, tr 1-16

6 Bộ Y tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường, ban hành kèm quyết định 3087/QĐ-BYT: Hà nội, 2020, tr 1-35

7 Bộ Y tế (2021) Thông tư 31/2021/TT-BYT Quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện

8 Ngô Quý Châu, Nguyễn Quốc Anh (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr 1081- 1090

9 Nhữ Thị Chín (2023) Thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường típ 2 và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội

108 năm 2022 Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy 17, 8 (tháng 1 2023)

10 Chính phủ (2021), Nghị định Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoan

11 Nguyễn, Hải Chung (2022), Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở cán bộ chiến sĩ Công an đã nghỉ hưu mắc đái tháo đường type 2 được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an, năm 2021,

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w