HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 185
HÀI LÒNG VỚI CUỘC SÓNG Ở VỊ THÀNH NIÊN:
ANH HUONG CỦA YÊU TÓ NÀO TỪ PHÍA GIA ĐÌNH?
Nguyễn Thị Minh Hằng', Đào Lan Hương? TÓM TẮT:
Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của cá nhân, đặc biệt là giai đoạn vị thành niên Mục đích của nghiên cứu là chỉ ra yếu tố nào (thuộc về gia đình) ảnh hưởng đến mức độ hải lòng với cuộc sống của vị thành niên Nghiên cứu này được
thực hiện trên 257 trẻ vị thành niên, gồm 99 nam và 158 nữ, tuổi từ 12 — 15 Phương pháp
nghiên cứu gồm 2: 1) Thang Hải lòng với cuộc sống (Satisfaction with Life Scale) của Diener
và cộng sự (1985); 2) Thang Chất lượng cuộc sống gia đình (The Brief Family Quality of
Life Scale - FQOL) cia Hoffman va cong sự (2006) Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả và thống kê suy luận để phân tích đữ liệu (tần suất, so sánh điểm trung bình, tương quan Pearson và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến) Có mối tương quan giữa hài lòng với cuộc sống của vị thành niên và chất lượng cuộc sống gia đình nói chung Œ = 43, p < 01) và với các yếu tố cụ thể (tương tác gia đình, cách nuôi dạy con, hạnh phúc cảm xúc và hạnh
phúc thê chấuvật chất) Tuy nhiên, chỉ có yếu tố tương tác gia đình có khả năng dự báo được sự biển thiên của hài lòng với cuộc sống với mức độ dự báo là 18.5% (#?A = 185) Học sinh
sống trong các gia đình có bạo lực giữa cha mẹ có mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn học sinh sống trong gia đình cha mẹ hòa thuận Kết quả nghiên cứu này chứng mình rằng, tương tác gia đình là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ của vị thành niên với gia đình Có thể nâng cao mức độ hải lòng với cuộc sống của trẻ bằng cách cải thiện tương tác giữa cha mẹ và con
Từ khóa: Hài lòng với cuộc sống, vị thành niên, tương tác gia đình, cách nuôi dạy con, hạnh
phúc cảm xúc, hạnh phúc thé chất/vật chất
SATISFACTION WITH LIFE IN ADOLESCENTS: WHAT ARE - IMPACT FAMILY FACTORS?
ABSTRACT:
Family is the first and foremost important environment contributing to individual development,
especially during adolescence The aim of this study is to pinpoint family factors that influence satisfaction with life of the adolescent This research included 257 adolescents between 12 and 15 years old, among whom 158 (61.5%) were girls Measurement included the Satisfaction with Life Scale (Diener, Emmons, Larsen, & Griffin, 1985) and the Brief Family Quality of Life Scale (Hoffman, Marquis, Poston, Summers, & Turnbull, 2006) Descriptive statistics
' Trường Đại học Khoa học Xã hội va Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Email: minhhangnt@gmail.com
Trang 2186 Ì KỸ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRẺ EM VIỆT NAM LẦN THỨ V
and Inferential statistics were used for data analysis (frequency, Independent sample T-test, One-way ANOVA, Pearson bivariate correlation, and Multivariate liner regression) There
were correlations between satisfaction with life and family quality (r= 43, p <0 1) and between satisfaction with life and factors such as family interaction, parenting, emotional well-being, and Physical/Material Well-being Family interaction was the only factor that could predict the variance of satisfaction with life (R’A = 185) Adolescents who lived in family that has violence between parents were less satisfied than those who did not live in one were Results showed that within family interaction was a crucial factor that affects adolescents’ relationship with their family This suggests that satisfaction with life can be increased by improving interaction between parents and children
Keywords: Satisfaction with life, Adolescence, Family interaction, Parenting, Emotional
well-being, Physical/Material well-being
1 DAT VAN DE
Gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của cá nhân, đặc biệt là giai đoạn vị thành niên Chất lượng mỗi quan hệ gia đình đã được chứng minh là có ý nghĩa lớn hơn đếi với sự hài lòng chung của vị thành niên so với các yếu tổ liên quan đến trường học hoặc
cộng đồng (Dew & Huebner, 1994; Huebner, 1991) Vì thé, mang dé tai nay thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu và các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều điều quan trọng, góp phần thúc đây các chương trình hỗ trợ gia đình và trẻ vị thành niên Trong mảng đề tài này có thể khái quát thành một số hướng nghiên cứu cơ bản như sau: 1) Các nghiên cứu về sự liên quan giữa các yếu tô gia đình với các cấu trúc tâm lý mang tính cá nhân như tự ý thức, cái Tôi, lòng tự trọng, bản sắc cá nhân cũng như các cấu trúc tâm lý liên cá nhân như cảm xúc xã hội, thái độ đối với người khác và hành vị vị xã hội; 2) Các yếu tố gia đình liên quan đến sức khỏe tâm thần như stress sau sang chân, lo âu, trầm cảm, hành vi gây hấn, hành vi chống đổi xã hội va các vấn để cảm xúc và hành vi khác; 3) Sự ảnh hưởng của các yếu tô gia đình như là các yếu tổ bảo vệ va yếu tổ nguy cơ làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ hoặc các vấn đề cảm xúc và hành vi ở vị thành niên; 4) Sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến cảm xúc tích cực, cảm nhận hạnh phúc và mức độ hài
lòng với cuộc sống Sau đây, chúng tôi xin điểm luận một số thành tựu trong nghiên cứu thuộc xu
hướng thứ ba và thứ tư là những xu hướng có liên quan đến chủ đề của nghiên cứu này
Anfaramian, Huebner và Valois (2008) nhận định rằng, các nghiên cứu cho đến thời điểm năm 2008 chỉ ra rằng, “Sự hài lòng về cuộc sống của thanh thiếu niên có liên quan đến một loạt các đặc
điểm gia đình khác nhau, bao gồm sự tham gia của cha mẹ, mỗi quan hệ con cái tích cực của cha mẹ và hễ trợ xã hội của cha mẹ” (Ash & Huebner, 2001; Demo & Acock, 1996; Dew & Huebner,
1994; Flouri & Buchanan, 2002; Gilman & Huebner, 2006; Gilman, Huebner & Laughlin, 2000; Leung & Zhang, 2000; Storksen, Roysamb, Moum & Tambs, 2005; Suldo & Huebner, 2004; Suldo & Huebner, 2006; Young, Miller, Norton & Hill, 1995; Zimmerman, Salem & Maton, 1995)
Trang 3HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 187
Riêng về mối quan hệ giữa hài lòng với cuộc sống, cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố thuộc về gia đình cũng đã được một số nghiên cứu đề cập đến Một nghiên cứu ở Phần Lan phát hiện ra rằng, sự tương hỗ lẫn nhau, nhận thức về sự ổn định tương đối trong gia đình, là giới tính nữ cộng với không có bệnh tật nghiêm trọng là những yếu tổ có thể dự báo được hải lòng nói chung của vị thành niên ở Phần Lan (Rask, Astedt-Kurki, Paavilainen & Laippala, 2003) Tương tự như vậy, vị
thé kinh tế - xã hội thấp cùng với ít thỏa mãn về gia đình là các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của vị thành niên ở (Frasquilho, de Matos, Masques, Gaspar & Caldas-de-Almeida,
2017) Cu thé hơn, nếu vị thành niên đánh giá tốt về mỗi quan hệ với cha mẹ thì các em hài lòng hơn với cuộc sống; mối quan hệ tốt với mẹ có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc chủ quản, trong khi mối quan hệ tốt với bế làm giảm xu hướng tiêu cực của cảm nhận hạnh phúc chủ quan (Lampropoulou, 2018) Cái Tôi gia đình (Family-related self-concept) cé khả năng dự báo hài lòng với cuộc sống cao hơn so với Cái Tôi học đường (School self- ~concept) (Dew & Huebner, 1994), Nghiên cứu cua Antaramian, Huebner & Valois (2008) cho thay, cdu trúc gia đình không có mối liên hệ với hài lòng cuộc sống nhưng lại ảnh hưởng đáng kế đến hài lòng với gia đình và hài lòng với môi trường sống của vị thành niên (học sinh THCS)
Có thể nhận định rằng, các biến số nhân khẩu — xã hội không hoặc ít có mối liên hệ với hải lòng với cuộc sống ở vị thành niên, trong khi đó các yêu tố ảnh hưởng mạnh phần lớn liên quan
đến khía cạnh tâm lý — xã hội trong gia đình như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, tương tác giữa cha mẹ và con cái, cách làm cha mẹ, nhận thức, thái độ và giá trị của cha mẹ Cũng có một số kết quả nghiên cứu chưa thống nhất với nhau về các biến số ảnh hưởng (hay không ảnh hưởng) đến
mức độ hài lòng với cuộc sống, của vị thành niên Ngoài ra, có thể nhận định thêm rằng, các nghiên
cứu về mối liên hệ giữa các yếu tổ gia đình va hai lòng với cuộc sống chưa đủ phong phú để chỉ ra nhiều hơn các yếu tố gia đình làm tăng hay giảm mức độ lòng vớt cuộc sống của vị thành niên Cuối cùng, mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên ở các nền văn hóa khác nhau có chịu sự ảnh hưởng như nhau của các yếu tố về gia đình hay không? Hay diễn đạt khác đi là, biến số văn hóa có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa hài lòng với cuộc sống và các yêu tố gia đình? Tất cả những nhận định/ câu hỏi này cần được làm rõ hơn bằng các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nhóm vị thành niên với nhiều biến số gia đình khác nhau và ở các quốc gia hay nền văn" hóa khác nhau Đây cũng là lý do thúc đây chúng tôi thực hiện nghiên cứu này # Mục đích chính của nghiên cứu là chỉ ra yêu tế nào thuộc về chất lượng cuộc sống gia đình - ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên Dựa trên phát hiện này có thể đề, xuất một số tác động đến gia đình nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình, từ đó góp phan nâng cao mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu nảy được thực hiện trên 257 trẻ vị thành niên, gồm 99 nam (38.5%) và 158 nữ (61.5%), tuổi từ 11 ~ 17 (M= 15.60, SD = 3.89) đang học tại một số trường trung học cơ sở (THCS) va trung hoc phd thông (THPT) ở Bắe Ninh Học sinh trả lời bảng hỏi theo lớp, với sự hỗ trợ của điều tra viên và giáo viên chủ nhiệm lớp Thời gian trả lời bảng hỏi mất khoảng 10-15 phút 2.2 Công cụ đo lường
1) Thang Hài lòng với cuộc sống (Satisfaction with Life Scale) cia Diener, Emmons, Larsen
Trang 4188 Ì KỸ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THAN TRE EM VIET NAM LAN THU V
5 mục có đạng Likert với 7 mức độ: Ì ~ rất không đồng ý đến 7 ~ rất đồng ý Điểm của thang đo đao động từ 5 đến 35 với các mức độ như sau: từ 5 — 9 điểm: hồn tồn khơng hài lịng; từ 10 — 14
điểm: không hài lòng; từ 15 ~ 19 điểm: ít bài lòng; 20 điểm: không rõ hài lòng hay không hài lòng;
từ 21 — 25 điểm: khá hài lòng; từ 26 - 30 điểm: hài lòng; từ 31 — 35: hoàn toàn hài lòng Thang đo được sử đụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu đo có độ tin cậy tốt, khoảng từ 79 to 89 (Pavot and
Điener, 1993): Trong nghiên cứu này; thang Hài lòng với cuộc sống có độ tin cậy Cronbach's alpha
= ,70 — đủ điều kiện để phân tích dữ liệu
2) Thang Chất lượng cuộc sống gia đình (The Brief Family Quality of Li& Scale - FQOL): Đây là thang đo được thiết kế lần đầu tiên bởi Poston, Turnbull, Park, Mannan, Marquis & Wang (2003) với 10 tiểu thang, sau đó được rúi gọn con 5 tiểu thang với 112 item Phiên ban rút gọn cuối cùng được phát triển bởi Hoffinan, Marquis, Poston, Summers & Turnbull (2006), có 5 tiểu thang nhưng chỉ với 25 item Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phiên bản rút gọn, nhưng chỉ lấy 4 tiểu thang do là: tương tac gia dinh (Family interaction) — 6 items, cách làm cha me (Parenting) — 6 items, hanh phic c4m xtic (Emotional well-being) — 4 items và hạnh phúc thể chất/vật chất (Physical/
Material well-being) — 5 items Chúng tôi không sử dụng tiểu thang Hỗ trợ khuyết tật (Disability-
related support) vì không điển hình cho mẫu nghiên cứu này Thang đo được thiết kế đạng Likert với 5 mức: 1- hoàn toàn không bài lòng, 2 ~ hai long, 3 - it hai long — không hài lòng, 5 — hồn tồn khơng hài lòng, Yêu cầu đối với khách thể nghiên cứu là đánh giá sự hài lòng ở mức độ nào với mỗi item có
trong thang đo, nghĩa là thang do này đo lường chất lượng cuộc sống gia đình bằng tự đánh giá của
chính các em vị thành niên Ở phiên bản gốc của Hoffiman và cộng sự (2006), thang FQOL có độ tin cay Cronbach’s alpha = 88, còn trong nghiên cứu nay a= 89 (toàn thang), 86 (Tương tác gia đình), 78 (Cách làm cha mẹ), 65 (Hạnh phúc cảm xúc) và 78 (Hạnh phúc thể chấu/vật chất) Bảng 1 Các thông tin nhân khẩu — xã hội của mẫu nghiên cứu (N = 257) Biến số ` Nhóm n % Biến số Nhóm | "n % Nam 99 | 38.5 ó ời ia di Có 60 123.35
Giới tính Có người trong gia đình
Trang 5HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CONG DONG | 189
` Kha gia 82 | 31.9] Di 25 | 29.18
Điều biều kiện kiê Bình thường 166 | 64.59 Thanh viên gia đình có lên gia đình có in: 8 -
kinh tê van đề sức khỏe Sai 182 | 70.82
Khó khăn 9 | 3.50
Ngoài ra, nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu về các biến số nhân khẩu - xã hội và một số câu
hỏi về các vẫn đề trong gia đình có thể gây sang chấn cho trẻ vị thành niên, gồm 2 câu hỏi về bạo
hành gia đình, 3 câu hỏi về xung đột gia đình, 1 câu hỏi liên quan đến việc mất người thân, 1 câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe/bệnh tật của các thành viên trong gia đình (Bảng 1)
Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả và thống kê suy luận để phân tích dữ liệu (tần
suất, so sánh điểm trung bình, tương quan Pearson và mô hình hồi quy tuyến tính)
3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU
3.1 Mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên
Điểm trung bình mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ vị thành niên là # = 20.09
(SD = 4.97) Có 1.2% trẻ vị thành niên hồn tồn khơng hài lịng, 12.4% không hai lòng; 30.4% ít hài lòng; 8.9% không rõ hài lòng hay không hài lòng: 32.7% khá hài lòng; 12.5% bài lòng và
1.9% hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình Như vậy, tỷ lệ trẻ vị thành niên có điểm hài
Trang 6190 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM VIỆT NAM LẦN THỨ V
So sánh điểm trung bình hài lòng với cuộc sống cho thấy, có sự khác biệt đáng kể xét theo biến khối lớp (F(4, 252) = 3.59, p = 007, kiểu gia dinh (FG, 253) = 4.26, p = 006 Các biến số liên quan đến bạo hành gia đình và xung đột gia đình đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của trẻ vị thành niên Kết quả cụ thể được mô tả trong Bảng 2
Phép phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) cho biết, các em lớp 6 - 11 tuổi
có điểm hài lòng với cuộc sống cao nhất, tương đương với mức khá hài lòng, cao hơn có ý nghĩa
so với các em lớp 8 - 13 tuổi (p = 001), lớp 11 — 16 tuổi (p = 002) và các em lớp 12 ~ 17 tuổi (p= 012) Học sinh lớp 8 có điểm số bài lòng với cuộc sống thấp nhất - ở mức ít hài lòng Ngoài ra, học sinh lớp 11 cũng có điểm trung bình ở mức ít hài lòng với cuộc sống Học sinh các khối lớp khác có điểm trung bình nằm trong khoảng giữa ~ nửa hài lòng, nửa không hài lòng với cuộc
sống của mình :
Xét về kiểu gia đình, vị thành niên sống trong các gia đình ly hôn, ly thân, có điểm chất lượng cuộc sống thấp nhất, tiếp sau là con của các gia đình không có hoặc mất cha/me hoặc mô côi cá hai
cha mẹ Điểm trung bình hài lòng với cuộc sống của cả hai nhóm trẻ vị thành niên này chỉ ở mức Ít
hài lòng Trong khi đó, vị thành niên sống trong gia đình hạt nhân có đầy đủ cha mẹ có mức độ hài
lòng với cuộc sống cao nhất và cao hơn có ý nghĩa so với vị thành niên của hai kiểu gia đình trên (p lần lượt = 029 và 002) Vị thành niên trong các gia đình mở rộng (có cha mẹ, ông bà và các thành viên khác) cũng hài lòng với cuộc sống hơn so với trẻ của các gia đình ly hôn/ ly thân (p=.011) Phân tích đữ liệu bằng kỹ thuật Independent sample T-test cho kết quá, vị thành niên sống trong các gia đình có bạo lực (bạo lực của cha mẹ đối với trẻ và/ hoặc bạo lực giữa cha mẹ với nhau) và các gia đình có xung đột giữa các thành viên đều có điểm bài lòng với cuộc sống thấp hơn so với vị thành niên sông trong các gia đình không có bạo lực và xung đột (xem Bảng 2)
Các biến số còn lại như giới tính, thứ tự sinh, điều kiện kinh tế, sự mất người thân và vấn đề
sức khỏe không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống gia đình của trẻ vị thành niên 3.2 Chất lượng cuộc sống gia đình của vị thành niên
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, điểm trung bình chất lượng cuộc sống gia đình theo đánh
giá của trẻ vị thành niên là M= 3.61, SD = 59, trong đó, hạnh phúc thé chdt/vat chất có điểm cao nhất và điểm thấp nhất thuộc về hạnh phúc cảm xúc Bảng 3 Điểm trung bình chất lượng cuộc sống gia đình của vị thành niên N=257 M SD Tương tác gia đình 3.62 .8 Cách làm cha mẹ 3.66 Nà! Hạnh phúc cảm xúc 3.35 .75 Hạnh phúc thể chất/vật chất 3.73 14 Chất lượng cuộc sống gia đình 3.61 59 Két qua trén cho thấy, các em cảm thấy hài lòng nhất về phương điện thể chất và ít hài lòng nhất về phương điện cảm xúc
Khi so sánh chất lượng cuộc sống gia đình ở vị thành niên theo các biến nhân khâu cho thấy,
Trang 7HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 191
khác biệt nào (p đều > 05) Trong khi đó, vị thành niên sống trong các gia đình có bạo hành và
hoặc xung đột giữa cha mẹ, có xung đột giữa các em và cha mẹ, có xung đột giữa anh/chị em đều có điểm chất lượng cuộc sống gia đình thấp hơn có ý nghĩa so với những các bạn đồng trang lứa không sống trong các gia đình có bạo hành và xung đột Ngoài ra, vị thành niên sống trong các gia đình mà một hoặc nhiều thành viên có vấn đề sức khỏe cũng tự đánh giá chất lượng cuộc sống gia
đình thấp hơn so với những bạn mà gia đình không có vấn để sức khỏe (Bảng 4)
Bảng 4 So sánh sự khác biệt về chất lượng cuộc sống gia đình theo các biến số bạo lực/
xung đột gia đình và vẫn đề sức khỏe Biến số Nhóm M SD tp Bạo hành giữa cha mẹ Có 3.23 68 2.92; Không 3.65 57 007 Xung đột giữa cha mẹ Có 3.46 59 2.86; Không 3.68 58 005 Xung đột giữa vị thành niên và cha mẹ Không có 3.38 3.71 57 37 4.27, .000 cu Có 3.48 ‘48 2.45
Xung đột giữa anh/ chi/ em Khong 3.67 6 015
Thành viên gia đình có vấn đề sức khỏe Khong có 348 3.66 60 58 2.23; 027
Phân tích tương quan Pearson cho thấy, các phương diện chất lượng cuộc sống gia đình có tương quan thuận với nhau, trong đó, tương tác gia đình có tương quan cao nhất với cách làm cha mẹ = 60, p < 01) và hạnh phúc cầm xúc ứ = 55, p < 01) Giữa các yếu tố khác có tương quan thuận mức tiệm cận trung bình, hệ số r từ 36 đến 42 (xem Bang 5) Các phương diện riêng đều có tương quan thuận ở mức rất cao và cao với chất lượng cuộc sống gia đình chung, trong đó, tương quan cao nhất là yếu tế tương tác gia đình (r= 86, p<.01), tiếp đến là cách làm cha mẹ (r= 80,p
<.01), sau đó là hạnh phúc cảm xúc (r= 72, p < 01) và cuối cùng là hạnh phúc thể chấUvật chất Œ=.67,p<.01)
Tóm lại, những đữ liệu thu được đã trình bảy ở trên cho phép nhận định rằng, vị thành niên hài lòng nhất về chất lượng cuộc sống thể chất vật chất và Ít hài lòng nhất ở hạnh phúc cảm xúc Các yếu tố bạo lực gia đình và xung đột gia đình có mỗi liên hệ rõ ràng với tự đánh giá chất lượng cuộc sống gia đình của các em
3.3 Tương quan giữa hài lòng với cuộc sống và chất lượng cuộc sống gia đình
Trang 8192 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRE EM VIET NAM LAN THỨ V
Bảng 5 Tương quan giữa bài lòng với cuộc sống với chất lượng cuộc sống gia đình và xung đột gia đình ở vị thành niên Cách | Hạnh | Hạnh | Chất | Xung | Hài lòng
ton lam phúc | phúc | lượng | đột gia với cuộc
cha mẹ | cắm xúc | TC/VC | CSGĐ|I đình sông Tương tác gia đình 1 Cách làm cha me _.60*# 1 Hạnh phúc cảm xúc 55** | 36** i Hanh phúc thể chất vật chất | 40** | 42** | 40** 1
Chất lượng cuộc sống gia đình | 86** | 80 | 72** | 67** 1
Bạo lực, xung đột gia đình -25**|.20*#*2| 093 | -13* |-26%#| 1
Hài lòng với cuộc sống 41+ | 34** | 248% | 31** | 43** |-.25%% 1 Ghi chi: *p < 0,5; **p < 0,01
Dữ liệu trong Bảng 5 cũng cho thấy, chất lượng cuộc sống gia đình có tương quan nghịch với bạo lựec/xung đột gia đình Tương tự như vậy, hài lòng với cuộc sống cũng tương quan nghịch với bạo lực/xung đột gia đình Như vậy, như một điều hiển nhiên, trong gia đình càng có bạo lực và xung đột thì chất lượng cuộc sống gia đình càng giảm và con cái càng it hai long với cuộc sống
Bang 6 Mô hình hồi quy dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng với cuộc sống ở vị thành niên Hệ số chưa Hệ số đã Biến số chuẩn hóa chuẩn hóa R? RA B SE B Fit p 198 185 7.56 179 15.51 .000 Tương tác gia đình .28 07 29 3.61 000 Cách làm cha mẹ 13 38 12 1.58 .114 Hạnh phúc cảm xúc -.03 HH -.02 -.33 .735 Hạnh phúc TC/VC 21 .08 16 241 O17
Ghi chi: TC/VC: thé chét/vat chat
Để phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống gia đình và bài lòng với cuộc sống, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là hài lòng với cuộc sống, bến biến độc lập là bến thành tổ của chất lượng cuộc sống gia đình Kết quả phân tích đữ liệu cho thấy, hệ số Durbin-Watson = 1.90, hệ số Tolerance từ 51 đến 75, hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) từ 1.33 đến 1.95 chứng tỏ mô hình hồi quy không có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến Mô hình hồi quy này dự báo được 18.5% độ biến thiên của hài lòng với cuộc sống ở vị thành niên (R2A = 185, F(4, 252) = 15.51,p <.001) Tuy nhiên, trong các thành tố chất lượng cuộc sống gia đình chỉ có tương tác gia đình và hạnh phúc thể chất/
Trang 9HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 193
không có ý nghĩa dự báo Tương tác gia đình có khả năng dự báo cao hơn (B=.29,t=3.61,p<
.001) so với hạnh phúc thể chất/vật chất (B = 16, t = 2.41, p =.017)
Bảng 7 Mô bình hồi quy đơn biến dự báo chất lượng cuộc sống gia đình,
hài lòng với cuộc sống của biến số xung đột gia đình Hệ số chưa Hệ số đã Biến phụ thuộc R R chuẩn hóa chuẩn hóa t p : B SE Bp Hài lòng với cuộc sống 244 059 -91 22 24 -5.89 .000
Ghi chú: Biến độc lập là xung đội gia đình
Mô hình hồi quy đơn biến (Bảng 7) cho thấy, xung đột gia đình có khả năng dự báo được 5.9% độ biến thiên của hài lòng với cuộc sống
Tóm lại, dữ liệu nghiên cứu trên nhóm mẫu gồm 257 vị thành niên tuổi từ 11 ~ 17 cho thấy,
các biến số nhân khẩu ảnh hưởng không đáng kế đến hài lòng với cuộc sống cũng như chất lượng
cuộc sống gia đình Các biến số liên quan đến gia đình như kiểu gia đình, bạo lực và xung đột gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống gia đình và hài lòng với cuộc sống của vị thành niên Các em sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ hoặc mỗ côi cả hai, các gia đình ly hôn/ ly thân cũng như các em sông trong gia đình có xung đột/ bạo lực đều có chất lượng cuộc sống
gia đình thấp hơn và mức độ hài lòng với cuộc sống ít so với những bạn đồng trang lứa khác Chat
lượng cuộc sống gia đình ảnh hưởng khá lớn đến hài lòng với cuộc sống của vị thành niên, trong
đó tương tác gia đình là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất
4 BẢN LUẬN
Trước hết, có thể nhận định rằng có sự tương đồng cũng như khác biệt trong kết quá nghiên
cứu của chúng tôi với kết quả của các nghiên cứu khác Các biến số giới tính, tuổi và khối lớp không liên quan đến hài lòng với cuộc sống — điều nay cling ghi nhận được ở một số nghiên cứu
khác Chẳng bạn, Dew & Huebner (1994) cho biết, không có mỗi liên hệ giữa hải lòng với cuộc
sống chung với giới tính, tuổi và khối lớp (op §, 10, 12) ở vị thành niên vùng đông nam Hoa Ki Tuy nhiên, trong một nghiên cứu khác, tuổi và giới tinh là hai biến số quan trọng có thể dự báo được mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên ở Hy Lạp Cụ thể, tuổi đầu vị thành niên và là các em nam có mức độ hải lòng với cuộc sống cao hơn tuổi cuối vi thành niên và các em nữ (Lampropoulou, 2018)
-_ Về bai biến số cấu trúc gia đình và điều kiện kinh tế gia đình lại có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi và của các tác giá khác Nếu cầu trúc gia đình có mối liên hệ với hài lòng với cuộc sống của vị thành niên Việt Nam thì biến số này lại không có mối liên hệ nào với hài lòng cuộc sống chung nhưng có ảnh hưởng đến hài lòng với gia đình và hài lòng với mô trường sống của vị thành niên ở Hoa Kì Theo đó, vị thành niên sống trong các gia đình không đầy đủ hoặc gia đình có bố dượng/ mẹ kế có mức hài lòng với gia đình và hai lòng với môi trường sống thấp hơn so với vị thành niên trong gia đình đây đủ (Antaramian, Huebner & Valois, 2008) Ngược lại, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cầu trúc gia đình ảnh hưởng nhiều đến hài lòng với cuộc sống chung nhưng không có mối liên hệ với hải lòng về chất lượng cuộc sống gia đình Cụ thể, vị thành niên
Trang 10
194 | KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN TRẺ EM VIỆT NAM LẦN THỨ V
niên sống trong các gia đình đầy đủ Tuy nhiên, số lượng vị thành niên có gia đình không đầy đủ (bd/me mt, bố me Ìy hơn/ly thân) chỉ có 37 em nên cần thêm các nghiên cứu tiếp theo để làm rõ
hơn mối liên hệ này
Như vậy, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về mối liên hệ giữa hài lòng với cuộc sống
và các biến số nhân khẩu gợi ý rằng, cần quan tâm hơn đến vị thành niên sống trong các gia đình không đầy đủ cha mẹ để hỗ trợ cdc ent Hang cao mirc dé bài lòng với cuộc sống
Các biến số liên quan đến gia đình như chất lượng tương tác gia đình, hài lòng về thé chat/vat
chất và bạo lực/ xung đột gia đình có ảnh hưởng khá lớn đến hài lòng với cuộc sống của vị thành
niên Kết quả nghiên cứu này gợi ý rằng, để nâng cao mức độ bài lòng với cuộc sống của vị thành
niên cần thiết lập sự tương tác lành mạnh, tích cực, ấm áp và thường xuyên giữa cha mẹ và con
cái Gia đình nhất thiết phải có các hoạt động chung hoặc dành thời gian ở bên nhau, vị thành niên
cần có không gian an toàn để chia sé các câu chuyện riêng hay vấn đề của bản thân Bên cạnh đó,
gia đình cũng cần đáp ứng một số nhu cầu vật chất cơ bản và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho vị
thành niên Điều cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng mà kết quả nghiên cứu gợi mở (và cũng là van đề được rất nhiều các nghiên cứu khác đề cập đến), đó là xung đột và bạo lực gia đình có ảnh
hưởng rất lớn đến mức độ hài lòng với cuộc sống của vị thành niên Vị thành niên sống trong các
gia đình có xung đột và bạo lực có mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn nhiều so với vị thành
niên sống trong các gia đình không có xung đột và bạo lực Giải quyết tốt các mâu thuẫn gia đình để chúng không tiến triển thành xung đột và bạo lực là điều mà cha mẹ cần phải học để xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh cho sự phát triển của vị thành niên Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về giới khi vị thành niên đánh giá chất lượng cuộc sống gia đình, nhưng một nghiên cứu trên vị thành niên Hungary lại phát hiện ra sự khác biệt này Theo đó,
các em nam có mức độ hài lòng với cuộc sống cao hơn nếu nhận được sự hỗ trợ từ phía cha mẹ
và các hoạt động chung của gia đình, trong khi các em nữ sẽ bài lòng với cuộc sống hơn nếu chấp nhận các giá trị của cha mẹ (Piko & Hamvai, 2010) Điều này gợi ý cho các nghiên cứu trong tương
lai về mỗi liên hệ giữa hài lòng với cuộc sống và chất lượng cuộc sống gia đình từ quan điểm giới
Điểm mạnh của nghiền cứu là các công cụ đo lường đều đâm bảo độ tin cậy, các đỡ liệu thu được bao quát khá nhiều mặt chất lượng cuộc sống gia đình của vị thành niên Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra yêu tổ ảnh hưởng mạnh nhất (trong các biến số gia đình được nghiên cứu) đến hài lòng với CUỘC sống của vị thành niên là tương tác gia đình ~ cách mà cha mẹ và con cái cùng dành thời
gian cho những hoạt động cùng nhau, dành thời gian quan tâm đến nhu cầu của nhau Bên cạnh đó,
hạn chế của nghiên cứu là có sự chênh lệch về tỷ lệ học sinh THCS và THPT nên biến số tuổi hay
khối lớp chưa phù hợp để sử dụng phân tích đữ liệu Điều này hạn chế phát hiện có sự khác biệt hay không về các yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá chất lượng cuộc sống gia đình và mỗi quan hệ
của nó đến hải lòng với cuộc sống giữa tuổi đầu vị thành niên và cuối vị thành niên Ngoài ra, số lượng khách thé nghiên cứu ở biến số cầu trúc gia đình cũng có sự chênh lệch, do vậy, các kết quả
nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo
5 KẾT LUẬN
Nghiên cứu mỗi liên hệ giữa hài lòng với cuộc sống của vị thành niên và các yếu tổ gia đình
đã chỉ ra rằng, tương tác gia đình, cấu trúc gia đình, xung đột/ bạo lực gia đình, hạnh phúc thé chat/ vật chất là những yếu tổ có ảnh hưởng đến hài lòng với cuộc sống của vị thành niên, trong đó tương
Trang 11HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE TÂM THÂN Ở TRƯỜNG HỌC VÀ CỘNG ĐỒNG | 195
nâng cao mức độ hải lòng với cuộc sống của vị thành niên bằng cách cái thiện tương tác gia đình Ngoài ra, đảm bảo sự hài lòng về thể chấu vật chất và không có xung đột/ bạo lực gia đình cũng là hai yếu tế quan trong góp phần nâng cao sự hài lòng với cuộc sống của vị thành niên
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 10 11 12 13 14 15 16 Antaramian, S.P., Huebner, E S., Valois, R-F (2008) Adolescents life satisfaction Health and Well- being, 57(1), 112-126 Doi.org/10.1111/j.1464-0597.2008.00357.x
Ash, C., & Huebner, E.S (2001) Environmental events and life satisfaction reports of adolescents: A test of cognitive mediation School Psychology International, 22, 320~336
Diener, Ed., Emmons, R A., Larsen, R.J., & Griffin, S (1985), The Satisfaction with Life Scale, Journal of Personality Assessment, 49, 71-75
Demo, D.H., & Acock, A.C (1996) Family structure, family process, and adolescent well-being
Journal of Research on Adolescence, 6, 457-488
Dew, T., Huebner E S (1994) Adolescents’ perceived quality of life: An exploratory investigation
Journal of School Psychology, 32(2), 185-199 Doi.org/10,1016/0022-4405(94)90010-8
Gilman, R., & Huebner, E.S (2006) Characteristics of adolescents who report very high life satisfaction Journal of Youth and Adolescence, 35, 311-319
Gilman, R., Huebner, E.S., & Laughlin, J.E (2000) A first study of the Multidimensional Students’ Life Satisfaction Scale with adolescents Social Indicators Research, 52, 135~160
Hoffman, L., Marquis, J.G., Poston, D.J., Summers, J.A., & Turnbull, A (2006) Assessing family outcomes: Psychometric evaluation of the family quality of life scale Journal of Marriage and
Family, 68, 1069-1083 ˆ
Huebner, E.S (1991) Correlates of life satisfaction in children School Psychology Quarterly, 6, 103-111 Lampropoulou, A (2018) The role of the family in adolescents’ subjective well-being Psyehiatriki
29), 178-182 Doi: 10.22365/jpsych.201 8.292.172
Leung, J., & Zhang, L (2000) Modeling life satisfaction of Chinese adolescents in Hong Kong International Journal of Behavioral Development, 24, 99-104
Park, J., Hoffiman, L., Marquis, J., Turnbull, A-P., Poston, D., Mannan, H., Wang, M., & Nelson, + (2003) Toward assessing family outcomes of service delivery: Validation of a family quality of life
survey Journal of Intellectual Disability Research, 47(4/5), 367-384
Piko, B F & Hamvai, C (2010) Parents, school and peer-related correlates of adolescents’ life
satisfaction Children and Youth Services Review, 32, 1479-1482
Poston, D., Turnbull, A., Park, J., Mannan, H., Marquis, J., & Wang, M (2003) Family quality of life outcomes: A qualitative inquiry launching a long-term research program Mental Retardation, 41(5),
313-328
Rask KI, Astedt-Kurki P, Paavilainen B, Laippala P (2003) Adolescent subjeetive well- being and family dynamics Scandinavian Journal of Caring Sciences, 17(2), 129-138
Schneider, L.A., King, D L., Delfabbro, PH (2017) Family factors in adolescent problematic Internet gaming: A systematic review Journal of Behavioral Addictions, 6(3), 321-333 Doi:
Trang 12196 | KỶ YẾU HỘI THÁO QUỐC TẾ VỀ SỨC KHỎE TÂM THAN TRE EM VIET NAM LAN THU V 17 18 19, 20 21 22 23 24
Storksen, 1., Roysamb, E., Moum, T., & Tambs, K (2005) Adolescents with a childhood experience of parental divorce: A longitudinal study of mental health and adjustment Journal of Adolescence, 28, 725-739
Flouri, B., & Buchanan, A (2002) Life satisfaction in teenage boys: The moderating role of father involvement and bullying Aggressive Behavior, 28, 126-133
Frasquilho, D., de Matos, M.G., Masques, ‘As, Gaspar, T., Caldas-de-Almeida, J.M (2017) Factors
affecting the well-being of adolescénts living with unemployed parents in times of economic recession: findings from the Portuguese HBSC study Public Health, 143, 17-24 Doi: 10.1016/j.puhe.2016.10.003
Suldo, $.M., & Huebner, E.S (2004) The role of life satisfaction in the relationship between authoritative parenting dimensions and adolescent problem behavior Social Indicators Research, 66, 165-195 Suldo, S.M., & Huebner, E.S (2006) Is extremely high life satisfaction during adolescence
advantageous? Social Indicators Research, 78, 179-203
Sumskas, L., Zaborskis, A (2017) Family Social Environment and Parenting Predictors of Alcohol Use among Adolescents in Lithuania International Journal of Environment Research of Public
Health, 149): 1037 Doi: 10.3390/jerph 14091037
Young, M.H., Miller, B.C., Norton, M.C., & Hill, E.J (1995) The effect of parental supportive
behaviors on life satisfaction of adolescent offspring Journal of Marriage and the Family, 57, 813-822
Zimmerman, M.A., Salem, D.A., & Maton, KI (1995) Family structure and psychosocial correlates