1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 3S Việt Nam

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Hạnh
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Hoàn
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 7,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ (8)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp (0)
      • 1.1.1. Khái quát chung (10)
      • 1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp (0)
      • 1.1.3. Lịch sử hình thành (12)
    • 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp (0)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp (0)
      • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức (14)
      • 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận (15)
      • 1.3.3. Mối liên hệ giữa các phòng ban (16)
    • 1.4. Quy trình cung cấp dịch vụ (17)
      • 1.4.1. Nhóm sản phẩm chính của công ty (17)
      • 1.4.2. Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty (20)
    • 1.5. Nhận xét chung (21)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG (22)
    • 2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam (22)
      • 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây (22)
      • 2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường (23)
      • 2.1.3. Chính sách giá (25)
      • 2.1.4. Chính sách phân phối (26)
      • 2.1.5. Chính sách xúc tiến bán (28)
      • 2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing của doanh nghiệp (30)
    • 2.2. Tình hình nhân sự (32)
      • 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp qua các năm (0)
      • 2.2.2. Tình hình sử dụng thời gian lao động (33)
      • 2.2.3. Năng suất lao động (34)
      • 2.2.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo (34)
      • 2.2.5. Tổng quỹ lương của doanh nghiệp (0)
      • 2.2.6. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp (37)
    • 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định (41)
      • 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong ngành (41)
      • 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu (41)
      • 2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu (41)
      • 2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu (42)
      • 2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định (42)
      • 2.3.6. Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định (43)
      • 2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định của Công ty (44)
    • 2.4. Tình hình tài chính (45)
      • 2.4.1. Tình hình đầu tư vào tài sản của công ty (45)
      • 2.4.2. Tình hình huy động vốn của công ty TNHH Thươn Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam (51)
      • 2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (55)
      • 2.4.4. Các chỉ tiêu tài chinh của công ty (57)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG (61)
    • 3.1. Đánh giá chung (61)
      • 3.1.1. Ưu điểm (61)
      • 3.1.2. Hạn chế (62)
    • 3.2. Các đề xuất hoàn thiện (63)
      • 3.2.1. Đối với người lao động (63)
      • 3.2.2. Đối với lĩnh vực kinh doanh (63)
      • 3.2.3. Đối với công tác phong trào thi đua (63)
      • 3.2.4. Đối với vấn đề tài chính (63)
  • KẾT LUẬN (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)

Nội dung

Quá trình thực tập doanh nghiệp và thực hiện báo cáo thực tập đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức về công tác quản lý tại công ty và trau dồi kinh nghiệm cho công tác sau này. Thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều. Do vậy bản báo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của giáo viên hướng dẫn TS. Dương Thị Hoàn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp

 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc khác

 Dịch vụ liên quan đến in

 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

 Bán buôn đồ dùng cho gia đình

 Bán buôn tổng hợp khác

 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh

 Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam 1.3.1 Sơ đồ tổ chức

Như chúng ta đã biết bộ máy tổ chức của công ty là đầu não, là căn cứ để công ty duy trì và phát triển Chính vì thế bộ máy quản lý của công ty là rất quan trọng Sơ đồ tổ chức của Công ty được mô tả chi tiết như sau:

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

P Thiết kế P Kinh doanh P Kinh doanh P Marketing P Marketing P Hành chính

- nhân sự P Sản xuất P Sản xuất Phó giám đốc

(Nguồn: Phòng hành chính - nhân sự)

Công ty áp dụng cấu trúc tổ chức theo chức năng, nhìn chung tương đối đơn giản, tính chuyên môn hóa cao và phù hợp với ngành nghề mà công ty đang kinh doanh.

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

Nhân sự của công ty bố trí phù hợp với từng bộ phận, phòng ban của công ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng phục vụ yêu cầu của công ty.

- Giám đốc công ty: Là người đại diện theo pháp luật của công ty và là đứng đầu quản lý mọi hoạt động của công ty

 Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty

 Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty

 Kí kết các hợp đồng cho công ty, phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các kênh phân phối, các hệ thốngtiêu thụ sản phẩm cho công ty

 Đảm nhận toàn bộ những công việc liên quan tới sản xuất ra sản phẩm của công ty.

 Khai thác khách hàng, tìm việc việc và ký kết hợp đồng kinh tế, phụ trách việc hoàn thiện các thủ tục thanh toán công nợ cũng như các tài liệu công nợ, nghiệm thu, bàn giao tài liệu…

 Phối hợp với phòng kế toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng, có kế hoạch thu nợ và khai thác khách hàng…

 Thiết lập hệ thống quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mãi…nhằm thúc đẩy tiêu thụ.

 Đưa ra kiến nghị, đề xuất để thể hiện các ý tưởng thiết kế thành các hình ảnh trực quan

 Truyền đạt và cung cấp thông tin dự án thiết kế rõ ràng, đầy đủ

 Điều hành, tổ chức việc thực hiện công tác thiết kế

 Nghiên cứu, cập nhật xu hướng thị trường các ý tưởng mới

 Thiết kế sản phẩm, bao bì, nhãn mác,quảng cáo,

 Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, lập và tổ chức thực hiện các chiến lược/kế hoạch Marketing,

 Phát triển sản phẩm mới và quản trị thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty, gia tăng thị phần và doanh số bán hàng

 Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty theo chức năng được phân công.

- Phòng hành chính- nhân sự:

 Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân sự

 Lưu trưc các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng

 Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ

 Đón tiếp khách, đối tác

 Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty

 Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng cháy chữa chãy, vệ sinh…

 Chức năng của bộ phận sản xuất là tạo ra các sản phẩm cho công ty

 Nó bao gồm nhiều bộ phận nhỏ khác nhau như: Cắt, may, in ấn, kho, vận chuyển, quản lý chất lượng….

 Công ty đảm bảo yếu tố kỹ thuật cao và các dây chuyền sản xuất diễn ra đúng hạn.

 Phòng sản xuất cũng có những vai trò như đánh gía chất lượng thành phẩm, quản lý tồn kho, xuất hàng….

1.3.3 Mối liên hệ giữa các phòng ban

Giữa các bộ phận của công ty có mối quan hệ tác nghiệp hữu cơ với nhau để cùng thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ chung của toàn công ty. Hiện nay công ty đã xây dựng thành quy chế phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, bộ phận, các nhân viên trong cơ quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận có gắn trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.Điều đó giúp cho mối quan hệ phối hợp công việc giữa các phòng ban thực hiện được nhịp nhàng thúc đẩy nhau hoàn thành nhiệm vụ Ngoài việc thực hiện theo cơ chế phối mỗi bộ phận, đơn vị kết hợp với cơ chế trích thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí.

Phòng Hành chính – Nhân sự: Có trách nhiệm chăm lo phục vụ các hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý của công ty, thực hiện các chính sách về lao động của công ty, duy trì nội quy, quy chế và thực hiện chế độ bảo vệ của công ty, xây dựng mối quan hệ giữa các phòng ban khác trong công ty.

Phòng Tài chính – Kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán theo chức năng nhiệm vụ của mình, ngoài ra hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán tài chính của công ty.

Quy trình cung cấp dịch vụ

1.4.1 Nhóm sản phẩm chính của công ty

Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh thương mại trên nhiều loại sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm chính như sau:

Hình 1.2: Các sản phẩm của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ 3S Việt Nam

- Áo phông lớp: áo T-shirt Ringer Tee, áo T-shirt Basic, áo T-shirt Oversize, áo T- shirt Galaxy, áo T-shirt Panttern, áo T-shirt Raglan.

- Áo lớp có cổ: Polo Uni, Polo Lacoste Panu, Polo mix màu, Polo Tartan, Polo cổ caro, Polo Oversize, Polo Basic, Polo cổ tàu.

- Áo lớp sơ mi: sơ mi Hàn Quốc, sơ mi Tie Dye, sơ mi 3D, sơ mi Tartan.

- Áo đồng phục mùa đông: áo gió mix màu, áo gió basic, áo lớp hoodie, áo lớp sweater, polo sweatshirt

- Ngoài ra còn có nhiều các loại đồng phục khác: áo bóng chày, áo bóng đá, đồng phục hàn quốc, áo đồng phục họp lớn, áo kỉ niệm, áo đồng phục công ty, nhà hàng,

1.4.2 Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty

Sản phẩm chính của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam là áo đồng phục phải qua 9 giai đoạn:

Hình 1.3: Sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất áo đồng phục

Tất cả các bước thực hiện của quy trình đều diễn ra dưới sự giám sát chặt chẽ, đảm bảo, thực hiện an toàn lao động đồng thời đáp ứng như cầu của khách hàng:

- Giai đoạn 1: Tiếp nhận yêu cầu, mong muốn của khách hàng: Ngay khi nhận được yêu cầu, xác nhận lại yêu cầu, mong muốn của khách hàng thông qua trang web, panpage hay gặp mặt trực tiếp Phòng kinh doanh sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, phân tích các yêu cầu của khách hàng và giao lại cho bộ phận kế hoạch và bộ phận giám sát.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu và tư vấn chất liệu vải và giá cả phù hợp: Tuỳ vào mong muốn của từng khách hàng, phòng kinh doanh sẽ đưa ra mức giá phù hợp mới từng chất liệu vải phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

- Giai đoạn 3: Khách xác nhận đặt hàng: Thống nhất số lượng sản phẩm, dịch vụ để đưa ra tổng đơn hàng.

Tiếp nhận yêu cầu, mong muốn của khách hàng

Tiếp nhận yêu cầu, mong muốn của khách hàng

Nghiên cứu, tư vấn chất liệu vải và giá cả phù hợp

Khách xác nhận đặt hàng

Khách hàng cọc trước 30% giá trị đơn hàng

Lên kế hoạch sản xuất

Tiến hành may đo và sản xuất

Thành phẩm Khách hàng nghiệm thu

Hoàn thành đơn hàng, khách hàng thanh toán đơn hàng

- Giai đoạn 4: Khách cọc trước 30% giá trị đơn hàng: Bộ phận kinh doanh sẽ gửi khách hàng thông tin để cọc trước 30% nhằm mục đích thống nhất chắc chắn rằng bên mua sẽ mua hàng bên mình.

- Giai đoạn 5: Lên kế hoạch sản xuất: Phòng kinh doanh sẽ thống báo với phòng sản xuất chuẩn bị hàng.

- Giai đoạn 6: Tiến hành may đo và sản xuất: Sau khi nhận được yêu cầu về chất liệu, mẫu mã và kiểu dáng từ phòng kinh doanh, phòng sản xuất sẽ tiến hành sản xuất theo đúng yêu cầu và thời hạn.

- Giai đoạn 7 : Thành phẩm: Hoàn thành và đưa ra sản phẩm cuối cùng trước khi tới tay khách hàng

- Giai đoạn 8: Khách hàng nghiệm thu: Khách sẽ được kiểm tra hàng và xác nhận đúng mẫu mã, đủ chất lượng trước khi nhận hàng.

- Giai đoạn 9: Hoàn thành đơn hàng và thanh toán đơn hàng: Sau khi nhận đủ hàng, khách hàng sẽ thành toán toàn số tiền còn lại Đồng thời thực hiện chăm sóc khách hàng, đánh giá mức độ hài lòng, đưa ra những gợi ý, những cách chăm sóc, bảo vệ sản phẩm sau dịch vụ cho khách hàng.

Nhận xét chung

Về quy mô: Là Công ty có vốn đầu lớn > 7.000.000.000 đồng

Về mô hình tổ chức: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam là đơn vị có mô hình tổ chức và kết cấu tổ chức hợp lý Các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty theo chức năng chuyên môn.

Về kết cấu và quy trình quản lý chất lượng: được tổ chức theo kiểu chuyên môn hóa kết hợp với quy trình sản xuất khép kín và công nghệ hiện đại được kiểm soát

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam

2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây

Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam là công ty được Nhà nước cho phép sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may mặc và dịch vụ Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là là gia công hàng may mặc cho nước ngoài Ngoài ra công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú Ngoài các mặt hàng truyền thống của công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ quan thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, áo mưa, vải…Tuy nhiờn mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng sản xuất Bên cạnh đó công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán áo và đồng phục trẻ em.

Bảng 2.1: Một số khách hàng chính của công ty

Khách hàng chính Mặt hàng xuất khẩu

Nhật Bản Áo mũ bơi

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam)

Là một trong các thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may Các mặt hàng của công ty phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đã khẳng định được mình trên thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, đặc biệt là thị trường Mỹ vốn là những thị trường mà trước đây doanh nghiệp bỏ ngỏ Cùng các bạn hàng truyền thống công ty không ngừng tìm kiếm các đối tác mới trong và ngoài nước không ngừng mở rộng thêm thị trường Công ty thường xuyên duy trì mối liên hệ với các bạn hàng lâu năm:

Chính sự nhạy bén nắm bắt đựơc những biến đông của thị trường công ty đã tìm được hướng đi đúng đắn đó là không ngừng tìm kiếm thị trường mới trong nước và quốc tế thông qua hoạt động maketinh và hoạt động xuất khẩu sang thị trường mới nhằm tạo đầu ra cho sản xuất Trong những năm gần đây, công ty đã tạo lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn Một số khách hàng có nhu cầu làm ăn lâu dài với công ty Thông qua những khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công vừa giới thiệu khách hàng mới cho công ty.

2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường

Trong những năm gần đây thì Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đã không ngừng phát triển và qui mô kinh doanh ngày càng lớn mạnh Điều đó thể hiện thông qua việc công ty đã tạo ra mức lợi nhuận cao và tăng qua từng năm.

- Sản phẩm đa dạng, phong phú nhiều chủng loại với công dụng khác nhau ở nhiều lĩnh vực, tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

- Sản phẩm với chất lượng tốt nhất là nơi uy tín cho người tiêu dùng, có công nghệ kĩ thuật cao.

- Sản phẩm của công ty là một sự lựa chọn thông minh cho khách hàng không chỉ đẹp về mẫu mã mà chất lượng rất tốt, đang lấy được niềm tin trong lòng khách hàng.

- Mẫu mã đẹp bắt mắt, với một loại có nhiều mẫu mã khác nhau tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

- Đúng chất lượng: Quý khách hàng sẽ được đảm bảo về chất lượng hàng hoá bằng hợp đồng có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và đúng tính năng kỹ thuật như đã chào hàng.

Trong những năm trước đây, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty chủ yếu làLiên Xô và các nước Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu), còn lại là phục vụ cho quân đội Nhưng thời gian gần đây, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế, thị trường của công ty đã được mở rộng trong cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là hàng xuất khẩu của Công ty TNHHThương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam được mở rộng một cách đáng kể Hiện nay,công ty đã có quan hệ buôn bán với gần 20 quốc gia trên thế giới Hàng may mặc của công ty xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới, trong đó 3 thị trường lớn của ta là Hoa Kì,

EU và Nhật Bản Tuy nhiên 3 thị trường này cũng là những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất khi nhập khẩu hàng hóa, được thể hiện thông qua hệ thống rào cản kỹ thuật tinh vi, phức tạp và các chính sách của các nước sở tại.

Từ lâu, công ty đã là một thương hiệu mạnh, nổi tiếng gần xa Khách hàng nước ngoài và trong nước khi nói đến công ty, nhiều nơi không cần kiểm tra, sẵn sàng đặt hàng qua mạng Sản phẩm may được xuất khẩu chủ yếu sang 3 thị trường lớn là Hoa

Kì, EU và Nhật Bản Trong đó, hàng đi Hoa Kì chiếm 37%, EU 37% và Nhật Bản từ 10-15% Cả 3 thị trường này đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới, được mệnh danh là những “xó hội thời thượng” Với thị trường trong nước thì sản phẩm của công ty chủ yếu vào thị trường phớa nam như TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà Với mức thu nhập của người dân cao thì tiềm năng khi xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này là rất lớn.

Tuy nhiên, do khác nhau về yếu tố địa lý, văn hóa, phong tục, tập quán, …thì mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng của mình mà nhà xuất khẩu muốn bán hàng thành công cần phải nắm vững đặc điểm của từng thị trường.

Từ một đơn vị nhỏ bé, thiết bị lạc hậu chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản,chủ yếu phục vụ quân đội, đến nay đã sản xuất ra nhiều sản phẩm chính như sơ mi,jacket, quần âu, comple, vải và một số sản phẩm khác Trong đó, phải kể đến mặt hàng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhất, đánh giá cao và là sản phẩm mũi nhọn của công ty là áo sơ mi nam với chất lượng tuyệt hảo Để củng cố thêm cho vị trí đang cú, thỏng2/2022, công ty đã định hình hướng phát triển cho sản phẩm thời trang sơ mi nam của mình với việc ra mắt 2 dòng sản phẩm mới là Pharaoh series và VIP style Dòng Pharaoh dành cho giới thanh niên, trung niên, văn phòng, công chức Dòng VIP cao cấp và vượt trội hơn hẳn,tận dụng tối đa các nét đẹp kinh điển của sơ mi, gây ấn tượng thời trang mang tính “cảm xỳc” Có thể núi cỏc sản phẩm đáp ứng sâu sắc nhu cầu, tâm lý người tiêu dùng về mảng thời trang dành cho các quý ông Bên cạnh sơ mi nam, gần đây các loại veston cao cấp và quần áo thời trang cho giới trẻ với kiểu dáng đẹp, thuận tiện cũng được tung ra thị trường.

Bảng 2.2 Các sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty

(chiếc) Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) áo Jacket 1354789 7.8 1274283 7 áo sơ mi 9113400 52.6 9717854 53.5

Quần bò 1865947 11.4 1261976 6.9 áo bò 656893 3.7 698568 3.8 áo dệt kim 1810327 10 1294467 7.1

(Nguồn: phòng kế hoạch, Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam).

Qua bảng trên ta thấy, lượng sản phẩm của công ty tung ra thị trường tương đối lớn, trung bình trên 17 triệu chiếc Mức độ tăng năm 2021 là 5,3%, và mức độ tăng năm 2022 là 4,7% Ta thấy mức độ tăng của năm 2022có giảm nhiều so với năm 2021. Tuy nhiên, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra giữa năm 2021 bắt nguồn từ Mỹ- một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất, kéo theo ảnh hưởng đến một loạt các nền kinh tế trên thế giới, làm cho nhu cầu nhập khẩu của các nước cũng như tiêu dùng nội địa đều giảm thì kết quả có tăng trưởng tuy ít của công ty vẫn là một khích lệ Trong các mặt hàng, mặt hàng sơ mi và áo dệt kim luôn chiếm trên 70%, giữ vững là mặt hàng sản xuất và tiêu thụ chủ lực của công ty Bên cạnh đó là sự gia tăng của các mặt hàng mới như comple và áo jacket.

Giá cả là biến số duy nhất của marketing - mix tạo nên doanh thu Chính sách giá của Công ty là phương pháp định giá và hệ thống biểu giá bán của sản phẩm mà Công ty áp dụng với các đối tượng khách hàng là đại lý và người tiêu dùng Việc định giá là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

Giá thành sản phẩm là một căn cứ quan trọng để Công ty xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh đối với từng loại sản phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường Giá thành sản phẩm còn là công cụ quan trọng để Công ty kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét các biện pháp tổ chức kỹ thuật

- Công ty căn cứ vào tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm, nhu cầu thị trường và lợi nhuận mong muốn để định giá.

Giá bán = Giá thành + Lợi nhuận + Thuế (nếu có)

- Với uy tín về chất lượng sản phẩm do ổn định được chi phí đầu vào nên Công ty luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng

Tình hình nhân sự

2.2.1 Cơ cấu lao động của công ty qua các năm

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2022

4 LĐ có trình độ trên ĐH 1 2 5

5 LĐ có trình độ ĐH 220 260 300

6 LĐ có trình độ CĐ 40 30 30

7 LĐ nghiệp vụ kỹ sư 15 20 30

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Qua bảng trên ta thấy: Tình hình lao động của công ty qua các năm có nhiều biến đổi theo chiều hướng có lợi Số lao động trong công ty tăng liên tục từ 260 lao động năm 2021 tăng lên 330 lao động năm 2023 Tuy nhiên, số lượng lao động trên 40 tuổi lại tăng so với năm 2021 Điều này thể hiện công ty có đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, nhưng tính năng động và linh hoạt không cao so với đội ngũ lao động trẻ Số lao động làm trong lĩnh vực quản lý tăng đều qua các năm từ 32 người năm 2021 tăng lên 45 người vào năm 2023 do yêu cầu thực tế của công ty đó là tăng lĩnh vực kinh doanh, tăng thị trường

Về cơ cấu lao động theo giới: Mức độ chênh lệch về số lượng lao động nam và nữ trong công ty qua các năm là không đáng kể.

Về cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ của người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao Số lao động có trình độ ĐH liên tục tăng qua các năm Điều đó chứng tỏ công ty luôn luôn quan tâm đến tuyển dụng, đào tạo để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ lao động trong công ty Số lao động có trình độ từ CĐ trở xuống ngày càng giảm từ 40 năm 2021 xuống còn 30 vào năm 2023, số lao động này chủ yếu làm trong các phòng hành chính, phòng bảo vệ, lái xe

2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Theo luật lao động thời gian làm việc là 5 ngày/tuần nhưng do Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam là Công ty chuyên về thi công xây dựng và kinh doanh nên quy định thời gian làm việc quy định như sau:

*Thời gian làm việc: 6 ngày/tuần từ thứ hai đến thứ bảy (48 giờ/tuần) Công ty có thể yêu cầu người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần nhưng không quá 4 giờ/ngày khi cần thiết

Thực tế, tuỳ theo đặc thù công việc của mỗi bộ phận thi công mà áp dụng chế độ làm việc có khác nhau và cũng tuỳ theo tiến độ thi công công trình khác nhau mà thay đổi thời gian cho ca làm việc mỗi thời điểm khác nhau: Ví dụ như các bộ phận làm việc do số máy móc có hạn hoặc tiền thuê máy cao máy trộn bê tông (phải thuê khi số lượng máy ở Công ty không đủ cung cấp), máy ép cọc, máy đầm nên có thể kéo dài thời gian làm việc đến 11 giờ/ngày, nhưng không kéo dài liên tục quá một tháng.

- Giờ làm việc đối với hành chính như sau: Sáng từ 8:00 đến 12:00 Chiều từ 13:00 den 17:00

- Giờ làm việc theo ca như sau: Ca l: Từ 06:00 đến 14:00, Ca 2: Từ 14:00 đến22:00, Ca 3: Từ 22:00 đến 06:00 ngày hôm sau Thời giờ làm việc vào ban đêm tính từ22:00 đến 06:00

- Thời gian được tính vào giờ làm việc: nghi giữa ca 45 phút, thời giờ nghĩ cần thiết để giải quyết nhu cầu cán nhân 01 giờ về sớm hoặc đến muộn cho lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

*Thời gian làm thêm: Không quá 4 giờ/ngày, 20 giờ/tuần và không quá 200 giờ năm.

- Nếu có số tháng làm việc liên tục là 12 tháng: 12 ngày phép

- Nếu có số tháng làm việc liên tục dưới 12 tháng thì tính theo tỉ lệ tương ứng.

*Nghỉ lễ Tết: 09 ngày/năm theo quy định, cụ thể như sau:

- Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

- Tết âm lịch: 7 ngày (3 ngày cuối năm, 4 ngày đầu năm)

- Ngày giỗ tổ Vua Hùng: 1 ngày (ngày 10/03 âm lịch)

- Ngày Giải phóng: 1 ngày (ngày 30/04 dương lịch)

- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 01/05 dương lịch)

- Ngày Quốc khánh: 1 ngày (ngày 02/09 dương lịch)

Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động Năng suất lao động là sức lao động cụ thể có ích Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian.

Năng suất lao động của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam phụ thuộc vào tiến độ thi công công trình đã ký kết với bên Chủ đầu tư.

2.2.4 Công tác tuyển dụng và đào tạo

2.2.4.1 Công tác tuyển dụng Để đảm bảo chất lượng lao động đầu vào Công ty TNHH Thương Mại và Dịch

Vụ 3S Việt Nam duy trì và thực hiện quy trình tuyển dụng theo các trình tự:

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng

- Căn cứ chức năng – nhiệm vụ và yêu cầu công việc tổ chức đánh giá năng lực, chuyên môn của toàn bộ CBCNV xác định nhu cầu bổ sung nhân lực, định hướng yêu cầu trình độ nghề nghiệp của vị trí cần bổ sung.

- Đánh giá cân đối lao động chung toàn Công ty, tổng hợp nhu cầu trên cơ sở đánh giá của các đơn vị (trong trường hợp có thể thì tổ chức điều chuyển nội bộ) Nếu có nhu cầu tuyển dụng mới thì xây dựng định hướng trình độ tay nghề cần tuyển dụng trình Tổng Giám đốc duyệt thông qua (nếu là nhân viên thuộc các phòng ban).

Bước 2: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ ứng viên

- Thông báo nhu cầu tuyển dụng; tiêu chuẩn tuyển dụng; thời hạn nộp hồ sơ; thi tuyển trên các phương diện thông tin đại chúng, qua công ty giới thiệu việc làm hoặc các trường đào tạo.

- Tiếp nhận, lên danh sách hồ sơ dự tuyển trình Hội đồng tuyển dung.

Bước 3: Tổ chức thi tuyển theo chuyên môn

- Các ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng sẽ được công ty tiếp nhân thử việc, được bố trí vào những công việc phù hợp để rèn luyện tay nghề nghiệp vụ đúng theo vị trí ứng tuyển.

- Được hưởng 80% lương trong 2 tháng thử việc với cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật, trong 01 tháng với công nhân kỹ thuật và lao động khác.

- Sau khi hết thời gian thử việc, được các đơn vị sử dụng nhận xét tốt và đề nghị tuyển dụng, các ứng viên sẽ được quyết định tiếp nhận và ký hợp đồng lao động

- Tuy nhiên để nhanh chóng kiện toàn lực lượng sản xuất, Công ty cũng áp dụng các chiến lược “săn đầu người" và có các chế đãi ngộ đặc biệt với những lao động có trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao, thu hút trọng dụng họ để làm nòng cốt cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự am tường công việc, có chuyên môn giỏi và đạo đức nghề nghiệp, hàng năm, Công ty may kế hoạch đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Đào tạo hội nhập: Nhân viên mới sẽ được tham gia chương trình đào tạo hội nhập, giúp hiểu rõ lịch sử hình thành và phát triển của 3S Việt Nam, hiểu rõ được quy định, quy trình, nội quy làm việc và môi trường, văn hóa của Công ty để nhanh chóng nắm bắt và hòa nhập nhanh nhất với công việc và đồng nghiệp Tổ chức các buổi đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho các giám sát mới. Đào tạo cán bộ quản lý: Đối với các nhân viên có tiềm năng phát triển sẽ được đề cử vào danh sách Câu lạc bộ lãnh đạo tiềm năng, được tham dự các buổi đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức công việc và các kỹ năng khác. Đào tạo nội bộ: Thường xuyên tổ chức đào tạo nội bộ, mời các chuyên gia chuyên ngành giảng dạy kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu cho CBNV Chú trọng huấn luyện đào tạo nội bộ thực tế, cấp trên đào tạo cho cấp dưới, chuyên viên cấp cao đào tạo cho cấp thấp hơn để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ. Đào tạo các kỹ năng mềm: Chú trọng đến công tác đào tạo các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thương thảo, đàm phán…nhằm giúp CBNV tự tin và thành công hơn trong công việc. Đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài: Theo nhu cầu công việc, hàng năm Công ty xem xét cử CBNV tham quan học hỏi kinh nghiệm từ những nước tiên tiến để áp dụng vào công việc thực tế.

Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng trong ngành

Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo kiểu phân xưởng, mỗi phân xưởng lại đảm nhiệm sản xuất một nhóm sản phẩm khác nhau Vì thế, mỗi phân xưởng khác nhau sẽ sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau.

2.3.2 Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Định mức sử dụng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản phẩm Công ty giao cho phòng Kế hoạch sản xuất cử người theo dõi tổng kết để xây dựng định mức.

Căn cứ vào tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện năm trước để tính ra định mức nguyên vật liệu trên một sản phẩm rồi từ đó nhân với số lượng cần sản xuất ở kỳ hế hoạch là ra số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng.

2.3.3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Chi phí NVL của Công ty chiếm tới 80%-90% trong tổng chi phí sản xuất Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, căn cứ vào lệnh sản xuất, phiếu xuất kho thủ kho ghi vào thẻ kho Thẻ kho được thiết kế theo hình thức sổ tờ rời, trên mỗi tờ sẽ theo dõi sự biến động của một loại nguyên vật liệu Phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế toán, căn cứ vào phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp thực tế đích danh, kế toán ghi đơn giá vào phiếu xuất kho và tính tổng thành tiền theo công thức sau:

Trị giá NVL thực tế xuất kho = Đơn giá thực tế của

NVL nhập kho x Số lượng NVL thực tế xuất kho

Trong đó, số lượng thực tế xuất kho được ghi trên phiếu xuất kho, đơn giá thực tế của NVL nhập kho được tính theo công thức sau:

Giá thực tế của NVL nhập kho

Giá mua được ghi trên HĐ

+ Các khoản thuế phải nộp (nếu có) + Chi phí thu mua, CP khác Để xác định chi phí NVL sản xuất từng loại sản phẩm, kế toán dựa vào lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, tình hình nhập xuất tồn kho NVL trên thẻ kho Các số liệu này được chuyển đến cho kế toán chi phí sản xuất để tiến hành tập hợp và lên bảng kê chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từ đó sẽ tính được tổng chi phí nguyên vật liệu của từng loại

2.3.4 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu

- Dự trữ: Để hạn chế sức ép từ phía nhà cung ứng, đồng thời để quá trình sản xuất được liên tục và việc cung cấp hàng hóa đúng thời hạn hợp đồng, công ty luôn xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cần thiết Nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu theo đúng qui định Vì thế mà công ty áp dụng hình thức nhập trước xuất trước.

- Bảo quản: Lượng nguyên vật liệu sau khi nhập về, chúng được vận chuyển tới các nhà kho bảo quản và chờ lệnh xuất tiêu dùng Tại các nhà kho, nguyên vật liệu được xếp đúng vị trí theo từng chủng loại để thuận lợi trong việc quản lý cũng như đảm bảo theo qui chuẩn của ngành dược Môi trường trong các nhà kho thoáng mát và được lắp đặt hệ thống cứu hỏa để khắc phục khi có sự cố xảy ra.

- Cấp phát nguyên vật liệu: Căn cứ vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, yêu cầu của từng đơn đặt hàng và số lượng hàng đặt mà lên kế hoạch xuất kho nguyên vật liệu tiêu dùng Nhìn chung, vì nguyên liệu dự trữ với khối lượng phù hợp với việc sản xuất nên tình hình cấp phát vật tư kịp thời, đảm bảo được tiến độ sản xuất.

2.3.5 Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất, kỹ thuật rất quan trọng, đặc biệt là máy móc,thiết bị sản xuất Việc sử dụng chúng như thế nào đều ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sản phẩm, mà quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm.TSCĐ dùng trong các phân xưởng sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Vì vậy, việc quản lý TSCĐ là vấn đề vô cùng cần thiết và phải được coi trọng.

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản cố định và sự biến động cơ cấu TSCĐ

- Nguyên giá TSCĐ HH 72.972.097.581 91,53 80.761.926.734 92,01 + Nhà cửa, vật kiến trúc 13.615.938.978 17,08 14.802.048.781 16,86 + Máy móc thiết bị 42.951.241.209 53,87 45.561.698.124 51,91 + Phương tiện vận tải 1.475.354.235 1,85 1.383.084.000 1,58

- Giá trị hao mòn luỹ kế 14.929.563.159 18,73 19.015.095.829 21,66 -Giá trị còn lại 58.042.534.422 72,80 61.746.830.905 70,35

- Nguyên giá TSCĐ VH 6.755.254.970 8,47 7.013.729.666 7,99 + Quyền sử dụng đất 5.279.330.637 6,62 5.368.886.237 6,12

+ Bản quyền, bằng sáng chế 875.925.328 1,10 695.727.816 0,79

- Giá trị hao mòn luỹ kế 569.999.005 0,71 923.428.113 1,05

0 100,00 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)

- Từ bảng trên ta thấy, máy móc thiết bị chiếm tỉ lệ giá trị cao nhất 53,87% ở đầu năm tuy cuối năm có giảm còn 51,91% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao; nhà cửa kiến trúc chiếm 17,08% ở đầu năm đến cuối năm còn 16,86%; phần mềm kế toán chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,04% ở đầu năm đến cuối năm còn 0,03% Trong cơ cấu TSCĐ thì TSCĐ

HH chiếm tỷ trọng lớn 91,53% ở đầu năm và cuối năm tỷ lệ này là 92,01% so với tỷ trọng của TSCĐ VH là 8,47% ở đầu năm và cuối năm là 7,99% sở dĩ giá trị của TSCĐ

HH gấp gần 12 lần TSCĐ VH là do tính chất đặc thù của việc sản xuất kinh doanh đòi hỏi đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng…với số vốn lớn Cơ cấu tài sản của công ty như trên là hợp lý.

2.3.6 Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định

- Việc bố trí và sử dụng tài sản cố định hợp lý hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSCĐ

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi thuận thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân

- Qua các chỉ tiêu đã thống kê ở bảng trên ta thấy: năm 2023 sức sản xuất tài sản cố định đạt 5,72 tức một đồng tài sản cố định sản xuất được 5,72 đồng doanh thu tuy tỷ lệ thấp hơn năm 2022 là 0,348% nhưng sức sinh lời của tài sản cố định tăng lên rõ rệt đạt mức tăng 19,07%, đây là một con số đáng mừng mà công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát huy trong thời gian tới Hiện tại công ty đang tiếp tục mua mới một số máy móc, thiết bị đưa vào sử dụng để đáp ứng hơn nữa khả năng sản xuất của doanh nghiệp mình.

2.3.7 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định của Công ty Để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục thì công tác quản lý vật tư của công ty phải tốt Nhất là đối với công ty sản xuất thiết bị thì việc quản lý vật tư lại càng có ý nghĩa quan trọng Điều này, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước và số nguyên vật liệu dự trữ không nhiều chỉ đủ để đáp ứng nguyên vật liệu cho sản xuất ở tháng tiếp theo Việc bố trí nhà kho cũng hợp lý với cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ theo quy định của từng loại nguyên liệu Tình hình cấp phát nguyên vật liệu cũng nhanh chóng nhưng việc xây dựng định mức nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến cuối kỳ sản xuất có một số loại nguyên vật liệu dùng hết và không còn cho dự trữ (theo quy định của công ty thì khối lượng nguyên vật liệu dự trữ

Tình hình tài chính

2.4.1 Tình hình đầu tư vào tài sản của công ty

Từ năm 2021 đến năm 2023, tình hình tài chính của các công ty sản xuất và kinh doanh đồng mục, may mặc nói chung, công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực do ảnh hưởng của địa dịch Covid-19 và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác Cụ thể, các tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty bao gồm:

- Giảm doanh thu: Hậu đại dịch Codvid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, trong đó bao gồm cả ngành may mặc Các biện pháp giãn cách xã hội như nghỉ làm hay chuyển hình thức học tập sang online khiến cho nhu cầu may mặc, in ấn đồng phục giảm sút đáng kể, làm giảm doanh thu của công ty.

- Khó khăn về dòng tiền: Do giảm doanh thu và tăng cho phí, công ty cũng đã gặp khó khăn về dòng tiền làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và chi phí vận hành

2.4.1.1 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam

Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

2 Tiền và các khoản tương đương tiền 6,277 3.42 1,069 0.17 5,321 0.96 (5,208) (82.97) 4,252 397.75

3 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7,764 4.23 7,764 1.24 8,491 1.53 0 0.00 727 9.36

4 Các khoản phải thu ngắn hạn 136,270 74.33 363,421 58.14 253,793 45.74 227,151 166.69 (109,628) (30.17)

6 Tài sản ngắn hạn khác 24 0.01 317 0.05 144 0.03 293 1,220.83 (173) (54.57)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)

Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty

Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty

Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác

Trước hết, tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đang có sự tăng trưởng không đồng đều, từ năm 2021 đến năm 2022, tài sản ngắn hạn tăng trưởng mạnh tăng từ 183, 343 triệu đồng lên 625,129 triệu đồng, tăng mạnh

240, 96%, nhưng đến năm 2023 có sự giảm nhẹ 11,23% tương đương giảm 70,216 triệu đồng.

Về tiền và các khoản tương đương tiền, đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2021-2022, giảm tới 82,97% tương đương 5,208 triệu đồng Giảm doanh thu, trả nợ vay cùng các chi phí tăng cao dẫn đến tình trạng này Tuy nhiên, dù chỉ chiếm tỷ trọng 0,17% năm 2022 nhưng đến năm 2023 lại chiếm tới hơn 0,96% tương đương 5,208 triệu đồng Doanh thu tăng cùng các chính sách cắt giảm hợp lý và sự kiểm soát dòng tiền đúng đắn dẫn đến lượng tiền trong công ty càng lớn hơn, tình hình tài chính của công ty càng ổn định hơn

Về các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu này tăng khá mạnh vào năm 2022 (tăng 227,151 triệu đồng tương ứng tăng

166,69% so với năm 2021) nhưng đến năm 2023 thì lại giảm từ 363,42 triệu đồng (năm 2022) xuống còn 253,793 triệu đồng (năm 2023) Cho thấy khách hàng đang thanh toán các khoản nợ nhanh hơn Điều này có thể đánh giá tích cực cho sức khoẻ tài chính của công ty và cho thấy rằng khách hàng đang tin tưởng và có ý chí thanh toán nợ đúng hạn.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá thấp: 4,23% (năm

2021), 1,24% (năm 2022) và 1,53% ( năm 2023) chỉ sau tài sản ngắn hạn khác và chi tiêu này có sự tăng trưởng rõ hơn là từ năm 2023, tăng 727 triệu đồng tương ứng 9,36%.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn, năm 2021 chiếm 18%, năm 2022 chiếm 40,43% và năm 2023 chiếm 51,73% trên tổng tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2022 và 2023 Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao như thế thì ta có thể thấy được doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề quản lý và vận hành của hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hoá Do đó, để tăng tính khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược quản lý hàng tồn kho và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài sản ngắn hạn và tăng nhẹ trong năm 2022, tuy nhiên tới năm 2023 lại có sự giảm nhẹ Năm 2022 tăng 293 triệu đồng tương ứng 1220,83% so với năm 2021 và năm 2023 giảm 173 triệu đồng tương ứng 54,57% so với năm 2022.

2.4.1.2 Cơ cấu tài sản dài hạn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam

Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản dài hạn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

2 Các khoản phải thu dài hạn 152,698 35.74 4,199 4.01 2,519 0.56 (148,499) (97.25) (1,680) (40.01)

4 Tài sản dở dang dài hạn 206,402 48.30 30,840 29.42 29,456 6.53 (175,562) (85.06) (1,384) (4.49)

5 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,625 0.61 2,625 2.50 378,925 83.99 0 0.00 376,300 14,335.2

6 Tài sản dài hạn khác 258 0.07 203 0.20 1,547 0.34 (55) (21.32) 1,344 662.07

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty

Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty

Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn

Tài sản cố định Tài sản dở dang dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài chính dài hạn khác

Thông qua bảng và biểu đồ ta có thể thấy: tài chính dài hạn khác đang chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tài sản của công ty Trong đó, tài chính dài hạn khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn là năm 2023 với tổng tài sản 1457 triệu đồng tương ứng 0,34% (năm 2021 là 0,07%, năm 2022 là 0,20%, năm 2023 là 0,34%).

Tài sản dở dang dài hạn đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm, cụ thể năm

2022 giảm 175,552 triệu đồng tương ứng 85,06% và sau đến năm 2023, tài sản dở dang dài hạn lại tiếp tục giảm 4,49% tương ứng 1,384 triệu đồng.

Các khoản phải thu dài hạn cao nhất là năm 2021 chiếm 152,698 triệu đồng tương ứng chiếm 35,74%, sau đến năm 2022 và 2023 có sự giảm hụt đáng kể, cụ thể năm 2022 giảm mạnh 148,499 triệu đồng tương ứng 97,25% và năm 2023 giảm 1,680 triệu đồng tương ứng 40,01% so với năm 2022 Qua đó thấy được khách hàng đối hoặc ánh sự tín nhiệm tốt của khách hàng hoặc đối tác kinh doanh đối với công ty và khả năng tài chính tốt của công ty.

Với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, năm 2021 các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 0,61% tổng tài sản dài hạn và năm 2022 chiếm 2,25% tổng tài sản dài hạn, và đặc biệt các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang có sự tăng trưởng rõ rệt đặc biệt là vào năm 2023 tăng 376,300 triệu đồng tương ứng 14.335,24%.

Với tài sản cố định, tăng từ 65,310 triệu đồng (năm 2021) lên 66,952 triệu đồng (năm 2022) tương ứng tăng 1,642 triệu đồng tương ứng 2,51%, sau tới năm 2023, tài sản cố định có sự giảm hụt đáng kể, cụ thể giảm từ 66,952 triệu đồng (năm 2022) xuống còn 38,712 triệu (năm 2023), giảm 22,240 triệu đồng tương ứng giảm 42,18%.

Công ty đang có chiến lược tài chính tập trung vào việc tiết kiệm tiền mặt và tối ưu hóa tài nguyên để tăng khả năng thanh toán và giảm rủi ro tài chính Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn quá nhiều cho biết được doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư vào tài sản dài hạn, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp Do đó, cần có một sự cân bằng hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.

2.4.2 Tình hình huy động vốn của công ty TNHH Thươn Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam

Vốn là điều kiện đầu tiên để hình thành một doanh nghiệp và đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được tiến hành thuận lợi Với các doanh nghiệp thương mại vốn là cơ sở quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh nhất là trong khâu lưu thông Với tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh thì công ty phải thường xuyên có kế hoạch quản lý vốn và sử dụng nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %

II Vốn chủ sở hữu 182,471 29.88 183,233 25.10 183,279 18.22 762 0.42 46 0.03

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)

Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty

Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty

Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Đánh giá chung

3.1.1.1 Về cơ cấu tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị.

Cho đến thời điểm hiện tại số phòng ban trong công ty đã tăng lên, kịp thời đáp ứng với tình hình thực tế kinh doanh… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu đặt ra đối với mặt hàng kinh doanh của công ty.

- Công ty không ngừng nâng cao chất lượng công trình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo lòng tin đối với khách hàng.

- Chính sách giá: Thực hiện chính sách giá phù hợp với từng khu vực địa lý

- Chính sách đấu thầu: Luôn luôn có sự chuẩn bị kỹ càng.

3.1.1.3 Về công tác quản lý NVL - TSCĐ

Thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình cung ứng nguyên phụ liệu để lấy sản phẩm ra tiêu thụ với các đơn vị trong Tập đoàn, qua đó vừa giảm bớt các khó khăn trong khâu tiêu thụ của đơn vị.

3.1.1.4 Về công tác quản lý Lao động và tiền lương

+ Toàn thể CBCNV trong công ty đã hưởng ứng phong trào thi đua lao động giỏi, chủ động, năng động khai thác thị trường Đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hoá, thiết kế và công nhân có tay nghề cao.

+ Hàng tháng, hàng quý Hội đồng thi đua công ty đều tổ chức phân loại bình xét và phân loại chất lượng lao động để động viên kịp thời các cá nhân đơn vị có hoạt động hiệu quả Trong công ty có rất nhiều phong trào thi đua như: Phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ được quan tâm để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty.

+ Chế độ lương, thưởng rõ ràng Có mức thưởng đối với những cá nhân có hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cho công ty Cho các cán bộ tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ về thuế, thương mại điện tử, xuất nhập khẩu, lý luận chính trị cao cấp tạo điều kiện cho CBCNV theo học đại học chuyên ngành, ngoại ngữ Công ty đã xây dựng đầy đủ quy chế, quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, và an ninh trật tự Vận động CBCNV thực hiện tốt các quy trình quy phạm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy

3.1.1.5 Về tài chính doanh nghiệp

Công ty luôn duy trì độ cân bằng ở mức khả quan, luôn đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Vì vậy, tình hình tài chính của công ty khá ổn định.

3.1.2.1 Về tiêu thụ sản phẩm

Trước tình hình có nhiều chuyển biến phức tạp đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, người công nhân viên không thể đi làm được dẫn đến việc các công trình thi công bị đình trệ kèm theo đó là giá các nguyên vật liệu tăng và chi phí vận chuyển cũng tăng theo khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ.

- Chưa thực hiện tổ chức các hoạt động thăm dò ý kiến khách hàng để có chiến lược thay đổi ở các công trình tiếp theo.

- Chưa có hệ thống các văn phòng đại diện ở các khu vực hay có công trình thi công. Đây sẽ là khó khăn cho khách hàng khi họ muốn được tư vấn của Công ty.

Với chức năng, nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng cơ bản thì nhu cầu về lao động có kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất cao tuy nhiên, tỷ lệ lao động có chuyên môn về lĩnh vực này còn thấp so với yêu cầu Hơn nữa, lao động có trình độ chuyên môn về hai ngành này lại phần lớn ở độ tuổi xấp xỉ 50 và trên 50 tuổi CBCNV được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ lớn nhưng trình độ chưa cao, chỉ có khoảng 50% đáp ứng được yêu cầu công việc Phần đông CBCNV được đào tạo và có thời gian dài làm việc trong thời kỳ bao cấp nên trình độ, năng lực và tính năng động trong cơ chế thị trường còn hạn chế.

Về phía người lao động trong công ty không chịu học hỏi, có tư tưởng ý lại, chờ đợi lãnh đạo phân công công việc nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV trong công ty còn hạn chế

Tuy tình hình tài chính của công ty ở mức ổn định nhưng khả năng sinh lời chưa cao Điều đó thể hiện rõ qua các báo cáo tài chính của công ty Nguồn vốn kinh doanh của công ty có hạn nhưng công ty lại đầu tư quá nhiều vào các máy móc, thiết bị hiện đại Với tình hình dịch bệnh hiện nay thì chi phí nguyên vật liệu sản xuất máy móc tăng lên rất cao và chi phí vận chuyển từ nước ngoài về lại đắt.

Các đề xuất hoàn thiện

3.2.1 Đối với người lao động

Cần nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, về ngoại ngữ cho CBCNV trong công ty Công ty dự kiến số lượng phân bổ đào tạo hàng năm ở các lứa tuổi là: Dưới 30 tuổi bồi dưỡng đào tạo 10%, từ 30 tuổi đến 35 tuổi bồi dưỡng đào tạo 20%, từ 35 đến 40 tuổi bồi dưỡng đào tạo 10%.

3.2.2 Đối với lĩnh vực kinh doanh

- Mở rộng ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới nhưng không phải kinh doanh một cách dàn trải tất cả các mặt hàng mà nên tập trung một số sản phẩm mũi nhọn.

- Kế hoạch cổ phần hoá: Thực hiện tốt kế hoạch cổ phần đồng thời triển khai và quản lý, khai thác có hiệu quả Thực hiện chào bán cổ phiếu ra thị trường để thu hút đầu tư và tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp.

- Về thị trường: Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận

3.2.3 Đối với công tác phong trào thi đua

Về phương hướng hoạt động phong trào Công nhân viên chức trong những năm tới được công ty xác định rất rõ đó là ngoài việc chấp hành thực hiện thật tốt Đường lối của Đảng, chế độ chính sách của Nhà nước công nhân viên chức cần phải luôn luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định quy chế của Tổng công ty và công ty đề ra, thực hiện quy chế dân chủ của công ty.

3.2.4 Đối với vấn đề tài chính

Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa

Các biện pháp làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn:

- Đẩy nhanh tiến độ sản xuất tránh tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất

- Sau khi đưa sản phẩm ra thị trường, cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ, đi liền với nó là các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng

- Về tình hình thanh toán công nợ doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sao cho có thể thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất nhằm tăng nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp để nhanh chóng mở rộng tái sản xuất.

Ngày đăng: 22/04/2024, 15:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w