Các chỉ tiêu tài chinh của công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 3S Việt Nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

2.4. Tình hình tài chính

2.4.4. Các chỉ tiêu tài chinh của công ty

Bảng 2.14: Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

So sánh 2022 với 2021 (%)

So sánh 2023 với 2022 (%)

1. Doanh thu thuần (1) 184,642,692,348 405,077,642,170 247,907,997,774 119.38 (38.8)

2. Lợi nhuận sau thuế (2) 45,839,614 762,813,279 45,242,498 1564.09 (94.07)

3. Tổng tài sản bình quân (3) 610,636,716,085 730,147,378,006 1,006,072,653,821 19.57 (37.79) 4. Vốn chủ sở hữu bình quân (4) 182,470,818,164 183,233,631,443 183,278,873,941 0.42 (0.02)

5. ROS (2)/(1) 0.0002 0.0019 0.0002 658.53 (90.31)

6. ROA (2)/(3) 0.00008 0.00104 0.00004 1291.71 (95.7)

7. ROE (2)/(4) 0.0003 0.0042 0.0002 1557.16 (94.07)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán)

Nhận xét:

Các chỉ số tài chính ROS, ROA và ROE của công ty trong giai đoạn 2021-2023 đều ở mức rất thấp do doanh thu còn rất thấp và không ổn định, chi phí cao, từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không hiệu quả, khả năng sinh lời yếu.

Về ROS, mặc dù năm 2022 có ROS cao hơn và tăng vô cùng lớn nhưng vẫn ở mức rất thấp, chỉ đạt 0.0019(tăng hơn 6 lần). Mức ROS rất thấp trong suốt 3 năm cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Nguyên nhân là do chi phí hoạt động quá cao so với doanh thu như chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp quá lớn. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh yếu cũng khiến công ty khó tăng doanh số bán hàng và doanh thu. Điều kiện kinh doanh khó khăn, cạnh tranh gay gắt cũng là một trở ngại không nhỏ, kết quả là vào năm 2023, ROS một lần nữa trở về như năm 2021, chỉ còn 0.0002, tương ứng với mỗi đồng doanh thu thì chỉ thu về vỏn vẹn 0.0002 đồng lợi nhuận sau thuế, đây là một mức vô cùng thấp và đáng báo động.

Về ROA, ROA thấp trong cả 3 năm cho thấy công ty chưa tận dụng tối đa tài sản để sinh lời, do sử dụng tài sản không hiệu quả hoặc năng lực quản lý tài sản kém.

Năm 2023, chỉ số ROA chỉ đạt 0.00004.

Về ROE, ROE rất thấp trong suốt 3 năm cho thấy công ty chưa tận dụng tốt nguồn vốn của các chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Nguyên nhân là do cơ cấu nợ/vốn chưa hợp lý, chi phí sử dụng vốn cao khiến lợi nhuận bị ăn mòn. Việc lựa chọn chiến lược đầu tư, mảng kinh doanh chưa thực sự phù hợp cũng khiến ROE không được cải thiện.

Tóm lại, với các chỉ số tài chính thấp, công ty cần xem xét cải thiện chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa sử dụng tài sản và vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời.

(ĐVT: VND)

Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tổng tài sản (1) 610,636,716,085 730,147,378,006 1,006,072,653,82 1 Tài sản ngắn hạn(2) 183,343,038,682 625,328,874,110 554,913,265,364 Hàng tồn kho(3) 33,007,774,595 252,758,000,597 287,163,684,939 Tổng nợ phải trả (4) 428,165,897,921 546,913,746,563 822,793,779,880 Nợ ngắn hạn(5) 423,346,181,173 544,050,469,363 820,713,113,229 Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát (1)/(4) 1.43 1.34 1.22

Hệ số khả năng thanh

toán hiện hành (2)/(5) 0.43 1.15 0.68

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

[(2)-(3)]/(5)]

0.36 0.68 0.33

(Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán) Nhận xét:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong giai đoạn 2021 -2023 luôn duy trì ở mức tốt (luôn trên 1), tuy nhiên, hệ số này lại giảm dần qua các năm, từ 1.43 vào năm 2021 giảm còn 1.22 vào năm 2023. Doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ tài sản lưu động/nợ ngắn hạn giảm, đồng thời công ty đã bán một số tài sản lưu động để thu hồi tiền mặt, dẫn đến tỷ lệ tài sản lưu động/nợ ngắn hạn giảm. Mặt khác, doanh nghiệp tăng mạnh vay nợ ngắn hạn, dẫn đến tỷ lệ tài sản lưu động/nợ ngắn hạn giảm.

Về khả năng thanh toán hiện hành của công ty, trong năm 2021, hệ số này chỉ đạt ở mức 0.43, là một mức thấp đáng báo động(dưới 1). Tuy nhiên, nhờ vào các chính sách hợp lý cũng như việc quản lý, đầu tư vào tài sản ngắn hạn được tập trung nhiều hơn dẫn đến vào năm 2022, chỉ số này đã tăng lên đáng kể, từ 0.43 đã lên đến 1.15, khiến hệ số trở lại mức an toàn, tình hình tài chính ổn định hơn. Nhưng đến năm 2023, hệ số này lại giảm xuống nghiêm trọng, chỉ còn 0.68, nguyên nhân bắt nguồn từ các khoản vay ngắn hạn của công ty tăng rất lớn trong khi tài sản ngắn hạn của công ty có

dấu hiệu giảm đi đáng kể. Công ty phải xem xét lại quản lý tài sản cố định cũng như cân đối tình hình tài chính của công ty nhằm không gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Về hệ số khả năng thanh toán nhanh: dù trong năm 2022 đã có sự tăng lên rất lớn nhưng hệ số này lại trở lại mốc nguy hiểm vào năm 2023, chỉ đạt 0.33. Việc hàng tồn kho tăng cao nhưng khả năng thanh lý không cao, khó thu hồi dẫn đến việc hệ số này đang rất thấp. Đồng thời, nợ ngắn hạn tăng mạnh cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Với hệ số khả năng thanh toán nhanh thấp như vậy có thể dẫn đến công ty gặp nhiều khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn, thậm chí có thể làm giảm sự uy tín, tin tưởng của nhà đầu tư và đối tác.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 3S Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w