Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 3S Việt Nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định

Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty theo kiểu phân xưởng, mỗi phân xưởng lại đảm nhiệm sản xuất một nhóm sản phẩm khác nhau. Vì thế, mỗi phân xưởng khác nhau sẽ sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau.

2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu

Định mức sử dụng nguyên vật liệu là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối đa để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Công ty giao cho phòng Kế hoạch sản xuất cử người theo dõi tổng kết để xây dựng định mức.

Căn cứ vào tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện năm trước để tính ra định mức nguyên vật liệu trên một sản phẩm rồi từ đó nhân với số lượng cần sản xuất ở kỳ hế hoạch là ra số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng.

2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Chi phí NVL của Công ty chiếm tới 80%-90% trong tổng chi phí sản xuất. Khi xuất kho nguyên vật liệu cho sản xuất, căn cứ vào lệnh sản xuất, phiếu xuất kho thủ kho ghi vào thẻ kho. Thẻ kho được thiết kế theo hình thức sổ tờ rời, trên mỗi tờ sẽ theo dõi sự biến động của một loại nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho được chuyển đến phòng kế toán, căn cứ vào phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho là phương pháp thực tế đích danh, kế toán ghi đơn giá vào phiếu xuất kho và tính tổng thành tiền theo công thức sau:

Trị giá NVL thực tế

xuất kho = Đơn giá thực tế của

NVL nhập kho x Số lượng NVL thực tế xuất kho

Trong đó, số lượng thực tế xuất kho được ghi trên phiếu xuất kho, đơn giá thực tế của NVL nhập kho được tính theo công thức sau:

Giá thực tế của NVL nhập kho

=

Giá mua được ghi trên

+ Các khoản thuế

phải nộp (nếu có) + Chi phí thu mua, CP khác Để xác định chi phí NVL sản xuất từng loại sản phẩm, kế toán dựa vào lệnh sản xuất, phiếu xuất kho, tình hình nhập xuất tồn kho NVL trên thẻ kho. Các số liệu này được chuyển đến cho kế toán chi phí sản xuất để tiến hành tập hợp và lên bảng kê chi

phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từ đó sẽ tính được tổng chi phí nguyên vật liệu của từng loại.

2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu

- Dự trữ: Để hạn chế sức ép từ phía nhà cung ứng, đồng thời để quá trình sản xuất được liên tục và việc cung cấp hàng hóa đúng thời hạn hợp đồng, công ty luôn xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu cần thiết. Nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu theo đúng qui định. Vì thế mà công ty áp dụng hình thức nhập trước xuất trước.

- Bảo quản: Lượng nguyên vật liệu sau khi nhập về, chúng được vận chuyển tới các nhà kho bảo quản và chờ lệnh xuất tiêu dùng. Tại các nhà kho, nguyên vật liệu được xếp đúng vị trí theo từng chủng loại để thuận lợi trong việc quản lý cũng như đảm bảo theo qui chuẩn của ngành dược. Môi trường trong các nhà kho thoáng mát và được lắp đặt hệ thống cứu hỏa để khắc phục khi có sự cố xảy ra.

- Cấp phát nguyên vật liệu: Căn cứ vào bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, yêu cầu của từng đơn đặt hàng và số lượng hàng đặt mà lên kế hoạch xuất kho nguyên vật liệu tiêu dùng. Nhìn chung, vì nguyên liệu dự trữ với khối lượng phù hợp với việc sản xuất nên tình hình cấp phát vật tư kịp thời, đảm bảo được tiến độ sản xuất.

2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất, kỹ thuật rất quan trọng, đặc biệt là máy móc, thiết bị sản xuất. Việc sử dụng chúng như thế nào đều ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sản phẩm, mà quan trọng nhất là tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

TSCĐ dùng trong các phân xưởng sản xuất của Công ty bao gồm nhiều loại, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy, việc quản lý TSCĐ là vấn đề vô cùng cần thiết và phải được coi trọng.

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản cố định và sự biến động cơ cấu TSCĐ

(Đơn vị tính: Đồng)

Chỉ tiêu Đầu 2023 Cuối 2023

Giá trị % Giá trị %

1. TSCĐ HH

- Nguyên giá TSCĐ HH 72.972.097.581 91,53 80.761.926.734 92,01 + Nhà cửa, vật kiến trúc 13.615.938.978 17,08 14.802.048.781 16,86 + Máy móc thiết bị 42.951.241.209 53,87 45.561.698.124 51,91 + Phương tiện vận tải 1.475.354.235 1,85 1.383.084.000 1,58 - Giá trị hao mòn luỹ kế 14.929.563.159 18,73 19.015.095.829 21,66 -Giá trị còn lại 58.042.534.422 72,80 61.746.830.905 70,35 2.TSCĐ VH

- Nguyên giá TSCĐ VH 6.755.254.970 8,47 7.013.729.666 7,99 + Quyền sử dụng đất 5.279.330.637 6,62 5.368.886.237 6,12

+ Phần mềm kế toán 30.000.000 0,04 25.687.500 0,03

+ Bản quyền, bằng sáng chế 875.925.328 1,10 695.727.816 0,79 - Giá trị hao mòn luỹ kế 569.999.005 0,71 923.428.113 1,05 - Giá trị còn lại 6.185.255.965 7,76 6.090.301.553 6,94 3. Tống TSCĐ còn lại 64.227.790.387 80,56 67.837.132.458 77,28 4. Tổng TSCĐ (nguyên giá) 79.727.352.551 100,00 87.775.656.40

0 100,00 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán) - Từ bảng trên ta thấy, máy móc thiết bị chiếm tỉ lệ giá trị cao nhất 53,87% ở đầu năm tuy cuối năm có giảm còn 51,91% nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao; nhà cửa kiến trúc chiếm 17,08% ở đầu năm đến cuối năm còn 16,86%; phần mềm kế toán chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,04% ở đầu năm đến cuối năm còn 0,03%. Trong cơ cấu TSCĐ thì TSCĐ HH chiếm tỷ trọng lớn 91,53% ở đầu năm và cuối năm tỷ lệ này là 92,01% so với tỷ trọng của TSCĐ VH là 8,47% ở đầu năm và cuối năm là 7,99% sở dĩ giá trị của TSCĐ HH gấp gần 12 lần TSCĐ VH là do tính chất đặc thù của việc sản xuất kinh doanh đòi hỏi đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng…với số vốn lớn. Cơ cấu tài sản của công ty như trên là hợp lý.

2.3.6. Phân tích tình hình sử dụng Tài sản cố định

- Việc bố trí và sử dụng tài sản cố định hợp lý hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá sử dụng TSCĐ

(ĐVT: Đồng)

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch Tuyệt đối % 1. Doanh thu thuần 457.770.542.720 502.135.289.873 44.364.747.153 9,69 2. Lợi nhuận sau thuế 3.261.848.058 4.277.716.243 1.015.868.185 31,14 3. Nguyên giá TSCĐ 79.727.352.551 87.775.656.400 3.609.342.070 5,62

4. Sức sản xuất TSCĐ (1)/(3) 5,74 5,72 (0,02) (0.348)

5.Sức sinh lời TSCĐ (2)/(3) 0,0409 0,0487 0,0078 19,07 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Trong đó:

Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân

Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi thuận thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân

- Qua các chỉ tiêu đã thống kê ở bảng trên ta thấy: năm 2023 sức sản xuất tài sản cố định đạt 5,72 tức một đồng tài sản cố định sản xuất được 5,72 đồng doanh thu tuy tỷ lệ thấp hơn năm 2022 là 0,348% nhưng sức sinh lời của tài sản cố định tăng lên rõ rệt đạt mức tăng 19,07%, đây là một con số đáng mừng mà công ty cần phải tiếp tục duy trì và phát huy trong thời gian tới. Hiện tại công ty đang tiếp tục mua mới một số máy móc, thiết bị đưa vào sử dụng để đáp ứng hơn nữa khả năng sản xuất của doanh nghiệp mình.

2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định của Công ty

Để đảm bảo hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục thì công tác quản lý vật tư của công ty phải tốt. Nhất là đối với công ty sản xuất thiết bị thì việc quản lý vật tư lại càng có ý nghĩa quan trọng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước và số nguyên vật liệu dự trữ không nhiều chỉ đủ để đáp ứng nguyên vật liệu cho sản xuất ở tháng tiếp theo. Việc bố trí nhà kho cũng hợp lý với cường độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ theo quy định của từng loại nguyên liệu. Tình hình cấp phát nguyên vật liệu cũng nhanh chóng nhưng việc xây dựng định mức nguyên vật liệu chưa tốt dẫn đến cuối kỳ sản xuất có một số loại nguyên vật liệu dùng hết và không còn cho dự trữ (theo quy định của công ty thì khối lượng nguyên vật liệu dự trữ

Tài sản cố định của Công ty tương đối mới, hệ số hao mòn thấp. Cơ cấu TSCĐ là hợp lý với ngành nghề sản xuất. Tuy sức sinh lời của TSCĐ năm 2022 tăng so với năm 2021 nhưng sức sản xuất lại giảm (tuy không đáng kể) nên công ty phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời. TSCĐ của Công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng là phương pháp khấu hao đơn giản, thuận lợi cho kế toán nhưng không phù hợp với sức sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ 3S Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w