CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
2.4. Tình hình tài chính
2.4.1. Tình hình đầu tư vào tài sản của công ty
Từ năm 2021 đến năm 2023, tình hình tài chính của các công ty sản xuất và kinh doanh đồng mục, may mặc nói chung, công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực do ảnh hưởng của địa dịch Covid-19 và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, các tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của công ty bao gồm:
- Giảm doanh thu: Hậu đại dịch Codvid-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, trong đó bao gồm cả ngành may mặc. Các biện pháp giãn cách xã hội như nghỉ làm hay chuyển hình thức học tập sang online khiến cho nhu cầu may mặc, in ấn đồng phục giảm sút đáng kể, làm giảm doanh thu của công ty.
- Khó khăn về dòng tiền: Do giảm doanh thu và tăng cho phí, công ty cũng đã gặp khó khăn về dòng tiền. làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và chi phí vận hành.
2.4.1.1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Bảng 2.10: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
(ĐVT: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch
2022/2021
Chênh lệch 2023/2022
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %
1 Tài sản ngắn hạn 183,343 100 625,129 100 554,913 100 441,786 240.96 (70,216) (11.23) 2 Tiền và các khoản
tương đương tiền 6,277 3.42 1,069 0.17 5,321 0.96 (5,208) (82.97) 4,252 397.75
3 Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 7,764 4.23 7,764 1.24 8,491 1.53 0 0.00 727 9.36
4 Các khoản phải
thu ngắn hạn 136,270 74.33 363,421 58.14 253,793 45.74 227,151 166.69 (109,628) (30.17) 5 Hàng tồn kho 33,008 18.00 252,758 40.43 287,164 51.75 219,750 665.75 34,406 13.61 6 Tài sản ngắn hạn
khác 24 0.01 317 0.05 144 0.03 293 1,220.83 (173) (54.57)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)
Hình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000
Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty
Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác
Nhận xét:
Trước hết, tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam đang có sự tăng trưởng không đồng đều, từ năm 2021 đến năm 2022, tài sản ngắn hạn tăng trưởng mạnh tăng từ 183, 343 triệu đồng lên 625,129 triệu đồng, tăng mạnh 240, 96%, nhưng đến năm 2023 có sự giảm nhẹ 11,23% tương đương giảm 70,216 triệu đồng.
Về tiền và các khoản tương đương tiền, đang có xu hướng giảm trong giai đoạn 2021-2022, giảm tới 82,97% tương đương 5,208 triệu đồng. Giảm doanh thu, trả nợ vay cùng các chi phí tăng cao dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, dù chỉ chiếm tỷ trọng 0,17% năm 2022 nhưng đến năm 2023 lại chiếm tới hơn 0,96% tương đương 5,208 triệu đồng. Doanh thu tăng cùng các chính sách cắt giảm hợp lý và sự kiểm soát dòng tiền đúng đắn dẫn đến lượng tiền trong công ty càng lớn hơn, tình hình tài chính của công ty càng ổn định hơn.
Về các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu này tăng khá mạnh vào năm 2022 (tăng 227,151 triệu đồng tương ứng tăng
166,69% so với năm 2021) nhưng đến năm 2023 thì lại giảm từ 363,42 triệu đồng (năm 2022) xuống còn 253,793 triệu đồng (năm 2023). Cho thấy khách hàng đang thanh toán các khoản nợ nhanh hơn. Điều này có thể đánh giá tích cực cho sức khoẻ tài chính của công ty và cho thấy rằng khách hàng đang tin tưởng và có ý chí thanh toán nợ đúng hạn.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá thấp: 4,23% (năm 2021), 1,24% (năm 2022) và 1,53% ( năm 2023) chỉ sau tài sản ngắn hạn khác và chi tiêu này có sự tăng trưởng rõ hơn là từ năm 2023, tăng 727 triệu đồng tương ứng 9,36%.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn, năm 2021 chiếm 18%, năm 2022 chiếm 40,43% và năm 2023 chiếm 51,73% trên tổng tài sản ngắn hạn và chỉ tiêu này tăng mạnh vào năm 2022 và 2023. Việc hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao như thế thì ta có thể thấy được doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề quản lý và vận hành của hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hoá. Do đó, để tăng tính khả năng thanh khoản, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đưa ra các chiến lược quản lý hàng tồn kho và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài sản ngắn hạn và tăng nhẹ trong năm 2022, tuy nhiên tới năm 2023 lại có sự giảm nhẹ. Năm 2022 tăng 293 triệu đồng tương ứng 1220,83% so với năm 2021 và năm 2023 giảm 173 triệu đồng tương ứng 54,57% so với năm 2022.
2.4.1.2. Cơ cấu tài sản dài hạn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam
Bảng 2.11: Cơ cấu tài sản dài hạn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam
(ĐVT: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch
2022/2021
Chênh lệch 2023/2022
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %
1 Tài sản dài hạn 427,294 100 104,819 100 451,159 100 (322,475) (75.47) 346,340 330.42 2 Các khoản phải
thu dài hạn 152,698 35.74 4,199 4.01 2,519 0.56 (148,499) (97.25) (1,680) (40.01)
3 Tài sản cố định 65,310 15.28 66,952 63.87 38,712 8.58 1,642 2.51 (28,240) (42.18)
4 Tài sản dở dang
dài hạn 206,402 48.30 30,840 29.42 29,456 6.53 (175,562) (85.06) (1,384) (4.49)
5 Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 2,625 0.61 2,625 2.50 378,925 83.99 0 0.00 376,300 14,335.2
4 6 Tài sản dài hạn
khác 258 0.07 203 0.20 1,547 0.34 (55) (21.32) 1,344 662.07
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 500000
Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty
Tài sản dài hạn Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định Tài sản dở dang dài hạn Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tài chính dài hạn khác Nhận xét:
Thông qua bảng và biểu đồ ta có thể thấy: tài chính dài hạn khác đang chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tài sản của công ty. Trong đó, tài chính dài hạn khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản dài hạn là năm 2023 với tổng tài sản 1457 triệu đồng tương ứng 0,34% (năm 2021 là 0,07%, năm 2022 là 0,20%, năm 2023 là 0,34%).
Tài sản dở dang dài hạn đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm, cụ thể năm 2022 giảm 175,552 triệu đồng tương ứng 85,06% và sau đến năm 2023, tài sản dở dang dài hạn lại tiếp tục giảm 4,49% tương ứng 1,384 triệu đồng.
Các khoản phải thu dài hạn cao nhất là năm 2021 chiếm 152,698 triệu đồng tương ứng chiếm 35,74%, sau đến năm 2022 và 2023 có sự giảm hụt đáng kể, cụ thể năm 2022 giảm mạnh 148,499 triệu đồng tương ứng 97,25% và năm 2023 giảm 1,680 triệu đồng tương ứng 40,01% so với năm 2022. Qua đó thấy được khách hàng đối hoặc
ánh sự tín nhiệm tốt của khách hàng hoặc đối tác kinh doanh đối với công ty và khả năng tài chính tốt của công ty.
Với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, năm 2021 các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 0,61% tổng tài sản dài hạn và năm 2022 chiếm 2,25% tổng tài sản dài hạn, và đặc biệt các khoản đầu tư tài chính dài hạn đang có sự tăng trưởng rõ rệt đặc biệt là vào năm 2023 tăng 376,300 triệu đồng tương ứng 14.335,24%.
Với tài sản cố định, tăng từ 65,310 triệu đồng (năm 2021) lên 66,952 triệu đồng (năm 2022) tương ứng tăng 1,642 triệu đồng tương ứng 2,51%, sau tới năm 2023, tài sản cố định có sự giảm hụt đáng kể, cụ thể giảm từ 66,952 triệu đồng (năm 2022) xuống còn 38,712 triệu (năm 2023), giảm 22,240 triệu đồng tương ứng giảm 42,18%.
Công ty đang có chiến lược tài chính tập trung vào việc tiết kiệm tiền mặt và tối ưu hóa tài nguyên để tăng khả năng thanh toán và giảm rủi ro tài chính. Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn quá nhiều cho biết được doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư vào tài sản dài hạn, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển và tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, cần có một sự cân bằng hợp lý giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững.