CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
2.4. Tình hình tài chính
2.4.2. Tình hình huy động vốn của công ty TNHH Thươn Mại và Dịch Vụ 3S Việt Nam
Vốn là điều kiện đầu tiên để hình thành một doanh nghiệp và đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó được tiến hành thuận lợi. Với các doanh nghiệp thương mại vốn là cơ sở quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh nhất là trong khâu lưu thông. Với tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh thì công ty phải thường xuyên có kế hoạch quản lý vốn và sử dụng nguồn vốn để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bảng 2.12: Cơ cấu nguồn vốn của Công Ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ 3S VIệt Nam
(ĐVT: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch
2022/2021
Chênh lệch 2023/2022
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá trị % Giá trị %
I Nợ phải trả 428,166 70.12 546,914 74.90 822,794 81.78 118,748 27.73 275,880 50.44
1 Nợ ngắn hạn 423,346 69.33 544,051 74.51 820,713 81.58 120,705 28.51 276,662 50.85
2 Nợ dài hạn 4,820 0.79 2,863 0.39 2,081 0.21 (1,957) (40.60) (782) (27.31
)
II Vốn chủ sở hữu 182,471 29.88 183,233 25.10 183,279 18.22 762 0.42 46 0.03
III Tổng nguồn
vốn 610,637 100 730,147 100 1,006,073 100 119,510 19.57 275,926 37.79
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Tác giả tổng hợp và tính toán)
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000
Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Nhận xét:
Quan bảng và biểu đồ trên ta thấy được rằng tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2021 là 610,637 triệu đồng, năm 2022 là 730,147 triệu đồng, năm 2023 là 1,006,073 triệu đồng. Chênh lệch giữa năm 2022/2021 tăng 119,510 triệu đồng tương ứng tăng 19,57%, chênh lệch 2023/2022 tăng 275,926 triệu đồng tương ứng tăng 37,79%.
Nợ phải trả: Năm 2021 là 428,166 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,12%, năm 2022 là 546,914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,90%, năm 2023 là 822,794 triệu đồng tương ứng chiếm tỷ trọng 81,78% trên tổng nguồn vốn.
Nợ ngắn hạn: Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động qua 3 năm 2021, 2022, 2023 cụ thể như sau:
Năm 2021 là 423,346 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,33%, năm 2022 là 544,051 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,51%, năm 2023 là 820,713 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,58%. Chênh lệch giữa năm 2022/2021 tăng 120,705 triệu đồng tương ứng tăng
28,51 %, chênh lệch giữa năm 2023/2021 tăng 276,662 triệu đồng tương ứng tăng 50,85%.
Nợ ngắn hạn tăng đáng kể có thể cho thấy rằng công ty đang gặp khó khăn về tài chính và đang sử dụng các khoản vay ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ thay vì đầu tư vào hoạt động kinh doanh hoặc để dành cho tương lai.
Nợ dài hạn: Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất và biến động qua 3 năm 2021, 2022, 2023 cụ thể như sau:
Năm 2021 là 4,820 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,88%, năm 2022 là 2,863 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,39%, năm 2023 là 2,081 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,21%.
Chênh lệch giữa năm 2022/2021 giảm 1,957 triệu đồng tương ứng giảm 40,60%, chênh lệch giữa năm 2023/2022 giảm 782 triệu đồng tương ứng giảm 27,31%.
Nợ dài hạn tăng cho thấy rằng công ty đang tập trung vào mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới hoặc mua lại công ty khác để tăng trưởng. Hiện tại, công ty đang tìm cách giảm bớt nợ ngắn hạn và tăng tính ổn định tài chính. Tuy nhiên, nếu nợ dài hạn tăng đáng kể và không quản lý tốt, điều này có thể cho thấy công ty đang gặp vấn đề về tài chính và đang phải dựa vào khoản vay để giải quyết các khoản nợ cũng như duy trì hoạt động kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu: Trong cơ cấu nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ phải trả và chỉ tăng nhe qua các năm, cụ thể như sau:
Năm 2021 là 182,471 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,88%, năm 2022 là 183,233 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 25,10 %, năm 2023 là 183,279 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,22%. Chênh lệch giữa năm 2022/2021 tăng 762 triệu đồng tương ứng tăng 0,42%, chênh lệch giữa năm 2023/2022 tăng 46 triệu đồng tương ứng tăng 0,03%.
Vốn chủ sở hữu tăng cho thấy công ty đang tìm cách tăng tính ổn định tài chính bằng cách đầu tư nhiều hơn vào công ty bằng tiền và tài sản của chủ sở hữu, thay vì dựa vào khoản vay hay nợ. Điều này có thể coi là một dấu hiệu cho sự phát triển của công ty bởi vì nó cho thấy công ty đang có sự tăng trưởng bền vững, tiềm năng để tăng cường vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, sự tăng vốn chủ sở hữu còn có thể cho thấy mức độ cam kết của các chủ sở hữu tỏng việc phát triển và duy trì công ty trong tương lai. Điều này có thể thúc đẩy các nhà đầu tư và cổ đông khác có niềm tin