1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên

126 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Tác giả Lê Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn Ts. Cao Thị Thu Hoài
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÊ THỊ HUYỀN TRANG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON T

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)

Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Cao Thị Thu Hoài

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung đề tài/khoá luận tốt nghiệp/luận văn/luận án qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 17% Bản đề tài/khoá luận tốt nghiệp/luận văn/luân án kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ/nghiệm thu trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả

Lê Thị Huyền Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:

TS Cao Thị Thu Hoài, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin được cảm ơn tới quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn, tôi kính mong nhận được ý kiến đóng của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thiết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.2 Một số khái niệm 9

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ 9

1.2.2 Khái niệm giáo dục ngôn ngữ 9

1.2.3 Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc 10

1.2.4 Khái niệm làm quen tác phẩm văn học 11

1.2.5 Khái niệm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học 11

Trang 6

1.3 Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non 12

1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 4-5 tuổi 12

1.3.3 Vai trò của việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi 14

1.3.4 Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 14

1.3.5 Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 14

1.4 Lí luận về hoạt động làm quen với tác phẩm văn học 15

1.4.1 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động làm quen tác phẩm văn học với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi 15

1.4.2 Nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học 16

1.5 Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non 20

1.5.1 Mục đích, ý nghĩa giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non 20

1.5.2 Ưu thế của giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non 22

1.5.3 Nội dung giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non 22

1.5.4 Phương pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non 24

1.5.5 Hình thức giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non 25

1.5.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học 28

1.5.7 Đánh giá kết quả giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học 29

Kết luận chương 1 31

Trang 7

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ

ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 32

2.1 Khái quát về điều tra thực trạng 32

2.1.1 Khái quát về các trường mầm non khảo sát 32

2.1.2 Mục đích khảo sát 33

2.1.3 Nội dung khảo sát 33

2.1.4 Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu 33

2.2 Thực trạng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 34

2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học 34

2.3 Đánh giá thực trạng 55

Kết luận chương 2 58

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 59

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 59

3.1.2 Đảm bảo tính khoa học 59

3.1.3 Đảm bảo tính đồng bộ 59

3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 60

3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 60

3.2 Một số biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học 60

Trang 8

3.2.1 Biện pháp 1 Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động LQTPVH cần được thực hiện thường xuyên, tích cực qua các giờ

dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện 60

3.2.2 Biện pháp 2 Tạo môi trường giàu tiếng Việt bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với hoạt động cho trẻ LQTPVH 64

3.2.3 Biện pháp 3 Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp giải thích nhằm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi 68

3.2.4 Biện pháp 4 Sử dụng trò chơi, thực hành giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi 72

3.3 Quan hệ của các biện pháp luận văn đề xuất 74

3.4 Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp 74

3.5 Thực nghiệm biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phâm văn học ở trường mầm non 76

3.5.1 Mục đích 76

3.5.2 Nội dung và tổ chức 77

3.5.3 Kết quả 78

Kết luận chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

1 Kết luận 84

2 Khuyến nghị 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả nhận thức của GV về các khái niệm GD NNML cho trẻ

4-5 tuổi qua tổ chức làm quen TPVH tại các trường mầm non 35

Bảng 2.2 Nhận thức của GV về vai trò của việc GD NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH 37

Bảng 2.3 Ưu thế của việc GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen tác phẩm VH 38

Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của GV về mục tiêu giáo dục NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ LQ TPVH tại các trường MN 39

Bảng 2.5 Nhận thức của GV về các chủ đề được sử dụng nhằm GDNN mạch lạc qua tổ chức HĐ LQ với TPVH 40

Bảng 2.6 Nhận thức của giáo viên với việc lựa chọn PP GDNN mạch lạc cho trẻ qua HĐ LQ TPVH 42

Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của GV về thuận lợi và khó khăn trong việc GDNN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ LQ TPVH 43

Bảng 2.8 Thực hiện mục tiêu GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 44

Bảng 2.9 Thực hiện ND GD NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 45

Bảng 2.10 Thực hiện PP giáo dục NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 47

Bảng 2.11 Hiệu quả thực hiện hình thức GDNN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 48

Bảng 2.12 Lập kế hoạch GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 49

Bảng 2.13 Tổ chức thực hiện kế hoạch GDNN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 50

Bảng 2.14 Kết quả tổ chức HĐ GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 51

Bảng 2.15 Yếu tố ảnh hưởng GDNN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 52

Trang 12

Bảng 2.16 Thực trạng thực hiện quy trình GDNN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi

qua LQ TPVH 53

Bảng 2.17 Thực trạng thực hiện đánh giá GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi qua LQ TPVH 54

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp thể hiện 75

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp thể hiện 76

Bảng 3.3: Kết quả đo đầu vào DĐNN ML của trẻ 4 - 5 tuổi 78

Bảng 3.4: Kết quả đo đầu ra DĐ NN ML của trẻ 4 - 5 tuổi 80

Bảng 3.5: Mức độ DĐ ngôn ngữ ML của trẻ 4-5 tuổi của nhóm TN và ĐC trước và sau TN 81

Bảng 3.6: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm TN 81

Bảng 3.7: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm ĐC 82

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Thực trạng nhận thức của GV về vai trò của GD NNML cho trẻ

4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH 37

Hình 3.1: Kết quả đo đầu vào DĐ NNML của trẻ 4 - 5 tuổi 79

Hình 3.2: Kết quả đo đầu ra DĐ NN ML của trẻ 4 - 5 tuổi 80

Hình 3.3: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm TN 81

Hình 3.4: So sánh kết quả trước và sau TN của nhóm TN 82

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,

có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong độ tuổi từ 0-6 Với mục tiêu chung là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và ngôn ngữ; hình thành ở trẻ những phẩm chất và năng lực phù hợp với lứa tuổi, tạo cơ hội cho trẻ học tập thành công ở các cấp học tiếp theo

Ngôn ngữ là sản phẩm của con người Nó chỉ được hình thành và phát triển trong xã hội loài người Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa của loài người, ngôn ngữ - tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, tính cách của con người

Một trong những con đường giáo dục ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất chính là giáo dục phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với thơ và truyện Qua việc làm quen với tác phẩm văn học, trẻ biết nghe và hiểu được tác phẩm văn học, biết đánh giá các nhân vật trong tác phẩm; nhớ nội dung các bài thơ, biết cách đọc, kể diễn cảm thơ, truyện Từ đó, vốn từ nghệ thuật của trẻ được mở rộng, trẻ làm quen với cách dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt, lời nói có vần, nhịp, có ngữ điệu

Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, việc giáo dục ngôn ngữ là vô cùng quan trọng và cần thiết Bởi đây là giai đoạn mà trẻ đã có những nhu cầu giao tiếp cơ bản với người xung quanh, thể hiện “cái tôi” cá nhân rõ nét nhất

Hiện nay, tôi đang sinh sống và công tác tại tỉnh Điện Biên, với những điều kiện về kinh tế, giáo dục còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn Đối với trẻ em mầm non trên địa bàn tỉnh, môi trường giao tiếp còn nhiều hạn chế, chính vì vậy vấn đề giáo dục ngôn ngữ tiếng Việt đã, đang được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc

Trang 15

Biên Phủ, với mong muốn tìm hiểu thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi tại địa phương mình, tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” làm đối tượng nghiên cứu chính Hi vọng đề tài thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Điện Biên

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở một số trường mầm non

4 Giả thiết khoa học

Việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh

Trang 16

Điện Biên trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: nhiều giáo viên mầm non chưa thực

sự quan tâm đến việc giáo dục ngôn ngữ nói chung, ngôn ngữ mạch lạc nói riêng cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học; GV chưa biết cách xây dựng, lập kế hoạch, tổ chức hoạt động GD NN mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua tác phẩm văn học, chưa có sự phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ tại gia đình Do đó, nếu áp dụng các biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động LQTPVH một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mầm non

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Đề xuất một số biện pháp, tổ chức thực nghiệm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lí luận, thực trạng và biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

6.2 Khách thể khảo sát

Chúng tôi khảo sát tìm hiểu 80 giáo viên dạy khối mẫu giáo

Thực nghiệm 63 trẻ (nhóm thực nghiệm 31 trẻ; nhóm đối chứng 32 trẻ)

Trang 17

6.3 Địa bàn nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu ở 3 trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên là: trường mầm non Hoa Ban, trường mầm non Him Lam, mầm non Nam Thanh

6.4 Thời gian nghiên cứu

Năm học 2022-2023

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu, đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: các văn bản, sách chuyên ngành, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng, tài liệu hướng dẫn… báo cáo của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Trên cơ sở đó thu thập, phân tích, tổng hợp và khái quát tài liệu

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành khảo sát ý kiến của các đối tượng nghiên cứu thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi nhằm làm rõ thực trạng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

- Phương pháp chuyên gia

Trưng cầu ý kiến chuyên gia về các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực

trạng, tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Trang 18

- Phương pháp thực nghiệm

Sử dụng để lấy ý kiến về tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp

đã đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán thống kê tính phần trăm, tính điểm trung bình, thứ bậc để xử lý kết quả điều tra

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Chương 2 Thực trạng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Chương 3 Biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC

CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI

TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

NN với GD trẻ MN là quan trọng Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề GDNN cho trẻ MN, có thể kể đến các tác giả như:

Borodis A.M với cuốn Phương pháp phát triển tiếng Việt cho trẻ em, NXBGD Maxtcova, 1974; Xokhin với cuốn Phương pháp phát triển lời nói trẻ em, NXBGD Maxtcova, 1979; cuốn Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ của tác

giả M-Kbogolaupskai V.Vseptenko

Các nhà khoa học Hoa Kì coi “Phát triển khả năng giao tiếp ngôn ngữ tích hợp các thành tố từ vựng, ngữ pháp, lời nói mạch lạc, ngữ dụng, ngữ âm, thêm vào đó là phát triển khả năng tiền đọc - viết” [dẫn theo 26, tr.27]

Tác giả E.I.Tikhieva trong tác phẩm Phát triển ngôn ngữ trẻ em dưới tuổi đến trường phổ thông cho rằng: “sử dụng TPVH (như truyện, thơ) chính là

cách thức, phương tiện tốt nhất đối với sự PTNN của trẻ Để trẻ làm quen với các sáng tác nghệ thuật ngôn từ cũng là tạo cơ hội để đứa trẻ học hỏi những HTNN mới mẻ và sinh động” [32, tr.54]

Barodis A.M trong cuốn phương pháp phát triển tiếng Việt cho trẻ,

(NXBGD Maxtcova, 1974) đã nêu ra 10 yêu cầu cho tiết học tiếng mẹ đẻ ở trường mầm non Trong đó nhấn mạnh đến “Việc tích cực cho trẻ hoạt động ngôn ngữ kết hợp tính cá biệt và tập thể trong dạy học, chú ý đến năng lực của từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được huy động năng lực bản thân” [31]

Theo Smolnikov: “Sự phát triển kịp thời và đúng đắn các kĩ năng độc thoại mạch lạc ở trẻ mầm non đặt nền tảng cho sự hình thành thành công lời nói độc thoại mạch lạc ở học sinh” (Ushakova, 1987)

Theo A.M Leushina: “Ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc đi từ tình huống sang

Trang 20

thuộc vào điều kiện và hình thức giao tiếp với môi trường, được quyết định bởi mức độ phát triển tư duy, là nhiệm vụ chính nhằm phát triển nôn ngữ cho trẻ Thành công của giáo dục ở trường phụ thuộc vào mức độ thông thạo ngôn ngữ mạch lạcở trẻ, nhận thức và trả lời chi tiết cho một câu hỏi và không cần sự giúp đỡ từ người khác” (Dẫn theo Yaroslavl, 2018)

I A Hrechyshkina (2019) xem xét ảnh hưởng của các yếu tố từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm đến việc xây dựng cách DĐML ở trẻ MN cho rằng: NNML

là hoàn thiện phát âm, nói biểu cảm, đúng ngữ pháp

F Undiyaundeye và B J A (2018) cho rằng: 4 tuổi, khả năng nói với nhiều cấu trúc đa dạng và tính ML trong NN của trẻ rõ ràng hơn Các chiến lược nâng cao PTNN rất cần thiết đối với trẻ Yếu tố: chuyên môn của GV thấp, thiếu nguồn lực/tài liệu, sai mô hình là rào cản đối với PTNN cho trẻ ở trường MN

GV có vai trò cần thiết trong PTNN trẻ em trong GDMN GV nên lập kế hoạch cho nhiều HĐ khác nhau nhằm hấp dẫn, quan tâm trẻ và khiến cho trẻ luôn ham học hỏi

Những nghiên cứu của D.Konza (2016) và Malinovska N.V (2020) cho rằng, việc PTNNML cho trẻ cần tiến hành mọi lúc, mọi nơi trong mọi HĐ ở trường MN GV cần tận dụng lợi thế của từng HĐ để PTNN cho trẻ, đặt ra các vấn đề giúp trẻ mở rộng nhận thức và tư duy, giao tiếp thường xuyên với trẻ

thông qua việc đọc sách, truyện hàng ngày… [35, tr 131-142]

Việc nghiên cứu về vai trò của NNML nói riêng và giáo dục NN nói chung qua HĐ cho trẻ LQ TPVH hiện đang được nhiều nhà GD và các tác giả

đề cập trong các công trình, bài viết Tiêu biểu như:

Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” đã viết

GDNN cho trẻ (trong đó có trẻ 4-5 tuổi), hình thành, phát triển các mẫu câu tiếng Việt, PT NNML cho trẻ, chuẩn bị khả năng tiền đọc, viết tuổi MN

Trang 21

Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích trong bài viết Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi kể chuyện sáng tạo [Tạp chí Khoa học giáo dục, Số

59, năm 2010] đã khẳng định: trẻ MG có muốn thuật lại những gì trẻ được thấy cho người khác nghe do đó, NNML của trẻ được phát triển

Các tác giả Nguyễn Xuân Khoa, Đinh Hồng Thái đề cập PT NNML cho trẻ MN ở các lứa tuổi, đưa ra hình thức, PP phát triển NNML ở từng độ tuổi Các nghiên cứu trên đã khẳng định sự cần thiết của việc phát triển NNML cho trẻ ngay từ lứa tuổi MN, đặc biệt là quá trình MG Sự PT NNML phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó môi trường và GD là yếu tố quan trọng [11, tr.27]

Tác giả Đinh Thanh Tuyến trong cuốn Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non [Đinh Thanh Tuyến (2019), Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động PTNN tuổi mầm non, Nxb Đại học sư

phạm] đã đặt ra vấn đề: NNML của trẻ MG cần được xem xét qua những biểu hiện cụ thể như: việc nói đúng cấu trúc câu tiếng Việt; nội dung thông báo đầy

đủ, logic, có hình ảnh Cũng trong công trình này, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của việc giáo dục NN độc thoại và đối thoại qua việc cho trẻ LQ với TPVH

là rất quan trọng và cần thiết

Nguyễn Xuân Khoa với cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đã đưa ra một số PP PTNN tiếng Việt cho trẻ qua các HĐ ở trường

MN, trong đó có HĐ cho trẻ LQ TPVH [11, tr11]

Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm trong cuốn

Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (4 - 5 tuổi) đã

nêu ra một số HĐ PTNN cho trẻ qua việc LQ TPVH như: kể chuyện, ca dao, tục ngữ, đồng dao; trò chơi đóng kịch, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ [9, tr7]

Nguyễn Thị Oanh trong luận án Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những yếu tố đóng

vai trò cơ bản đối với sự PTNN ML của trẻ MG, đồng thời, xây dựng được 4

Trang 22

tiêu chí đánh giá mức độ PT lời nói ML của trẻ độ tuổi này Bên cạnh đó, tác giả cũng bước đầu đề cập đến việc cần nâng cao chất lượng HĐ cho trẻ LQ TPVH để có những hình thức GDNN mạch lạc cao nhất [Nguyễn Thị Oanh

(2000), Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn, Luận

án tiến sĩ, Viện Khoa học GD VN]

Theo khảo sát của chúng tôi, đến nay chưa có một chuyên biệt nào tìm hiểu về GD NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH gắn với thực tiễn tỉnh Điện Biên Do đó, những công trình của những nhà nghiên cứu đi trước sẽ

là những gợi dẫn quý báu cho chúng tôi thực hiện triển khai đề tài này

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ

Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăng ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại đầu tiên cho bản thân tôi nữa Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác“

[Dẫn theo 27, tr 8]

Trẻ MN, ngôn ngữ được coi như là một cách để trẻ có thể tiếp nhận nền văn hóa XH tốt nhất

1.2.2 Khái niệm giáo dục ngôn ngữ

Theo Đinh Hồng Thái, ngôn ngữ trẻ em được xác định qua hai phương diện là cấu trúc và chỉnh thể Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn

vị từ nhỏ đến lớn như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng

Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng

có thể thông qua tự học [27]

Như vậy, GDNN trẻ em là GD “khả năng giao tiếp ngôn ngữ với sự phát triển đồng đều của các thành tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng, phát triển khả năng tiền đọc - viết phù hợp với độ tuổi của trẻ” [27, tr 31]

Trang 23

1.2.3 Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc

Thuật ngữ “mạch lạc” được hiểu là sự liên kết có trật tự giữa các phần, đoạn của một hoặc một số nội dung diễn đạt NN được gọi là rõ ràng, mạch lạc khi đảm bảo yêu cầu:

Các câu phải có ý nghĩa, đúng ngữ pháp

Theo Đinh Hồng Thái “ngôn ngữ mạch lạc không phải được tạo nên bởi

phép cộng đơn thuần của các phát ngôn mà nó tồn tại bởi sợi dây liên kết được biểu hiện bởi tư duy lôgic một chủ đề nhất định, phương thức lời nói liên kết với nhau để thực hiện chức năng giao tiếp” [27, tr38]

Như vậy, NNML là “Ngôn ngữ được trình bày có logic, có trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh Ngôn ngữ mạch lạc bao gồm ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại, có liên quan chặt chẽ với tư duy” [20, tr.89]

NNML ở trẻ MG là NL giúp trẻ mở rộng, PTVT, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo

NNML khơi dậy những yếu tố NL nội tại có sẵn nơi trẻ, cùng với sự tác động của GD nhà trường sẽ góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo lứa tuổi của trẻ Do đó, NNML là nội dung GD mà GV cần lưu

ý trong HĐ GD ở trường MN

NNML là nhiệm vụ số một trong PT lời nói ở trẻ em NNML gồm: khả năng kết nối ngữ pháp trong câu, các thành phần câu đảm bảo, thống nhất về ngữ nghĩa

Trang 24

1.2.4 Khái niệm làm quen tác phẩm văn học

TPVH giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ giữa tình huống và nhân vật, hoàn cảnh, trạng thái, không khí, âm sắc, giọng điệu chung của TPVH

Thông qua TPVH, trẻ quen dần NN văn học, hiểu được ý ghĩa của TPVH Trẻ tiếp nhận TPVH chỉ bằng con đường gián tiếp do đó cần GDNN qua cho trẻ LQ TPVH [16, tr15]

Như vậy, có thể thấy, cho trẻ LQ với VH là giúp trẻ cảm nhận được ND, nghệ thuật qua đó GDNN ML cho trẻ

GDNN mạch lạc cho trẻ MG qua HĐ LQ TPVH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà GD thông qua việc tổ chức các HĐ phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, từ đó trẻ có khả năng phát triển NNML rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối về ý nghĩ, cảm xúc theo một chủ đề nhất định

Tổ chức cho trẻ LQ TPVH là HĐ GV sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải giúp trẻ hiểu được ND và hình thức nghệ thuật của TPVH

GV ở trường MN cho trẻ làm quen với TPVH qua nghệ thuật đọc/kể hướng trẻ vào vẻ đẹp ND, nghệ thuật của các TPVH

1.2.5 Khái niệm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học

Khái niệm GDNN ML cho trẻ MG qua HĐ LQ TPVH chưa được đề cập qua công trình nghiên cứu Qua các bài viết, công trình nghiên cứu về NNML, hoạt động cho trẻ LQTPVH, có thể hiểu: “Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quan tác phẩm văn học là quá trình tác động

có mục đích, có kế hoạch của nhà GD thông qua việc tổ chức các hoạt động LQTPVH phù hợp với năng lực của trẻ, để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, lưu loát, logic về một nội dung nhất định”

Trang 25

1.3 Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 4-5 tuổi

Đặc điểm sinh lý

Cơ sở sinh lý của PTNN được thể hiện các cơ quan sinh lý tham gia vào hoạt động ngôn ngữ của trẻ Sự PTNN của trẻ 4-5 tuổi chịu sự tác động của những yếu tố sinh lý sau: Hoạt động NN muốn thực hiện được yêu cầu tham gia của tế bào đại não, sự phát triển tâm lí của cá thể, sự HĐ bình thường của

bộ máy phát âm, độ tỉnh táo nhất định, NL trương lực cơ, lượng thông tin có thể tiếp nhận Chỉ có sự HĐ hài hòa của các yếu tố trên mới có thể mang lại hiệu quả cho HĐ ngôn ngữ mạch lạc của cá nhân

Các phản xạ cũng là cơ sở đảm bảo khám phá bên ngoài, có lợi cho sự phát triển NNML ở trẻ Phản xạ có điều kiện là HĐ tín hiệu có được do hai loại kích thích: Kích thích trực tiếp, cụ thể: ánh sáng, màu sắc âm thanh, hình ảnh,

sự chuyển động và kích thích ngôn ngữ xuất hiện Đây là điều kiện hình thành

và củng cố NNML Trẻ thường xuyên được GT thì NNML nhờ đó mà phát triển tốt hơn

Cơ quan phát âm gồm: cung cấp làn hơi, phát thanh, phát âm, dội âm Nếu bất cứ bộ phận nào có vấn đề hay trở ngại sẽ tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình nói và tạo ra tiếng nói của trẻ 4-5 tuổi

Thứ ba, cơ quan thính giác: cấu tạo của tai gồm ba phần: tai ngoài - có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường và truyền vào màng nhĩ; tai giữa - được xem như một khoang chứa khí trong xương thái dương, có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong; tai trong - chuyển các xung động âm thanh thành các xung thần kinh Với những chức năng trên, sự PT của cơ quan thính giác có vai trò với sự PTNN nói chung, NNML cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng

Đặc điểm tâm lí

Thứ nhất, tư duy và nhận thức tăng lên khá rõ rệt Những tiền đề này tạo

cơ hội cho trẻ lĩnh hội được tri thức nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là những tri thức liên quan đến sự PT NNML

Trang 26

Thứ hai, chú ý: ở độ tuổi 4-5, chú ý không chủ định và chú ý chủ định tương đối PT Tuy nhiên, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế Do, đó, trong các HĐGD ngôn ngữ - đặc biệt là NNML, GV cần ưu tiên quan tâm đến những ND mà trẻ hứng thú, qua đó sẽ rèn cho trẻ khả năng quan sát, khả năng lắng nghe và tăng NL chú ý có chủ định

Thứ ba, ngôn ngữ: lứa tuổi 4-5 tuổi là bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các NN, điều đó khiến cho sự PTNN của trẻ đạt tốc độ khá nhanh, đến cuối tuổi mầm non thì hầu hết trẻ đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt

Vốn từ của trẻ học hỏi được rất phong phú về động từ, tính từ, liên từ, danh từ để biểu hiện các mặt trong đời sống, biết kết hợp các từ trong câu theo các quy tắc ngữ pháp Sự khác biệt về cá nhân thể hiện rõ rệt hơn trong các lĩnh vực khác của sự phát triển ở trẻ Sự lĩnh hội NN còn được quyết định bởi tính tích cực của bản thân trẻ với NN Nếu trẻ hăng say giao tiếp, học hỏi các hiện tượng NN thì sẽ nắm vững ngữ pháp, sáng tạo ra những câu từ, những cách nói chưa hề có trong NN của người lớn

Phát âm

Trẻ 4 - 5 tuổi cơ quan phát âm đang và dần hoàn thiện Trẻ biểu hiện tương đối mạch lạc NN nói Tuy nhiên ở các âm vị phức tạp trẻ vẫn còn có lỗi [29, tr11]

Vốn từ

Động từ và danh từ vẫn chiếm ưu thế, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ, đại từ trẻ dùng nhiều hơn

Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ

Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ khá hoàn chỉnh, đầy đủ, rõ ràng, ND khá phong phú về cấu trúc ngữ pháp Trẻ biết dùng câu ghép đẳng lập, câu đơn mở rộng, liên từ Nhưng còn hạn chế ở trẻ là NN chưa ML

Cách thể hiện ngôn ngữ rõ ràng, ML

Trang 27

NNML có vị thế trong hình thành mối liên hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh Những điều trẻ định nói ra cần phải được suy nghĩ rõ ràng ngay từ trong đầu

NNML là phương tiện làm cho trí tuệ của trẻ PT Đó là nảy sinh các yếu

tố của tư duy lôgic được nâng lên một trình độ mới cao hơn

1.3.3 Vai trò của việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi

NN mạch lạc có vị trí hàng đầu trong quá trình PT lời nói của trẻ và chiếm vị trí trung tâm trong tổng thể các hoạt động về GDNN ở trường MN nói chung và GDNN cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc góp phần PT toàn diện cho trẻ 4-5 tuổi

Việc diễn đạt NNML (cả độc thoại và đối thoại) trong quá trình học tập

và giao tiếp còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và dễ dàng thể hiện được những nhu cầu, mong muốn của bản thân Kích thích trẻ tìm tòi và khám phá hệ thống tri thức và biểu tượng mới Như vậy, giáo dục NNML đã góp phần hoàn thiện về nhận thức và nhân cách cho trẻ

1.3.4 Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

- Hình thành và PT khả năng giao tiếp của trẻ; hình thành khả năng sử

dụng ngôn ngữ, lời nói một cách chính xác, rõ ràng;

- Hình thành khả năng nói/kể phù hợp;

- Hình thành khả năng tạo lập văn bản lời nói có chất lượng;

- Hình thành và PT năng khiếu diễn thuyết;

- Củng cố và PT các thao tác của quá trình tư duy

1.3.5 Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Nhiệm vụ giáo dục NNML đối thoại

Ở lứa tuổi 4-5, GV cần tạo cơ hội để mỗi trẻ dễ dàng và tự do giao tiếp với người khác, dạy trẻ cách diễn đạt yêu cầu của mình bằng lời; đồng thời trả lời rõ ràng các câu hỏi của người lớn; khuyến khích trẻ chia sẻ với những trẻ khác

Trang 28

Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ mạch lạc độc thoại

Việc giáo dục có mục đích ngôn ngữ mạch lạc độc thoại bắt đầu ở tuổi

MG Trẻ cần được dạy kể lại những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện

mà chúng biết, cũng như kể từ đồ dùng trực quan (mô tả đồ chơi, kể chuyện từ một bức tranh có cốt truyện gần gũi với trải nghiệm thời thơ ấu) Trẻ được làm quen/ hiểu các đoạn ngắn mô tả về đồ chơi và tranh ảnh Ngoài ra, GV cũng cần dạy trẻ cách liên kết trong câu, thiết lập mối liên hệ giữa các câu, làm phức tạp dần nội dung câu chuyện,

Ở độ tuổi 4-5, trẻ không chỉ được dạy kể lại nội dung của những câu chuyện đã được nghe mà còn được hướng dẫn cách tạo lập một câu chuyện Khi

kể chuyện bằng tranh và đồ chơi, trẻ dựa trên các câu hỏi của giáo viên, sau đó chủ động xây dựng các câu miêu tả và tường thuật Cần chú ý dạy trẻ cấu trúc của mô tả và tường thuật Giáo viên cần chú ý đưa vào câu chuyện những đoạn miêu tả nhân vật, từ đặc điểm ngoại hình, hành động, ngôn ngữ; đồng thời tập cho trẻ làm quen với trình tự kể chuyện Ở tuổi này, trẻ cũng cần được hướng dẫn để có thể tạo nên những câu chuyện ngắn từ kinh nghiệm cá nhân

1.4 Lí luận về hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

1.4.1 Ý nghĩa, vai trò của hoạt động làm quen tác phẩm văn học với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi

Cho trẻ LQ với TPVH là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của GDMN Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh

ra những hành động cao thượng

Tạo cơ hội sử dụng NN để trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến các bài thơ, câu chuyện

Tạo môi trường giao tiếp có tính thực tiễn cao

Tạo cơ hội để giáo viên áp dụng các biện pháp giáo dục NNML cho trẻ TPVH cho trẻ MN ảnh hưởng lớn đến việc GD PTNN Những nhạc điệu của vần thơ, tính chuẩn xác, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên, biểu

Trang 29

cảm của ngôn ngữ được trẻ yêu thích Cảm nhận được vẻ đẹp của NN giúp trẻ hứng thú, ghi nhớ, đọc và kể lại bài thơ/câu chuyện Vốn từ của trẻ cần được GD ngay từ tuổi MG sẽ mang tình yêu đó đến mai sau, trẻ thêm yêu văn học nước nhà

NNML là phương tiện vạn năng và giao tiếp có văn hóa hiệu quả giúp

PT NNML cho trẻ

Tiếp xúc với NN nghệ thuật, trẻ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ/câu chuyện theo tưởng tượng của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống Qua TPVH, trẻ học tiếng mẹ đẻ - thấy được sự phong phú của tiếng việt

1.4.2 Nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học

1.4.2.1 Nội dung tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Lựa chọn TPVH dành cho trẻ với đủ thể loại tổ chức thực hiện HĐ đọc/kể TP

Trang 30

Dựa vào ND GV có thể tiến hành trong DH: kể/đọc truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, đọc thơ cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, trò chơi, đóng kịch TPVH

1.4.2.2 Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Phương pháp truyền thống như đọc, kể diễn cảm, đàm thoại, trực quan, truyền khẩu đã được sử dụng Các PP này có thành công nhất định, song mới chú ý đến PP của GV, chưa chú ý đến trẻ, chưa thể hiện mối quan hệ biện chứng trong quá trình “dạy và học” giữa GV và trẻ, nên chưa kích thích được hứng thú về tư duy, ngôn ngữ ở trẻ, hiệu quả GD chưa cao

Quan điểm của GD học hiện đại đặc biệt chú ý đến việc phát huy tính tích cực của chủ thể tiếp thu, coi trẻ là trọng tâm của GD Tiếp thu quan điểm mới kế thừa và phát triển phương pháp truyền thống, một số PP cơ bản sau có thể áp dụng cho trẻ tiếp xúc với TPVH

Đọc và kể TP có nghệ thuật

Trẻ MG chưa đọc và viết nên toàn bộ quá trình tiếp xúc với văn bản tác phẩm đều thông qua một chủ thể trực tiếp là người GV GV là cầu nối giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, vì thế, cách trình bày diễn cảm và xúc động TPVH có vị trí quan trọng Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật, GV giúp trẻ hiểu ND, dễ tưởng tượng, giúp trẻ nhận ra khung cảnh, các tình tiết, những hình tượng và biết ĐG chúng một cách đúng đắn Do đó, trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn

Trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học

PP trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm nhằm kích thích HĐ nhận thức của trẻ PP này đòi hỏi phải lôi cuốn trẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, nói khác đi là khêu gợi để trẻ bộc lộ cảm thụ của cá nhân một cách tự do, hồn nhiên Thực chất đây là quá trình giao tiếp giữa tác giả, tác phẩm - GV - trẻ nhằm giáo dục ngôn ngữ cho trẻ

Trang 31

Sử dụng các phương tiện trực quan

NN hình thể của GV là một PTTQ hỗ trợ, tạo tính sống động, với ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, NN của GV khi thể hiện TPVH qua đó GDNN

ML cho trẻ

Đồ dùng trực quan tranh vẽ, ảnh, con rối, mô hình hay trực quan qua truyền hình, băng ghi hình, băng ghi âm, đèn chiếu Qua đó tạo hấp dẫn, tạo hình huống, củng cố những biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật Do đó khi sử dụng GV cần khéo léo sử dụng kết hợp lời nói với tìm hiểu trẻ để trẻ tri giác trực quan, đảm bảo, tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy thời điểm, mục đích

Trẻ MG rất cần sự có mặt của các hình tượng trực quan Nghe đọc, kể TPVH và xem tranh minh họa, đó là hai quá trình sáng tạo đòi hỏi rất nhiều ở con người sức tưởng tượng

Trẻ tiếp nhận bằng tai và mắt, do đó kết hợp tranh minh họa với lời kể của GV làm cho tác phẩm trở nên rõ ràng, sống động hơn

Phương pháp tổ thức cho trẻ HĐ VH có nghệ thuật

Có thể coi đây là PPDH rất tích cực gắn với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ MG

Phát triển NL HĐ văn học nghệ thuật còn bao hàm nghệ thuật sáng tạo văn chương, chuẩn bị tâm thế để trẻ bước vào cảm thụ văn học và thực hành trải nghiệm nghệ thuật Để PP này đạt hiệu quả, GV biết kết hợp linh hoạt các

PP, biện pháp DH tích cực của lí luận DH hiện đại

Ngoài ra còn có PP giải thích từ mới có thể được tiến hành trước cũng như ngay trong quá trình GV đọc, kể TP, dẫn dắt trẻ cảm nhận TP

1.4.2.3 Quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Tổ chức HĐ LQ với VH ở trường MN được tổ chức thành hai quá trình

sư phạm có tác động thống nhất, biện chứng với nhau

Trang 32

Ở quá trình sư phạm thứ nhất, GV đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe, dẫn dắt trẻ cảm nhận những giá trị phong phú chứa đựng trong TPVH gồm những

ND như đọc thơ, kể chuyện, đọc truyện

Cơ chế DH: GV là cầu nối trẻ -TP, hướng dẫn trẻ để lĩnh hội TP một cách chủ động, tích cực, sáng tạo

Bước 1 Xác định mục đích yêu cầu của hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Xác định rõ các yêu cầu cần đạt được của tổ chức HĐ cho trẻ làm quen TPVH ở trường MN về mọi phương diện Hoạt động kể/đọc cho trẻ nghe nhằm giúp trẻ nhớ được những tình tiết chính tạo nên ND cụ thể của một tác phẩm, đồng thời trẻ cũng được quen với văn phong khẩu ngữ gần gũi và dễ hiểu

Bước 2 Chuẩn bị

Xác định giọng điệu cơ bản khi trình bày tác phẩm

Chuẩn bị các đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, rối tay,…(nếu cần)

Bước 3 Tiến hành

Gồm các nội dung:

Mở đầu: dẫn dắt trẻ vào tiết học;

Nội dung:

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả

Cô đọc/kể mẫu tác phẩm (số lần tùy thuộc tác phẩm dài hay ngắn)

Giúp trẻ hiểu tác phẩm bằng cách đàm thoại và giảng giải hoặc kể trích dẫn Củng cố: GV đọc/kể lại tác phẩm một lần hoặc tóm tắt lại nội dung của tác phẩm (cũng có thể đọc xong rồi tóm tắt tùy theo thời gian và sự hứng thú của trẻ)

Kết thúc: cô nhận xét, đánh giá rồi chuyển HĐ

Quá trình sư phạm thứ hai, GV tổ chức cho trẻ HĐ độc lập - tự HĐ, cho trẻ tự trải nghiệm: đọc thuộc thơ diễn cảm, kể lại truyện diễn cảm, nhập vai trong trò chơi đóng kịch sáng tạo Qua đó làm giàu nhân cách trẻ, GDNN, khắc

Trang 33

sâu biểu tượng nghệ thuật, làm giàu trí óc, xúc cảm, tình cảm, làm phong phú trí tưởng tượng, NNML, biểu cảm

Để thực hiện tốt quá trình này, đòi hỏi trẻ có mức độ nhất định những cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm, tưởng tượng, NN, các NL chuyên biệt, hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo

Kết quả của quá trình SP thứ 2 phụ thuộc vào quá trình SP thứ nhất Ngược lại kết quả quá trình thứ nhất là tiền đề để quá trình thứ 2 hoàn thiện hơn

1.5 Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non

1.5.1 Mục đích, ý nghĩa giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Việc giáo dục NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ LQ TPVH ở trường MN

giúp trẻ có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết Cụ thể:

MT1: Trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biết ngừng nghỉ, ngắt giọng đúng chỗ; biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với các nhân vật

MT2: Trẻ nói câu đúng ngữ pháp tiếng Việt, sử dụng các loại câu đa dạng, phong phú trong HĐ làm quen với thơ, truyện

MT3: Trẻ sử dụng lời nói có nội dung đầy đủ, logic, có tính liên kết, thể hiện được mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trẻ nhận thức được từ các bài thơ, câu chuyện

MT4: Trẻ có thể nói mạch lạc, rõ ràng các ND liên quan đến bài thơ, câu chuyện

MT5: Trẻ có thể kể chuyện logic, sử dụng các phương tiện biểu cảm khi

kể chuyện, đọc thơ theo bố cục, theo chủ đề

Kết quả mong đợi PTNN ở trẻ 4-5 tuổi được biểu hiện như sau: [1]

1 Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp, ví dụ: “Cháu hãy lấy hình tròn

màu đỏ gắn vào bông hoa màu vàng”; Hiểu nghĩa từ khái quát: con vật, đồ gỗ, rau quả; Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

Trang 34

2 Sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày: Nói rõ để người nghe có thể

hiểu được; Sử dụng được các từ chỉ hoạt động, đặc điểm, sự vật; Sử dụng được các loại câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn,; Kể lại sự việc theo trình tự; Đọc thuộc ca dao, đồng dao, bài thơ; Kể chuyện có mở đầu, kết thúc; Bắt chước điệu bộ, giọng nói của nhân vật trong truyện; Sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, xin lỗi, cám ơn trong giao tiếp; Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

3 LQ với việc đọc - viết: Chọn sách để xem; Mô tả hành động của các

nhân vật trong tranh; Cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh

“đọc” sách theo tranh minh họa (“đọc vẹt”); Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống: cấm lửa, nơi nguy hiểm, nhà vệ sinh,…; Sử dụng ký hiệu để

“viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng

PTNN ML cho trẻ MG 4-5 qua HĐ tiếp xúc TPVH ở trường MN chính

là PT khả năng hiểu NN, trình bày có logic, trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp

và có hình ảnh một ND về TPVH nhất định PT NNML nói chung và việc rèn khả năng DĐML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH ở trường MN nói riêng giúp trẻ có thể mở rộng mối quan hệ trong giao tiếp đồng thời các chức năng tâm lý của trẻ sẽ được PT về mọi phương diện, qua đó góp phần xây dựng

cơ sở nhân cách ban đầu ở trẻ

Diễn đạt NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH ở trường MN giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát, mong muốn được tham gia nhiều hơn các HĐ, gia tăng ở trẻ vốn sống, vốn kinh nghiệm Từ đó kích thích trẻ tư duy, tìm tòi và khám phá để trẻ có niềm yêu thích đối với con người, sự vật xung quanh

NN rất cần thiết đến sự PT nhân cách của trẻ

LQ với TPVH giúp trẻ phát triển NNML, GD diễn đạt rõ ràng, ML cho trẻ qua HĐ tiếp xúc TPVH ở trường MN có vai trò lớn thúc đẩy toàn diện nhân cách ở trẻ, giúp phát triển tư duy, GD sự tự tin, mạnh dạn, độc lập, sáng tạo,

Trang 35

khả năng nhận thức, lòng nhân ái Do đó PTNN cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH ở trường MN để trẻ giao tiếp mạch lạc là rất cần thiết

Trẻ DĐML là trẻ có khả năng thuyết phục người nghe, biết cách giao lưu, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với tập thể

1.5.2 Ưu thế của giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Thứ nhất, GDNNML qua hoạt động LQTPVH góp phần quan trọng

trong việc thực hiện các mục tiêu GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi: giúp trẻ nghe hiểu lời nói, sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày, hoàn thiện cấu trúc ngữ pháp và chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt…

Thứ hai, GDNNML qua hoạt động LQTPVH giúp trẻ thực hiện được các

ND GD ngôn ngữ trong Chương trình GDMN Bởi một trong những điều kiện

để trẻ có thể kể ML câu chuyện, biết sử dụng câu đúng ngữ pháp, biết xâu chuỗi các sự kiện tạo sự logic, liền mạch… thì trẻ phải thực hiện tốt các ND PTNN, từ các nội dung nghe hiểu lời nói đến các nội dung sử dụng lời nói

trong nhà trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày

1.5.3 Nội dung giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Theo [1], 10 chủ đề GVMN có thể thực hiện để GD NNML cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ tiếp xúc TPVH: Bản thân; Gia đình; Nghề nghiệp; Động vật; Thực vật; Phương tiện luật lệ giao thông; các hiện tượng tự nhiên; Trường mầm non; Trường tiểu học; Quê hương, đất nước, Bác Hồ; Nước và các hiện tượng tự nhiên

Theo [1], GD PTNN cho trẻ học MG gồm:

Nghe

- Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu

- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức

Trang 36

- Nghe hiểu ND truyện kể, truyện đọc phù hợp

- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi

- Nghe các từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, HĐ và các từ biểu cảm, từ khái quát, người

- Nghe lời nói trong giao tiếp hàng ngày

- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi

Nói

- Phát âm các tiếng có chứa các âm khó

- Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu ghép

- Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?

- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép

- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè

- Kể lại truyện đã được nghe

- Mô tả sự vật, hiện tượng, tranh ảnh

- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết

- Đóng kịch

- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt

- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau

- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày Trả lời và đặt câu hỏi

- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện

- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp

Làm quen với việc đọc, viết

Trang 37

- Nhận dạng một số chữ cái

- Tập tô, tập đồ các nét chữ

- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau

- LQ với cách đọc và viết tiếng Việt:

+ Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới + Hướng viết của các nét chữ; đọc ngắt nghỉ sau các dấu

- Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách

- “Đọc” truyện qua các tranh vẽ

- Giữ gìn, bảo vệ sách

- Làm quen với cách sử dụng sách, bút

- Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống

- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách

1.5.4 Phương pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Theo [1], PPGD ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua HĐ làm quen TPVH ở trường MN có thể sử dụng các nhóm PP sau:

Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

PP thực hành với đồ vật: Trẻ dưới sự hướng dẫn của GV, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau, cầm, nắm,) nhằm phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy

PP trò chơi: sử dụng trò chơi phù hợp kích thích trẻ tự nguyện, tích cực, hứng thú HĐ giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ GD đặt ra

PP GQVĐ: GV tạo tình huống kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ giải quyết vấn đề đặt ra

PP luyện tập: Thực hành lặp đi lặp lại các lời nói, điệu bộ, thao tác theo yêu cầu của GV nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận

Nhóm phương pháp trực quan - minh họa

Trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các phương tiện trực quan qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm phát triển tư duy và NN

Trang 38

Nhóm phương pháp dùng lời nói

GV sử dụng NN giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia

sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói để GDNN ML cho trẻ

Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ

GV dùng cử chỉ điệu bộ kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ HĐ nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình HĐ

Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

GV cần khen, chê đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp Thể hiện thái độ trước hành vi, việc làm, cử chỉ của trẻ

Ngoài ra việc tạo môi trường học tập phù hợp với chương trình GDMN vừa thúc đẩy được tính sáng tạo, chủ động GV phải không ngừng sáng tạo trong PP để trẻ không bị nhàm chán

Việc dạy trẻ học nói mà chỉ diễn ra trong khung cảnh trẻ chỉ được nghe

GV nói, trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể thúc đẩy khả năng ngôn ngữ tích cực và phong phú ở trẻ được

Cách tạo môi trường trò chuyện đối thoại sống động là rất phù hợp với đổi mới GDMN hiện nay là tổ chức GD trẻ gắn liền với HĐ trẻ mong muốn

HS, muốn tìm hiểu, phù hợp đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ

Đối với các tiết PTNN thay vì cho trẻ ngồi một chỗ GV có thể thay đổi

tư thế ngồi theo tổ, nhóm hoặc xúm xít bên GV giúp GV và trẻ gần gũi hơn

GV gợi mở, tạo cơ hội để trẻ tích lũy, trau dồi vốn sống, vốn kinh nghiệm từ đó nâng cao và PT được NN của trẻ

1.5.5 Hình thức giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Theo [1], hình thức tổ chức các HĐ GD gồm:

Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:

Tổ chức HĐ có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ

Trang 39

Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng: tết Trung thu, ngày hội đến trường, ngày 20/11, tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái 20/10, 8/03, Tết thiếu nhi: ngày 01/6, ngày ra trường

Theo vị trí không gian, có các hình thức:

a Dạy trẻ kể chuyện theo tranh

Trẻ 4-5 tuổi khả năng liên kết các câu trong ND TPVH chưa đầy đủ, trẻ còn nói lộn xộn các vị trí các câu hay lộn xộn các vị trí các thành phần ngữ pháp trong 1 câu Vì lời nói ở độ tuổi này đang hoàn thiện, tính tích cực và HĐ nói tăng dần Trẻ hoc câu chuyện, TPVH qua miêu tả theo tranh vẽ GV có thể dùng biện pháp:

Sử dụng tranh kết hợp với lời kể mẫu của GV

Sử dụng tranh kết hợp với trò chuyện theo hệ thống câu hỏi

Sử dụng tranh kết hợp với cho trẻ kể lại chuyện

Trò chơi ngôn ngữ

b Dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi

GV tổ chức cho trẻ miêu tả đồ chơi bằng cách bắt đầu từ những câu hỏi

mà GV hỏi, trẻ trả lời các câu hỏi tạo cơ hội tích cực hóa vốn từ và PT NN ML cho trẻ

Trang 40

c Dạy trẻ kể lại truyện văn học

GV tổ chức các HĐ cho trẻ kể lại một truyện văn học giúp trẻ được tiếp cận với NN văn học, ghi nhớ từ

PP dạy trẻ kể lại chuyện là: GV đọc TP trước, thảo luận theo câu hỏi, GV đọc lại, kể lại sau đó cho trẻ kể lại

Trẻ 4-5 tuổi dạy kể lại những chuyện kể ngắn, cổ tích Sau khi đọc truyện, GV tiến hành đối đáp với trẻ về câu chuyện vừa đọc giúp nắm bắt mức

độ trẻ hiểu ND câu chuyện, trật tự của các sự kiện diễn biến diễn ra trong câu chuyện qua sử dụng phương tiện NN để GDNN cho trẻ

d Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm

Trẻ rất thích tìm hiểu khám phá cái mới nên khi GV tổ chức cho trẻ từ kinh nghiệm của cá nhân kể thành trong một câu chuyện ML, có thứ tự, dễ hiểu, rõ ràng dựa trên những sinh hoạt hàng ngày của trẻ

Ví dụ: GV có thể tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện sau khi cho trẻ dạo chơi Khuyến khích trẻ kể lại hôm nay chúng ta đã làm những gì? Tạo động lực, hứng thú để trẻ kể lại những ấn tượng một cách thú vị, sinh động GV phối hợp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm PT lời nói ML:

e Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

GV có thể dùng câu chuyện hoặc tình huống thực tế gần gũi với trẻ, yêu cầu trẻ tự nghĩ ra ND, tạo logic trong cách kể với ND đó Cách kể

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w