Đánh giá chung về giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên .... 57 Chương 3: BIỆN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––
NGUYỄN QUỲNH DƯƠNG
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN”
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––
NGUYỄN QUỲNH DƯƠNG
GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN”
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)”
Mã số: 8.14.01.01”
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Thủy”.
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turniti một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 9% Bản kiểm tra luận văn qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Quỳnh Dương
Trang 4
“LỜI CẢM ƠN”
“Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến:
TS Vũ Thị Thủy, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn”
“Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới BCN khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên; các thầy cô giáo tham gia giảng dạy tại lớp CHMNK29 đã tận tâm dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập”
“Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ; ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trường mầm non 20/10, trường mầm non Hoa Hồng, trường mầm non Thanh Bình - thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên và bạn bè, người thân đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn”
“Xin gửi lời cảm ơn đến BGH trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên, BCN khoa Tiểu học - Mầm non, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi được tham gia học tập và hoàn thành khóa học”
“Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn, tôi kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.”
Tác giả luận văn
Nguyễn Quỳnh Dương
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ của đề tài 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu 6
1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe 6
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ thông qua hoạt động giáo dục 8
1.2 Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 10
1.2.1 Khái niệm dinh dưỡng 10
1.2.2 Khái niệm sức khỏe 10
1.2.3 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi 11
Trang 61.2.4 Khái niệm hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi 12
1.2.5 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi 13
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 14
1.3.1 Đặc điểm cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ 5-6 tuổi 14
1.3.2 Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 17
1.3.3 Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 19
1.3.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 21
1.3.5 Hình thức triển khai giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi 22
1.4 Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 28
1.4.1 Ưu thế của hoạt động vui chơi trong giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 28
1.4.2 Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 29
1.4.3 Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 30
1.4.4 Yêu cầu trong giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 31
1.4.5 Quy trình giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 33
1.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non 35
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 39
Trang 72.1 Vài nét về khách thể và tổ chức khảo sát 39 2.1.1 Vài nét về các trường mầm non thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên 39 2.1.2 Tổ chức khảo sát 40 2.2 Thực trạng nhận thức về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 42 2.3 Thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 45 2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 46 2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 47 2.3.3 Thực trạng thực hiện yêu cầu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 49 2.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 50 2.3.5 Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 52 2.3.6 Thực trạng thực hiện quy trình giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 53 2.3.7 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 54
Trang 82.4 Đánh giá chung về giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên
Phủ, tỉnh Điện Biên 55
Kết luận chương 2 57
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 58
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 58
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 58
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 58
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 59
3.1.5 Đảm bảo nguyên tắc tổ chức hoạt động vui chơi 59
3.2 Biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên 59
3.2.1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục về sự cần thiết phải giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi 59
3.2.2 Tăng cường cho trẻ 5 – 6 tuổi chơi các loại trò chơi giáo dục dinh dưỡng sức khỏe 61
3.2.3 Hoàn thiện xây dựng kế hoạch giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi theo chủ đề 66
3.2.4 Tăng cường giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi theo hướng trải nghiệm 70
3.2.5 Phối hợp với PHHS và các tổ chức xã hội khác để thực hiện tốt việc giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi 71
Trang 93.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 72
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi 73
3.5 Thực nghiệm sư phạm 75
3.5.1 Mục đích 75
3.5.2 Nội dung 75
3.5.3 Thời gian, đối tượng thực nghiệm 75
3.5.4 Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm 76
3.5.5 Kết quả thực nghiệm 76
Kết luận chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC
“
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT”
GDDD-SK Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mục tiêu cần đạt về DD và SK của trẻ của trẻ 5-6 tuổi 17
Bảng 1.2 NDDD và SK của trẻ 5-6 tuổi 20
Bảng 2.1 Đối tượng và địa bàn khảo sát 41
Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu GDDD và SK qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 46
Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện ND GDDD và SK thông qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 47
Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện yêu cầu GDDD và SK thông qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 49
Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện PP GDDD và SK thông qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 51
Bảng 2.6 Thực trạng hiệu quả hình thức thực hiện GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 52
Bảng 2.7 Thực trạng thực hiện quy trình GDDD và SK qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 53
Bảng 2.8 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng GDDD và SK qua TCHĐVC cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường MN thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên 54
Bảng 3.1 Kế hoạch GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC theo chủ đề 67
Bảng 3.2 Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp 73
Bảng 3.3 Kết quả đo đầu vào về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC ở nhóm ĐC 76
Bảng 3.4 KQ đo đầu vào về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC ở nhóm TN 77
Bảng 3.5 So sánh kết quả đo đầu vào về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho 5-6 tuổi qua TCHĐVC 77
Bảng 3.6 KQ đo đầu ra về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC ở nhóm ĐC 79
Bảng 3.7 KQ đo đầu ra về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC ở nhóm TN 80
Bảng 3.8 So sánh kết quả đo đầu ra về khả năng nhận biết các kiến thức về GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHĐVC 80
Bảng 3.9 KQ đo TTN và STN của nhóm ĐC 82
Bảng 3.10 KQ đo đầu ra TTN và STN của nhóm TN 83
Bảng 3.11 Các tham số thống kê 84
Trang 13DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Khả năng nhận biết KT về các ND GDDD-SK của trẻ 5-6 tuổi
qua TCHĐVC ở hai nhóm ĐC và TN trước TN 78 Biểu đồ 3.2 Khả năng nhận biết kiến thức về các ND GDDD-SK của trẻ 5-
6 tuổi qua TCHĐVC ở hai nhóm ĐC và TN sau TN 81 Biểu đồ 3.3 Kết quả đo TTN và STN của nhóm ĐC 83 Biểu đồ 3.4 Kết quả đo TTN và STN của nhóm TN 84
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
“Giáo dục mầm non là bậc học mở đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, là khâu đầu tiên trong quá trình giáo dục thường xuyên cho mọi người; nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.”
“Để đạt được mục tiêu đó GDMN cần tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục khác nhau Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ là một trong những nội dung
cơ bản, chiếm vị trí quan trọng trong quá trình GDMN Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ Việc giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ngay từ độ tuổi mẫu giáo còn tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ ở các lứa tuổi tiếp theo Đó là cơ sở, tiền đề để xây dựng nên những con người có đầy đủ sức khỏe, trí tuệ và năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.”
“Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ mầm non là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch của giáo viên lên tình cảm, lý trí của trẻ mầm non nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để giúp cho trẻ biết tự giác chăm lo cho vấn đề ăn uống và sức khỏe của bản thân mình.”
“Trẻ ở giai đoạn 5-6 tuổi được coi như một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời Đây là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào trường phổ thông, bước vào môi trường mới, rộng hơn và phức tạp hơn, trẻ chuyển qua một lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới Đồng thời trẻ chuyển qua một vị trí xã hội mới với những mối quan hệ đa dạng và phức tạp Trẻ 5-6 tuổi vốn là những chủ thể với năng lực riêng, có khả năng tư duy, thích khám phá thế giới xung quanh và chúng tích cực trong mọi hoạt động Trẻ thích thú khi được trải nghiệm trong môi trường, được khám phá những điều mới lạ về môi trường Vì vậy, giáo dục
Trang 15dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở lứa tuổi này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ ở các cấp học sau.”.
“Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non được thực hiện trong rất nhiều hoạt động khác nhau: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, thăm quan Trong các hoạt động đó, hoạt động vui chơi có vai trò to lớn nhất đối với việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ nói riêng Hoạt động vui chơi là phương tiện mang lại hiệu quả hơn cả bởi lẽ hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi Thông qua chơi các trò chơi khác nhau, giáo viên mầm non có thể dạy trẻ học hiệu quả
Ở trường mầm non có nhiều loại trò chơi như: trò chơi đóng vai theo chủ đề ở hoạt động góc, trò chơi học tập, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động Mỗi loại trò chơi có nội dung, tính chất khác nhau song đều có thể trở thành phương tiện
để giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ rất hiệu quả.”
“Thực tế hiện nay ở các trường mầm non, công tác giáo dục dinh dưỡng
và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non chưa đạt hiệu quả cao Có rất nhiều nguyên nhân: do GVMN chưa biết cách
sử dụng hợp lí và linh hoạt các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ; biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ còn chưa phù hợp.”
“Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn “Giáo dục dinh dưỡng và sức
khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên” làm luận văn thạc sĩ của mình
để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.”
2 Mục đích nghiên cứu
“Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.”
Trang 163 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
“Quá trình giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi”
3.2 Đối tượng nghiên cứu
“Biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.”
4 Giả thuyết khoa học
“Hiện nay, việc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên còn nhiều khó khăn, nếu đề xuất được biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tiễn để
sử dụng trong công tác giáo dục sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non.”
5 Nhiệm vụ của đề tài
“5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non”
“5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
“5.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
6 Phạm vi nghiên cứu
“ 6.1 Nội dung nghiên cứu ”.
“Đề tài tập trung nghiên cứu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non”
Trang 17“ 6.2 Địa bàn nghiên cứu và khách thể khảo sát ”.
* Địa bàn nghiên cứu
Trường Mầm non Hoa Hồng, Trường Mầm non 20/10, Trường Mầm non Thanh Bình thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
* Khách thể khảo sát
SỐ LƯỢNG
TRẺ 5-6 TUỔI
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ”
7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết”
“Phân tích, tổng hợp lý thuyết từ nguồn tài liệu (tạp chí, báo cáo khoa học
và các công trình nghiên cứu khoa học) có liên quan đến giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi nhằm làm rõ cơ
sở lí luận của đề tài”
7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
“Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lí thuyết, tiến hành phân loại và hệ thống
lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non”
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ”
7.2.1 Phương pháp quan sát”.
“Tiến hành quan sát trực tiếp các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
Trang 187.2.2 Phương pháp đàm thoại”.
“Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và trẻ nhằm thu thập những thông tin liên quan đến thực trạng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
7.2.3 Phương pháp điều tra”.
“Sử dụng phiếu điều tra (Ankét) đối với GV nhằm tìm hiểu thực trạng của việc
tổ chức giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm”
“Nhằm kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi”
7.3 Phương pháp xử lí số liệu ”
“Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý các số liệu thu được từ
khảo sát thực trạng và thực nghiệm về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ
5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
8 Cấu trúc luận văn”
“Chương 3: Biện pháp giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động vui chơi ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên”
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI Ở
TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
“Có nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe con người Khoa học đã chứng minh ý nghĩa của DD đối với SK con người cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa DD và SK của con người”
“Năm 1990, Nhóm nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ được WHO thành lập nhằm đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng và giải thích một cách hợp
lý về các kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu này: dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về Thống
kê Y học của Mỹ/WHO có những sai sót và thất bại trong vấn đề dự đoán một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt thể chất của trẻ Những hạn chế này đã có thể làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp lý của trẻ nhỏ Vì vậy cần phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho nhu cầu trên [34].”
“Năm 2002, Đại hội đồng Y tế Thế giới yêu cầu WHO phải xây dựng Chiến lược Toàn cầu về chế độ ăn uống, hoạt động Thể chất và Sức khỏe Mục tiêu tổng thể của Chiến lược toàn cầu về chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và sức khỏe là thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe bằng cách hướng dẫn phát triển một môi trường thuận lợi cho các hành động bền vững ở cấp độ cá nhân, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu mà khi được thực hiện cùng nhau sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ bệnh tật
và tử vong.”
“Nhóm tác giả Zarnowiecki D, Dollman J, Sinn N (2011) đã có bài nghiên cứu “Công cụ đánh giá kiến thức về thực phẩm tốt cho sức khỏe ở trẻ em Úc 5-6
tuổi” trong mục Dinh dưỡng Y tế công cộng được Nhà xuất bản Đại học Cambridge
đăng tải Nghiên cứu cho thấy trẻ em có thể phân biệt tốt các loại thực phẩm và có
Trang 20thể nhóm các loại thực phẩm lại với nhau trên cơ sở các yếu tố chung Điều này cho thấy trẻ MG có thể hưởng lợi từ giáo dục dinh dưỡng góp phần hiểu biết kiến thức
về thực phẩm và việc bắt đầu GDDD từ độ tuổi này có thể giúp hình thành thái độ tích cực về thực phẩm mà có thể duy trì khi trẻ lớn lên [31].”
“Trên Tạp chí Chất dinh dưỡng năm 2021 có bài nghiên cứu về “Tính khả thi và khả năng chấp nhận của 'VitaVillage': Một trò chơi nghiêm túc về giáo dục dinh dưỡng” của các tác giả Vlieger NM, Sainsbury L, Smith SP, Riley
N, Miller A, Collins CE, Bucher T VitaVillage là một trò chơi theo phong cách nông trại, trong đó người chơi thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành các câu hỏi nhằm nâng cao một số khía cạnh của kiến thức dinh dưỡng và ăn uống lành mạnh Trong tương lai, nội dung và lối chơi của VitaVillage sẽ được sửa đổi,
mở rộng và đánh giá về tác động lâu dài đối với hành vi ăn uống và thay đổi kiến thức Việc tích hợp các trò chơi (giáo dục) vào lớp học ngày càng trở nên phổ biến đối với giáo viên vì họ tin rằng đây là một phương pháp sáng tạo để thu hút và thúc đẩy học sinh, đồng thời có thể cải thiện kỹ năng và kiến thức của học sinh Hơn nữa, như các giáo viên đã chỉ ra rằng họ thiếu thời gian và
sự tự tin để giảng dạy về dinh dưỡng trên lớp, việc tiếp cận một trò chơi dựa trên bằng chứng được thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng có thể là một nguồn tài nguyên quý giá cho giáo viên [33].”
“Nghiên cứu của Roberts M, Tolar-Peterson T, Reynolds A, Wall C, Reeder N, Rico Mendez G (2022) được công bố trên tạp chí Chất dinh dưỡng (Nutrients), tạm dịch “Ảnh hưởng của các can thiệp dinh dưỡng đối với sự phát triển nhận thức của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo” cho rằng bộ não con người đang phát triển đòi hỏi tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu để hình thành và duy trì cấu trúc của nó Trẻ em không nhận đủ dinh dưỡng có nguy cơ cao bị suy giảm các kỹ năng nhận thức Những phát hiện của tổng quan này nhấn mạnh ý nghĩa của DD đầy đủ trong những năm mẫu giáo của dinh dưỡng đầy đủ đối với sự PT nhận thức với trẻ [32].”
Trang 21Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học Việt Nam (2018) “Một số yếu
tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ tuổi vị thành niên vùng dân tộc tại tỉnh Điện Biên, năm 2018” của Nguyễn Song Tú, Hoàng Văn Phương, Đồng Thúy Lê Nghiên cứu khẳng định tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ giai đoạn vị thành niên rất quan trọng Vì vậy, cần có giải pháp tổng thể, lâu dài can thiệp dinh dưỡng cùng với việc cải thiện tình trạng kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình Ưu tiên can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ là người dân tộc đặc biệt là dân tộc H’mông Đồng thời, cần trú trọng đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ học đường vùng dân tộc [28]”
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ thông qua hoạt động giáo dục
“Tạp chí Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ (2021) đăng bài “Vai trò của GDDD cho trẻ độ tuổi đi học trong phòng chống đại dịch béo phì toàn cầu” của các tác giả Oral O Onur, George N Nomikos, Nikitas N Nomikos, Svirkaite A Gerda, Gabriele A Paleviciute Nghiên cứu này thông qua việc xem xét tài liệu của 17 nghiên cứu về dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh, và mối quan
hệ giữa học sinh và giáo viên Theo dữ liệu, một số nghiên cứu cho thấy kết quả
có lợi và tích cực về giáo dục dinh dưỡng nhưng các nghiên cứu khác chỉ xác định thông tin tiêu cực hoặc không có thông tin về giáo dục dinh dưỡng về kết quả của việc không được giáo dục về dinh dưỡng hoặc những ảnh hưởng xấu xung quanh trường học, chẳng hạn như những người bán hàng lưu động làm gia tăng bệnh béo phì và thói quen dinh dưỡng xấu ở trẻ em Bài viết đã khẳng định Giáo dục dinh dưỡng có vị trí then chốt trong tất cả các quy mô của hệ thống giáo dục về phòng chống đại dịch béo phì toàn cầu [35].”
“Chiến lược quốc gia về DD giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm
2045 có tính toàn diện và đã đưa vào ND GDDD trong các trường học, đặc biệt trường MN là “Hoàn thiện mục tiêu chương trình GDDD từ mầm non đến đại học” Bộ Giáo dục & Đào tạo phải chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai các hoạt động
Trang 22liên quan đến dinh dưỡng hợp lý cho học sinh trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 và Đề án bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025.”.
“Ở cấp học mầm non của nước ta có tác giả đã nghiên cứu về GDDD và
SK thông qua các HĐ giáo dục khác nhau.”
Nghiên cứu “Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN” của Vũ Thị Hồng Ngọc (2017) đề cập đến thực trạng suy DD trẻ 5-
6 tuổi, phân tích được nguyên nhân, ảnh hưởng đến suy DD trẻ em, phân tích được hiệu quả hoạt động của công tác phòng chống suy DD, đánh giá được mức
độ những thành tựu, tồn tại cũng như thách thức mà công tác phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ cần phát huy, khắc phục và vượt qua để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em một cách bền vững hơn [17].”
Các tác giả Phạm Thị Thu Thuỷ, Lê Thị Hồng Nhung (2018) trong bài báo
“Một số BP GDDD và sức khoẻ cho trẻ MG thông qua trò chơi vận động” đăng
trên Tạp chí Giáo dục đã chỉ ra, có nhiều hình thức để GDDD và SK cho trẻ MN
như: HĐ học có chủ đích, HĐ ngoài trời, các trò chơi khác nhau ; trong đó, trò chơi là phương tiện mang lại hiệu quả cao Thông qua chơi các trò chơi khác nhau, GVMN có thể dạy trẻ học hiệu quả Trong các loại trò chơi, trẻ yêu thích nhất là TCVĐ Chính vì vậy, ở các trường MN, GV luôn sử dụng trò chơi vận động một cách triệt để, trong đó có GDDD và SK Bài báo khoa học đã đưa ra một số BP GDDD và sức khoẻ cho trẻ MG thông qua trò chơi vận động như: sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ theo các chủ đề … [24].”
Nhóm tác giả La Thị Bích Ngọc, Hoàng Quý Tỉnh (2020) trong bài báo
“Biện pháp GDDD cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập”, đăng trên Tạp chí Giáo dục, cho thấy việc GDDD cho trẻ MG được tích hợp trong tất cả
HĐ chơi và HĐ học của trẻ MN, đặc biệt là thông qua các trò chơi Trò chơi học
Trang 23tập là một trong những HĐGD ở trường MN, góp phần GD toàn diện cho trẻ Thông qua TCHT, GV có thể tích hợp nhiều nội dung GD khác nhau, trong đó
có giáo dục dinh dưỡng [16]
1.2 Khái niệm về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
1.2.1 Khái niệm dinh dưỡng
Từ điển Tiếng Việt (2000): “Dinh dưỡng là quá trình các tế bào, các cơ quan trong cơ thể hấp thu và sử dụng các chất cần thiết cho việc cấu tạo và HĐ của cơ thể” [19]
Theo Lê Doãn Diên – Vũ Thị Thư [tr 15, Dinh dưỡng người, NXB GD, 1996] cho rằng: “Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các HĐ sống như: sinh trưởng, PT, vận động” [4]
Từ các khái niệm trên chúng tôi thấy rằng: “Dinh dưỡng là việc cung cấp
các chất cần thiết dưới dạng thức ăn cho các tế bào cơ thể phát triển và duy trì sự sống Dinh dưỡng bao gồm các hoạt động ăn uống, hấp thu, vận chuyển, sử dụng các chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải” “Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày, cũng là nhu cầu bức thiết không thể không có của mỗi con người, mỗi sinh vật trên trái đất” [1,14]
1.2.2 Khái niệm sức khỏe
Năm 1948, cụm từ sức khỏe được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa như
sau: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã
hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau”
Năm 1986, WHO đã bổ xung và làm rõ hơn về định nghĩa sức khỏe là gì như
sau: “Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hàng ngày, là một khái niệm tích cực
nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất”
Vậy, có thể hiểu: Sức khỏe là khả năng cơ thể thích ứng với các mối đe dọa
và bệnh tật, tạo nên trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của mỗi người
Trang 241.2.3 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5 – 6 tuổi
Dưới góc độ Y học, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe là quá trình của sự hiểu biết, thái độ, hành vi về thực phẩm để thực hành cho các cá thể với nguồn thực phẩm có sẵn Hay khái niệm GDDD-SK là quá trình truyền thông tin nhằm phát triển và thúc đẩy để thay đổi tập quán dinh dưỡng, sức khỏe
Tuyên ngôn Alma Alta “Sức khỏe cho mọi người vào năm 2000” yêu cầu mỗi người phải tự chăm lo sức khỏe của mình; mỗi cộng đồng phải tự chăm lo SK cho cộng đồng Như vậy, mỗi người phải có những hiểu biết cần thiết để tự giữ sức khỏe do đó GDDD-SK được đưa lên hàng đầu
Cơ thể trẻ đang tăng trưởng rất mạnh mẽ tạo ra những thay đổi lớn Đây
là giai đoạn hoàn thiện cấu tạo, chức năng của cơ thể Do đó dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu, GDDD-SK cần được đảm bảo cho mọi người, mọi lứa tuổi
kể cả trẻ nhỏ
Việc GDDD-SK cho trẻ nhỏ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của những người nuôi dưỡng đến tình cảm, lý trí của trẻ nhằm hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác thực hiện vấn đề ăn uống và chăm lo SK cho mình
Trẻ rất nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều được tiếp xúc do đó GDDD-SK cho trẻ là hình thành ngay từ ban đầu những nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về dinh dưỡng, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong
ăn uống để đảm bảo SK cho bản thân mình góp phần tạo ra một thế hệ người có
đủ trình độ và sức khỏe để xây dựng đất nước
Qua GDDD-SK trẻ có các kiến thức mang tính khoa học về vấn đề này như các đặc điểm, nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng và lợi ích của các thực phẩm với con người
Theo Lê Thị Mai Hoa và Lê Trọng Sơn (2007) [8], “Giáo dục dinh dưỡng
và sức khỏe là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm lý
Trang 25trí của con người nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo vấn đề ăn uống và sức khỏe của cá nhân, tập thể và cộng đồng” “Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ MN là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán thói quen và các hành vi liên quan đến DD, nhằm cải thiện tình trạng DD cho trẻ Bản thân quá trình GDDD trong nhà trường nói chung
và với trẻ MN nói riêng phải nằm trong một chiến lược phát triển của toàn XH và
là một quá trình liên tục không ngừng” [3]
“GDDD và SK cho trẻ chính là cung cấp những kiến thức liên quan tới các chế độ DD, các loại thực phẩm và ích lợi của TP với SK, cách chăm sóc bảo vệ
cơ thể để cơ thể được khỏe mạnh, tránh được các bệnh thông thường, có kiến thức tránh những nơi nguy hiểm để đảm bảo an toàn NDGD có chứa ND chăm sóc và trong ND chăm sóc cũng có NDGD” [3]
Mỗi một khái niệm tiếp cận vấn đề dinh dưỡng dưới một góc độ khác nhau song tất cả đều cho đây là quá trình tác động với mục đích là nâng cao SK
GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi không những giúp trẻ PT hài hòa về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, kỹ năng XH và thẩm mỹ mà còn chuẩn bị các điều kiện về thể chất, trí lực để trẻ vào lớp 1
1.2.4 Khái niệm hoạt động vui chơi của trẻ 5-6 tuổi
Chơi là một hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của mọi người, nó có ý nghĩa với sự phát triển của TE Không chơi trẻ không thể phát triển, không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống Đó là một thực tế mang tính quy luật [29]
Nói đến HĐVC, có rất nhiểu học thuyết đề cập đến như: học thuyết về “Sức
dư thừa” của F Siller và G Spencer cho rằng do thừa năng lượng trẻ em mới chơi; học thuyết đồng nhất giữa trò chơi của trẻ em với trò chơi của động vật non của
K Groos; tương đồng giữa các loại trò chơi với các giai đoạn của XH loài người của S.Hall; đồng nhất giữa chơi với giấc mơ của S Freud [29]
Trang 26Nhiều nhà tâm lý học tiến bộ trên thế giới cho rằng, HĐVC của trẻ em mang bản chất XH, nó phản ánh lao động, và cuộc sống của người lớn, coi trò chơi là sợi dây nối liền các thế hệ với nhau để truyền đạt kinh nghiệm và văn hóa từ đời này sang đời khác HĐVC có mối quan hệ đến sự PT XH, cũng như nghệ thuật, HĐVC xuất hiện sau lao động và trên cơ sở của lao động, cùng với sự thay đổi vị trí của chính trẻ em trong các mối quan hệ XH Từ đó, TC là phương tiện GD trẻ
em một cách thích thú, nhẹ nhàng và hữu hiệu (G.I Plekhanop, L.X Vưgôtxki, A.N lêônchiep, D.B Elcônin)
Thuật ngữ Chơi có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong phạm trù hoạt động
của trẻ em thì chơi được coi là một HĐ mà động cơ nằm trong quá trình chứ không nằm trong kết quả của HĐ (A.N Lêônchiep), khi chơi đứa trẻ không chủ tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả, trong trò chơi các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và với XH được mô phỏng lại Chơi mang lại cho trẻ em một trạng thái tinh thần phấn chấn, vui vẻ dễ chịu [29]
Từ đó chúng tôi hiểu khái niệm tổ TCHĐ vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi là:
TCHĐ vui chơi cho trẻ mẫu giáo là quá trình giáo viên lựa chọn, sắp xếp, vận dụng tri thức, hệ thống biện pháp, phương pháp và điều kiện hoạt động để giúp trẻ thực hiện hành động chơi, thỏa mãn nhu cầu chơi và đảm bảo thực hiện các MĐ GD cho trẻ
1.2.5 Khái niệm giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
tổ chức hoạt động vui chơi
Hoạt động giáo dục dinh dưỡng và SK cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức HĐVC có ý nghĩa với mọi người, với cán bộ y tế, GV nói chung và với trẻ mẫu giáo nói riêng Trẻ MG 5-6 tuổi được trang bị nhiều KT về VH, LQVT, KPKH Trong đó ND GDDD và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCHĐVC là vấn đề cần thiết đối với trẻ Trẻ được dạy về 1 số loại thực phẩm gần gũi như rau xanh, trứng, cá, thịt và các chất DD trong các TP; trẻ được học về tác dụng của các loại
TP đó đối với SK bản thân; trẻ biết được rằng qua ăn uống TP đó trẻ lớn lên, PT
Trang 27một cách khỏe mạnh, có SK tốt trẻ sẽ học tập và vui chơi thoải mái, hết mình GDDD và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức HĐVC GV có thể lồng ghép vào các góc học tập: góc bán hàng, góc gia đình, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc bác sĩ, góc văn học, góc thiên nhiên, góc học tập là nơi trẻ có thể đào sâu KT đã tích lũy
Qua trò chơi dạy trẻ nhận biết các loại TP cũng như tác dụng loại TP này mang đến [7,20]
Từ đó thấy rằng khái niệm được hiểu là:
GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCHĐVC là nội dung dạy học GV phải trang bị cho trẻ một lượng KT cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc chọn các trò chơi, hình thức, phương pháp tổ chức chơi để qua đó giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân, tự lập trong ăn uống
1.3 Những vấn đề cơ bản về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi
Đặc điểm dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi bao gồm các nguyên liệu dinh dưỡng
cơ bản như: protein, vitamin, khoáng chất, chất béo và các loại đạm Lứa tuổi trẻ
em 5-6 tuổi, cơ thể đang trong giai đoạn phát triển và lớn lên do đó nhu cầu về năng lượng là rất lớn Trẻ em lứa tuổi này cần ăn nhiều để cung cấp năng lượng
và các chất DD cần thiết cho sự phát triển của chúng Các chất DD cần thiết đối với cơ thể trẻ 5-6 tuổi:
Chất béo: Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho
thức ăn lỏng, mềm, tạo cảm giác ngon miệng Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất
là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự PT của trẻ, nhất là các tế bào não Nếu không được cung cấp đầy
đủ lượng mỡ trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng, hạn chế chiều cao Còn nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì, mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt
Trang 28Prôtein: Prôtêin do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid
amin, trong đó có 8 loại acid amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc Lứa tuổi 5-6 tuổi đang độ tuổi PT nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng prôtêin cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50% Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy sẽ ảnh hưởng đến sự PT trí thông minh Thậm chí, nó còn làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng prôtein thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu thụ hết
Đường: Nếu cung cấp đường không đầy đủ sẽ gây ra bệnh thiếu đường
trong máu và sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu các chất DD khác, làm cho sự tiêu hóa protein trong cơ thể cao Nhưng, nếu lượng đường quá nhiều trong cơ thể thì chúng sẽ được chuyển thành mỡ và gây nên béo phì Trong các bữa ăn nếu quá nhiều đường thì thành ruột phải tiết ra một lượng men lớn dẫn đến lượng
mỡ giảm mạnh và chất gây chua sẽ ảnh hưởng đến thành ruột gây ra đau bụng
Vitamin: Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng
cường đề kháng của cơ thể, chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng
Chất khoáng: Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo
chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan) Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng
Trang 29Lứa tuổi này hệ thống tiêu hóa gần hoàn thiện nên các thức ăn cho trẻ đã đa dạng và gần với bữa ăn của người lớn hơn, tuy nhiên bữa ăn của trẻ vẫn cần chú
ý và không thể ăn như người lớn Lứa tuổi này khá quan trọng trong việc hình thành các tập tính và thói quen dinh dưỡng Chính vì vậy, những nguyên tắc dinh dưỡng tốt như ăn đủ, đúng bữa, bữa ăn đa dạng và không kiêng tránh thức ăn cũng hình thành từ giai đoạn này
Trẻ từ 4-6 tuổi rất thích ăn đồ ngọt do sự phát triển của các gai nhận vị rải rác khắp mặt lưỡi, cảm giác vị ở trẻ mạnh hơn ở người lớn Chất ngọt rất nhanh làm dịu đói, ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt có thể gây thiếu dinh dưỡng về chất lượng Trong giai đọan này cha mẹ luôn chú ý tới việc tập cho trẻ ăn đủ đúng bữa và không ăn đường ngọt, bánh kẹo trước bữa ăn sẽ tạo điều kiện để trẻ có tập tính thói quen dinh dưỡng tốt, đáp ứng sự PT của trẻ khỏe mạnh GD thói quen về vệ sinh cũng là điều cần thiết ở lứa tuổi này
Đặc điểm về sức khỏe của trẻ 5-6 tuổi:
* Đặc điểm sinh lí: hàng năm trẻ chiều cao tăng được 5cm- 8cm, cân nặng
trung bình hằng năm tăng được từ 1kg - 1,5kg; Hệ tiêu hóa ngày càng được hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa được tăng cường; Hệ thần kinh ngày càng phát triển, hoạt động của các TB thần kinh tăng lên; Hệ cơ xương hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển; Cơ quan phát âm cũng PT và củng cố dần
* Đặc điểm bệnh lí: bệnh tật của trẻ giai đoạn này giảm đi rõ rệt, các bệnh
về đường tiêu hóa ít gặp hơn
* Chăm sóc trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi: Để tạo điều kiện cho các cơ quan trong
cơ thể có thể hoàn thiện vào cuối giai đoạn này trong điều kiện hệ thần kinh chưa
hoàn thiện, cần có chế độ sinh hoạt hợp lí cho trẻ; cần tăng cường các biện pháp
rèn luyện cơ thể để giúp trẻ chủ động phòng bệnh Những trẻ hay mắc bệnh, hoặc thời gian bị bệnh kéo dài (các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, suy dinh dưỡng, còi xương…) thì sự PT thể chất của trẻ sẽ chậm lại
Sự phát triển thể chất của trẻ còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội Cần có kế hoạch kiểm tra sự phát triển thể chất của trẻ
Trang 30thường xuyên & có hệ thống để kịp thời phát hiện ra những thay đổi nhỏ về trạng thái sức khỏe của trẻ nhanh chóng khắc phục Kiểm tra SK của trẻ thường xuyên, trẻ càng nhỏ việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên hơn
1.3.2 Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi
Khi xác định các mục tiêu cần căn cứ nội dung, kết quả mong đợi trong
chương trình GDMN và khả năng của trẻ theo độ tuổi
MT chung: Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể PT cân đối, hài hoà, có khả năng thích nghi với MTS
MT cụ thể: Đối với trẻ 5-6 tuổi hình thành và PT ở trẻ: Biết một số món
ăn, TP thông thường và ích lợi của chúng đối với SK; Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong SH; Có một số hành vi và thói quen tốt trong SH và giữ
gìn SK; Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh
Theo chương trình GDMN, mục tiêu cần đạt về DD và SK của trẻ 5-6 tuổi gồm:
Bảng 1.1 “Mục tiêu cần đạt về DD và SK của trẻ của trẻ 5-6 tuổi” [2]
-“TP giàu VTM và muối khoáng: rau, quả…”[2]
1.2 “Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản: rau có thể luộc, nấu canh; thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu cơm, nấu cháo ”[2]
1.3 “Biết: ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh; uống nhiều nước ngọt, nước có gas, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì không có lợi cho SK”[2]
2.1 “Thực hiện được một số việc đơn giản”[2]
-“Tự rửa tay bằng xà phòng Tự lau mặt, đánh răng”[2]
Trang 31Kết quả
2 “Thực hiện được
một số việc tự phục vụ
trong sinh hoạt” [2]
-“Tự thay quần, áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định”[2]
-“Đi vệ sinh đúng nơi qui định, biết đi xong dội/ giật nước cho sạch”[2]
2.2 “Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo”[2]
-“Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy”[2]
-“Ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh”[2]
-“Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu hoặc sốt ”[2] -“Che miệng khi ho, hắt hơi”[2]
-“Đi vệ sinh đúng nơi quy định”[2]
-“Bỏ rác đúng nơi qui định; không nhổ bậy ra lớp”[2]
4 “Biết một số nguy cơ
4.2 “Biết những nơi như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm là nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần”[2]
4.3 “Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh”[2]
Trang 32Kết quả
-“Biết cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc, ”[2]
-“Biết không tự ý uống thuốc”[2]
-“Biết ăn thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ dễ bị ngộ độc; uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho sức khoẻ”[2]
4.4 “Nhận biết được một số trường hợp không an toàn
và gọi người giúp đỡ”[2]
-“Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: cháy, có bạn/người rơi xuống nước, ngã chảy máu ”[2]
-“Biết tránh một số trường hợp không an toàn”[2]
+ “Khi người lạ bế ẵm, cho kẹo bánh, uống nước ngọt, rủ
về an toàn” [2]
-“Sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi” [2]
-“Đi bộ trên hè; đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mũ
an toàn khi ngồi trên xe máy” [2]
-“Không leo trèo cây, ban công, tường rào ” [2]
1.3.3 Nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ”.
Nội dung GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi được lựa chọn cho phù hợp và đạt hiệu quả cao
Trang 33Theo Chương trình GDMN, nội dung GDDD-SK cho trẻ 5-6 tuổi gồm:
Bảng 1.2 NDDD và SK của trẻ 5-6 tuổi
1 "Nhận biết một số món ăn,
TP thông thường và ích lợi
của chúng đối với SK " [2]
- "Nhận biết, phân loại một số TP thông thường theo 4 nhóm TP"[2]
- "Làm quen với một số thao tác đơn giản trong
chế biến một số món ăn, thức uống" [2]
- "Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của
ăn uống đủ lượng và đủ chất" [2]
- "Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật
(ỉa chảy, sâu răng, suy DD, béo phì)" [2]
- "Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết"
- "Nhận biết một số biểu hiện khi ốm, nguyên nhân
Trang 341.3.4 Phương pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ”.
ii “Phương pháp đàm thoại”
“Phương pháp đàm thoại là PP sử dụng phương tiện NN như trò chuyện, trao đổi, giải thích giúp trẻ thu nhận thông tin, định hướng, dẫn dắt trẻ suy nghĩ trả lời, bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc, vì vậy GV cần đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi hướng trẻ vào những nhiệm vụ cần giải quyết
iii “Phương pháp thực hành, trải nghiệm”
“Là PP có vị trí rất lớn trong việc tổ chức HĐ cho trẻ ở trường MN cũng như trong GDDD và SK vì qua các HĐ GV tổ chức cho trẻ trải nghiệm tạo điều kiện cho trẻ được tham gia trực tiếp vào HĐ từ đó trẻ hứng thú, dẫn tới nhận thức sâu và độc lập hơn, phát huy tính tích cực của trẻ gồm:
“PP trò chơi: Là GV hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi để tham gia TC liên quan đến các sự vật, hiện tượng nhằm hình thành, củng cố, khắc sâu KT.”
“PP luyện tập: Là PP cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các động tác,
cử chỉ, điệu bộ qua những yêu cầu GV đặt ra góp phần để vốn hiểu biết và kỹ năng thực hành trong các HĐ của trẻ được tốt hơn.”
Trang 35iiii.“Phương pháp tạo tình huống GD
“GV tạo ra những tình huống đặc biệt, hấp dẫn, mang tính vấn đề nhằm thu hút trẻ Qua đó, trẻ chủ động lĩnh hội KT, hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo và tính tích cực, độc lập trong HĐ của trẻ
iiiii.“ Phương pháp đánh giá”
“Giúp GV xác định được chất lượng, hiệu quả GD trẻ để nhanh chóng phát hiện và điều chỉnh một cách hợp lí những hạn chế, phát huy mặt mạnh nhằm thực hiện các MT đã định.”
1.3.5 Hình thức triển khai giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5-6 tuổi ”.
“Hoạt động giáo dục trẻ là một quá trình GD đa dạng về hình thức Có rất nhiều cách để phân chia các HTTC GD như dựa vào đối tượng HĐ, dựa vào MĐ
và NDGD, dựa vào số lượng trẻ, dựa vào không gian tổ chức HĐ Mỗi một HTTC
GD đều có ưu, nhược điểm GD riêng Do đó nếu GV biết cách tổ chức các HT
đa dạng, phong phú thì quá trình GD trẻ được thực hiện một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động, không khô cứng và gò bó, thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ” [14]
Nội dung GDDD và SK của trẻ cho trẻ 5-6 tuổi được lồng ghép theo hướng tích hợp vào các sự kiện, các HĐ khác nhau trong CĐSH của trẻ ở trường MN,
có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức như:
Tích hợp nội dung GDDD và SK của trẻ cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động học
GDDD và SK được tổ chức dưới hình thức lồng ghép qua HĐ học có chủ đích, qua HT tiết học củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa những KT về GDDD
và SK trẻ biết ở mọi lúc, mọi nơi, PT trí tuệ cho trẻ ND GDDD và SK có thể được tích hợp ở các tiết học khác nhau như thông qua HĐ tạo hình, HĐ cho trẻ LQ với MTXQ, LQ TPVH Mỗi hình thức HĐ trẻ được tiếp cận và lĩnh hội đối tượng ở các khía cạnh đặc trưng
Lồng ghép GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi vào HĐH một cách trực quan, cụ
thể, dễ nhớ, dễ hiểu làm phong phú cho ND, PP học tập cho trẻ
Trang 36Ví dụ:
Khi hướng dẫn trẻ cho 5-6 tuổi HĐ KPKH “Một số đồ dùng trong gia đình”, cần đảm bảo: Trẻ gọi đúng tên, biết công dụng của đồ dùng, phân loại đồ dùng trong gia đình Tiếp theo GV có thể hướng dẫn trẻ cách sử dụng một vài đồ dùng trong ăn uống phù hợp với nội dung của hoạt động KPKH như tìm hiểu chức năng và cách sử dụng thìa, cốc, chén, bát, bình đựng nước Sau đó cho trẻ thực hành sử dụng thìa, cốc, chén, bát, bình đựng nước thông qua một số HĐ “Bé tập làm nội trợ” như: rót nước từ bình ra cốc, đong nước, xúc, chia bột (gạo, muối, đường), nhặt rau cho vào chậu, rổ, tập pha nước đường, nước chanh, nếm, thử thức ăn mà trẻ đã chế biến
Khi hướng dẫn trẻ HĐ KPKH: “Một số loại quả”, “Một số loại rau”; “Một
số con vật nuôi trong gia đình”, cô giáo nên khai thác, mở rộng kiết thức và thực hành dinh dưỡng cho trẻ như tác dụng của con vật, rau, quả với sức khỏe con người; để đảm bảo VSTP, trước khi ăn cần làm gì?; cách chọn rau quả (tươi, không dập nát, không bị thối); cách chế biến đơn giản (nhặt rau muống, tuốt rau ngót, gọt vỏ, rửa quả), cách ăn một số loại hoa quả: gọt vỏ, bỏ hạt (cam, bưởi,
quýt) hay bóc vỏ ăn ruột (chuối), bỏ vỏ, ăn cùi, uống nước (quả dừa)
Lồng ghép vào các HĐ học thuộc các lĩnh vực giáo dục PT:
Qua HĐ LQTPVH trẻ học thơ, chuyện, bài vè, câu đố các loại rau, củ, quả, tạo và hình thành thói quen văn minh trong sinh hoạt
Qua HĐ âm nhạc, với những bài hát, giai điệu gần gũi như bài “rửa mặt như mèo” cô có thể tích hợp ND GD thói quen VS cho trẻ
Qua những giờ thể dục GD trẻ siêng năng tập thể dục để giúp cho cơ thể trẻ được khỏe mạnh, PT cân đối
Thông qua HĐ tạo hình trẻ vẽ, nặn, xé dán những loại rau, củ, con vật, TP qua đó trẻ được khắc sâu, mở rộng KT
Lồng ghép vào các sự kiện: ND GDDD và SK có thể được lồng ghép vào các sự kiện theo các tháng ở trường MN hay qua các chương trình mà NT tổ chức
như “Bé khỏe bé ngoan”, “Ngày hội ngôn ngữ”
Trang 37GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi thông qua HĐVC
Trò chơi ĐVTCĐ: Trong khi chơi trẻ phản ánh cuộc sống của người lớn xung quanh rất đa dạng với những mảng hiện thực hết sức phong phú của xã hội Giáo viên có thể GDDD và SK cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi ĐVTCĐ gia đình (TC mẹ con, nấu ăn) chủ đề bán hàng (cửa hàng bách hóa, thiết bị y tế, thuốc), chủ đề giao thông vận tải (tham gia giao thông an toàn)
TC Xây dựng lắp ghép: TC xây dựng là loại TC mà trẻ sử dụng đồ chơi, vật liệu chơi để mô phỏng lại dưới dạng mô hình hiện thực xung quanh đặc biệt là thế giới đồ vật trong các công trình xây dựng, lắp ghép của mình nhờ trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ Qua TC này, GV có thể kết hợp GDDD và SK cho trẻ: như sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay, tạo tâm thế phấn khởi thích thú vào HĐ xây dựng lắp ghép Gợi ý trẻ xây dựng những công trình có ý nghĩa nâng cao sức khỏe cho mọi người: công viên, bệnh viện
Trò chơi Học tập: TCHT là loại TC có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi Là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình HĐ trí tuệ
để giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ được PT Bao gồm: TCHT với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh; TC lô tô; TCHT bằng lời; TC âm nhạc
Trò chơi vận động: loại TC có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ em chơi Đó là loại TC đòi hỏi trẻ phải phối hợp các thao tác vận động để GQVĐ nhiệm vụ vận động được đặt ra như là nhiệm vụ chơi, qua đó thể chất của trẻ được phát triển
Trò chơi đóng kịch: là TC đóng vai theo TPVH nhờ trí tưởng tượng sáng tạo và cảm xúc của mình trẻ tái hiện lại tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học GV sử dụng kịch bản tổ chức cho trẻ đóng kịch nhằm tạo cảm xúc tích cực, giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ, trong đó có nội dung GD dinh dưỡng và sức khỏe
Trò chơi dân gian: là một loại HĐ văn hoá dân gian dành cho trẻ lưu truyền
từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ tinh tế và nhẹ nhàng
Trang 38Trò chơi điện tử: Trò chơi điện tử là loại trò chơi được lập trình sẵn, người chơi sử dụng bàn phím, chuột để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi Nếu được tổ chức với thời lượng phù hợp, trò chơi điện tử cũng có thể góp phần giúp giáo viên GDDD và SK cho trẻ 5 -6 tuổi
Tổ chức giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 5- 6 tuổi lồng ghép HĐ trong SH hằng ngày:
Chơi trong thời gian chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày
Chuyển từ HĐ này sang HĐ khác, GV cần tổ chức cho trẻ HĐVC nhẹ nhàng trong khoảng 3-5 phút nhằm thay đổi không khí, thay đổi trạng thái, chống mệt mỏi, căng thẳng̉
GV cần chọn trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng nhưng hấp dẫn đối với trẻ Đó
có thể là những TCVĐ, TCDG, xem tranh ảnh, HĐVC âm nhạc vui vẻ thoải mái
Khi lựa chọn HĐVC vào thời điểm chuyển tiếp, GV cần quán triệt nguyên tắc động - tĩnh Nghĩa là hoạt động trước có tính chất động thì trò chơi chuyển tiếp phải có tính chất tĩnh hơn và ngược lại
GV tổ chức cho trẻ HĐVC tự nhiên không gò bó, áp đặt trẻ Trẻ chơi 2-3 lần tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ Có thể chơi cá nhân, chơi theo nhóm hay tập thể
Hoạt động vui chơi trong giờ đi dạo
HĐVC trong giờ đi dạo được tiến hành với thời gian dài hơn ở ngoài trời Những HĐVC phù hợp với giờ đi dạo là HĐVC vận động, HĐVC như cát, sỏi, hột, hạt, lá, nước hay những HĐVC học tập nhằm khám phá khoa học khi trẻ trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh
Trang 39GV cần dựa vào sở thích, hứng thú của trẻ để lựa chọn và hướng dẫn trẻ HĐVC, không nên gò bó áp đặt trẻ chơi những HĐVC mà trẻ không thích GV phải thường xuyên bao quát, theo dõi trẻ chơi để duy trì sự hăng say, niềm hứng thú HĐVC cho trẻ
GV cần thay đổi nội dung HĐVC, trò chơi, địa điểm HĐVC để tránh nhàm chán cho trẻ trong các lần đi dạo
Chơi trong giờ chơi và hoạt động ở các góc
Trẻ 5-6 tuổi, trong giờ chơi và HĐ ở các góc, trẻ thường chơi với các TC ĐVTCĐ, xây dựng
Dựa vào mức độ PT của trẻ trong những độ tuổi, kĩ năng chơi của trẻ, mục tiêu giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cụ thể cho trẻ, GV chọn ND chơi, cách chơi và PP hướng dẫn HĐVC cho thích hợp
Giáo viên có thể lồng ghép ND GDDD và SK cho trẻ 5 -6 tuổi vào các góc học tập: góc gia đình, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc bác sĩ, góc văn học, góc thiên nhiên, góc bán hàng Góc học tập là nơi trẻ có thể đào sâu vốn KT trẻ đã có Qua HĐVC: giúp trẻ biết tên các loại thực phẩm, nhận biết các loại TP cũng như những lợi ích mà các loại TP, nhận biết được đâu là những TP giàu DD và tác dụng của các loại TP này
HĐVC trong giờ sinh hoạt chiều
GV tổ chức hướng dẫn HĐVC mới (TCHT, TC đóng kịch, TC vận động,
TC xây dựng) hoặc cho trẻ chơi các HĐVC đã biết để củng cố và ôn luyện kĩ năng chơi cho trẻ và thoả mãn nhu cầu chơi cho trẻ
Dựa vào chủ đề giáo dục, đặc điểm chơi và yêu cầu đối với trẻ, MT
GDDD và SK cụ thể, GV lựa chọn HĐVC, nội dung chơi, PP hướng dẫn chơi cho phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và phát huy vai trò chủ đạo của HĐVC đối với sự PT toàn diện của trẻ 5-6 tuổi
Bên cạnh quan tâm đến HĐVC của cả lớp, ở thời điểm này GV cần chú ý hơn tới những trẻ nhút nhát, kĩ năng chơi còn yếu
Trang 40GV luôn thay đổi HĐVC, nội dung chơi, cách chơi trong các buổi sinh hoạt chiều để tránh sự lặp lại gây nhàm chán cho trẻ
HĐVC trong thời gian trả trẻ
Cũng như trong thời gian đón trẻ, tổ chức HĐVC lô tô, truyện kể, thơ ca, đồng dao, đóng kịch, tập tô, vẽ, xé, dán Tổ chức chơi trong thời gian trả trẻ giúp trẻ thoải mái trong nhu cầu chơi của trẻ, giúp trẻ có tâm trạng thoải mái khi tạm biệt GV, tạm biệt các bạn về gia đình, tạo tình cảm gắn bó với trường với lớp
Lồng ghép GDDD và SK cho trẻ 5-6 tuổi vào các chủ đề
Các chủ đề theo mục tiêu PT toàn diện của trẻ về thể lực, tình cảm, thẩm
mĩ, ngôn ngữ, XH Việc tích hợp nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề xuất phát từ nhu cầu của trẻ gắn liền với cuộc sống, với thiên nhiên và môi trường gần gũi với chúng Có thể tổ chức theo “Tích hợp ND dạy trẻ theo các lĩnh vực gần nhau; lồng ghép các con đường để các NDGD đa dạng trong từng chủ đề Từ đó, hình thành cho trẻ nhận thức, thái độ và hành động đúng đắn về DD, SK; GD trẻ
kĩ năng, thói quen tốt trong ăn uống, hình thành ở trẻ thái độ tự giác, tích cực đối với vấn đề ăn uống và sức khỏe cho mình” [10]
Thiết kế các nội dung GDDD và sức khỏe theo chủ đề lấy trẻ làm trung tâm, gắn với các MQH qua lại giữa trẻ với môi trường sống, mở rộng dần phạm vi hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kỹ năng sống đơn giản, gần gũi tùy theo khả năng PT và đặc điểm cá nhân của trẻ Lưa chọn ND GDDD và sức khỏe vào
HĐ học có chủ định hoặc các HĐ khác sao cho khéo léo, tự nhiên, tránh đưa quá nhiều nội dung vào cùng một HĐ, tổ chức phối hợp giữa HĐ cá nhân và HĐ theo nhóm, cả lớp
Ví dụ: Tích hợp ND GDDD và SK vào chủ đề “Gia đình”:
Dạy trẻ biết: mọi thành viên gia đình cần phải ăn uống nhiều loại thức
ăn trong một bữa để khỏe mạnh, kể tên các thức ăn mà gia đình thường dùng, các bữa ăn của gia đình hằng ngày, sở thích ăn uống của các thành viên trong gia đình