Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.3. Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non
1.3.1. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 4-5 tuổi Đặc điểm sinh lý
Cơ sở sinh lý của PTNN được thể hiện các cơ quan sinh lý tham gia vào hoạt động ngôn ngữ của trẻ. Sự PTNN của trẻ 4-5 tuổi chịu sự tác động của những yếu tố sinh lý sau: Hoạt động NN muốn thực hiện được yêu cầu tham gia của tế bào đại não, sự phát triển tâm lí của cá thể, sự HĐ bình thường của bộ máy phát âm, độ tỉnh táo nhất định, NL trương lực cơ, lượng thông tin có thể tiếp nhận. Chỉ có sự HĐ hài hòa của các yếu tố trên mới có thể mang lại hiệu quả cho HĐ ngôn ngữ mạch lạc của cá nhân.
Các phản xạ cũng là cơ sở đảm bảo khám phá bên ngoài, có lợi cho sự phát triển NNML ở trẻ. Phản xạ có điều kiện là HĐ tín hiệu có được do hai loại kích thích: Kích thích trực tiếp, cụ thể: ánh sáng, màu sắc âm thanh, hình ảnh, sự chuyển động và kích thích ngôn ngữ xuất hiện. Đây là điều kiện hình thành và củng cố NNML. Trẻ thường xuyên được GT thì NNML nhờ đó mà phát triển tốt hơn.
Cơ quan phát âm gồm: cung cấp làn hơi, phát thanh, phát âm, dội âm.
Nếu bất cứ bộ phận nào có vấn đề hay trở ngại sẽ tạo nên những khó khăn nhất định trong quá trình nói và tạo ra tiếng nói của trẻ 4-5 tuổi.
Thứ ba, cơ quan thính giác: cấu tạo của tai gồm ba phần: tai ngoài - có chức năng thu nhận âm thanh từ môi trường và truyền vào màng nhĩ; tai giữa - được xem như một khoang chứa khí trong xương thái dương, có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ đến tai trong; tai trong - chuyển các xung động âm thanh thành các xung thần kinh. Với những chức năng trên, sự PT của cơ quan thính giác có vai trò với sự PTNN nói chung, NNML cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng.
Đặc điểm tâm lí
Thứ nhất, tư duy và nhận thức tăng lên khá rõ rệt. Những tiền đề này tạo cơ hội cho trẻ lĩnh hội được tri thức nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là những tri thức liên quan đến sự PT NNML.
Thứ hai, chú ý: ở độ tuổi 4-5, chú ý không chủ định và chú ý chủ định tương đối PT. Tuy nhiên, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Do, đó, trong các HĐGD ngôn ngữ - đặc biệt là NNML, GV cần ưu tiên quan tâm đến những ND mà trẻ hứng thú, qua đó sẽ rèn cho trẻ khả năng quan sát, khả năng lắng nghe và tăng NL chú ý có chủ định.
Thứ ba, ngôn ngữ: lứa tuổi 4-5 tuổi là bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các NN, điều đó khiến cho sự PTNN của trẻ đạt tốc độ khá nhanh, đến cuối tuổi mầm non thì hầu hết trẻ đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt.
Vốn từ của trẻ học hỏi được rất phong phú về động từ, tính từ, liên từ, danh từ để biểu hiện các mặt trong đời sống, biết kết hợp các từ trong câu theo các quy tắc ngữ pháp. Sự khác biệt về cá nhân thể hiện rõ rệt hơn trong các lĩnh vực khác của sự phát triển ở trẻ. Sự lĩnh hội NN còn được quyết định bởi tính tích cực của bản thân trẻ với NN. Nếu trẻ hăng say giao tiếp, học hỏi các hiện tượng NN thì sẽ nắm vững ngữ pháp, sáng tạo ra những câu từ, những cách nói chưa hề có trong NN của người lớn.
Phát âm
Trẻ 4 - 5 tuổi cơ quan phát âm đang và dần hoàn thiện. Trẻ biểu hiện tương đối mạch lạc NN nói. Tuy nhiên ở các âm vị phức tạp trẻ vẫn còn có lỗi.
[29, tr11].
Vốn từ
Động từ và danh từ vẫn chiếm ưu thế, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ, đại từ trẻ dùng nhiều hơn.
Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ khá hoàn chỉnh, đầy đủ, rõ ràng, ND khá phong phú về cấu trúc ngữ pháp. Trẻ biết dùng câu ghép đẳng lập, câu đơn mở rộng, liên từ. Nhưng còn hạn chế ở trẻ là NN chưa ML.
Cách thể hiện ngôn ngữ rõ ràng, ML
NNML có vị thế trong hình thành mối liên hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh. Những điều trẻ định nói ra cần phải được suy nghĩ rõ ràng ngay từ trong đầu.
NNML là phương tiện làm cho trí tuệ của trẻ PT. Đó là nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgic được nâng lên một trình độ mới cao hơn.
1.3.3. Vai trò của việc giáo dục ngôn ngữ mạch lạc đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi
NN mạch lạc có vị trí hàng đầu trong quá trình PT lời nói của trẻ và chiếm vị trí trung tâm trong tổng thể các hoạt động về GDNN ở trường MN nói chung và GDNN cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc góp phần PT toàn diện cho trẻ 4-5 tuổi.
Việc diễn đạt NNML (cả độc thoại và đối thoại) trong quá trình học tập và giao tiếp còn giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và dễ dàng thể hiện được những nhu cầu, mong muốn của bản thân. Kích thích trẻ tìm tòi và khám phá hệ thống tri thức và biểu tượng mới. Như vậy, giáo dục NNML đã góp phần hoàn thiện về nhận thức và nhân cách cho trẻ.
1.3.4. Mục tiêu giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
- Hình thành và PT khả năng giao tiếp của trẻ; hình thành khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói một cách chính xác, rõ ràng;
- Hình thành khả năng nói/kể phù hợp;
- Hình thành khả năng tạo lập văn bản lời nói có chất lượng;
- Hình thành và PT năng khiếu diễn thuyết;
- Củng cố và PT các thao tác của quá trình tư duy.
1.3.5. Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Nhiệm vụ giáo dục NNML đối thoại
Ở lứa tuổi 4-5, GV cần tạo cơ hội để mỗi trẻ dễ dàng và tự do giao tiếp với người khác, dạy trẻ cách diễn đạt yêu cầu của mình bằng lời; đồng thời trả lời rõ ràng các câu hỏi của người lớn; khuyến khích trẻ chia sẻ với những trẻ khác.
Nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ mạch lạc độc thoại
Việc giáo dục có mục đích ngôn ngữ mạch lạc độc thoại bắt đầu ở tuổi MG. Trẻ cần được dạy kể lại những câu chuyện cổ tích và những câu chuyện mà chúng biết, cũng như kể từ đồ dùng trực quan (mô tả đồ chơi, kể chuyện từ một bức tranh có cốt truyện gần gũi với trải nghiệm thời thơ ấu). Trẻ được làm quen/ hiểu các đoạn ngắn mô tả về đồ chơi và tranh ảnh. Ngoài ra, GV cũng cần dạy trẻ cách liên kết trong câu, thiết lập mối liên hệ giữa các câu, làm phức tạp dần nội dung câu chuyện,...
Ở độ tuổi 4-5, trẻ không chỉ được dạy kể lại nội dung của những câu chuyện đã được nghe mà còn được hướng dẫn cách tạo lập một câu chuyện. Khi kể chuyện bằng tranh và đồ chơi, trẻ dựa trên các câu hỏi của giáo viên, sau đó chủ động xây dựng các câu miêu tả và tường thuật. Cần chú ý dạy trẻ cấu trúc của mô tả và tường thuật. Giáo viên cần chú ý đưa vào câu chuyện những đoạn miêu tả nhân vật, từ đặc điểm ngoại hình, hành động, ngôn ngữ; đồng thời tập cho trẻ làm quen với trình tự kể chuyện. Ở tuổi này, trẻ cũng cần được hướng dẫn để có thể tạo nên những câu chuyện ngắn từ kinh nghiệm cá nhân.