Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.5. Lí luận về giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non
1.5.5. Hình thức giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non
Theo [1], hình thức tổ chức các HĐ GD gồm:
Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức:
Tổ chức lễ, hội: Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng: tết Trung thu, ngày hội đến trường, ngày 20/11, tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái 20/10, 8/03, Tết thiếu nhi: ngày 01/6, ngày ra trường.
Theo vị trí không gian, có các hình thức:
Tổ chức HĐ trong phòng lớp.
Tổ chức HĐ ngoài trời.
Theo số lượng trẻ, có các hình thức:
Tổ chức HĐ cá nhân.
Tổ chức HĐ theo nhóm.
Tổ chức HĐ cả lớp.
Qua đó hình thức nâng cao GD NNML cho trẻ MG qua HĐ tiếp xúc TPVH ở trường MN có thể vận dụng là:
a. Dạy trẻ kể chuyện theo tranh
Trẻ 4-5 tuổi khả năng liên kết các câu trong ND TPVH chưa đầy đủ, trẻ còn nói lộn xộn các vị trí các câu hay lộn xộn các vị trí các thành phần ngữ pháp trong 1 câu. Vì lời nói ở độ tuổi này đang hoàn thiện, tính tích cực và HĐ nói tăng dần. Trẻ hoc câu chuyện, TPVH qua miêu tả theo tranh vẽ. GV có thể dùng biện pháp:
Sử dụng tranh kết hợp với lời kể mẫu của GV.
Sử dụng tranh kết hợp với trò chuyện theo hệ thống câu hỏi.
Sử dụng tranh kết hợp với cho trẻ kể lại chuyện.
Trò chơi ngôn ngữ.
b. Dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi
GV tổ chức cho trẻ miêu tả đồ chơi bằng cách bắt đầu từ những câu hỏi mà GV hỏi, trẻ trả lời các câu hỏi tạo cơ hội tích cực hóa vốn từ và PT NN ML cho trẻ.
c. Dạy trẻ kể lại truyện văn học
GV tổ chức các HĐ cho trẻ kể lại một truyện văn học giúp trẻ được tiếp cận với NN văn học, ghi nhớ từ.
PP dạy trẻ kể lại chuyện là: GV đọc TP trước, thảo luận theo câu hỏi, GV đọc lại, kể lại sau đó cho trẻ kể lại.
Trẻ 4-5 tuổi dạy kể lại những chuyện kể ngắn, cổ tích. Sau khi đọc truyện, GV tiến hành đối đáp với trẻ về câu chuyện vừa đọc giúp nắm bắt mức độ trẻ hiểu ND câu chuyện, trật tự của các sự kiện diễn biến diễn ra trong câu chuyện qua sử dụng phương tiện NN để GDNN cho trẻ.
d. Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
Trẻ rất thích tìm hiểu khám phá cái mới nên khi GV tổ chức cho trẻ từ kinh nghiệm của cá nhân kể thành trong một câu chuyện ML, có thứ tự, dễ hiểu, rõ ràng dựa trên những sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: GV có thể tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện sau khi cho trẻ dạo chơi. Khuyến khích trẻ kể lại hôm nay chúng ta đã làm những gì? Tạo động lực, hứng thú để trẻ kể lại những ấn tượng một cách thú vị, sinh động. GV phối hợp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm PT lời nói ML:
GV kể mẫu.
Trẻ kể nối tiếp GV hoặc các bạn khác đã kể phần mở đầu và một phần ND tiếp theo.
Xây dựng dàn ý câu chuyện và kể chuyện theo dàn ý.
Trò chuyện theo dàn ý.
GV sử dụng lời kể mẫu.
Kể nối tiếp câu chuyện của GV hoặc của bạn Viết thư.
e. Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
GV có thể dùng câu chuyện hoặc tình huống thực tế gần gũi với trẻ, yêu cầu trẻ tự nghĩ ra ND, tạo logic trong cách kể với ND đó. Cách kể
chuyện này yêu cầu trẻ phải có vốn từ vựng đa dạng, có khả năng tổng hợp (đỉnh điểm, mở nút, kĩ năng thắt nút) khả năng nói suy nghĩ của mình chính xác, chú ý và biểu cảm.
Có những phương án kể chuyện sáng tạo khác nhau như:
GV kể phần mở đầu, trẻ nghĩ ra phần tiếp tục và kết thúc câu chuyện GV nghĩ ra phần kết thúc truyện, trẻ sáng tạo phần mở đầu, phần thân.