Lí luận về hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 28 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.4. Lí luận về hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

1.4.1. Ý nghĩa, vai trò của hoạt động làm quen tác phẩm văn học với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi

Cho trẻ LQ với TPVH là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của GDMN. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng.

Tạo cơ hội sử dụng NN để trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến các bài thơ, câu chuyện

Tạo môi trường giao tiếp có tính thực tiễn cao

Tạo cơ hội để giáo viên áp dụng các biện pháp giáo dục NNML cho trẻ TPVH cho trẻ MN ảnh hưởng lớn đến việc GD PTNN. Những nhạc điệu của vần thơ, tính chuẩn xác, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên, biểu

cảm của ngôn ngữ được trẻ yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của NN giúp trẻ hứng thú, ghi nhớ, đọc và kể lại bài thơ/câu chuyện. Vốn từ của trẻ cần được GD ngay từ tuổi MG sẽ mang tình yêu đó đến mai sau, trẻ thêm yêu văn học nước nhà.

NNML là phương tiện vạn năng và giao tiếp có văn hóa hiệu quả giúp PT NNML cho trẻ.

Tiếp xúc với NN nghệ thuật, trẻ nảy sinh thái độ sáng tạo ngôn ngữ, sáng tạo trong biểu cảm lời nói, ý thức nói lời hay ý đẹp, hứng thú sáng tạo bài thơ/câu chuyện theo tưởng tượng của mình, hình thành ở trẻ phong cách sống.

Qua TPVH, trẻ học tiếng mẹ đẻ - thấy được sự phong phú của tiếng việt.

1.4.2. Nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học

1.4.2.1. Nội dung tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Lựa chọn TPVH dành cho trẻ với đủ thể loại tổ chức thực hiện HĐ đọc/kể TP.

Ví dụ:

Thơ (Em yêu nhà em - Đoàn Thị Lam Luyến, Ảnh Bác - Trần Đăng Khoa) Truyện thơ (Nàng tiên ốc, Gấu qua cầu)

Ca dao, câu đố, đồng dao là một mảng của nội dung chương trình; truyện.

Kịch bản VH: Ai đáng khen nhiều hơn, Mèo đi câu cá.

TPVH nước ngoài (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú Lùn, Cô bé quàng khăn đỏ).

Hướng tích hợp trong hướng dẫn trẻ HĐ tiếp xúc với TPVH được lựa chọn và đưa vào chương trình, bổ sung thêm các TP mới, có hướng mở cho GV tự lựa chọn những TPVH nghệ thuật có giá trị, đáp ứng nhiệm vụ GD. Do đó lựa chọn TPVH cần chú ý đến cân đối các thể loại phù hợp với tâm lí nhận thức, sự lớn khôn của trẻ, giúp trẻ nhận ra được sự phong phú của VH, sự toàn diện, mở rộng không gian nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần trẻ.

Dựa vào ND GV có thể tiến hành trong DH: kể/đọc truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, đọc thơ cho trẻ nghe, dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm, trò chơi, đóng kịch TPVH.

1.4.2.2. Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Phương pháp truyền thống như đọc, kể diễn cảm, đàm thoại, trực quan, truyền khẩu đã được sử dụng. Các PP này có thành công nhất định, song mới chú ý đến PP của GV, chưa chú ý đến trẻ, chưa thể hiện mối quan hệ biện chứng trong quá trình “dạy và học” giữa GV và trẻ, nên chưa kích thích được hứng thú về tư duy, ngôn ngữ ở trẻ, hiệu quả GD chưa cao.

Quan điểm của GD học hiện đại đặc biệt chú ý đến việc phát huy tính tích cực của chủ thể tiếp thu, coi trẻ là trọng tâm của GD. Tiếp thu quan điểm mới kế thừa và phát triển phương pháp truyền thống, một số PP cơ bản sau có thể áp dụng cho trẻ tiếp xúc với TPVH.

Đọc và kể TP có nghệ thuật

Trẻ MG chưa đọc và viết nên toàn bộ quá trình tiếp xúc với văn bản tác phẩm đều thông qua một chủ thể trực tiếp là người GV. GV là cầu nối giúp trẻ tiếp cận với tác phẩm, vì thế, cách trình bày diễn cảm và xúc động TPVH có vị trí quan trọng. Nhờ có cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật, GV giúp trẻ hiểu ND, dễ tưởng tượng, giúp trẻ nhận ra khung cảnh, các tình tiết, những hình tượng và biết ĐG chúng một cách đúng đắn. Do đó, trẻ cảm nhận được nhạc tính trong ngôn ngữ thơ ca mạnh hơn, thụ cảm được tính diễn cảm của ngôn ngữ tinh tường hơn.

Trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm văn học

PP trao đổi gợi mở - trò chuyện với trẻ về tác phẩm nhằm kích thích HĐ nhận thức của trẻ. PP này đòi hỏi phải lôi cuốn trẻ tham gia trao đổi, bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, nói khác đi là khêu gợi để trẻ bộc lộ cảm thụ của cá nhân một cách tự do, hồn nhiên. Thực chất đây là quá trình giao tiếp

Sử dụng các phương tiện trực quan

NN hình thể của GV là một PTTQ hỗ trợ, tạo tính sống động, với ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, NN của GV khi thể hiện TPVH qua đó GDNN ML cho trẻ.

Đồ dùng trực quan tranh vẽ, ảnh, con rối, mô hình hay trực quan qua truyền hình, băng ghi hình, băng ghi âm, đèn chiếu. Qua đó tạo hấp dẫn, tạo hình huống, củng cố những biểu tượng, khắc sâu ấn tượng nghệ thuật. Do đó khi sử dụng GV cần khéo léo sử dụng kết hợp lời nói với tìm hiểu trẻ để trẻ tri giác trực quan, đảm bảo, tính hệ thống, tránh lạm dụng, tùy thời điểm, mục đích.

Trẻ MG rất cần sự có mặt của các hình tượng trực quan. Nghe đọc, kể TPVH và xem tranh minh họa, đó là hai quá trình sáng tạo đòi hỏi rất nhiều ở con người sức tưởng tượng.

Trẻ tiếp nhận bằng tai và mắt, do đó kết hợp tranh minh họa với lời kể của GV làm cho tác phẩm trở nên rõ ràng, sống động hơn.

Phương pháp tổ thức cho trẻ HĐ VH có nghệ thuật

Có thể coi đây là PPDH rất tích cực gắn với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ MG.

Phát triển NL HĐ văn học nghệ thuật còn bao hàm nghệ thuật sáng tạo văn chương, chuẩn bị tâm thế để trẻ bước vào cảm thụ văn học và thực hành trải nghiệm nghệ thuật. Để PP này đạt hiệu quả, GV biết kết hợp linh hoạt các PP, biện pháp DH tích cực của lí luận DH hiện đại.

Ngoài ra còn có PP giải thích từ mới có thể được tiến hành trước cũng như ngay trong quá trình GV đọc, kể TP, dẫn dắt trẻ cảm nhận TP.

1.4.2.3. Quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Tổ chức HĐ LQ với VH ở trường MN được tổ chức thành hai quá trình sư phạm có tác động thống nhất, biện chứng với nhau.

Ở quá trình sư phạm thứ nhất, GV đọc và kể tác phẩm cho trẻ nghe, dẫn dắt trẻ cảm nhận những giá trị phong phú chứa đựng trong TPVH gồm những ND như đọc thơ, kể chuyện, đọc truyện.

Cơ chế DH: GV là cầu nối trẻ -TP, hướng dẫn trẻ để lĩnh hội TP một cách chủ động, tích cực, sáng tạo.

Bước 1. Xác định mục đích yêu cầu của hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non

Xác định rõ các yêu cầu cần đạt được của tổ chức HĐ cho trẻ làm quen TPVH ở trường MN về mọi phương diện. Hoạt động kể/đọc cho trẻ nghe nhằm giúp trẻ nhớ được những tình tiết chính tạo nên ND cụ thể của một tác phẩm, đồng thời trẻ cũng được quen với văn phong khẩu ngữ gần gũi và dễ hiểu.

Bước 2. Chuẩn bị

Xác định giọng điệu cơ bản khi trình bày tác phẩm.

Chuẩn bị các đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, rối tay,…(nếu cần) Bước 3. Tiến hành

Gồm các nội dung:

Mở đầu: dẫn dắt trẻ vào tiết học;

Nội dung:

Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả.

Cô đọc/kể mẫu tác phẩm (số lần tùy thuộc tác phẩm dài hay ngắn) Giúp trẻ hiểu tác phẩm bằng cách đàm thoại và giảng giải hoặc kể trích dẫn.

Củng cố: GV đọc/kể lại tác phẩm một lần hoặc tóm tắt lại nội dung của tác phẩm (cũng có thể đọc xong rồi tóm tắt tùy theo thời gian và sự hứng thú của trẻ).

Kết thúc: cô nhận xét, đánh giá rồi chuyển HĐ.

Quá trình sư phạm thứ hai, GV tổ chức cho trẻ HĐ độc lập - tự HĐ, cho trẻ tự trải nghiệm: đọc thuộc thơ diễn cảm, kể lại truyện diễn cảm, nhập vai trong trò chơi đóng kịch sáng tạo. Qua đó làm giàu nhân cách trẻ, GDNN, khắc

sâu biểu tượng nghệ thuật, làm giàu trí óc, xúc cảm, tình cảm, làm phong phú trí tưởng tượng, NNML, biểu cảm.

Để thực hiện tốt quá trình này, đòi hỏi trẻ có mức độ nhất định những cảm giác, tri giác, tư duy, tình cảm, tưởng tượng, NN, các NL chuyên biệt, hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo.

Kết quả của quá trình SP thứ 2 phụ thuộc vào quá trình SP thứ nhất.

Ngược lại kết quả quá trình thứ nhất là tiền đề để quá trình thứ 2 hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)