Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.2. Một số biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học
3.2.2. Biện pháp 2. Tạo môi trường giàu tiếng Việt bằng nhiều hình thức
* Mục tiêu
Tăng sự hứng thú của trẻ trong hoạt động LQTPVH, từ đó góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Nội dung
Sử dụng thơ, truyện trong chương trình GDNN ML cho trẻ 4-5 tuổi.
* Cách thực hiện
Giáo viên sử dụng các phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học, đồ chơi tự tạo hoặc huy động từ cha/mẹ trẻ để mô phỏng cho nội dung bài thơ, câu chuyện giúp trẻ nhanh nắm bắt, dễ nhớ, học thêm vốn từ, tạo hứng thú giúp trẻ thích tới lớp, tới trường, hứng thú với hoạt động LQTPVH, qua đó bồi đắp thêm vốn từ vựng để phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
Khuyến khích cha mẹ trẻ trước khi đọc thơ, truyện bằng tiếng Việt, kể cho trẻ nghe bằng tiếng mẹ đẻ, trò chuyện về nội dung câu chuyện bằng tiếng mẹ đẻ của mình để giúp trẻ hiểu nghĩa, dạy trẻ thuộc và đọc lại được bài thơ và kể lại được câu chuyện.
GV kể cho trẻ 4-5 tuổi nghe TP “Đôi bạn nhỏ”.
GV trang bị, giảng giải, giải thích từ “Bới đất” cho trẻ. GV có thể cho trẻ xem ảnh, xem video một chú gà đang lấy chân bới đất tìm thức ăn, tìm giun.
GV giảng giải để trẻ hiểu “Bới đất”: Như các con thấy đấy, bản năng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy đôi chân của bản thân mình để bới đất, để lật các miếng đất ra để tìm giun, tìm thức ăn, sau khi tìm kiếm được thức ăn chú gà sẽ làm gì các con nhỉ? Qua tranh, qua video trẻ dễ dàng trả lời GV - lấy mỏ để ăn. Giảng giải xong GV nên sử dụng các câu hỏi để giúp trẻ ghi nhớ được cốt truyện và từ vừa học:
Các con hãy cho biết các con thấy 2 bạn Gà và Vịt trong câu truyện đang định rủ nhau đi đâu nhỉ? Trẻ trả lời: Đi kiếm ăn ạ.
Bạn nào thông minh cho cô biết bạn Vịt kiếm ăn ở đâu nhỉ? Trẻ trả lời:
Dưới ao.
Các con hãy cho cô biết thế còn bạn Gà thường hay kiếm ăn ở đâu? Trẻ trả lời: Bạn gà thường hay kiếm ăn trên bãi cỏ ạ.
Các con hãy cho cô biết các con nhìn thấy bạn Gà đi kiếm ăn làm như thế nào? Trẻ trả lời: Bới đất tìm giun.
Các con hãy cho cô biết khi 2 bạn đang tìm kiếm thức ăn thì có chuyện gì đột nhiên xuất hiện để đuổi bắt Gà con nhỉ? Trẻ trả lời: Con Cáo.
Các con hãy cho cô biết Vịt con đã cứu Gà con như thế nào? Trẻ trả lời:
Gà liền nhảy phốc lên lưng Vịt, Vịt liền bơi ra xa bờ.
Các con hãy cho cô biết qua câu truyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao? Trẻ trả lời: Thương yêu nhau.
Các con hãy cho cô biết nếu như bạn gặp khó khăn giống như trong câu truyện trên thì các con phải làm gì? Trẻ trả lời: Giúp đỡ bạn ạ.
GV kể lại 1-2 lần cho trẻ giúp trẻ hiểu thêm về TP và qua đó lấy nhân vật để GD trẻ phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
GV đọc cho trẻ 4-5 tuổi nghe bài thơ “Cây bắp cải”
Qua bài thơ cung cấp cho trẻ từ “Sắp vòng quanh”.
Chuẩn bị một chiếc bắp cải thật để cho trẻ quan sát, trẻ phải được nhìn, sờ, ngửi.
Giải nghĩa cho trẻ từ “sắp vòng quanh”: Các con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngày mẹ vẫn mua về để nấu cho các con ăn đấy. Các con nhìn xem lá bắp cải rất to có màu xanh và khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn xếp chồng lên nhau lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng lớp lá già ở ngoài. Hỏi trẻ một số câu hỏi để trẻ có thể trả lời:
Con hãy cho cô biết cô đã đọc cho cả lớp bài thơ gì nhỉ? Trẻ trả lời: Cây bắp cải ạ.
Các con hãy cho cô biết cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả đẹp như thế nào các con? Trẻ trả lời: Xanh man mát.
Các con hãy cho cô biết còn lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao? Trẻ trả lời: Sắp vòng quanh ạ.
Các con hãy cho cô biết búp cải non thì năm ở đâu? Trẻ trả lời: Nằm ở giữa ạ.
Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết, GV cung cấp thêm những vốn từ mới để NN thêm mạch lạc và đa dạng.
Khi trang bị thêm vốn từ mới thì GV cần chú ý sửa lỗi nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ, nói lắp cũng rất quan trọng cho trẻ. Trong tổ chức DH cần
GV kể cho trẻ 4-5 tuổi nghe câu chuyện “Thỏ ngoan” tạo cho trẻ thể hiện giọng nói, ngữ điệu, hình ảnh, sắc thái, xúc cảm, tình cảm của các nhân vât, cần sửa sai luôn cho những từ chưa đúng, ngọng giúp phát âm chuẩn và động viên trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi tương tác trả lời với GV.
Trẻ nói Thỏ ngoan - Thỏ ngan Bác Gấu - Bác ấu
Trẻ hay nói ô tô - ô chô.
Mỗi khi trẻ nói sai GV nên dừng lại sửa sai luôn cho trẻ: GV cần nói mẫu cho trẻ nghe trước 1-2 lần và đề nghị trẻ nói lại, khuyến khích trẻ đúng lúc.
Cho trẻ tập thể hiện giọng nói, ngữ điệu các hình tượng trong truyện
“Thỏ ngoan”
Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở
Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu
Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn
Khi sử dụng từ trẻ sử dụng chưa chính xác: Chiều mẹ đón về, trẻ thường nói: Mai mẹ đón về; màu ghi trẻ nói màu nâu, màu xanh da trời trẻ nói màu xanh lá cây, GV cần uốn nắn, sửa luôn để trẻ không mắc lại và dần nói đúng hơn.
GV cần tiến hành từ từ không nóng vội từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát, từ dễ đến khó, từ ngữ đơn giản gần gũi, quen thuộc với trẻ con vật, cây cối quen thuộc, tên các con vật quen, danh từ (bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, bát, thìa, cốc, chó, gà), động từ (đi, đứng, bò, chạy), tính từ (xanh, đỏ vàng, tím, to, nhỏ, rộng, hẹp).
Tiến tới trang bị cho trẻ những từ mang tính trừ tương, khó hơn: Các từ láy âm: lanh lảnh, bập bênh, vội vã, náo nức, xinh xắn, ào ào được thể hiện trong các câu chuyện/bài thơ.
* Điều kiện thực hiện
GV phải nắm được nội dung câu chuyện, NN sử dụng phải trong sáng, giọng đọc phải truyền cảm, diễn cảm, thể hiện đúng lời nói, ngữ điệu của các hình tượng trong các TPVH.
Đảm bảo yêu cầu về đồ dùng DH đẹp, màu sắc phù hợp, với cốt truyện, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Nếu là tranh vẽ phù hợp với câu truyện, phải đẹp, phía dưới phải có chữ to giúp cho GD NNML được thuận lợi.