Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 22 - 25)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.2. Một số khái niệm

Trong cuốn Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăng ghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa, như vậy là cũng tồn tại đầu tiên cho bản thân tôi nữa. Và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra do nhu cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác“

[Dẫn theo 27, tr. 8]

Trẻ MN, ngôn ngữ được coi như là một cách để trẻ có thể tiếp nhận nền văn hóa XH tốt nhất.

1.2.2. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ

Theo Đinh Hồng Thái, ngôn ngữ trẻ em được xác định qua hai phương diện là cấu trúc và chỉnh thể. Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn vị từ nhỏ đến lớn như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng.

Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. [27]

Như vậy, GDNN trẻ em là GD “khả năng giao tiếp ngôn ngữ với sự phát triển đồng đều của các thành tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng, phát

1.2.3. Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc

Thuật ngữ “mạch lạc” được hiểu là sự liên kết có trật tự giữa các phần, đoạn của một hoặc một số nội dung diễn đạt. NN được gọi là rõ ràng, mạch lạc khi đảm bảo yêu cầu:

Các câu phải có ý nghĩa, đúng ngữ pháp.

Có các phép liên kết một cách hợp lí.

ND chính xác, hợp lí, đầy đủ, khúc triết, có chủ đề xác định.

Các HĐ ngôn ngữ mang tác dụng giao tiếp.

Có biểu cảm, sắc thái.

Theo L.S. Vygotsky, quá trình làm chủ lời nói của một đứa trẻ trải qua quá trình hoàn thiện của NN, đứa trẻ sinh ra học nói từng từ một, rồi đến 2 từ và dần là hoàn thiện các câu nói đơn giản rồi đến các câu phúc tạp hơn có đầy đủ cá thành phần câu. [33, tr17].

Theo Đinh Hồng Thái “ngôn ngữ mạch lạc không phải được tạo nên bởi phép cộng đơn thuần của các phát ngôn mà nó tồn tại bởi sợi dây liên kết được biểu hiện bởi tư duy lôgic một chủ đề nhất định, phương thức lời nói liên kết với nhau để thực hiện chức năng giao tiếp” [27, tr38].

Như vậy, NNML là “Ngôn ngữ được trình bày có logic, có trình tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh. Ngôn ngữ mạch lạc bao gồm ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại, có liên quan chặt chẽ với tư duy” [20, tr.89].

NNML ở trẻ MG là NL giúp trẻ mở rộng, PTVT, tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ sẵn sàng học tập ở các cấp học tiếp theo.

NNML khơi dậy những yếu tố NL nội tại có sẵn nơi trẻ, cùng với sự tác động của GD nhà trường sẽ góp phần bồi dưỡng ngôn ngữ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản theo lứa tuổi của trẻ. Do đó, NNML là nội dung GD mà GV cần lưu ý trong HĐ GD ở trường MN.

NNML là nhiệm vụ số một trong PT lời nói ở trẻ em. NNML gồm: khả năng kết nối ngữ pháp trong câu, các thành phần câu đảm bảo, thống nhất về

1.2.4. Khái niệm làm quen tác phẩm văn học

TPVH giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ giữa tình huống và nhân vật, hoàn cảnh, trạng thái, không khí, âm sắc, giọng điệu chung của TPVH.

Thông qua TPVH, trẻ quen dần NN văn học, hiểu được ý ghĩa của TPVH. Trẻ tiếp nhận TPVH chỉ bằng con đường gián tiếp do đó cần GDNN qua cho trẻ LQ TPVH [16, tr15].

Như vậy, có thể thấy, cho trẻ LQ với VH là giúp trẻ cảm nhận được ND, nghệ thuật qua đó GDNN ML cho trẻ

GDNN mạch lạc cho trẻ MG qua HĐ LQ TPVH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà GD thông qua việc tổ chức các HĐ phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, từ đó trẻ có khả năng phát triển NNML rõ ràng, lưu loát, có sự kết nối về ý nghĩ, cảm xúc theo một chủ đề nhất định.

Tổ chức cho trẻ LQ TPVH là HĐ GV sử dụng nghệ thuật đọc, kể diễn cảm, để đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, giảng giải giúp trẻ hiểu được ND và hình thức nghệ thuật của TPVH

GV ở trường MN cho trẻ làm quen với TPVH qua nghệ thuật đọc/kể hướng trẻ vào vẻ đẹp ND, nghệ thuật của các TPVH.

1.2.5. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học

Khái niệm GDNN ML cho trẻ MG qua HĐ LQ TPVH chưa được đề cập qua công trình nghiên cứu. Qua các bài viết, công trình nghiên cứu về NNML, hoạt động cho trẻ LQTPVH, có thể hiểu: “Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quan tác phẩm văn học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà GD thông qua việc tổ chức các hoạt động LQTPVH phù hợp với năng lực của trẻ, để trẻ được trực tiếp tham gia, tương tác tích cực, nhằm giúp trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng, lưu loát, logic về một nội dung nhất định”.

Một phần của tài liệu Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 5 tuổi qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở các trường mầm non thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)